Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 52)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.2. Tổ chức thực nghiệm

Đề tài sẽ tổ chức thực nghiệm trong đợt thực tập tốt nghiệp của giáo sinh. Sẽ có 1 nhóm đối chứng và 1 nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng tiến hành thực tập theo kế hoạch của nhà trường như những năm học trước. Lớp thực nghiệm sau khi đo lần 1 cùng với lớp đối chứng đề tài sẽ trang bị cho giáo sinh hệ thống các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học và quy trình tổ chức trò chơi toán học.

Quy trình tổ chức trò chơi toán học

Bước 1: Nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các luật của trò chơi

Yêu cầu : -Phải nắm được tâm lý của đối tượng mình phụ trách

- Hiểu các biểu tượng sẽ được củng cố trong trò chơi này (một trò chơi có thể củng cố nhiều biểu tượng )

- Nắm vững mục đích,yêu cầu,nội dung,các luật của trò chơi

Bước 2 : Thiết kế trò chơi

- Nếu trò chơi hướng dẫn trong tiết học ta phải nghiên cứu các biểu tượng cũ ở phần ôn kiến thức cũ và biểu tượng mới hình thành ở phần dạy kiến thức mới.

- Nếu trò chơi ngoài tiết học phải nghiên cứu thời điểm chơi, đồ chơi, tâm lý của trẻ để kích thích hứng thú của trẻ, phần này gồm các hành động

quy hoạch quá trình thực hiện nhiệm vụ, tính toán các phương án hành động, dự kiến các tình huống xẩy ra và cách giải quyết.

Bước 3 : Hướng dẫn chơi :

- Giới thiệu tên trò chơi.

- Giới thiệu nội dung, các luật của trò chơi.

- Cho trẻ chơi (trong quá trình chơi cô quan sát theo dõi trẻ chơi cho đúng luật, nếu có sai sót cô giúp trẻ và khuyến khích trẻ chơi đúng luật)

- Hứng thú toán học mà trẻ thu được là kết quả của trò chơi.

Ví dụ: Trò chơi “tìm đúng số nhà “,nếu biểu tượng số lượng thì yêu cầu trẻ phải tìm được nhà có số đúng theo yêu cầu của cô, trẻ phải được nói cười thoải mái, sau khi chơi xong trẻ thích chơi với những trò chơi toán học. Nếu là biểu tượng hình dạng thì nhà là các hình hoặc các khối mà cô giáo yêu cầu tìm...

Chú ý:

- Trẻ phải thực hiện các yêu cầu của cô theo luật nhất định - Trẻ phải chủ động tìm đến kết quả

- Cô giáo phải quan sát kỹ các động tác mà trẻ làm

- Trò chơi phải được tổ chức dưới hình thức thi đua để phát huy tính tích cực ở trẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả và nhận xét

- Cô giáo kiểm tra từng nhóm, từng cá nhân, cách làm , kết quả

- Cô giáo nhận xét, góp ý để lần chơi sau trẻ vẫn thích chơi, ít gặp lỗi, ở bước

này yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng vì trẻ thích khen. Trẻ thường cho kết quả của mình là tốt nhất nên nghệ thuật khen chê của cô

giáo giữ vai trò quan trọng. Nếu trẻ thấy thoả mãn giờ sau trẻ sẽ hứng thú học. Còn nếu trẻ không thoả mãn giờ sau trẻ không muốn chơi. Giáo sinh hay bị mắc lỗi ở đây vì kiến thức tâm lý chưa chắc và chưa biết rõ tâm lý của từng trẻ.

20 kỹ năng và quy trình tổ chức trò chơi toán học chúng tôi tập huấn cho giáo sinh ở lớp thực nghiệm và tất cả các giáo viên hướng dẫn thực tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Không phải giáo sinh thực hiện một lần đã có kỹ năng tốt ngay. Các kỹ năng được hình thành ban đầu chỉ ở mức độ yếu kém, qua tối thiểu 3 lần tổ chức trò chơi thì các mức độ thực hiện các kỹ năng mới lên mức khá, giỏi được. Do đó biện pháp thứ 3 đề tài đưa vào thực nghiệm là. “Giám sát số lần tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh ở lớp thực nghiệm”

Như vậy 3 nội dung đề tài thực nghiệm là 3 biện pháp chính để hình thành, nâng cao, hoàn thiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho giáo sinh.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)