RƠM, CỎ KHÔ
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu trong và ngoài nước cũng như phân tích các ưu nhược điểm của từng loại máy ép hiện có, chúng tôi nhận thấy:
- Đối với thiết bị máy móc hoạt động theo nguyên lý liên tục, tất cả các khâu từ nạp liệu, ép, buộc và tháo liệu đều tiến hành tự động nhờ đó đạt được năng suất cao, nhưng máy cồng kềnh, phức tạp. Máy làm việc theo nguyên lý liên tục có thể ép rơm thành bó tròn hoặc khối lập phương. Các máy loại này có giá thành cao, chưa phù hợp với điều kiện trang bị của các trang trại chăn nuôi và người làm dịch vụ ở nông thôn hiện nay.
- Đối với thiết bị máy móc hoạt động theo nguyên lý không liên tục, loại này có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng tuy chi phí nhiều sức lao động hơn so với máy liên tục, phụ thuộc vào trình độ của người thao tác, năng suất thấp do phải nạp liệu, buộc và tháo liệu bằng tay, song nó có giá thành vừa phải, chấp nhận được đối với các trang trại chăn nuôi.
Về mặt tạo lực ép: có thể sử dụng hệ thống thuỷ lực và động cơ thuỷ lực; động cơ hộp số với hệ thống các thanh răng hoặc hệ bánh răng - trục vít. Nếu sử dụng hệ thống động cơ hộp số, thanh răng thì kết cấu cồng kềnh, nặng
nề. Việc sử dụng hệ thống thiết bị thuỷ lực có lợi hơn do kết cấu nhỏ gọn, dễ thao tác, vận hành và sử dụng.
Về mặt sử dụng năng lượng: có thể ép thủ công (bộ phận ép trục vít - bánh vít) hoặc thiết bị máy móc được cơ giới hoá (sử dụng động cơ điện hay động cơ diezel).
Mặt khác dựa vào nhu cầu thực tế chúng tôi lựa chọn nguyên lý ép không liên tục (khuôn ép cố định), sử dụng hệ thống thiết bị ép thuỷ lực. Máy có thể sử dụng động cơ điện hoặc diesel.