Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 45)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh.

2.2.1.1. Thời điểm đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học

Hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi toán học trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một thực trạng riêng, không giống nhau. Ta có thể đánh giá thực trạng sau mỗi giai đoạn của quy trình hình thành kỹ năng. Nhưng vì thời gian có hạn mà kết quả đánh giá thực trạng của đề tài sẽ đựơc sử dụng vào kết quả chung của các môn học khác để đánh giá kết quả học tập và rèn luện của giáo sinh trước khi ra trường. Do đó đề tài sẽ đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh ở giai đoạn 4 (giai đoạn hoàn thiện kỹ năng) vào cuối đợt thực tập tốt nghiệp sư phạm ( tháng 4/ 2006) lúc này giáo sinh đã được trang bị đầy đủ kỹ năng tổ chức trò chơi toán học. Chỉ còn một tháng ôn thi tốt nghiệp là các em ra trường về các địa phương làm cô giáo mầm non. Kết quả đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học sẽ được sử dụng vào năm học sau.

2.2.1.2. Nội dung đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của giáo sinh

Đề tài đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh bằng hệ thống các kỹ năng thành phần dựa trên cơ sở lý thuyết kỹ năng của N.V. Kyzmina, đó là:

I- Thành phần nhận thức: gồm các kỹ năng sau

1- Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi 2- Nắm được nội dung trò chơi

3- Hiểu khả năng chơi và hứng thú chơi của trẻ 4- Nắm vững trình tự các bước tổ chức trò chơi

II- Thành phần thiết kế: gồm các kỹ năng sau

1- Chọn trò chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu và hứng thú chơi của trẻ

2- Chọn đúng đồ chơi cần thiết theo yêu cầu của bài dạy và của biểu tượng, sắp xếp theo đúng yêu cầu của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi

3- Biết lập kế hoạch chơi

4- Dự đoán tình huống xảy ra và hướng giải quyết

III- Thành phần kết cấu: gồm các kỹ năng sau

1- Biết hướng trẻ chơi phù hợp với hứng thú, khả năng của trẻ và yêu cầu của trò chơi

2- Có khả năng kết hợp vừa chơi với trẻ vừa điều khiển các nhóm chơi khác trong lớp

3- Biết liên kết các trẻ cùng chơi

4- Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong trò chơi

IV- Thành phần tổ chức thực hiện: gồm các kỹ năng sau

1- Biết phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý hấp dẫn. Tiến hành đúng các bước quy định

2- Biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi

3- Phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ 4- Biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi

V- Thành phần giao tiếp: gồm các kỹ năng sau

1- Có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú các phương tiện ngôn ngữ khác nhau (giọng nói, nét mặt, cử chỉ)

2- Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời

3- Biết sử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi 4- Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác

20 kỹ năng tổ chức trên là những kỹ năng cơ bản, tối thiểu để giáo sinh tổ chức một trò chơi toán học.. Có nhiều cách đánh giá mức độ tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh. Để đáng giá kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh chúng tôi dựa vào các mức độ đánh giá của B. Bloom. Chúng tôi đưa ra 5 mức độ đánh giá như sau:

Mức 1- Kém: Không nắm vững lý thuyết, không thực hành được, tổ chức trò chơi không đạt tiêu chuẩn

Mức 2- Yếu: Nắm lý thuyết chưa vững, thực hành chưa được, kết quả thực hành kém

Mức 3- Trung bình: Nắm được lý thuyết, thực hành đúng quy trình, kết quả thực hành đạt trung bình

Mức 4- Khá: Nắm vững lý thuyết, thực hành ít sai sót, kết quả tổ chức khá

Mức 5– Giỏi: Nắm vững lý thuyết, thực hành thành thạo trong các điều kiện khác nhau, có sáng tạo, kết quả cao.

Để đo quá trình thực hiện kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh, đề tài chọn các tiêu chí của hứng thú toán học làm công cụ đo kết quả thể hiện trên trẻ. Theo V.V. Đanhiva biểu hiện của hứng thú toán học của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện ở 3 tiêu chí [32]

1- Mặt nhận thức: trẻ nắm được các biểu tượng toán học một cách chính xác.

2- Mặt xúc cảm – tình cảm: khi chơi trò chơi toán học trẻ vui vẻ, thoải mái, hay nói cười.

3- Mặt hành vi: trẻ thích chơi với những đồ chơi có liên quan tới toán học hoặc thích trả lời những câu hỏi có liên quan đến toán học.

Cả 3 tiêu chí trên tạo lên hứng thú toán học cho trẻ mầm non. Theo chúng tôi cả 3 tiêu chí này có vai trò quan trọng như nhau vì với trẻ mầm non các biểu

tượng toán mới chỉ là những khái niệm sơ đẳng, ban đầu, những khái niệm này trẻ còn được học nhiều ở các lớp trên, xúc cảm, tình cảm, hành vi của trẻ là những tố chất mà trẻ đang hình thành nhiều ở lứa tuổi mẫu giáo, nó là nền móng cho những xúc cảm, tình cảm dương tính với toán học sau này. Do đó nếu giáo sinh nào tổ chức trò chơi toán học mà tạo cho trẻ hứng thú toán học cao là giáo sinh đó tổ chức tốt trò chơi toán học.

Mỗi giáo sinh tổ chức một trò chơi toán học đều được giáo viên hướng dẫn thực tập hoặc giáo viên sư phạm đánh giá cả cô và cháu. Đánh giá cháu ở đây không phải là đánh giá từng cháu một mà là số cháu nắm được các biểu tượng toán học, có xúc cảm, tình cảm dương tính với trò chơi toán học, có hành vi tích cực với tò chơi toán học trong một lớp học mà giáo sinh tổ chức trò chơi toán học

Như vậy phần đánh giá thực trạng kỹ năng tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh được tổ chức ở dưới trường mầm non vào cuối đợt thực tập tốt nghiệp ở giai đoạn 4.

2.2.2. Nội dung thực nghiệm 2.2.2.1. Giả thiết nghiên cứu

Để có nội dung thực nghiệm sát với thực tế, đề tài đã làm phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực tập, giáo viên hướng dẫn thực hành và giáo sinh hệ 12+2 khoá học 2004 – 2006 về những vấn đề mà giáo viên và giáo sinh khó khăn khi tổ chức trò chơi toán học, những sai sót, nhu cầu cần bồi dưỡng để giáo sinh tổ chức tốt trò chơi toán học. Điều tra ở 27 giáo viên sư phạm hướng dẫn thực tập, giáo viên mầm non hướng dẫn thực hành và 191 giáo sinh có kết quả sau

Bảng 1. Những khó khăn mà giáo sinh thƣờng gặp khi tổ chức trò chơi toán học

Số ý

kiến %

Số ý

kiến %

1 Khó khăn trong việc xác định mục đích của trò chơi 0 0 % 30 15,7% 2 Được thực hành trên lớp ít 13 48,1% 72 37,6% 3 Đồ dùng đồ chơi chưa đủ để tổ chức trò chơi 21 77,7% 145 75,9%

4 Hiệu quả sử dụng đồ chơi chưa tốt

13 48,1% 100 52,3%

5 Khó khăn trong giao tiếp với trẻ

11 40,7% 76 39,7%

6 Khó khăn trong phổ biến luật chơi

5 18,5% 117 61,2%

7 Khó khăn trong khâu tiến hành cho trẻ chơi

0 0% 5 26%

8 Khó khăn trong khâu nhận xét đánh giá

4 14,8% 17 7,3%

Các kỹ năng khác cũng có ý kiến đồng ý là có khó khăn nhưng không đáng kể nên đề tài không thống kê vào bảng. Nhìn vào bảng 1 ta thấy đối với giáo viên kỹ năng chuẩn bị, và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, kỹ năng giao tiếp, thực hành trên lớp ít là những kỹ năng khó khăn nhất. Đây là thực tế khách quan vì trò chơi toán học nào cũng cần phải có đồ dùng trực quan, thông qua các đồ dùng trực quan trẻ mới nắm được các biểu tượng cụ thể, mà giáo sinh không có thời gian làm đồ dùng, đồ chơi để tập dạy trẻ. Còn kỹ năng giao tiếp cũng là những kỹ năng khó, để có những kỹ năng giao tiếp tốt thì giáo sinh không những phải luyện tập thường xuyên mà cũng cần phải có năng khiếu

nhất định, những em nói lắp, nói nhát gừng thường tổ chức trò chơi toán học không được hấp dẫn .

Đề tài cũng đã lấy tham khảo ý kiến của giáo viên và giáo sinh về các vấn đề cần thực nghiệm để nâng cao khả năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ mẫu giáo. Tất cả ý kiến được tổng hợp trong bảng 2.

Bảng 2. Ý kiến của giáo viên và giáo sinh về nội dung, phƣơng pháp hƣớng dẫn, kỹ năng cần thiết để tổ chức tốt trò chơi toán học

Stt Nội dung Giáo viên

(n=27) Giáo sinh (n=191) Số ý kiến % Số ý kiến % 1 Đồng ý với nội dung của các trò chơi

toán học trong chương trình

27 100% 126 66%

2 Đồng ý với phương pháp hướng dẫn trò chơi toán học

27 100% 153 80%

3 Cần tối thiểu 20 kỹ năng mới tổ chức tốt trò chơi toán học

27 100% 174 91%

4 Nhưng nhóm kỹ năng nào quan trọng nhất

- Kỹ năng nhận thức - Kỹ năng thiết kế - Kỹ năng kết cấu

- Kỹ năng tổ chức thực hiện - Kỹ năng giao tiếp

17 5 4 13 15 63% 18,5% 14,8% 48,1% 55,5% 41 30 27 53 42 21,5% 15,7% 14,1% 27,7% 22% 5 Cần phải bồi dưỡng cho giáo sinh những

- Hệ thống các kỹ năng

- Quy trình tổ chức trò chơi toán học 27 27 100% 100% 191 191 100% 100%

6 Luyện tập mấy lần thì giáo sinh biết cách tổ chức trò chơi toán học - Tối đa: 5 lần 4 lần 3 lần Không ghi - Tối thiểu: 3 lần 2 lần 1 lần Không ghi 9 5 13 0 6 17 4 0 33,3% 18,5% 48,1% 0 % 22,2% 63% 14,8% 0% 10 13 61 107 8 59 24 100 5,2% 6,8% 31,9% 56% 4,2% 31% 12,5% 52,3%

Bảng 2 cho thấy nội dung, phương pháp hướng dẫn trò chơi toán học trong chương trình CSGD trẻ mầm non là phù hợp vì giáo viên và giáo sinh đều đồng ý. Nhưng về kỹ năng thì cả giáo viên và giáo sinh đều muốn bồi dưỡng lại trước khi xuống thực tập ở trường mầm non. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy 20 kỹ năng cơ bản để tổ chức tốt trò chơi toán học giáo sinh được học ít nhất trong 4 môn học ( tâm lý học, giáo dục học, toán học, ngôn ngữ học). Ví dụ: kỹ năng hiểu khả năng chơi và hứng thú chơi của trẻ được học trong môn tâm lý học, kỹ năng xác định mục đích và nội dung trò chơi được học trong môn toán, kỹ năng giao tiếp được học trong môn tiếng việt- văn học, kỹ năng lập kế hoạch được học trong môn giáo dục học. Mỗi môn học dạy vào thời điểm khác nhau do đó giáo sinh rất lúng túng khi tổ chức trò chơi toán học. Những vấn đề này còn thể hiện ở chỗ khi đề tài đưa ra câu hỏi đóng thì giáo viên và giáo sinh trả lời rất tốt, nhưng với câu hỏi mở thì hầu như giáo viên và giáo

sinh không trả lời hoặc không biết. Khi thực hiện các kỹ năng nếu giáo viên nhắc thì giáo sinh làm, còn giáo viên không nhắc thì giáo sinh quên. Từ thực trạng trên chúng tôi đưa ra giả thiết “ Nếu giáo sinh được trang bị các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học một cách có hệ thống và được bồi dưỡng lại quy trình tổ chức trò chơi toán học trước khi đi thực tập tốt nghiệp thì kết quả tổ chức trò chơi toán học ở giáo sinh và trẻ được nâng lên “.Đây là giả thiết mà đề tài sẽ tổ chức thực nghiệm trong thời gian giáo sinh đi thực tập tốt nghiệp ở các trường mầm non

2.2.2.2 Tổ chức thực nghiệm

Đề tài sẽ tổ chức thực nghiệm trong đợt thực tập tốt nghiệp của giáo sinh. Sẽ có 1 nhóm đối chứng và 1 nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng tiến hành thực tập theo kế hoạch của nhà trường như những năm học trước. Lớp thực nghiệm sau khi đo lần 1 cùng với lớp đối chứng đề tài sẽ trang bị cho giáo sinh hệ thống các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học và quy trình tổ chức trò chơi toán học.

Quy trình tổ chức trò chơi toán học

Bước 1: Nghiên cứu mục đích, nhiệm vụ, nội dung, các luật của trò chơi

Yêu cầu : -Phải nắm được tâm lý của đối tượng mình phụ trách

- Hiểu các biểu tượng sẽ được củng cố trong trò chơi này (một trò chơi có thể củng cố nhiều biểu tượng )

- Nắm vững mục đích,yêu cầu,nội dung,các luật của trò chơi

Bước 2 : Thiết kế trò chơi

- Nếu trò chơi hướng dẫn trong tiết học ta phải nghiên cứu các biểu tượng cũ ở phần ôn kiến thức cũ và biểu tượng mới hình thành ở phần dạy kiến thức mới.

- Nếu trò chơi ngoài tiết học phải nghiên cứu thời điểm chơi, đồ chơi, tâm lý của trẻ để kích thích hứng thú của trẻ, phần này gồm các hành động

quy hoạch quá trình thực hiện nhiệm vụ, tính toán các phương án hành động, dự kiến các tình huống xẩy ra và cách giải quyết.

Bước 3 : Hướng dẫn chơi :

- Giới thiệu tên trò chơi.

- Giới thiệu nội dung, các luật của trò chơi.

- Cho trẻ chơi (trong quá trình chơi cô quan sát theo dõi trẻ chơi cho đúng luật, nếu có sai sót cô giúp trẻ và khuyến khích trẻ chơi đúng luật)

- Hứng thú toán học mà trẻ thu được là kết quả của trò chơi.

Ví dụ: Trò chơi “tìm đúng số nhà “,nếu biểu tượng số lượng thì yêu cầu trẻ phải tìm được nhà có số đúng theo yêu cầu của cô, trẻ phải được nói cười thoải mái, sau khi chơi xong trẻ thích chơi với những trò chơi toán học. Nếu là biểu tượng hình dạng thì nhà là các hình hoặc các khối mà cô giáo yêu cầu tìm...

Chú ý:

- Trẻ phải thực hiện các yêu cầu của cô theo luật nhất định - Trẻ phải chủ động tìm đến kết quả

- Cô giáo phải quan sát kỹ các động tác mà trẻ làm

- Trò chơi phải được tổ chức dưới hình thức thi đua để phát huy tính tích cực ở trẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả và nhận xét

- Cô giáo kiểm tra từng nhóm, từng cá nhân, cách làm , kết quả

- Cô giáo nhận xét, góp ý để lần chơi sau trẻ vẫn thích chơi, ít gặp lỗi, ở bước

này yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng vì trẻ thích khen. Trẻ thường cho kết quả của mình là tốt nhất nên nghệ thuật khen chê của cô

giáo giữ vai trò quan trọng. Nếu trẻ thấy thoả mãn giờ sau trẻ sẽ hứng thú học. Còn nếu trẻ không thoả mãn giờ sau trẻ không muốn chơi. Giáo sinh hay bị mắc lỗi ở đây vì kiến thức tâm lý chưa chắc và chưa biết rõ tâm lý của từng trẻ.

20 kỹ năng và quy trình tổ chức trò chơi toán học chúng tôi tập huấn cho giáo sinh ở lớp thực nghiệm và tất cả các giáo viên hướng dẫn thực tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Không phải giáo sinh thực hiện một lần đã có kỹ năng tốt ngay. Các kỹ năng được hình thành ban đầu chỉ ở mức độ yếu kém, qua tối thiểu 3 lần tổ chức trò chơi thì các mức độ thực hiện các kỹ năng mới lên mức khá, giỏi được. Do đó biện pháp thứ 3 đề tài đưa vào thực nghiệm là. “Giám sát số lần tổ chức trò chơi toán học của giáo sinh ở lớp thực nghiệm”

Như vậy 3 nội dung đề tài thực nghiệm là 3 biện pháp chính để hình thành,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)