8. Cấu trúc luận văn
1.1.4. Cấu trúc nhân cách
Khi nói về cấu trúc nhân cách, có rất nhiều những quan điểm khác nhau, song có thể nêu lên hai loại cấu trúc khác nhau như sau:
20
Các nhà khoa học thường nói nhân cách là một cấu tạo tâm lý, việc xác định đúng và đủ các thành phần cấu trúc của nó là một yêu cầu về lý luận và phương pháp.
Nếu trước đây Aristoteles đã xem cấu trúc nhân cách với các cấp độ là “linh hồn và tinh thần” hay “linh hồn thiên thể” thì cho đến nay có rất nhiều cấu trúc nhân cách, được xem xét trên các bình diện khác nhau (tài- đức, trí – đức- thể - mỹ, nhận thức – xúc cảm và tình cảm – động cơ - ý chí).
Ở nước ta, quan niệm của A.G. Kovaliov được nhiều người tán thành hơn cả với bốn thành phần cấu trúc như sau:
- Xu hướng - Tính cách - Năng lực - Khí chất
Đối chiếu với cách hiểu nội hàm khái niệm “ Nhân cách” thì ở đây, không thể coi khí chất là một bộ phận hợp thành nhân cách, cho dù sự liên quan có ảnh hưởng đến nhân cách của nó là không thể phủ nhận được.
Trong tác phẩm “hoạt động - ý thức - nhân cách”, A.N.Leonchiev đã từng bác bỏ quan niệm hiểu nhân cách như một chỉnh thể bao gồm mọi đặc điểm nhân cách như một chỉnh thể bao gồm mọi đặc điểm của con người, từ các quan niệm chính trị và tôn giáo tới cả sự tiêu hóa mà R.B.Cattell đã đề cập.
Vì thế, J.Strelau cũng khẳng định qua nghiên cứu của mình rằng thực ra, khí chất và nhân cách khác nhau về nguyên tắc, trong khi khí chất là kết quả của sự tiến hóa sinh học thì nhân cách được quy định bởi các quan hệ bởi
21
các quan hệ xã hội tiêu biểu cho con người. Ông cũng cho biết nhiều nhà tâm lý học Mỹ hoặc phủ nhận khái niệm khí chất, hoặc không thích đề cập đến.
Cấu trúc riêng
Ngoài ý kiến về cấu trúc chung thì cấu trúc riêng mang tính đặc trưng cho từng kiểu nhân cách, cho mỗi nền văn hóa hay một thời kỳ phát triển lịch sử, là cấu trúc chung được cụ thể hóa cho phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện, yêu cầu sinh sống, hoạt động nào đó.
Như vậy là, không thể nghiên cứu ý thức, tư duy, hành động, tình cảm của con người thoát ly khỏi các điều kiện và quan hệ thực tại trong môi trường hết sức cụ thể và vô cùng sinh động của cá nhân và xã hội.