1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật trồng một số loài cỏ nuôi bò

5 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 18,18 KB

Nội dung

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CỎ NUÔI BÒ - Cỏ là thức ăn chiến lược của trâu bò Cỏ là thức ăn chính, là khẩu phần cơ sở => Muốn nuôi bò phải trồng cỏ - Tính toán diện tích trồng cỏ + Căn cứ vào nhu cầu về thức ăn thô xanh của bò: khoảng 10% thể trọng theo VCT hay 2% thể trọng theo VCK + Căn cứ vào năng suất của cỏ: phụ thuộc giống, đất trồng và trình độ thâm canh + Khả năng của các nguồn thức ăn thay thế - Chọn giống cỏ trồng + Căn cứ đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết + Đặc điểm của các giống cỏ có thể tìm được + Kinh nghiệm trồng cỏ ở địa phương Ví dụ về tính toán diện tích trồng cỏ Tính diện tích cỏ cần trồng để nuôi 10 bò - Giả sử bò có khối lượng bình quân là 200 kg/con - Cỏ định trồng là cỏ voi, ước tính năng suất 150 tấn/ha/năm Cách tính: - Nhu cầu: 200kg/con x 10% x10 con x 365 ngày/năm = 73.000 kg/năm - Diện tích cỏ voi cần trồng = 73.000/150.000 = 0,48 ha Bài 1: QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CỎ VOI, CỎ SẢ ĐỂ NUÔI BÒ Các giống cỏ thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam có thể trồng để chăn nuôi bò gồm có 4 loại chính: - Loại cỏ hòa thảo thân đứng, sống nhiều năm, trồng để cắt ăn tươi hoặc ủ xanh như cỏ voi, cỏ Su đăng - Loại hòa thảo thân đứng sống hằng năm (mỗi năm trồng 2-3 vụ) trồng để ăn tươi hoặc ủ xanh như cây ngô, cây cao lương - Loại hòa thảo thân bò hay thân bụi trồng để cắt ăn tươi hoặc chăn thả, hoặc có thể cắt phơi khô làm cỏ khô dự trữ như cỏ Ghi nê (cỏ sả), cỏ Păng- gô la, cỏ Béc mu đa, cỏ lông Pa ra. - Cỏ voi và cỏ sả là hai giống cỏ hòa thảo có năng suất cao, trồng rất phổ biến hiện nay để chăn nuôi gia súc nhai lại như bò, dê, trâu. Sau đây là phương pháp trồng và chăm sóc hai giống cỏ nói trên: 1. Cỏ voi (tên La tinh: Panisetum Purpurcum). Các giống cỏ voi hiện được trồng Phổ biến cho năng suất cao là Kingrass, Selection 1. Cỏ voi có thể cao tới 3-4m. Đây là cây cỏ thuộc vùng nhiệt đới xích đạo, do vậy nó cần đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp tà từ 25-30 0 C. Cỏ voi ưa đất tốt, có tầng canh tác sâu, giàu mùn, không ưa đất cát và nơi bị ngập úng. Thời vụ trồng từ tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Chu kỳ sử dụng 3-4 năm. - Trước khi trồng phải cầy, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón lót 1,5-2 tấn phân chuồng/ha; 200-300 kg supe lân/ha; 100-200 phân kali/ha. Nếu đất bị chua, có thể bổ sung 500-1.000 kg vôi/ha. - Trồng bằng hom. Chọn hom bánh tẻ từ 2,5 tháng trở lên, chặt hom thành từng đoạn ngắn có từ 2-4 mắt, trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 60 cm, rạch hàng sâu 15-20 cm. Đặt hom gối đầu nối tiếp nhau rồi lấp đất dày 7-10 cm. Một năm cỏ voi có thể cho từ 4-6 lứa cắt. Khoảng 45- 50 ngày cắt một lứa. Cắt làm thức ăn xanh khi cỏ đạt độ cao 80-120 cm. Chăm sóc cỏ voi: Sau mỗi lần cắt, bón phân đạm (nếu bón phân urê thì từ 60- 100 kg/ha/1 lần bón; nếu bón phân đạm sun phát thì liều lượng gấp đôi) hoặc bón thêm phân NPK hoặc nước phân chuồng. - Cỏ voi cho năng suất chất xanh rất cao 150-200 tấn/ha. Ở những ruộng được chăm bón tốt, năng suất cỏ có thể đạt từ 250-300 tấn/ha. Vì năng suất cỏ rất cao do tốc độ tăng trưởng nhanh nên khi trồng với diện tích lớn nên bố trí trồng rải vụ thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày, đề phòng khi thu hoạch không kịp cỏ sẽ bị già. Nếu thâm canh để cỏ đạt năng suất 250 tấn/ha thì trồng 1 ha cỏ voi có thể đám ứng đủ cỏ xanh cho 18-20 con bò cái sinh sản nội hoặc có thể nuôi được 12-14 bò cái vắt sữa. 2. Cỏ Ghi-nê: Cỏ Ghi-nê hay còn gọi là cỏ sả (tên khoa học là Panicum mai- mum): Là loại cỏ chịu hạn và nóng, chịu dẫm đạp khi chăn thả bò. Cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn. Có hai loại cỏ sả: Cỏ sả lá nhỏ và cỏ sả lá to, cỏ sả lá nhỏ trồng để xây dựng các bãi chăn thả, bảo vệ đất. Cỏ sả lá lớn trồng đề cắt cho ăn tại chuồng hoặc ủ xanh. - Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 6, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11. Chu kỳ sử dụng 4-5 năm. - Yêu cầu đất trồng thuộc loại đất cát pha, tránh nơi ngập nước, đất cày sâu 15- 20 cm. Bón lót phân chuồng 1,5 - 2 tấn/ha, 200 kg lân, 100 kg kali/ha. - Trồng bằng gốc tách ra từ các cụm lớn. Mỗi khóm có 3 - 4 dành, xén bớt lá và đem trồng ngay. Lượng giống cần cho 1 ha khoảng 2-2,5 tấn. Khoảng cách trồng' khóm cách khóm 30 cm, rạch hàng cách hàng 40-60 cm, sâu 15 cm. Đặt gốc rồi lấp đất dầy 10 cm, để hở phần ngọn và dẫm chặt. - Chăm sóc cỏ: Sau 1-2 lứa thu hoạch, bón thêm 60-100 kg urê. Cỏ sả có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn. Số lần chăn thả luân phiên trong năm đạt 8- 10 lần. Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50-60 tấn/ha. Nếu cắt cho ăn tại chuồng, năng suất có thể đạt 70-80 tấn/ha. BÀI 2: KỸ THUẬT TRỒNG CỎ VA06 Cỏ VA06 còn được gọi là “cỏ vua” vì có năng suất cao, dễ trồng, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được đánh giá là loại thức ăn tươi tốt nhất cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ Cỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 - 5m, dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh, một cây có thể đẻ được 25 – 30 nhánh/năm với hệ số nhân trên 300 lần, mức cao nhất là 60 nhánh/năm, hệ số nhân trên 500 lần. Đây là loại cỏ vượt xa cỏ voi về năng suất và chất lượng vì vậy để trồng thâm canh cỏ VA06 đạt được năng suất, chất lượng cao cần chú ý: 1. Giống: Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi trở lên, khoẻ, không bị sâu bệnh sau đó bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn (không bẻ hoặc kê lên miếng gỗ chặt để tránh làm dập hom ảnh hưởng đến mầm hoặc rễ gây sâu bệnh), cắt nghiêng, mỗi đoạn 1 mắt, mỗi mắt có 1 mầm nách. Đoạn thân trên (phía gốc) của mắt ngắn hơn đoạn thân dưới để tăng tỷ lệ sống. Ngoài ra còn có thể tách chồi để trồng khi cỏ đã 12 năm tuổi. 2. Đất trồng: Cỏ VA06 có thể trồng được trên tất cả các loại đất. Trước khi trồng cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Trồng trên đất bằng nên trồng theo luống để tiện chăm sóc và tưới tiêu nước. Trồng trên đất dốc phải trồng theo đường đồng mức hoặc bổ hốc. Không nên trồng trên đất đã trồng cỏ voi. 3. Cách trồng: Xẻ rãnh sâu 15cm, dưới rãnh bón các loại phân lót sau đó phủ một lớp đất mịn rồi nén nhẹ. Đem hom đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh nghiêng 45 0 hoặc đặt nằm ngang dưới rãnh sau đó lại phủ trên mầm một lớp đất mịn khoảng 5cm, nếu trồng vào mùa mưa phải để hở đầu hom để tránh bị thối. Trồng xong cần tưới ẩm thường xuyên. (Có thể bổ hốc trồng với mật độ và cách trồng như trên). 4. Thời vụ trồng: Với điều kiện miền Bắc Trung bộ tốt nhất nên trồng vào vụ Xuân khoảng tháng 2 trở đi và trong suốt mùa mưa tháng 8-10. 5. Mật độ và khoảng cách: - Trồng để làm thức ăn thì khoảng cách cây 30-50cm và hàng 65cm, khoảng 30.000 – 45.000 mắt/ha, tương đương 1.500-2.200 mắt/sào (500 m 2 ). - Trồng lấy hom làm giống khoảng cách cây và hàng 70cm x 90cm hoặc 80 x 100cm, khoảng 12.000 – 15.000 mắt/ha, tương đương 600-750 mắt/sào. 6. Bón phân và chăm sóc: Bón lót 500-700kg phân chuồng và 50-100kg lân/sào hoặc mỗi hốc bón 100g phân hỗn hợp NPK + 100g phân lân. Sau khi trồng nên dùng nước phân chuồng loãng để tưới giúp cây ra rễ nhanh, chú ý tưới nước giữ ẩm. Trong thời gian đầu cần làm cỏ 1 – 2 lần, lần 1 sau trồng 1 tháng kết hợp bón mỗi hốc 10g đạm urê, lần 2 sau lần 1 khoảng 1 – 1,5 tháng kết hợp bón mỗi hốc 25g đạm urê và vun gốc để tránh đổ vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất. Nếu gặp khô hạn thì mỗi tuần tưới nước 1 lần nhưng không để đọng nước. Muốn có năng suất cao phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Sau mỗi lần cắt 2 ngày thì phải bón phân bổ sung 10 – 13kg urê/sào và xới xáo để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt. Cỏ VA06 chống sâu bệnh rất tốt nhưng khi bị bệnh nên dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất, tốt nhất nên giữ vườn ruộng thông thoáng. 7. Thu hoạch và sử dụng Sau trồng 40 ngày là có thể cắt được lứa đầu, cứ 20 – 40 ngày cắt 1 lần, nói chung khi cây cao khoảng 1m thì cắt được, thu 6 – 7 lứa/năm. Nên cắt cách mặt đất 15cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh và tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Lưu ý với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2 – 3 lứa đầu vào trước tháng 7 sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá nhưng phải trừ lại 6 – 8 lá trên cây(những lá bóc nên để lại phần bẹ lá bao mầm nách). Đây là loại cỏ có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6 – 7 năm. Năng suất năm đầu loại cỏ này chỉ đạt khoảng 250 tấn/ha, từ năm thứ 2 – 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất. Cỏ VA06 có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho ăn thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Ngoài ra cỏ VA06 có thể dùng để nuôi nấm ăn, nấm dược liệu hoặc dùng để SX giấy, gỗ và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Bài 3: GIỐNG CỎ HỖN HỢP VÀ GIÀU ĐẠM Đây là giống cỏ hỗn hợp gồm nhiều loại cỏ (6 loại cỏ: Villomix, Aztec, Cadillo - thuộc họ đậu, Sigual, Jarra,Callide) họ hoà thảo. Các giống này được gieo chung với nhau và phát triển theo lối cộng sinh. Chất lượng cỏ cao, phù hợp với nuôi bò cao sản. Hiện giống cỏ này phải nhập từ úc và đang được trồng ở một số tỉnh, thành như: TP.Hồ Chí Minh, Bình định, Phú yên, Nghệ An để nuôi bò lai. Đặc điểm giống: Chất lượng cỏ đạt yêu cầu về độ mềm, kích thích sự thèm ăn của bò, độ đạm trên cỏ khô đạt 14 - 18%, chu kỳ giống sử dụng đến 10 năm mới gieo lại. Năng suất cỏ rất cao, tiềm năng có thể cho 500 - 550 tấn/ha/năm. Là giống cỏ hỗn hợp nên tăng đáng kể nguồn dinh dưỡng tự nhiên, cân đối lượng đạm ngay từ thức ăn xanh cho gia súc, giúp ăn ngon miệng, ăn không biết chán vì được ăn nhiều loại cỏ. Cải tạo đất một cách đáng kể vì trong hỗn hợp có nhiều giống cỏ họ đậu. . KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CỎ NUÔI BÒ - Cỏ là thức ăn chiến lược của trâu bò Cỏ là thức ăn chính, là khẩu phần cơ sở => Muốn nuôi bò phải trồng cỏ - Tính toán diện tích trồng cỏ +. cỏ voi cần trồng = 73.000/150.000 = 0,48 ha Bài 1: QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CỎ VOI, CỎ SẢ ĐỂ NUÔI BÒ Các giống cỏ thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam có thể trồng để chăn nuôi bò. thảo thân bò hay thân bụi trồng để cắt ăn tươi hoặc chăn thả, hoặc có thể cắt phơi khô làm cỏ khô dự trữ như cỏ Ghi nê (cỏ sả), cỏ Păng- gô la, cỏ Béc mu đa, cỏ lông Pa ra. - Cỏ voi và cỏ sả là

Ngày đăng: 07/05/2015, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w