Lịch sử nghiên cứu về bắt nạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về bắt nạt

1.2.1.1.Những nghiên cứu về bắt nạt trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ những năm 70 của thế kỷ trước, với nghiên cứu đầu tiên của Dan Olweus, một nhà khoa học Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi. Ông đã đưa ra một định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân. Đa số bắt nạt xảy ra ở những học sinh có vẻ ngoài không hề bộc lộ một sự khiêu khích hay xúi giục. Trong cuốn sách Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì (1993), Olweus đã chỉ ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bắt nạt và đặc điểm của những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bị bắt nạt.

22

Năm 2001 một nghiên cứu được thực hiện bởi Tonja Nansel và cộng sự đã tìm ra rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm học. Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% nói rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của bắt nạt.

Năm 2002, Amie E. Green và Thomas H. Ollendickđã nghiên cứu Nạn nhân bắt nạt, tự đánh giá bản thân và lo âu ở học sinh tiểu học trên 279 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, trong đó học sinh nam chiếm 47%, học sinh nữ chiếm 53%. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 75/279 chiếm 27.7% học sinh bị bắt nạt. Trong đó, học sinh nam bị bắt nạt chiếm 55% (n=41) và nữ chiếm 45% (n=34). [23, tr 156- 163]

Một nghiên cứu khác có tên Mối quan hệ giữa hiện tượng bắt nạt và lo âu xã hội với sự cô đơn ở thanh thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy 27 học sinh chiếm 34% học sinh bị bắt nạt, trong đó học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ, hay theo một nghiên cứu khác cho thấy rằng hầu hết các học sinh đều có trải nghiệm bị hành hung, sách nhiễu hay bị bắt nạt và ăn hiếp trong thời gian còn học ở trung học. Theo thống kê của Hội Các Nhà Tâm Lý Học Học Ðường ở Mỹ, 1/7 tổng số học sinh đã từng là kẻ hành hung sách nhiễu người khác hoặc là nạn nhân của vấn nạn này, và theo nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng có tới gần 75% giới trẻ ngày nay là thành viên của cuộc chạm

23

trán trước khi chúng bước vào bậc trung học. Vì vậy mọi đứa trẻ đều có thể trở thành nạn nhân của các vụ bắt nạt.

1.2.1.2.Những nghiên cứu về bắt nạt ở Việt Nam.

Khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG HN thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.

Một kết quả khảo sát khác của Nguyễn Văn Tường) [10, tr 63-73], nghiên cứu về bạo lực học đường cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì [10, tr 13].

Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến năm 2010 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia bắt nạt, đánh nhau và bị xử lý kỷ luật.

24

Một nghiên cứu khác về hiện tượng bị bắt nạt đã được thực hiện bởi hai tác giả Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si với đề tài “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh phổ thông”[1, tr 37-45]. Nghiên cứu này được thực hiện trên 161 học sinh từ 3 trường Tiểu học và 1 trường trung học cơ sở thuộc các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận: “Tỉ lệ trẻ bị bắt nạt là đáng báo động: trong số 100 trẻ thì có 38 trẻ (hơn 1/3) thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất một hình thức bắt nạt. Phổ biến nhất là bắt nạt về các mối quan hệ như bêu xấu, làm bạn bè xa lánh

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam, vấn đề bắt nạt đã và đang được các nhà khoa học, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm và đang có những hoạt động thiết thực nhất trong việc tìm hiểu và nỗ lực đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiếu vấn nạn bắt nạt ở trong nước, và góp phần nói lên tiếng nói chung về hiện tượng bắt nạt trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)