Các thang đo và bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Các thang đo và bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu

2.1.1.Các thang đo và bảng hỏi

Thang đo bị bắt nạt: Được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của hai tác giả Helen Mynard và Stephen Joseph được phát triển vào năm 1999. Thang đo đã được chuẩn hóa trên 812 học sinh phổ thông. Những phân tích về độ tin cậy đã cho thấy mức độ tin cậy từ chấp nhận được đến tốt, cho thấy thang đo có thể dùng để tìm hiểu việc trẻ bị bạn cùng lứa bắt nạt.

Thang đo nói trên được nghiên cứu sinh Trần Văn Công dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó được giáo sư Bahr Weiss hiệu đính lại. Thang đo này đã được chúng tôi thích nghi về từ ngữ và văn hóa, đồng thời được thu gọn lại và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh ở Việt Nam và với nghiên cứu này.

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng đồng thời cả thang đo bắt nạt, bị bắt nạt, trắc nghiệm nhân cách của Eysenck, và trắc nghiệm nhân cách của NEO FFI. Do vậy sử dụng thang đo bắt nạt là để tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách ở học sinh và hiện tượng bắt nạt, và những đặc điểm nào thì có xu hướng bắt nạt và đặc điểm nhân cách nào thì có xu hướng bị bắt nạt.

Thang đo bị bắt nạt sau khi được chỉnh sửa, cuối cùng chúng tôi còn 12 câu. Phân tích nhân tố cho thấy bảng hỏi bị bắt nạt thể hiện rõ hai nhân tố là (1) Bị bắt nạt gián tiếp, bao gồm 6 câu, ví dụ như “làm cho mọi người không

37

chơi với em nữa”, “nói rằng em không thể chơi với các bạn ấy”, hoặc “nói dối về em với các bạn”; (2) Bị bắt nạt trực tiếp, bao gồm 6 câu, ví dụ như “đánh hoặc đá em”, “gọi em bằng biệt danh xấu”, “nói những lời không hay hoặc tục tĩu với em”. Phân tích độ tin cậy bên trong cho thấy cả hai nhân tố đều có độ tin cậy tốt hoặc chấp nhận được, cụ thể là chỉ số alpha cronbach = 0,754 cho nhân tố bị bắt nạt gián tiếp và 0,655 cho nhân tố bị bắt nạt trực tiếp. Mỗi câu của thang đo được đánh giá trên các thang điểm sau: 0 là “không bao giờ”, 1 là “thỉnh thoảng”, 2 là “thường xuyên” và 3 là “rất thường xuyên

Bảng hỏi bắt nạt (Bullying Questionnaire), gọi tắt là BQ được thiết kế bởi Trần Văn Công, Bahr Weiss và David Cole (chưa xuất bản). Bảng hỏi bao gồm 13 câu, bao gồm các câu như: “Em đá hoặc đánh các bạn khác”, hoặc “em gọi bạn khác bằng biệt danh xấu”, “em làm bẩn hoặc làm hỏng đồ của bạn khác” và “ em nói những lời không hay hoặc tục tĩu với bạn khác”.

Mỗi câu của thang đo cũng được đánh giá trên các thang điểm sau: 0 là “không bao giờ”, 1 là “thỉnh thoảng”, 2 là “thường xuyên” và 3 là “rất thường xuyên”.

Phân tích nhân tố cho thấy thang đo bắt nạt có một nhân tố duy nhất. Kiểm tra độ tin cậy cho thấy bảng hỏi thang đo bắt nạt có độ tin cậy 0,790, ở mức chấp nhận được.

Các thang đo nhân cách EPI và NEO FFI

Ở Việt Nam chưa có thang đo nhân cách cho thanh thiếu niên được chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi. Trắc nghiệm nhân cách CPAI (The Chinese Personality Assessment Inventory) đang được thích nghi bởi Trường Đại học

38

Giáo dục có thể sử dụng cho trẻ em nhưng quá dài (hơn 500 câu) nên không thể sử dụng cho nghiên cứu bằng bảng hỏi trên diện rộng này.

Nhằm phù hợp với nghiên cứu này, trắc nghiệm nhân cách không thể quá dài, nên chúng tôi tạm sử dụng hai trắc nghiệm đã được dịch và Việt hóa là Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPI) và NEO FFI phiên bản ngắn 65 câu. Vì đây là hai trắc nghiệm dành cho người lớn được sử dụng trên học sinh phổ thông nên một số từ ngữ đã được thay đổi để phù hợp với lứa tuổi nhưng không làm thay đổi nội hàm câu hỏi.

Thang đo nhân cách EPI

Thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPI) là thang đo về các kiểu nhân cách, được đưa ra bởi Eysenck vào năm 1964. Sau khi đã thử nghiệm làm trên nhiều đối tượng. Trắc nghiệm này bao gồm 57 câu hỏi, đối tượng tự đọc và tự trả lời câu hỏi “Có” hoặc “Không”. Tuy nhiên để đáp ứng và phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình chúng tôi đã lược bỏ đi những câu sau trong phân tích thống kê: 6, 24, 36, 12, 18, 30, 42, 48, 54 vì đây là các câu kiểm tra độ tin cậy/trung thực của người trả lời, không cần thiết trong nghiên cứu này.

Trắc nghiệm Eysenck bao hàm 4 kiểu nhân cách và mỗi kiểu nhân cách có những nhóm đặc điểm sau: Một cá nhân có kiểu thần kinh không ổn định và nhân cách hướng nội thì sẽ có kiểu nhân cách Ưu tư thì bao gồm nhóm đặc điểm sau: khó tính, hay lo sợ, hồi hộp, cứng nhắc, giáo điều, bi quan, dè dặt, thận trọng, không thích giao tiếp, trầm lặng. Kiểu thần kinh không ổn định và với nhân cách hướng ngoại sẽ có kiểu nhân cách Sôi nổi thì bao gồm các đặc điểm sau: nhạy cảm, hay băn khoăn, hiếu chiến, dễ bị kích thích, tính bốc đồng, lạc quan, dễ bị thay đổi, nhanh nhẹn. Kiểu thần kinh ổn định và nhân cách hướng ngoại thì sẽ tạo ra kiểu thần kinh Linh hoạt và có những đặc điểm sau: thích giao du, cởi mở, lém lỉnh, tốt bụng, dễ dãi, vô tư, thích chỉ

39

huy, sôi nổi. Kiểu thần kinh ổn định cộng với nhân cách hướng nội thì tạo ra kiểu nhân cách Điềm tĩnh và có những đặc điểm sau: Thụ động, cẩn thận, tế nhị, nhã nhặn, có thiện chí, nghiêm túc, đáng tin cậy, điềm đạm, bình tĩnh.

Trắc nghiệm NEO FFI

Trắc nghiệm NEO FFI bao gồm 65 câu, đã được dịch và thích nghi về ngôn ngữ bởi nhóm tác giả Đinh Thị Kim Thoa, Lâm Tứ Trung, Bahr Weiss vào năm 2004. Các phương án trả lời bao gồm 0 = Hoàn toàn sai với em; 1 = Sai với em một chút; 2 = Không đúng cũng không sai; 3 = Đúng với em một chút; 4 = Hoàn toàn đúng. NEO FFI đo đạc năm lĩnh vực lớn của nhân cách là

Nhiễu tâm, Hướng ngoại, Cởi mở, Dễ đồng ý Tận tâm. Mỗi lĩnh vực bao gồm 13 câu hỏi. Khi phân tích, điểm số trung bình của mỗi lĩnh vực được sử dụng để tìm hiểu mối quan hệ với các thang đo bắt nạt và bị bắt nạt.

Bảng hỏi về các đặc điểm tính cách

Ngoài việc sử dụng trắc nghiệm nhân cách Eysenck và NEO FFI, chúng tôi xây dựng thêm ba câu hỏi để tìm hiểu về các đặc điểm tính cách thường thấy ở học sinh hay bắt nạt, ở học sinh hay bị bắt nạt và các em tự nhận xét về mình (các bảng hỏi 1, 3 và 7, ở phần Phụ lục). Ba câu hỏi này có phần trả lời như nhau, chỉ khác nhau ở câu hỏi, khi hỏi về người bị bắt nạt (câu hỏi 1), người đi bắt nạt (câu hỏi 3) và hỏi về chính học sinh đó (câu hỏi 7). Ba bảng hỏi này được thích nghi từ bảng hỏi dùng trong khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Si (2011), tìm hiểu về nguyên nhân của bắt nạt từ góc độ đặc điểm của người bị bắt nạt và bắt nat. Một số đặc điểm tính cách được nêu ra trong bảng hỏi như “không hòa đồng”, “tự cô lập”, “nóng tính”, “ghê gớm”.

40

Toàn bộ các bảng hỏi và thang đo đã được làm thử trên một số học sinh phổ thông trước khi đem đi điều tra thực sự để đảm bảo học sinh có thể hiểu rõ và đúng nghĩa mọi câu từ và chỉ dẫn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)