1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng một số loại rau

9 762 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp trồng một số loại rau

Trang 1

KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP TRỒNGMỘT SỐ LOẠI RAU

-

ThS Trần Thị BaBộ môn Khoa Học Cây Trồng Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT

I GIỚI THIỆU

Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp là phương pháp canh tác phổ biến trong sảnxuất rau ở nhiều quốc gia trên thế giới như ở Mỹ, Hàn Quốc, Do Thái, Nhật Bản,Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, v.v trong hơn 10 năm qua Ở Việt Nam,trường Đại Học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng màng phủ nông nghiệp từ1992, nhưng tập trung nhất 1997-2000 Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long có hơn1.000 ha rau được trồng với màng phủ nông nghiệp Trong đó tỉnh An Giang đangsử dụng màng phủ hơn 400 ha chủ lực là trồng dưa leo tập trung tại huyện ChợMới; tại Tiền Giang, huyện Gò Công Tây khoảng 300 ha chuyên trồng cây dưa hấu.Hầu hết các tỉnh khác đều có sử dụng màng phủ trồng nhiều loại rau khác nhau,nhưng diện tích còn nhỏ chừng vài chục đến 100 ha Nhu cầu sử dụng màng phủtrong nước ngày càng tăng rõ rệt trong năm vừa qua.

Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo,mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng Hiện nay trên thị trường Việt Nam chỉ có mộtloại màng phủ là mặt trên có màu xám bạc và mặt dưới màu đen Màng phủ ViệtNam do Công ty Bao Bì Sài Gòn (SAPACO) sản xuất đầu tiên từ năm 1994 có chấtlượng tốt, ổn định được tiêu thụ mạnh nhất; ngoài ra còn có màng phủ của công tyBioted; công ty giống Cây Trồng Miền Nam và màng nhập từ Malaysia

Trang 2

Kích cỡ màng phủ có 5 loại, khác nhau về độ rộng của bề khổ: rộng 0,9 m; 1 m; 1,2m; 1,4 m và 1,6 m; chiều dài mỗi cuồn đều bằng nhau là 400 m; thời gian sử dụng từ1-4 vụ dưa leo hoặc 6-10 tháng ngoài đồng tuỳ theo chất lượng màng phủ và cáchbảo quản.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp nhằm mục đích tăng hiệu quả kinh tế một cách ổnđịnh cho người trồng rau.

II THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP

* Thuận lợi: Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau trên thế giớivà Trường Đại Học Cần Thơ đã cho thấy có nhiều thuận lợi:

1 Hạn chế côn trùng gây hại:

Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cungcấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnhsiêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa Ngoài ra còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắnphá rễ cây dưa; giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẫn trốn dưới đất lên cắn phácây rau vào ban đêm Vì vậy sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trênrau đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày sau khi trồng) Hiệu quả giảm sự tấn côngcủa côn trùng gây hại cũng giảm khi tán lá cây càng lớn.

2 Hạn chế bệnh hại:

Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm lên cây, bề mặt màng phủkhô nhanh sau khi mưa, bộ lá chân luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnhphát triển nên giảm được bệnh do nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảmbệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá dưa leo

3 Hạn chế cỏ dại:

Trang 3

Màng phủ có một mặt đen ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trongmàng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng.Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côntrùng gây hại, làm cỏ không những tốn chi phí mà còn làm làm động rễ ảnh hưởngđến sự sinh trưởng của cây rau.

4 Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc dất:

Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tướinước Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ câykhông bị úng nước, mặt liếp không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơixốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặtliếp.

5 Giữ phân bón:

Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm (Urea), làm giảm sự thẩm lậu và rửatrôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to Sự hấp thu các chất dinh dưỡng N, P,K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặtđất trần (không phủ); phân bón sử dụng cho rau hữu hiệu hơn

6 Hạn chế độ phèn, mặn:

Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảmsự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạtđộng tốt hơn, năng suất cây trồng tăng cao hơn.

7 Tăng nhiệt độ đất:

Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưadầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém; màng phủ giúp duy trì nhiệt độđất, bộ rễ phát triển tổn định, cây tăng trưởng khoẻ.

Trang 4

8 Hạn chế chuột:

Bề mặt màng phủ trơn, láng không thuận lợi cho chuột bò vào nên sản phẩm rau ítbị hại ở giai đoạn thu họach trái như cà chua, ớt, dưa leo và đậu cove nếu như trồngcó làm giàn cao ráo Có thể dùng màng phủ thay thế cao su bao quanh ruộng lúa,ruộng rau tránh chuột vì rẽ tiền hơn cao su thường dùng.

* Bất lợi:

1 Màng phủ được làm bằng nhựa khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó saukhi sử dụng xong cần thu gom tàn dư màng phủ tập trung lại đốt hoặc tìm chổ chônsâu Nếu vứt bừa bãi, màng phủ lưu tồn lâu ngày trong đất dễ gây ô nhiễm môitrường.

2 Giá màng phủ cao, đầu tư ban đầu nhiều, nông dân nghèo gặp khó khăn mặc dùlợi nhuận đem lợi khá hấp dẫn.

III HIỆU QUẢ CỦA MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP

Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau (dưa leo, cà chua, ớt,khổ qua, đậu que, .) của Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp,Trường Đại Học Cần Thơ 1997-2000 đã cho thấy:

Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp:

Trang 5

- Năng suất rau bình quân quanh năm cao hơn phương pháp canh tác truyền thống(phủ rơm hoặc không phủ) từ 10 - 30% trong điều kiện canh tác bình thường, tuynhiên ở những vùng đất có nhiều khó khăn như tỉ lệ cát cao, nưới tưới khan hiếm(nước mặn) như huyện Thạnh Trị, vùng ven biển huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năng suất có thể cao hơn 50-100% Rõ ràng màng phủ khắc phục được một phầnyếu tố bất lợi của môi trường

- Tiền lời tăng cũng khoảng 20-30% so với phủ rơm (tương ứng với phần năng suấttăng) sau khi đã trừ hết các chi phí đầu tư kể cả chi phí màng phủ Bởi vì sử dụngmàng phủ giảm chi phí làm cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và phân bón

- Cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền (phủ rơm), giúp nông dân đở cực khổhơn trong việc chăm sóc hàng ngày (như tưới nước, làm cỏ, phun thuốc sâu) Kỹthuật mới tương đối đơn giản, người dân có thể thực hiện được trên đất chuyên rẫyhoặc đất trồng lúa để trồng rau quanh năm.

- Làm thay đổi bộ mặt nông thôn, sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và đời sốngngười nông dân từng bước được nâng cao bởi thu nhập khá hơn.

IV KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP TRỒNG RAU

1 Chuẩn bị trước khi trồng:

- Lên liếp: Rất cần thiết vì có lên liếp thì bộ rễ cây mới phát triển tốt, tưới nước đượcdễ dàng Liếp cao trung bình 15-40 cm tuỳ theo mùa, mùa nắng lên liếp thấp, mưalên liếp cao

Thông thường liếp đơn rộng 0,7 - 1,0 m trồng 1 hàng rau như ớt, cà phổi, cà chua,dưa leo, khổ qua; sử dụng màng phủ khổ 0,9 m hoặc 1 m Nhưng trồng dưa hấu, bíđỏ, bí đao, bầu, mướp nên dùng khổ 1,2 m trồng 1 hàng trên liếp; lên liếp rộng 1 -1,2 m vì bộ rễ chúng phát triển rất rộng.

Trang 6

Nếu trồng hàng đôi (2 hàng/liếp) đối với cà phổi, cà chua, ớt, dưa leo,đậu đũa, đậucove dùng màng phủ khổ 1,2 - 1,4 m Trên đất ruộng, trồng hàng đôi có thể lênliếp rộng 1,2 - 1,5 m trồng 2 hàng dưa leo, nhưng dùng 2 màng phủ (khổ 1 m) đậysong song theo chiều dài liếp, chừa rảnh giữa rộng khoảng 10 cm và sâu 10 cm đểđi lại và tưới thêm lúc thu hoạch trái rộ sẽ cho năng suất tăng đáng kể

Những nông dân trồng rau có kinh nghiệm sử dụng màng phủ nông nghiệp thíchdùng màng phủ khổ rộng hơn mặt liếp, trùm kín chân liếp vì khỏi phải làm cỏ xungquanh mé liếp và giữ độ ẩm tốt hơn

- Rãi phân lót: Gồm toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/4-1/3 tổng lượng phânhoá học Bón bằng cách rãi phân trên toàn bộ mặt liếp, rồi xới trộn đều Nên bón lótlượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân bón nằm dưới màng phủ ít bị mất mácvà khi đã đậy màng phủ khó giở ra để bón phân.

- Cách phủ màng phủ: Trong mùa nắng, sau khi phơi đất, lên liếp, bón phân lót nêntưới nước trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ, đặc biệt ngay hàng sẽ trồng cây.Mùa mưa, không phơi đất được sau khi cuốc lên liếp, bón phân lót (có thể bồi bùnnhư ở huyện Gò Công Tây, Tiền Giang để vài ngày cho đất ráo, mặt đất hơi răn nứt)rồi đậy màng phủ

Cần 2 người thực hiện thao tác đậy màng phủ, dùng cây tròn đường kính 3-5 cm xỏxuyên qua lõi cuồn màng phủ, một người cố định ở một đầu liếp và một người kháckéo màng phủ theo chiều dài liếp, đến cuối liếp rồi cắt ngang Nên phủ kín cả haibên chân liếp để tránh cỏ mọc và giữ bộ rễ được tốt, trên nền đất lúa giữ mực nướccách mặt liếp 25-30 cm

Cố định màng phủ tránh gió tốc bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnhkhoảng 10 cm ghim hai bên mé màng phủ (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặcdùng tre chẻ lạc ghim mé liếp (trên đất có nhiều sét, mềm và dẽo), cũng có thể lắpđất tấn xung quanh mé liếp Trên nền đất lúa, đa số bà con trồng dưa hấu ở TiềnGiang dùng dây ni long cột mỗi đầu dây một đoạn cây dài khoảng 15 cm, chiều dài

Trang 7

dây bằng độ rộng của màng phủ, giăng dây ngang mặt màng phủ khoảng cách 1,5m một dây Cách này dễ vén lên để tưới nước hoặc bón phân sau này, nhưng dễbị gió lùa vén màng phủ dồn lên trên mặt liếp lúc cây mới trồng

1,2 Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bò, có khoét lổ thông gió xung quanh chân lon,làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 50 - 70 cm để đo khoảngcách, đốt than nóng cho vào trong lon Cách này thao tác đục lổ rất nhanh và đềumà không cần làm dấu vị trí lổ đục trước đó (1.000m2 đục lổ trong 30 phút), thựchiện dễ dàng trong mùa nắng Còn trong mùa mưa, mặt màng phủ ướt việc đục lổbằng than nóng khó thực hiện hơn, nên dùng lon có đường kính nhỏ 6 - 7 cm nhưlon nước yến hoặc lon cá mòi cắt bỏ viền cứng ở miệng lon, mài bén mép lon rồi đặtlon lên màng phủ, tay vừa ấn xuống và vừa xoay tròn, chỉ áp dụng dễ dàng trên mặtliếp bằng phẳng, rất dễ thực hiện trên đất ruộng, mềm và mặt liếp có bồi bùn vàingày sau.

- Xom lổ mặt đất: Dùng chày tỉa xom lổ đường kính rộng 7-8 cm Độ sâu tùy cáchgieo hột: gieo thẳng (xom lổ cạn 2-3 cm), còn đặt cây con (xom sâu 5-7 cm).

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B (20 g/10 lít) hoặcValidacin (20 cc/10lít) vào lổ trước khi đặt cây con

2 Trồng cây:

Rãi một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ (không nên dùng nhiều trotrấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con bịhóc, phát triển yếu), gieo hột hoặc đặt cây con vào lổ rồi lắp đất xung quanh gốc

Trang 8

Có sử dụng màng phủ nên cấy cây con sớm hơn bình thường (cà chua, ớt khoảng15-20 ngày thay vì 25-30 ngày) Nếu trồng trễ hơn cây cao quá, khi trồng trên màngphủ gặp nắng mạnh, cây bị héo lá hoặc chóp ngọn chạm đất bị cháy, cây mất sức,chậm phục hồi.

Cần xử lý côn trùng phá hại cây con bằng thuốc hột như Basudin 10H, Regent rãixung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m2).

3 Chăm sóc sau khi trồng:

- Tưới nước:

Trồng - 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ cây còn nhỏ, ăn cạn chưa cần nhiều nước, chỉcần đủ ẩm nên dùng thùng vòi thùng búp sen tưới đều trên mặt liếp giống như tướinước trồng không màng phủ, tưới 3-5 lần/ngày trong mùa nắng Chú ý tăng số lầntưới vào buổi trưa, giúp làm giảm nhiệt độ mặt liếp, cây con ít bị sốc

Để tránh cây con bị xoáy gốc có thể dùng rơm chặt ngắn 10 - 15 cm đậy trên hốcsau khi gieo hoặc sau khi cấy Ở những vùng gió nhiều, khi cây con lên khỏi mặtmàng phủ dùng một ít đất tấn xung quanh gốc giúp cây đứng vững Giai đoạn nàycây con trong màng phủ sinh trưởng chậm hơn cây con phủ rơm, do sức nóng củamàng phủ và việc cung cấp nước khó khăn.

Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùanắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rảnh, thường 2 - 4 ngày mới tưới một lần.Trên nền đất cát, bơm nước đầy rảnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vàotrong liếp Trên đất thịt (thịt pha sét) nền ruộng lúa, bơm nước cách mặt đỉnh liếp 10-15 cm, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, dở màng phủ theo dõi độ ẩm đấtrồi xả nước ra bớt, giữ mực nước trong rảnh cách mặt liếp 25 - 30 cm là tốt nhất,mỗi ngày tưới nước một lần bằng cách đi dưới mương vén màng phủ lên dùng thautát nước (phổ biến ở Tiền Giang) Giai đoạn 1 tháng sau khi trồng cây trong màngphủ tăng trưởng tốt hơn trồng phủ rơm.

Trang 9

- Bón phân thúc:

Tưới phân vào gốc: Giai đoạn cây nhỏ (dưới 20 ngày tuổi) dùng lon, ấm hoặc thùngvòi pha phân loãng tưới ngay gốc cây (trong lổ đục) chỉ sử dụng các loại phân dễtan (Urea hặc DAP) với số lượng ít.

Rải phân vào đất: Thường 2 lần vào các ngày (15-20 ngày và 30-40 ngày sau khitrồng đối với rau ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, đậu đũa, đậu cove, rải 3 lần đốivới rau dài ngày như cà chua, ớt, cà phổi, đậu bắp (ngoài 2 lần trên bón thêm 1 lần50-60 ngày) Mỗi lần khoảng 1/4 tổng lượng phân, có đủ các thành phần dinh dưỡngNPK

Cách bón phân tống: Có hai cách

Dùng lon đục lổ giữa 2 gốc cây rau hoặc 2 bên gốc cây rau, dùng chày tỉa xomxuống đất sâu 15 cm, rồi dùng muỗng cà phê múc phân bỏ vào lổ, phân sẽ tan từ từrất an toàn, nhưng nên bón phân hơn sớm

Giở màng phủ lên một bên rãi phân đều cách gốc 15-20 cm, cách này tốn công vàcây dễ bị ngộ độc phân vì rễ non của cây nằm sát mặt đất (chỉ nên rãi lượng phânnhỏ hoặc nên pha phân loãng để tưới nhiều lần cho hiệu quả tốt hơn).

Các loại rau thu hoạch nhiều lần, trong thời gian thu trái cũng nên tưới phân hỗnhợp N-P-K xen kẻ phân các đợt thu hoạch để kéo dài thời gian thu hoạch hơn vàgiảm tỉ lệ trái đèo.

Ngày đăng: 01/11/2012, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w