Lựa chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu thiết bị thuỷ lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép rơm cỏ khô làm thức ăn dự trữ cho trâu bò (Trang 46 - 47)

Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi lựa chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu thiết bị thủy lực theo sơ đồ trên hình 3.2.

Máy ép được dẫn động từ bơm thuỷ lực, có bình tích áp. Van một chiều 7 của bộ phân phối sẽ ngắt xi lanh công tác với bình tích áp.

Bộ phận tăng áp trung gian 13 có chức năng tăng áp suất của chất lỏng công tác cấp cho máy ép. Van mức tối thiểu 14 được bố trí để ngăn sự giảm quá mức của bình thủy lực của bình tích áp. Bình tích áp 15 làm nhiệm vụ trữ chất lỏng có áp suất từ bơm đưa đến trong những khoảng thời gian nghỉ của máy ép và cấp chất lỏng cho máy ở những khoảng thời gian làm việc. Bình tích áp gồm có bình thủy lực và bình khí.

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý kết cấu hệ thống thủy lực có bình tích áp

1 -máy ép; 2 - van cấp; 3 -dẫn động thủy lực van cấp;4-6,8-10 - các van điều khiển; 7 - van một chiều của bộ phân phối;11- bộ phân phối; 12- thùng cấp dầu; 13- bộ tăng áp trung gian; 14 - van mức tối thiểu; 15 - bình tích áp không có pit tông; 16 -

máy nén; 17 - thùng chứa dầu của bơm; 18 - bơm; 19 -van an toàn; 20 - van giảm

Máy nén áp suất cao 16 dùng để cấp khí nén cho các bình khí của bình tích áp. Thùng của bơm 17 đảm bảo cấp chất lỏng cho bơm và chứa chất lỏng thừa từ thùng cấp dầu. Bơm 18 áp suất cao dùng để nạp cho bình tích áp, thường người ta sử dụng kiểu bơm ba pittong có trục khuỷu. Van giảm tải 20 của bơm có chức năng chuyển bơm sang làm việc ở chế độ không tải khi bình tích áp đã đầy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy ép rơm cỏ khô làm thức ăn dự trữ cho trâu bò (Trang 46 - 47)