Trò chơi toán học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 28)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.5. Trò chơi toán học

Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi toán học. Chúng tôi định nghĩa trò chơi toán học như sau: Trò chơi toán học là loại trò chơi có luật giúp trẻ củng cố các biểu tượng toán học. Kết quả thu được qua trò chơi là củng cố các biểu tượng toán cụ thể và gây cho trẻ những hứng thú toán học

Là một loại trò chơi học tập nên nó mang nhiều tính chất của việc dạy học, nó gắn chặt với việc học tập các biểu tượng toán.

Tính chất đặc biệt của trò chơi toán học là do người lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục, giảng dạy để củng cố các biểu tượng toán đã học. Khi chơi trò chơi toán học trẻ được thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ nên trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ một cách hào hứng, thoải mái, không cảm thấy là mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trò chơi toán học ở trường mẫu giáo nhằm thực hiện việc phát triển quá trình nhận thức các biểu tượng toán học, kích thích tính ham hiểu biết ở trẻ về mối quan hệ giữa các biểu tượng toán, phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc tưởng tượng và trí nhớ của trẻ.

Mỗi trò chơi toán học gồm 3 thành phần: * Nội dung chơi :

Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên những điều kiện đã cho.Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi toán học, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ, Kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ. VD: trò chơi “thi xem ai nhanh”, nội dung chơi là yêu cầu trẻ phải giơ nhanh số hoặc hình nào đó theo hiệu lệnh của cô. Nếu ai giơ chính xác và nhanh số mà cô yêu cầu thì sẽ chiến thắng, còn ai giơ sai hoặc chậm thì sẽ thua.

* Hành động chơi :

Là những hành động trẻ làm trong lúc chơi. Những hành động ấy càng phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú bấy nhiêu. Những động tác chơi do cô giáo thực hiện cho phép cô có thể hướng dẫn trò chơi thông qua tiến hành làm thử. Trong động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỏ chính là sự di chuyển, sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo dấu hiệu, màu sắc, kích thước, Động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn phức tạp hơn, nó đòi hỏi phải có sự liên kết lẫn nhau giữa hành động của một số trẻ này với

một số trẻ khác, đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi của trẻ mẫu giáo lớn đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước khi làm động tác chơi.

* Luật chơi:

Mỗi trò chơi toán học đều có luật do nội dung chơi quy định. Những luật này có một vai trò to lớn: nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Những luật chơi trong trò chơi toán học là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai. VD: trò chơi “tìm đúng số nhà” luật chơi là về nhà có chữ số 5, nếu ai về nhà không phải số 5 thì người đó bị thua (sai). Ở trò chơi toán học, vị trí của mọi trẻ tham gia trò chơi như nhau và được xác định bằng luật chơi. Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của mọi trẻ.

Cả 3 thành phần (nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi) có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong 3 bộ phận trên đều không thể tiến hành trò chơi được [1].

Trò chơi toán học bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó (tìm đúng một biểu tượng toán nào đó). Đối với trẻ thì kết quả của trò chơi khuyến khích trẻ tích cực hơn nữa trong các trò chơi tiếp theo. Còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội được tri thức của trẻ. Kết quả trò chơi không thể là sự may rủi, không thể là do lừa dối, do tranh giành với các bạn ...

Như vậy trò chơi toán học có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non. Nó là công cụ không thể thiếu khi củng cố biểu tượng toán, tạo hứng thú toán học cho trẻ đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

1.3. Đặc điểm nhận thức của giáo sinh trƣờng THSP mầm non Thái Bình

Trường trung học sư phạm mầm non Thái Bình là trường dạy nghề. Các giáo sinh học xong 2 năm ra trường sẽ là các cô giáo dạy các cháu nhà trẻ, mẫu

giáo. Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của giáo sinh. Mục đích hoạt động học tập của giáo sinh là hướng tới chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về giáo dục mầm non để sau khi ra trường sẽ chăm sóc, giáo dục được các cháu ở độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Vì vậy muốn có công việc sau này thì giáo sinh phải tích cực tiến hành hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của giáo sinh .Khi vào trường học giáo sinh phải thi 2 môn văn hoá là văn và toán. Năm nào điểm vào trường cũng tầm từ 10-12 điểm. Điều này nói lên trình độ nhận thức về văn hoá của giáo sinh đạt ở mức trung bình. Điều này cũng dễ hiểu vì trường luôn luôn phải tuyển sinh cuối nguồn . Qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi thấy trình độ nhận thức của giáo sinh ở mức trung bình, vì hàng năm lượng giáo sinh thi lại nhiều (có năm 50 % giáo sinh thi lại ) nhưng bù lại giáo sinh có động cơ học tập rất đúng đắn. Các em rất yêu nghề, yêu trẻ do đó việc rèn luyện kỹ năng dạy trẻ được giáo sinh rất quan tâm. Đây là điều kiện rất tốt vì do đặc thù của nghề – làm công việc trực tiếp với trẻ nhỏ, nếu không thực sự có tình yêu đối với trẻ, sẽ rất khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Ở trường giáo sinh phải học nhiều môn cơ bản, cơ sở và các môn chuyên ngành. Môn “ phương pháp cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng“ là môn học chuyên ngành. Học xong môn này giáo sinh phải xuống trường mầm non dạy các cháu nhà trẻ, mẫu giáo làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng. Như vậy việc tiếp thu kiến thức của giáo sinh không khó khăn vì kiến thức đơn giản. Nhưng việc rèn kỹ năng dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán là công việc tương đối phức tạp. Nếu giáo sinh không nắm được các kỹ năng tổ chức một giờ học toán cho trẻ thì rất khó khăn trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán.

Trong những năm gần đây nhà trường rất chú trọng đến công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh. Đối với các môn học chuyên ngành sau khi học xong lý thuyết, giáo sinh được đi thực hành thường xuyên sau đó

được đi thực tập ở các trường mầm non do đó các kỹ năng sư phạm của giáo sinh đã được nâng lên rõ rệt.

Như vậy khả năng nhận thức của giáo sinh trường trung học sư phạm mầm non cũng còn hạn chế, nhưng với sự chăm chỉ, chịu khó rèn luyện thì giáo sinh vẫn nắm được và thực hành tốt các kỹ năng dạy trẻ, đặc biệt là kỹ năng tổ chức trò chơi toán học.

1.4. Đặc điểm nhận thức những biểu tƣợng toán học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi :

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh do đó trẻ có thể giải được nhiều bài toán thực tiễn mà trẻ gặp trong đời sống hàng ngày. Trẻ thường dựa vào những biểu tượng đã có để lĩnh hội những biểu tượng mới.

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tư duy trực quan-sơ đồ phát triển mạnh. Kiểu tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân trẻ. Sự phản ánh mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thức vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng vật riêng lẻ. Nhờ có sự phát triển của tư duy trực quan-sơ đồ mà trẻ có thể lĩnh hội được mối quan hệ giữa các số bằng cách thêm, bớt, chia các tập hợp lớn thành các tập hợp nhỏ hoặc hợp các tập hợp nhỏ thành các tập hợp lớn.

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi những yếu tố kiểu tư duy lôgíc bắt đầu xuất hiện. Trẻ đã biết sử dụng khá thành thục các vật thay thế, khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức. Trong thời gian này, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng từ ngữ hay bằng ký hiệu khác, khi phải giải những bài toán tư duy độc lập [28].

Trẻ 5-6 tuổi, một loạt các chức năng tâm lý đã được phát triển ở mức tương đối cao so với các lứa tuổi trước như ngôn ngữ, tưởng tượng, trí nhớ,

chú ý... Nhờ có sự phát triển của các loại tư duy nên khi trẻ làm quen với các biểu tượng toán có một số đặc điểm sau:

Đối với biểu tượng tập hợp-số lượng-phép đếm

- Trẻ có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt. Các cháu có thể hình dung được phần tử của tập hợp không chỉ là từng vật riêng lẻ mà còn là từng nhóm gồm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt số lượng tăng lên không còn bị ảnh hưởng do các yếu tố không gian hay các đặc điểm bên ngoài khác.

- Trẻ có khả năng đếm thành thạo các số trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các số. Trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng của tập hợp (điều này trẻ 4-5 tuổi chưa làm được). Số lượng không phụ thuộc vào yếu tố không gian hay chất lượng của các phần tử của tập hợp. Đồng thời trẻ có khả năng gọi tên chung cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10.

- Trẻ 5-6 tuổi còn nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1-10, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, mỗi số lớn hơn số trước một đơn vị.

- Trẻ 5-6 tuổi có khả năng đếm các tập hợp với các cơ số đơn vị khác nhau nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của tập hợp có thể là một nhóm vật, chứ không nhất thiết là từng vật [22].

Đối với biểu tượng kích thước:

- Trẻ có khả năng phân biệt 3 chiều kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiềucao) của vật.

- Trẻ có khả năng dùng thước đo để đánh giá kích thước của vật, hiểu được mối quan hệ phụ thuộc giữa “Độ lớn “ của thước đo với kích thước của vật. Độ lớn thước đo càng nhỏ thì số đo kích thước càng lớn.

- Khả năng nhận biết, phân biệt các hình học phẳng (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật) bằng hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao vật được tiến triển, hoàn thiện hơn trước.

- Trẻ có thể phân biệt được các khối (khối cầu với khối trụ; khối vuông với khối chữ nhật ), tìm ra được điểm giống và khác nhau của các khối .

Đối với biểu tượng định hướng không gian :

- Trẻ 5-6 tuổi nhận thức phần không gian mà trẻ xác định là phía phải, phía trái được mở rộng dần. Trẻ có khả năng định hướng không gian cho các vật ở xa.

- Trẻ 5-6 tuổi đã hiểu rõ việc phân nhỏ các phần trong không gian là một thể thống nhất, trẻ cảm thụ được các hướng chính của không gian, trẻ biết chia không gian quanh mình ra làm 2 vùng rõ rệt (hoặc phải và trái hoặc trước và sau)

- Khi xác định sự xếp đặt của các vật thể trong không gian dần dần trẻ nhận thấy rằng: Các vật xung quanh trẻ đều có hệ toạ độ riêng để định hướng cho chúng trong không gian. Chính việc định hướng không gian trên bản thân trẻ là sự mở đầu quan trọng, là cơ sở để trẻ định hướng không gian cho các đối tượng khác.

Như vậy trẻ 5-6 tuổi đã nhận thức được hầu hết các biểu tượng toán sơ đẳng. Thực tế đã chứng minh rằng trò chơi toán học là phương tiện để giúp trẻ lĩnh hội và củng cố các biểu tượng toán [27].

1.5. Kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi của giáo sinh trƣờng THSP mầm non Thái Bình

1.5.1. Khái niệm kỹ năng tổ chức trò chơi toán học

Như chúng tôi đã trình bày ở trên trò chơi toán học là công cụ, là phương tiện hữu hiệu nhất để củng cố các biểu tượng toán học và hình thành hứng thú toán học cho trẻ. Trong chương trình CSGD trẻ mầm non hầu hết bố trí trò chơi

toán học trên tiết học toán và bố trí vào buổi chiều. Một tiết học toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm ba phần :

Phần 1: Ôn kiến thức cũ Phần 2: Dạy kiến thức mới

Phần 3: Củng cố kiến thức vừa học

Trò chơi toán học chủ yếu được thiết kế ở phần luyện tập (phần 1và 3- là ôn và củng cố kiến thức). Ở ngoài tiết học thường cho trẻ chơi vào buổi chiều, chủ yếu là hướng dẫn luật chơi mới để khi vào tiết học trẻ khỏi bỡ ngỡ và cô giáo khỏi mất nhiều thời gian hướng dẫn (trẻ sẽ ít được củng cố biểu tượng).

Một số trò chơi toán học thiết kế để dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là : - Trò chơi “Tìm đúng nhà “

- Trò chơi “Tìm bạn”

- Trò chơi “Thi xem ai nhanh” - Trò chơi “Thỏ tìm chuồng “ - Trò chơi “Pháo thủ “

- Trò chơi “Câu cá”

- Ngôi nhà toán học của Mille - Ngôi nhà khoa học của Sammi...

Có rất nhiều trò chơi toán học khác nhau. Những tên trò chơi trên mang tính chất khái quát, với mỗi một biểu tượng có một trò chơi ứng với tên riêng của biểu tượng đó. VD: Trò chơi “ Tìm đúng nhà “

- Đối với biểu tượng tập hợp - số lượng - phép đếm: đây là trò chơi “Tìm đúng số nhà “ tức là tìm nhà mang số nào đó.

- Đối với biểu tượng hình dạng: đây là trò chơi “Tìm đúng hình nhà “ tức là tìm nhà mang hình gì.

- Đối với biểu tượng kích thước: đây là trò chơi “Tìm đúng nhà” tức là tìm nhà to- nhỏ; cao-thấp; dài-ngắn.

- Đối với biểu tượng định hướng không gian: đây là trò chơi “Tìm đúng hướng nhà” tức là nhà ở hướng nào của trẻ hay của bạn khác.

Nhưng cũng có trò chơi chỉ củng cố một loại biểu tượng.VD: Trò chơi “pháo thủ” chỉ củng cố biểu tượng định hướng không gian. Pháo thủ ở phiá nào của trẻ hay trẻ đứng ở phía nào của pháo thủ.

Trò chơi toán học dạy cho trẻ 5-6 tuổi có thể là trò chơi động hoặc trò chơi tĩnh. Khi thiết kế trò chơi toán học trong tiết học toán thường cho cả tập thể lớp tham gia trò chơi, gắn với các yếu tố thi đua thì trò chơi sẽ sinh động hơn [10].

Như vậy không phải ai cũng tổ chức được trò chơi toán học cho trẻ mẫu giáo. Để tổ chức được các trò chơi toán học phải có các kỹ năng tổ chức. Dựa trên quan điểm cấu trúc kỹ năng tổ chức của N.V. Kyzmina chúng tôi có thể đưa ra khái niệm. Kỹ năng tổ chức trò chơi toán học là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm của giáo viên trong việc tổ chức trò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ năng tổ chức trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)