Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và nạn nhân của bắt nạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và nạn nhân của bắt nạt

Những nạn nhân của bắt nạt thường thận trọng, nhạy cảm, ít nói, trốn tránh, xấu hổ, thường xuyên lo lắng, cảm giác không an toàn, không vui và tự đánh giá bản thân thấp, nhút nhát, thiếu tự tin, và thiếu các kỹ năng xã hội, hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang lứa, thường sống thu mình, không có nhiều hơn một người bạn thân và người bạn thân đó thường là người lớn tuổi hơn, nếu là nam, họ có sức mạnh thể chất yếu hơn các bạn nam cùng tuổi. Chính những đặc điểm này có thể một phần là nguyên nhân và hệ quả của bắt nạt. Nạn nhân thì thường sống nội tâm, và

32

suy giảm chức năng [24, tr 807-814]. Cách phản ứng của nạn nhân bị bắt nạt sẽ làm tăng hành vi hung hăng của kẻ bắt nạt, và khuyến khích kẻ bắt nạt tiếp tục có những hành vi bắt nạt trong tương lai. Cách phản ứng của nạn nhân và xã hội nó như là sự cũng cố và là nguồn gốc niềm vui cho kẻ đi bắt nạt.

Theo nghiên cứu thì cả người bị bắt nạt và kẻ bắt nạt đều bị kích thích sinh lý trước hiện tượng bắt nạt (Georgesen, Harris, Milich & Young, 1999). Nghiên cứu này cho thấy rằng tính cách và hành vi có mối liên hệ động với nhau, như vậy khi xem xét tính cách của một ai đó chúng ta có thể dự đoán được những hành vi mà người này có thể thực hiện ở hiện tại hoặc trong tương lai, nhìn vào sự kiện hành vi mà đứa trẻ vừa thực hiện chúng ta cũng có thể dự đoán được những hành vi tiếp theo trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 37)