Chăn nuôi dê hiện nay có nhiều lợi thế hơn so với một số ngành chăn nuôi khác (như dê là con vật dễ nuôi; nguồn thức ăn rất dễ kiếm; đầu tư cho chăn nuôi dê ít hơn so với một số loại chăn nuôi khác; thị trường tiêu tăng nhanh...), nên nghề chăn nuôi dê đang được quan tâm và đầu tư phát triển tại một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc với số lượng và quy mô lớn
Trang 11
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ THÂM CANH
Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng canh tự túc, tự phát, thiếu kinh
nghiệm và kiến thức kỹ thuật Phần lớn giống
dê là dê cỏ địa phương có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp Chăn nuôi dê hiện nay có nhiều lợi thế hơn so với một số ngành chăn nuôi khác (như
dê là con vật dễ nuôi; nguồn thức ăn rất dễ kiếm; đầu tư cho chăn nuôi dê ít hơn so với một số loại chăn nuôi khác; thị trường tiêu tăng nhanh ), nên nghề chăn nuôi dê đang được quan tâm và đầu tư phát triển tại một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc với số lượng và quy mô lớn Khoa học và kỹ thuật cũng đang được áp dụng vào con giống và hình thức chăn nuôi
Tại thành phố Đà Nẵng, nghề nuôi dê được phát triển nhiều ở huyện Hòa Vang vì đây là địa bàn có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu thời tiết, giao thông, nằm trong thị trường tiêu
Trang 22
thụ tiềm năng Chăn nuôi dê đã và đang trở thành một hình thức mang lại thu nhập cho các hộ nông dân tại các xã vùng núi của huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
I MỘT SỐ TẬP TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DÊ
1 Tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn
Hiểu biết tập tính của dê rất quan trọng, vì nó giúp cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê hợp lý, phù hợp để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi
Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ So với trâu, bò, cừu, dê ăn được nhiều loại lá hơn
và có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá Một
số loài cây mà trâu, bò không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được
Dê rất phàm ăn và thường tìm thức ăn mới Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu, bò Nó có khả năng chịu khát rất giỏi (ví dụ một con dê nặng khoảng 18 –
20 kg thì một ngày mùa hè có khi chỉ uống khoảng 0,5 - 0,7 lít nước)
Do cấu tạo môi dê mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu, bò , dê còn có khả năng đứng bằng hai chân, bứt các loại lá cây, hoa trên cao, thậm chí trèo hẳn lên cây để chọn, bứt các phần ngon Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m Thức ăn để sát mặt đất dê thường khó ăn và phải quỳ hai chân trước xuống để ăn Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn bùn đất dê thường bỏ lại không ăn
Dê là loài vật có tính khí ưa chạy nhảy và hiếu động Chúng rất nhanh nhẹn và di chuyển rất nhanh trong khi kiếm
Trang 32 Đặc điểm tiêu hóa thức ăn
Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ
tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế Ở dê trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh, chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê rất lớn, phong phú về chủng loại và có sự khác biệt so với trâu, bò Bởi vì dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn Nó có thể
ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, cỏ bướm,
Cũng như ở các loài nhai lại khác, dạ cỏ được coi như
“một thùng lên men lớn” Tiêu hoá ở dạ cỏ có vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ nhờ quá trình lên men của vi sinh vật
Vi sinh vật trong dạ cỏ sinh sôi và phát triển mạnh nhờ
có các điều kiện thuận lợi: môi trường hiếm khí (nồng độ oxy nhỏ hơn 1%); nhiệt độ 38- 410C; độ ẩm 80-90%; nhu động
Trang 44
của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại ở dạ cỏ lâu, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho vi sinh vật
Môi trường dạ cỏ trung tính (pH = 6,5-7,4) và tương đối
ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển.Việc giữ môi trường trung tính và ổn định là nhờ tác dụng trung hoà axit của nước bọt
Cũng như đối với các loài gia súc nhai lại khác, nuôi dưỡng dê thực chất là cung cấp và tạo các điều kiện thuận lợi nhất để cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển
3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Cũng như các gia súc khác, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui luật giai đoạn Có thể chia thành các giai đoạn: giai đoạn bào thai, giai đoạn sơ sinh, giai đoạn dê non
và giai đoạn trưởng thành Ứng với mỗi giai đoạn có các đặc điểm khác nhau và yêu cầu khác nhau về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng mà người chăn nuôi cần nắm vững
Sự sinh trưởng và phát triển từng giai đoạn của dê phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và môi trường Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất, tiếp đến là giai đoạn từ 3 đến 12 tháng Từ sau 12 tháng tuổi, cường độ sinh trưởng giảm dần cho đến giai đoạn trưởng thành Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái
Thông thường, dê sơ sinh có khối lượng 2,5-3,5kg Lúc
3 tháng tuổi đạt 9-12kg; 12 tháng đạt 23-29kg và khi 18 tháng tuổi đạt 30-40kg
Trang 55
4 Đặc điểm sinh sản và tiết sữa
Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu, bò Thông thường, dê động dục lần đầu lúc 6-8 tháng tuổi, phối giống lần đầu lúc 8-10 tháng và đẻ lứa đầu lúc 14 tháng Chu kỳ động dục của dê kéo dài 19-21 ngày Thời gian động dục kéo dài 36-40 giờ (đôi khi kéo dài trên 02 ngày) Khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu
la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác Nếu dê đang tiết sữa thì năng suất sữa giảm đột ngột Thời gian mang thai là 150 ngày (5 tháng)
Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê thay đổi theo giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và ngoại cảnh Bầu vú dê nằm ở dưới bụng, giữa hai chân sau, gồm hai tuyến sữa và hai núm vú độc lập với nhau
Sản lượng sữa của dê tùy thuộc vào giống, lứa đẻ, chế độ dinh dưỡng, quản lý, Năng suất sữa trung bình mỗi con khoảng từ 0,7-1,5 lít Có những con cho năng suất sữa cao hơn, đạt 2,0-2,5 lít/ngày
II CÁC GIỐNG DÊ VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
1 Các giống dê chính hiện có tại Việt Nam
a Giống dê nội
- Dê địa phương (dê cỏ)
+ Dê Cỏ được nuôi ở hầu hết các vùng sinh thái của nước ta theo phương thức chăn thả quảng canh, với mục đích lấy thịt Dê Cỏ thuộc loại dễ nuôi, khả năng thích ứng rộng và
có khả năng chống chịu với bệnh tật rất tốt Thịt dê Cỏ thơm ngon, được ưa chuộng
Trang 66
+ Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau nhưng
đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng
+ Khối lượng cơ thể: trưởng thành: dê cái 28-32kg, dê đực 32-35kg; Sơ sinh: 1,7 – 1,9kg
+ Khả năng cho sữa : 350 – 370g/ ngày với chu kỳ cho sữa từ 90 – 105 ngày
+ Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 6 - 7 tháng tuổi, đẻ trung bình 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa
- Dê Bách Thảo
Trang 77
+ Có nguồn gốc ở Phan Rang, Ninh Thuận, được lai pha tạp nhiều đời của một số giống nhập nội Đây là giống kiêm dụng sữa – thịt Dê Bách Thảo hiền lành, phù hợp với nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả
+ Giống dê Bách Thảo có sống mũi dô, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm Đầu thô, dài, phần lớn dê không sừng, một số có sừng thì sừng nhỏ, chếch ra hai bên và chĩa về phía sau, tai to cúp xuống, nhiều con có hai mấu thịt ở
cổ gọi là hoa tai Màu lông chủ yếu là đen hoặc đen loang sọc trắng, vá trắng, đốm trắng, đốm đen
+ Khối lượng cơ thể: trưởng thành con cái 36 - 40kg; con đực 46 - 53kg; sơ sinh 2,6 – 2,8kg
+ Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 7 - 8 tháng tuổi, đẻ trung bình 1,7 con/ lứa và 1,8 lứa/ năm
+ Khả năng cho sữa 1,1 - 1,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa
là 148-150 ngày
b Giống dê ngoại nhập
- Dê Jumanpari ( nhập từ Ấn Độ)
Trang 88
+ Là giống dê có nguồn gốc ở Ấn Độ, rất nổi tiếng và được nuôi phổ biến ở hầu khắp Ấn Độ Dê Jumanpari có tầm vóc lớn là giống dê kiêm dụng sữa - thịt nhưng đang có chiều hướng phát triển thành hướng chuyên sữa Dê Jumnapari phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức
+ Màu lông không đồng nhất, chủ yếu là màu trắng vá nâu ở vùng đầu, cổ Tai dài, mềm và cụp xuống có thể dài đến 25- 31cm, chân cao
+ Khối lượng cơ thể: trưởng thành con cái 40 - 45kg, con đực 70 – 80kg, sơ sinh: 2,8 - 3,5kg
+ Khả năng cho sữa: 1,3 - 2,5kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 180 - 185 ngày
+ Khả năng sinh sản: Phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, đẻ trung bình 1,3 con/ lứa và 1,3 lứa/ năm
- Dê Beetal (nhập từ Ấn Độ)
Trang 99
+ Có nguồn gốc ở Ấn độ, là giống dê kiêm dụng sữa - thịt Dê Beetal phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành và dễ nuôi
+ Màu lông chủ yếu là đen, đen loang trắng, nâu cánh gián, rám vàng Chân cao, mặt gồ, sống mũi cong lồi, tai dài
và to rũ xuống Dê Beetal có sừng cong về sau, đuôi ngắn, bầu vú phát triển
+ Khối lượng cơ thể: trưởng thành con cái 45 - 50kg; con đực 70 - 80kg; sơ sinh 3,0 - 3,5kg
+ Khả năng cho sữa: 1,7 - 2,6 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 190-200 ngày
+ Khả năng sinh sản: Giống dê này thành thục sinh dục muộn, đẻ 1,4 - 1,5 con/lứa và 1,2 - 1,4 lứa/năm
- Dê Barbari (nhập từ Ấn Độ)
+ Dê Barbari
có nguồn gốc ở
Ấn Độ và là giống kiêm dụng thịt - sữa Dê Barbari có tầm vóc vừa phải, thân hình thon chắc, dễ nuôi, ăn tạp, chịu đựng kham khổ tốt và hiền lành, thích ứng rộng
+ Màu lông trắng, đốm vàng hoặc đen, tai nhỏ
Trang 10+ Khối lượng cơ thể: sơ sinh 2,5-3,0kg; trưởng thành: dê cái 50-55kg, dê đực 60-70 kg
+ Khả năng sinh sản: dê cái đẻ 1,4 con/lứa và 1,5 lứa/năm
+ Khả năng cho sữa: trung bình 3 - 3,5 lít/ngày, có con đạt 5,2 lít/ngày
Trang 1111
2 Kỹ thuật chọn giống
a Cách chọn dê cái
- Chọn dê cái giống hướng sữa:
Lựa chọn những con có đầu rộng hơi dài, hàm khỏe, vẻ mặt linh hoạt; cổ dài mềm mại nhọn về phía đầu; chân trước thẳng, cân đối; lưng thẳng có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt Núm vú to dài 4 - 6cm gắn chặt vào phần bụng, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa
Ngoài ra còn chú ý chọn những con có chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn những con khác trong đàn tại thời điểm sơ sinh, lúc 6 tháng tuổi, lúc phối giống, tuổi đẻ lứa đầu tiên Nên chọn những con dê cái từ giống có sức chống chịu cao, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp,
có năng suất sữa cao, dễ vắt sữa, thời gian cho sữa kéo dài
Có khả năng sinh sản tốt với khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống cao
- Chọn dê cái giống hướng thịt:
Chọn những dê cái có thân hình đều đặn, đầu nhỏ, cổ vừa phải và thon; ngực nở và sâu; lưng thẳng và rộng; chân khỏe;
da mềm mại, lông mượt Bộ phận sinh dục nở nang, khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 - 20kg lúc 9 - 10 tháng tuổi
a Cách chọn dê đực
- Chọn dê đực giống hướng sữa:
Trang 1212
Nên chọn những dê đực để giống có thân hình cân đối, đầu rộng, cổ to ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn to và đều đặn
Chọn con đực từ bố mẹ có năng suất cao, ở lứa thứ 2 và thứ 4; chọn con đực là con một; chọn những dê đực có khả năng thụ tinh mạnh và tỷ lệ thụ thai cao
Chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa của dê con sau này
- Chọn dê đực giống hướng thịt:
Dê đực có đầu to, cổ khỏe, thân hình cân đối, xương chắc, đùi nổi bắp thịt, khỏe mạnh Hai tinh hoàn to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, linh hoạt, tính dục hăng và được chọn
từ đàn có bố mẹ đẻ sai, đàn con khỏe mạnh, ăn tốt chóng lớn
Dê đực có sức chống chịu cao, chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh không phù hợp
c Những loại dê không được chọn làm giống
- Không chọn những con không có nguồn gốc và lý lịch
rõ ràng hoặc bố mẹ, ông bà thuộc loại còi cọc, năng suất thấp
- Có cách đặc điểm ngoại hình như: đầu dài, trụi lông tai,
cổ ngắn, sườn thẳng, bụng nhỏ Tứ chi không thẳng, vòng kiềng, yếu ớt và không chắc chắn Móng chân không gọn, đều
Trang 1313
Chuồng trại dê so với các chuồng của các vật nuôi khác thì đơn giản và rẻ tiền hơn Tuy nhiên cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Giảm được sự bất lợi của thời tiết
- Tránh rủi ro do trộm cắp
- Quản lý và đo lường được năng suất chăn nuôi
- Tránh phiền phức cho xã hội do dê phá phách
1 Vị trí
Do đặc tính dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy vị trí chuồng trại phải đáp ứng các yêu cầu trên Hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam để mát về mùa hè
ấm về mùa đông
Tùy điều kiện đất đai, bãi chăn thả, qui mô đàn để chọn và định vị trí chuồng trại Tuy nhiên chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý
Trang 1414
2 Vật liệu làm chuồng
Do đặc điểm cấu trúc chuồng dê đơn giản cho nên vật liệu làm chuồng chủ yếu các vật liệu có sẵn tại địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền: Gỗ tận dụng, tre, thân cây dừa, thân cây cau, lưới sắt B40
Các loại lá tranh nứa, dừa nước, ngói, tôn hoặc phibrô ximăng đều có thể làm nguyên liệu lợp mái
3 Các kiểu chuồng trại
Chuồng dê có thể phân ra thành các loại như sau:
- Chuồng riêng rẻ (chuồng đơn)
- Chuồng sàn có chia ngăn
- Chuồng sàn không chia ngăn
- Chuồng trệt không chia ngăn
- Chuồng nhốt chung trong một khu rào
Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn
- Chuồng sàn có chia ngăn: Chuồng sàn có chia ngăn áp
dụng đối với dê nuôi lấy sữa Kiểu chuồng này có thể chia theo nhóm dê như vắt sữa, chửa, hậu bị và dê con
Kích thước chuồng sàn chia ngăn theo cá thể mỗi ô cần: dài 1,5 - 1,6m, rộng 0,8 - 1,0m, cao 1,5 - 2,0m
- Chuồng sàn không chia ngăn: Kiểu chuồng này được
phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt Loại này vách ngăn ít tốn kém hơn và chỉ cần cửa rộng cho toàn bộ đàn dê ra vào dễ dàng Máng ăn có thể đặt chạy dài
theo mái lợp Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi
Trang 1515
Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con
- Chuồng úm dê con: Ðể tăng cường sức khỏe và tỷ lệ
nuôi sống cần có chuồng úm dê con, chuồng úm dê con cần
phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng
Kích thước chuồng úm dài 0,8 - 1,2m, rộng 0,6 – 0,8m, cao 0,6 – 0,8m Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh
4 Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi dê
- Khung chuồng: Khung chuồng dê được làm bằng gỗ
hay tre Phần chân đỡ chuồng có thể xây bằng gạch có độ cao
50 - 70cm, phía trên đặt các thanh dầm đáy bằng gỗ chắc tạo khung chuồng dê
- Sàn chuồng: Là nơi đi lại sinh hoạt của dê hàng ngày
cho nên cần phải làm bằng vật liệu cứng bền như gỗ, sàn cao
so với mặt đất khoảng 50 - 70cm Các thanh lót chuồng đều nhẵn và thẳng, có khe hở rộng 1,5 - 2,0cm bảo đảm cho phân lọt qua dễ dàng song không rộng quá làm kẹt chân dê, nhất là
dê con Nếu làm bằng tre thì phần cật tre phải hướng lên phía trên mặt để tránh đọng phân và nước tiểu, các thanh nan phải thẳng, không cong, vặn và được vát cạnh để giảm độ sắc, có thể làm xước sát chân và móng dê
Trang 1616
- Vách ngăn: Vách ngăn mục đích là cầm giữ dê ở một
vị trí nhất định, vật liệu làm vách cũng giống như vật liệu làm sàn:
gỗ, tre, hay lưới sắt B40… Kích thước giữa các thang vách cách nhau
08 - 12cm, có
độ cao từ mặt sàn lên 1,5 - 1,8m Vách ngăn phải đảm bảo khoẻ, chắc chắn, không có móc sắc gây tổn thương cho dê Vách ngăn tốt nhất
là đóng nan dọc theo ô chuồng tránh kẹt chân dê vào vách Ngăn nuôi dê đực cần được làm chắc chắn hơn
- Cửa chuồng: Cửa lên xuống chuồng dê phải có độ rộng
lớn hơn kích thước thân dê (khoảng 60 - 70cm) để dễ đi lại và tránh cọ sát, đặc biệt đối với dê đang mang thai Vật liệu làm cửa chuồng có thể bằng tre, gỗ, nhựa Do sàn chuồng thường cao hơn nền chuồng và sân chơi 0,7-1,0m nên cần làm cầu thang cho dê lên xuống dễ dàng Cầu thang có thể làm to hay nhỏ, bằng gỗ hay tre tùy theo kích thước của chuồng và từng
ô chuồng Hiện nay do gỗ đắt nên thường dùng các vật liệu bằng gạch, đá để xây bậc làm cầu thang sẽ bền và rẻ hơn Cửa
Trang 1717
chuồng có thể thiết kế để vừa làm cửa chắn vừa làm bậc lên xuống khi hạ xuống mỗi khi cho dê vào chuồng
- Mái lợp: Mái chuồng có độ cao vừa phải để tránh gió
lùa, nhưng phải đảm bảo chắc chắn, có độ dốc đảm bảo dễ thoát nước và nhô ra khỏi thành chuồng ít nhất 60cm để tránh mưa hắt hay ánh nắng trực tiếp chiếu vào dê Tùy theo kiểu chuồng trại và qui mô đàn có thể lợp 1 mái, 2 mái; mái ngắn hoặc mái dài Mái chuồng làm bằng tre, gỗ và có thể lợp ngói, tranh nứa, tôn hoặc phibrô ximăng
- Nền đất: Nền đất phía dưới sàn chuồng làm cao hơn bề
mặt tự nhiên 0,3m, có độ dốc 30-350 hay 30-35% về phía sau
để thuận lợi cho việc vệ sinh chuồng trại Nền chuồng tốt nhất
là láng bằng lớp vữa ximăng hay đất nện chắc Phía sau chuồng nên làm rãnh và hố ủ phân để thu gom và xử lý phân, rác thải, hạn chế ô nhiễm khu vực chuồng trại và ngăn ngừa bệnh tật Phía trước gầm chuồng nên làm hàng rào chắn để
ngăn không cho dê chui vào gầm hay chạy ra đằng sau
- Máng đựng thức ăn, nước uống:
+ Máng thức ăn thô xanh nên làm phía trước, ngoài thành chuồng, có lỗ cho dê ăn, ô này cách sàn chuồng 40 - 60cm, kích thước 25 x 30 cm để dê dễ dàng thò đầu ra lấy thức ăn Máng thức ăn thô xanh có thể làm bằng gỗ, tre nứa hay bằng nhựa, kích thước 30cm x 50cm x 25cm
+ Máng thức ăn tinh được làm bằng gỗ, tre hay nhựa và treo bên trong thành chuồng, cách sàn chuồng 50 - 60cm ở vị trí mà người nuôi dễ vệ sinh và đổ thức ăn tinh vào Kích thước máng thức ăn tinh là: 30cm x 15cm x 10 cm
Trang 18- Sân chơi: Để quản lý phối giống và đàn dê nói chung,
chuồng nuôi dê nhất thiết phải có sân chơi Sân chơi được làm trước cửa chuồng dê có kích thước đảm bảo tối thiểu 1,5m2/01 con dê, Sân chơi thường có diện tích rộng bằng ba lần diện tích chuồng nuôi Nền sân chơi láng ximăng hay bằng đất nện chặt, xung quanh có hàng rào Hàng rào sân chơi được làm từ tre, gỗ hay lưới B40, nhưng phải đảm bảo chắc chắn Khu vực sân chơi phải quang đãng, thoáng mát, có
bóng râm, phẳng không đọng nước
IV KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
1 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê con
a Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi)
- Sau khi dê con sinh ra dùng khăn sạch, khô, mềm lau toàn bộ cơ thể dê con; móc nhớt trong miệng, mũi; bóc móng chân
- Cắt rốn theo cách như sau: dùng tay trái cầm cuống rốn, kẹp rốn giữa ngón cái và ngón trỏ của tay phải đồng thời vuốt nhẹ theo hướng ra ngoài, dùng dây chỉ bền chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 4 - 5 cm, sau đó dùng kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1,0 - 1,5 cm và sát trùng vết cắt bằng cồn iốt 5% hoặc nước oxy già
- Cho dê con bú sữa đầu ngay, không được để chậm Sữa đầu rất tốt và quan trọng đối với dê con vì chứa nhiều chất
Trang 1919
dinh dưỡng và đặc biệt chứa nhiều kháng thể, giúp dê con có sức đề kháng chống lại bệnh tật và phát triển khoẻ mạnh sau này Nếu để chậm cho dê con bú thì lượng các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa đầu giảm dần và dê con không được sử dụng
Có thể cho bú trực tiếp hoặc bú bằng bình, mỗi ngày 3 -
4 lần hoặc để dê con bú tự do Nếu dê con yếu, cần vắt sữa ra bình cho dê bú Nếu dê mẹ không cho con bú, phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ những tia sữa đầu rồi vắt sữa vào miệng dê con, cho đến khi dê mẹ quen và cho con bú Cho bú đều cả hai vú
- Lót ổ bằng rơm rạ mềm, khô cho dê con nằm Phải giữ
ấm cho dê con, nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho dê con Không được cho dê con xuống đất tránh tiếp xúc với mầm bệnh
b Giai đoạn bú sữa thường (từ 7 ngày tuổi đến cai sữa)
Giai đoạn này kéo dài 3 tháng Trong chăn nuôi quảng canh, có thể để dê con theo mẹ và bú tự do cho đến khi cai sữa Cũng có thể tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa:
- Trường hợp nuôi dê cao sản (trên 1lít sữa/ngày): vắt sữa mỗi ngày 02 lần (sáng và chiều) Ngay sau mỗi lần vắt sữa cho dê con vào bú mẹ để khai thác hết lượng sữa còn lại Xác định lượng sữa dê con bú được bằng cách cân dê con trước và sau khi bú mẹ Trên cơ sở lượng sữa bú được có thể phải cho bú thêm bằng bình, đảm bảo cho mỗi con, mỗi ngày được ăn 450 - 600ml sữa
- Đối với chăn nuôi hộ gia đình và dê cho sữa dưới 1lít/ngày: áp dụng phương thức tách dê con khỏi dê mẹ ban
Trang 2020
đêm (từ 5h00’ chiều hôm trước đến 6h30’ sáng hôm sau) Vắt sữa ngày một lần vào buổi sáng, sữa thu được là sữa hàng hoá Sau đó cho dê con theo bú mẹ cả ngày và không cần cho
bú thêm bằng bình
Cần lưu ý: sữa vắt ra cho dê con ăn ngay Dụng cụ chứa
sữa như bình, xô, chậu … phải rửa sạch sẽ
- Bắt đầu từ tuần tuổi thứ ba, tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu, chất lượng tốt: cỏ non phơi tái, cỏ khô sạch, bột cám, bột ngô, bột đậu tương rang…, lượng thức ăn tăng dần cho đến khi dê con tự ăn và không cần sữa mẹ
- Cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho dê con Thường xuyên quét dọn chuồng trại, bảo đảm chuồng trại
luôn khô ráo, sạch sẽ
- Mỗi ngày cần bố trí cho
dê con vận động
1 - 2 giờ trên sân chơi cạnh chuồng hoặc trên bãi chăn Những con còi cọc, cần bổ sung thêm premix khoáng, các vitamin A, D, E, B complex … Trước khi cai sữa, sử dụng Levamisole tẩy giun đũa cho dê con
Trang 2121
c Lượng sữa và thức ăn tinh hàng ngày cần cho một con dê
- Dưới 3 tuần tuổi: 400 - 600g sữa
- Từ 22 đến 42 ngày tuổi: 500 - 800g sữa và 30 - 35g thức ăn tinh
- Từ 43 đến 90 ngày tuổi: 500 - 600g sữa và 50 - 100g thức ăn tinh
2 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê hậu bị
- Giai đoạn nuôi hậu bị kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, đối với dê cái (thời gian từ sau khi cai sữa cho đến khi dê có chửa lần đầu) và 8 - 9 tháng đối với dê đực (thời gian từ sau khi cai sữa cho đến khi sử dụng dê đực để phối giống)
Dê hậu bị cần tăng trưởng nhanh trong giai đoạn chưa thành thục sinh dục nên được nuôi dưỡng tốt, nhưng tránh chúng bị mập mỡ lúc đã trưởng thành sinh dục Thiếu dinh dưỡng dê sẽ trưởng thành sinh dục chậm, tính hăng và số lượng tinh trùng giảm
- Để đảm bảo đàn giống chất lượng tốt, ngay trước khi cai sữa, cần tiến hành chọn những con dê đực, dê cái tốt nhất trong đàn để nuôi hậu bị: chọn những con có ngoại hình đẹp, cân đối, mang những đặc trưng của giống, sinh trưởng tốt và
có các cơ quan sinh dục phát triển bình thường Không chọn nuôi hậu bị làm giống những con còi cọc, ốm yếu, phát triển không cân đối
- Trong giai đoạn nuôi hậu bị cần bảo đảm (thông qua chăn thả hoặc cho ăn tại chuồng) cho mỗi con, mỗi ngày (tùy theo khối lượng và tuổi dê):
+ Thức ăn thô: 2 - 5kg
Trang 2222
+ Thức ăn tinh: 0,2 - 0,5 kg
Đối với thức ăn tinh, cần hạn chế sử dụng các loại thức
ăn giầu năng lượng như ngô, sắn, gạo … để tránh cho dê hậu
bị nhanh béo mà vẫn bảo đảm cho dê sinh trưởng, phát triển bình thường
- Cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê
- Mỗi ngày cho dê vận động 3 - 4 giờ
- Hàng ngày làm vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, máng
ăn, máng uống Luôn bảo đảm chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ
- Đối với dê đực giống hậu bị, phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi đạt 11 - 12 tháng tuổi
- Thời kỳ đầu sau khi cai sữa là thời kỳ chuyển tiếp từ bú sữa mẹ sang tự thu nhận các loại thức ăn vì thế dê con thường
bị khủng khoảng, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy Để đề phòng những trường hợp này cần lưu ý cho dê ăn các loại thức ăn chất lượng tốt; thức ăn, nước uống phải rất sạch sẽ; chuồng nuôi, sân chơi phải khô, sạch Nếu chẳng may dê bị ỉa chảy hoặc chướng bụng đầy hơi, phải xem xét nguồn thức ăn, nước uống và có biện pháp điều trị kịp thời
3 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê đực giống
- Dê đực giống phải nhốt tách riêng với dê cái Có thể nhốt vào ô cuối chuồng để tạo tính hăng cho chúng Chuồng trại bảo đảm khô ráo và sạch sẽ
- Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho một dê đực giống có
khối lượng khoảng 50kg như sau:
+ Cỏ: 04 kg
Trang 234 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê cái sinh sản
a Phối giống
- Đối với dê cái, nên cho phối giống lần đầu khi đạt tuổi
và trọng lượng tối thiểu cần thiết Dê Bách Thảo thường là
7-9 tháng tuổi, trọng lượng 17-9 - 20kg Trong thực tế sản xuất,
áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên của dê cái, sau đó mới phối giống Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5 – 2,0 tháng, đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại
- Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan
hệ là anh chị em ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó
- Chu kỳ động dục của dê là 19 - 21 ngày, kéo dài 1 - 3 ngày Khi động dục, âm hộ hơi sưng, có màu đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột Khi phát hiện được triệu chứng dê động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật thì sau 18 - 36 giờ cho giao phối là thích hợp Trong sản xuất, khi phát hiện dê động dục ngáy hôm nay thì
Trang 24b Dê cái mang thai
- Sau khi phối giống, theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày) mà không thấy dê động dục trở lại
là có thể dê đã thụ thai Dê mang thai trung bình 150 ngày (biến động từ 145 - 157 ngày), vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho
dê trước 140 ngày
- Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng tăng dần, đặc biệt
ở 2 tháng cuối cùng dê cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường, biểu hiện ở thể trạng bên ngoài là lông mượt và tăng cân Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để
dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sinh
+ Ba tháng chửa đầu tiên: 3 - 5 kg thức ăn thô/con/ ngày; 0,3 - 0,5 kg ăn tinh/con/ngày
+ Hai tháng chửa cuối: 4 - 5kg thức ăn thô/con/ngày; 0,4 - 0,6 kg thức ăn tinh/con/ ngày
(Nếu nuôi theo phương thức bán chăn thả thì tùy theo tình hình và năng suất bãi chăn, lượng thức ăn thô bổ sung tại chuồng có thể bằng ½ khẩu phần nêu trên)
- Đối với dê đang cho sữa, tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm để bào thai phát triển tốt và tránh sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau
Chú ý: Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt như ngày 1 lần, rồi 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn
Trang 25- Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được chu đáo
c Dê đẻ
- Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được
vệ sinh tiêu độc, khô, sạch, ấm và yên tĩnh
- Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa
- Có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các loại dụng cụ như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ
để cắt rốn cho dê sơ sinh
- Dê đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng ở âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp
đẻ Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ Bình thường thai sẽ được đẩy
ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ Thường dê đẻ từ 1 - 4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai
- Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hỗ trợ bằng cách đưa tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận, khi lôi thai ra phải cẩn thận, hai tay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ Điều quan trọng trước khi can thiệp là xác định đúng vị trí ngôi thai hiện tại
Trang 2626
- Khi dê con ra được ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch, mềm, khô, lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, bốn chân Sau đó, vuốt sạch máu từ cuống rốn trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng
3 - 4cm, dùng dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1,0 - 1,5cm rồi sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc ôxy già
- Sau khi đẻ hết con (khoảng 30 phút đến 4 giờ) nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau Trường hợp đẻ khó hoặc sau đẻ bốn giờ mà nhau vẫn chưa ra thì mời bác sĩ thú y can thiệp
- Dê mẹ đẻ xong cho uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5 - 10% Hàng ngày sau đó cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần xác định Không cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và
củ quả để tránh dê bị chướng bụng đầy hơi
- Sau đó, rửa sạch bầu vú và âm hộ (vệ sinh khô, sạch) Trường hợp nếu dê mẹ sưng nầm sữa thì chườm nước nóng
và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa
5 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê lấy sữa
Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo dê sữa sẽ cho năng suất cao
- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, khẩu phần của dê sữa: Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, bổ sung thêm protein thô từ 15 - 17%, thức ăn tinh hỗn hợp, premix khoáng sinh tố và muối ăn Lựa chọn các loại thức ăn
mà dê ưa thích để có nhiều sữa
- Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ nhất
và tháng thứ hai) cần cho ăn và vắt sữa 2 - 3 lần/ngày
Trang 2727
- Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3 - 5 lít/con/ngày) yêu cầu nước sạch có thường xuyên ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho dê 0,5kg/tháng/con trong suốt thời gian vắt sữa
- Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3 - 5 giờ/ngày, kết hợp xoa chải, bắt
ve rận
- Theo dõi sự thay đổi khối lượng của dê mẹ, 1 - 2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng lượng từ 5 - 7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và ổn định khối lượng Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng, hao hụt khối lượng dê mẹ lớn hồi phục chậm, sản lượng sữa sẽ giảm, dê không động dục trở lại, đôi khi sẽ bị bệnh bại liệt
- Dê cho sữa nhất là con cao sản thường dễ bị bệnh viêm
vú, vì vậy hàng ngày khi vắt sữa phải quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú màu sắc mùi vị của sữa, nếu thấy khác thường cần can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp bằng nước muối ấm 10%, dán cao tan hoặc bằng các biện pháp thú y thông thường khác
- Kỹ thuật vắt sữa:
+ Có đầy đủ dụng cụ như : xô vắt sữa, thùng chứa sữa, khăn lau… các dụng cụ này phải sạch sẽ, phải tráng nước sôi sau mỗi lần sử dụng
+ Vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa: dùng khăn mềm sạch nhúng nước ấm để lau bầu vú, núm vú và kích thích xuống sữa + Tuân thủ quy trình vắt sữa, cố định người vắt, giờ vắt, không ồn ào khi vắt sữa Thao tác vắt sữa nhẹ nhàng, đều
Trang 2828
đặn, thứ tự và nhanh Sau đó buông tay ra để sữa xuống căng núm vú và lặp lại thao tác trên Sau cùng vuốt hết sữa đọng trong núm vú
+ Lịch vắt sữa: Vắt sữa trước khi cho con vào bú mẹ
Vắt 1 - 2 lần tùy theo lượng sữa mẹ và số dê con đẻ ra
+ Xử lý sữa: Vắt sữa xong lọc qua 8 lớp vải màn sạch,
rồi đun cách thủy trong nước sôi khoảng 10 - 15 phút mới được sử dụng
6 Chăm sóc, nuôi dưỡng dê lấy thịt
- Thiến dê đực không làm giống lúc đạt 3 tuần và những
dê đực giả loại thải trước khi đưa vào vỗ béo
- Tẩy giun sán cho những dê đực vào dê cái già loại thải trước khi đưa vào nuôi lấy thịt và vỗ béo
- Nên nuôi theo phương thức bán chăn thả kết hợp với nuôi nhốt hoặc nuôi nhốt hoàn toàn Thời gian nuôi khoảng
01 - 3 tháng
- Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho dê, chú ý cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng Mỗi ngày cần đảm bảo cho mỗi con:
+ Thức ăn thô : 4 - 5kg;
+ Thức ăn tinh : 0,4 - 0,6 kg
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thân thể
dê Giai đoạn cuối, cần hạn chế dê vận động để giảm tiêu hao năng lượng
Trang 29Phân nhão có màu trắng tới vàng và nhão, sau đó thành dịch lỏng có mùi hôi Do bị mất nước nên dê con ốm, lông xù
Trước tiên cho dê con uống dung dịch điện giải để tránh mất nước và có thể điều trị bằng kháng sinh như neomycin hay sulfamide như sulfaguanidin Trên dê lớn có thể do nhiễm độc từ thức ăn hay ký sinh trùng hoặc cả hai Phải tìm ra nguyên nhân để điều trị
Vệ sinh chuồng trại tốt, bú đủ sữa đầu có thể phòng được bệnh này
2 Bệnh viêm phổi
Xảy ra trên mọi lứa tuổi ở dê Bệnh có thể do
Mycoplas-ma Bệnh này có thể lây lan do giọt nước mũi của thú bệnh Bênh xảy ra nhiều lúc ẩm ướt và có thể tử vong đến 100% Ngoài ra bệnh có thể gây ra do Pastuerella như P haemolytica hay P multocida Bệnh xảy ra khi thú bị stress như khi bị vận chuyển xa
Hiện đã có vaccin phòng ngừa, nhưng chưa có ở nước ta
Có thể chữa trị bằng kháng sinh như ampicilline, kanamycine hay tylosin hoặc sulfamid kết hợp với các thuốc trợ lực như caffein, sinh tố C, B
Trang 3030
3 Bệnh viêm ruột hoại tử
Gây ra do độc tố của trực trùng hiếm khí Clostridium perfringens nên mầm bệnh có thể tồn tại trong thiên nhiên rất lâu và lan truyền theo thức ăn, nước uống
Dê bệnh bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy có lẫn dịch nhờn hay máu và rất thối Dê hay nằm, sốt cao sau cùng có triệu chứng thần kinh và chết
Có thể điều trị bằng kháng sinh như terramycine hay neomycine kết hợp với, tiêm truyền glucose, caffein
Phòng ngừa bằng vaccine Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt
có thể hạn chế bớt tử số
4 Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm
Lây lan rất nhanh xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra nhiều trên dê theo mẹ và dê sau cai sũa Bệnh này có thể lây lan cho cả người
Nguyên nhân: Có thể do virus parapox xâm nhập vào dê qua chổ bị trầy xước…
Triệu chứng: Trong đàn nhiễm bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh ở
dê con thường tới 100% Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn; Các nốt mụn nước, mụn mủ tạo thành vết loét, rồi thành vẩy cứng chủ yếu ở trên môi, mép, cũng có thể xuất hiện ở mặt, tai, bầu vú, núm vú, bìu dịch hoàn, âm hộ, vách móng và sườn; Các vết loét có thể ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng được phủ lớp bựa trắng Dê đau đớn, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát…