1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN), tỉ lệ tiêu hoá hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt (TT)

58 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 534,76 KB

Nội dung

B GIO DC V O TO I HC HU H Lấ QUNH CHU XAẽC ậNH GIAẽ TRậ NNG LặĩNG TRAO ỉI COẽ HIU CHẩNH NIT (ME N ), Tẩ L TIU HOẽA HệI TRAèNG CAẽC CHT DINH DặẻNG CUA MĩT S LOAI THặẽC N VAè ặẽNG DUNG TRONG THIT LP KHỉU PHệN NUI GAè THậT CHUYấN NGNH: CHN NUễI M S: 62.62.01.05 TểM TT LUN N TIN S NễNG NGHIP HUẾ - 2014 Công trình được hoàn thành Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Trung Thông 2. PGS.TS. Đàm Văn Tiện Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại vào hồi…… giờ … ngày … tháng … n ăm Có thể tìm hiểu luận án tại: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH 1. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, Lê Đức Ngoan, 2009. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn nuôi gà bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là khoáng không tan trong axit cloric. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12-12/2009, 35-40. 2. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, 2010. Năng lượng và nitơ nội sinh và ảnh hưởng của nó đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn của gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 23(57), 5-2010, 175-183. 3. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Ảnh hưởng của độ tuổi của gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 19-25. 4. Hồ Lê Quỳnh Châu , Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 26-33. 5. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên d ầu khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà thịt. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 34-42. 6. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thái Thị Thúy, 2012. Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 38 (tháng 10-2012), 60-69. 7. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thân Thị Thanh Trà, Vũ Chí Cương, 2012. Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong ngô khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2012, 38-45. 8. Hồ Trung Thông , Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, 2012. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong một số phụ phẩm khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 71(2), 267-276. 9. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Tanaka Ueru, Nguyễn Văn Hoàng, 2013. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa biếu kiến các chất dinh dưỡng trong một số loạ i bột cá khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập 19/2013, 78-84. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc xây dựng các khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn [181]. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết. Giá trị ti ềm năng của một loại thức ăn có thể được xác định thông qua các phân tích hóa học. Tuy nhiên, theo McDonald và cs. (1998), giá trị dinh dưỡng thực của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu chỉnh các thất thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (tdt [163]). Trong khi đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đang được biểu th ị ở dạng thành phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các công thức ước tính [6], [11]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch đáng kể về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn xác định bằng phương pháp in vivo và phương pháp ước tính [5], [8]. Như vậy, có thể thấy rằng kh ả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng v ừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. Từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME N ), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt” đã được thực hiện. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Bổ sung và cập nhật dữ liệu về năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồ i tràng amino acid trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam từ đó góp phần gia tăng độ chính xác của dữ liệu và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam đến gần với thực tiễn sản xuất. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn cho gà (bao gồm ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấ m gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) thông qua giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. - Xây dựng và xác định độ chính xác của các phương trình h ồi quy ước tính giá trị ME N trong ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương dựa trên mức độ các chất dinh dưỡng tổng số. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi tại Phòng nghiên cứu gia cầm Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ năm 2008 đến 2013. Tổng cộng 39 mẫu thuộc 18 loại th ức ăn thí nghiệm (ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) đã được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng. 3. Ý nghĩa khoa họ c và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 Bổ sung dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. - Giúp rút ngắn thời gian đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn thông qua sử dụng phương trình hồi quy. 4. Những đóng góp mới của luận án - Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khoáng không tan trong acid chlohydric (AIA) làm chất chỉ thị trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà. - Đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn phổ biến cho gà bằng thí nghiệm trên độ ng vật trong chính điều kiện thực tế ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu về giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gà và góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến gần với thực tiễn sản xuất . - Đã xác định được 40 phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (bao gồm 8 phương trình cho ngô, 12 phương trình cho cám gạo, 12 ph ương trình cho bột sắn, 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho khô dầu đậu tương) có độ chính xác cao (chênh lệch giữa giá trị ME N ước tính từ phương trình hồi quy so với giá trị in vivo từ -9,14% đến + 9,45%) có thể sử dụng để ước tính giá trị ME N từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số bằng kết quả của các thí nghiệm in vivo trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 147 trang với 34 bảng số liệu, 3 hình, 1 sơ đồ, 257 tài liệu tham khảo. Kết cấu luận án gồm phần mở đầu 4 trang; tổng quan tài liệu 41 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang; kết qu ả và thảo luận 46 trang; kết luận và đề nghị 2 trang; danh mục các công trình của nghiên cứu sinh 2 trang; tài liệu tham khảo 25 trang; và phụ lục 4 trang. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong những năm qua. Từ năm 2009 đến 4/2013, sản lượng thịt gà thế giới tăng 14,9%; trong khi đó sản lượng thịt lợn, thịt bò và bê chỉ tăng lần lượt là 6,80% và 0,61%. Theo dự báo của USDA (2012), tổng lượng thịt gia cầm tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn 2012-2021 sẽ tăng 37% [239]. Tổng sản lượng thịt gia cầm sẽ tăng 27%. Trong khi đó tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 49% [239]. 1.1.2. Các phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới được chia thành ba hình thức cơ bản: (1) chăn nuôi thâm canh công nghiệp, (2) chăn nuôi bán thâm canh, (3) chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh [61]. 1.1.3. Hệ thống sản xuất giống Công tác giống của các quốc gia đều được tổ chức theo sơ đồ hình tháp, bao gồm: đỉnh tháp với số lượng vật nuôi ít nhất là đàn hạt nhân, giữa tháp với số lượng vật nuôi lớn hơn là đàn nhân giống, đáy tháp với số lượng vật nuôi đông nhất là đàn thương phẩm [149]. 1.1.5. Tình hình chăm sóc và quản lý đàn gà Việc quản lý gia cầm liên quan đến kiểm soát tình hình sức khỏe đàn gia cầm; đảm bảo chuồng trại được duy trì phù hợp cho các điều kiện ấp nở, nuôi con, sinh trưởng và đẻ trứng; đảm bảo việc tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo và chương trình cho ăn phù hợp [81]. Tuy nhiên, ở 3 các nước đang phát triển, điều kiện hạn chế về chuồng trại, thức ăn, tiêm phòng vaccine, con người… là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đàn gia cầm [81]. 1.2. Các hệ thống biểu thị giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 1.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số Hệ thống phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng củ a thức ăn là hệ thống Weende [83], [140]. Cùng với sự phát triển của khoa học dinh dưỡng, nhiều phương pháp phân tích mới đã được phát triển nhằm đánh giá chính xác và cụ thể hơn thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 1.2.2. Hệ thống năng lượng Hiện nay các nước khác nhau sử dụng các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng khác nhau cho thức ăn của nước mình. Tuy nhiên, tất cả đều n ằm trong số 3 hệ thống là hệ thống năng lượng tiêu hóa (DE), hệ thống năng lượng trao đổi (ME) và hệ thống năng lượng thuần (NE). 1.2.3. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tiêu hóa Tiêu hóa amino acid có thể được biểu thị qua tiêu hóa biểu kiến, tỉ lệ tiêu hóa đúng hay tiêu hóa tiêu chuẩn, tỉ lệ tiêu hóa thực. Trong 3 hệ thống nói trên, hệ thống tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng ph ổ biến hơn so với các hệ thống tiêu hóa thực và tiêu hóa biểu kiến [168], [184]. 1.3. Phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 1.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia cầm Năng lượng trao đổi được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn thành 4 nhóm: thử nghiệm sinh vật học trực tiế p, thử nghiệm sinh vật học gián tiếp, thử nghiệm vật lý học gián tiếp, thử nghiệm hóa học gián tiếp. Trong đó, thử nghiệm sinh vật học trực tiếp là phương pháp phổ biến nhất. 1.3.2. Các phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa Phương pháp sử dụng để đánh giá tiêu hóa protein trong thức ăn được chia thành 2 nhóm: phương pháp in vitro và phương pháp in vivo. Các kết quả đánh giá tỉ lệ tiêu hóa in vitro đế n nay vẫn chưa được chấp nhận để ứng dụng trong lập khẩu phần. Việc đánh giá trực tiếp tỉ lệ tiêu hóa amino acid bằng phương pháp in vivo trực tiếp có thể thực hiện thông qua thử nghiệm sinh trưởng và thử nghiệm tiêu hóa. Trong đó, thử nghiệm tiêu hóa là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá tỉ lệ tiêu hóa. Các thí nghiệm tiêu hóa được chia thành 2 nhóm dựa trên cách thu mẫu, đó là tiêu hóa ch ất thải (toàn phần) và tiêu hóa hồi tràng [20], [184]. 1.4. Ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần Ưu điểm lớn nhất của việc xây dựng khẩu phần dựa trên amino acid tiêu hóa là có thể tăng tỉ lệ thức ăn các nguyên liệu thay thế khác, đặc biệt là các nguồn protein chất lượng thấp, trong khẩu phần cho gia cầm [32]. Việc ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp [168]. Các phương pháp khác nhau chủ yếu ở mứ c độ thay đổi ma trận thức ăn nguyên liệu/nhu cầu [168]. 1.5. Kết quả đánh giá giá trị ME N và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam Không như ở các quốc gia khác trên thế giới, cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam được xây dựng dựa trên việc phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị ME N ước tính từ các công thức của nước ngoài [11]. Nhìn chung, các nghiên cứu về đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn cho gia cầm bằng thí nghiệm in vivo ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để có thể cập nhật các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đến gần thực tiễn sản xuất, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết. 4 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Gà Lương Phượng 35 ngày tuổi. - 18 loại thức ăn thí nghiệm: ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm. Các loại th ức ăn thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên ở các đại lý thức ăn gia súc, chợ, cơ sở xay xát gạo, công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị và trên ruộng của nông dân ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Các nghiên cứu tiền đề 2.2.1.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị ME N của thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: (i) phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp), (ii) độ tuổi (21-28 và 35-42 ngày tuổi) với tổng số 4 nghiệm thức. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 80 con gà Lương Phượng bao gồm 40 con gà giai đoạn 21 ngày tuổi (trung bình 335 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) và 40 con gà giai đoạn 35 ngày tuổi (trung bình 539 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) đã được sử dụng. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 10 cũi trao đổi chất với 20 con gà cùng độ tuổi, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Gà ở hai giai đoạn tuổi được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt giai đoạn 3- 6 tuần tuổ i theo khuyến cáo của NRC (1994) [160]. Celite (Celite ® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm chất chỉ thị. Thức ăn được ép viên và sấy khô ở 60 o C. Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần TT Thành p hần n g u y ên li ệ u Tỉ l ệ (%) TT Thành p hần n g u y ên li ệ u Tỉ l ệ (%) 1 Cám gạo 10,00 4 Bột sắn 6,55 2 Bột ngô 53,00 5 Premix vitamin 0,20 3 Bột cá 30,00 6 Premix vi khoáng 0,25 Thành p hần dinh d ư ỡn g 1 DM (%) 89,32 5 EE (%) 4,21 2 GE (kcal/kg) 3748 6 CF (%) 2,16 3 ME N (kcal/kg) * 3023 7 Ash (%) 12,34 4 CP (%) 20,63 8 AIA(%) 4,16 * Kết quả từ cơ sở dữ liệu thức ăn [13] Phương pháp trực tiếp Gà được cho ăn hạn chế. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, xác định lượng ăn vào và lượng thải ra ở mỗi cũi trao đổi chất. Chất thải được thu 2 lần/ngày và bảo quản ở nhiệt độ -20 o C. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên lượng thức ăn ăn vào, lượng chất thải đào thải, năng lượng tổng số của thức ăn và năng lượng tổng số của chất thải. Phương pháp gián tiếp với chất ch ỉ thị là AIA Gà được cho ăn tự do. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày, bảo quản ở nhiệt độ -20 o C. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên nồng 5 độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. 2.2.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị ME N của thức ăn thí nghiệm Động vật và thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố với tổng số 5 nghiệm thức và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi (21 - 28, 28 - 35, 35 - 42, 42 - 49 và 49 - 56 ngày tuổi). Tổng cộng 100 con gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi khác nhau đã được sử dụng. Ở mỗi nghiệm thức, 20 con gà cùng độ tuổi có trọng lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 10 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại. Khẩu phần thí nghiệm được phối trộn và ép viên như ở thí nghiệm 1. Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày. Gà được nuôi bằng 1 khẩu phần với ch ế độ cho ăn tự do. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp vào cuối đợt thí nghiệm (tương ứng với 25 - 28, 32 - 35, 39 - 42, 46 - 49 và 53 - 56 ngày tuổi ở từng nghiệm thức), sau đó được bảo quản ở nhiệt độ - 20 o C. Khi kết thúc giai đoạn thu mẫu, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20 o C cho đến khi phân tích. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên nồng độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. 2.2.2. Các thí nghiệm chính 2.2.2.1. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh d ưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 1.320 con gà Lương Phượng giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 514g/con) đã được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá giá trị ME N (39 mẫu thức ăn) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số (20 mẫu thức ăn) của 18 loại thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm bao gồm 44 nghiệm thức thức ăn, trong đó 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 39 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 30 con gà ở 15 cũi trao đổi chất. Tỉ l ệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2009 – 2013. Tổng cộng 39 mẫu thức ăn thí nghiệm được sử dụng bao gồm: - Nhóm thức ăn giàu năng lượng: 7 mẫu ngô, 6 mẫu cám gạo nguyên dầu, 1 mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 4 mẫu bột sắn. - Nhóm thức ăn giàu protein: 3 mẫu đậu tương nguyên dầu, 1 mẫu khô dầu đậu t ương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 2 mẫu DDGS, 5 mẫu bột cá, 1 mẫu khô dầu lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm. Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [160] (bảng 2.4). Các kh ẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 40% khẩu phần cơ sở (đối với nguyên liệu giàu năng lượng) hoặc 20% (đối với bột sắn và nguyên liệu giàu protein) bằng thức ăn thí nghiệm. Celite được bổ sung vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5%. Các khẩu phần được ép viên, sấy khô ở 60 o C. Các loại thức ăn thí nghiệm được đánh giá giá trị dinh dưỡng lần lượt theo từng năm. Chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian từng năm thí nghiệm. 6 Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS TT Thành p hần n g u y ên li ệ u Tỉ l ệ (%) TT Thành p hần n g u y ên li ệ u Tỉ l ệ (%) 1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin * 0,20 2 Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng ** 0,25 3 Bột cá cơ m 7,50 8 Bột CaCO 3 0,74 4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03 5 Khô d ầu đậu tương 23,00 10 DCP 0,51 Thành p hần dinh d ư ỡn g (tính theo chất khô) 1 CP (%) 23,59 4 NDF (%) 12,70 2 EE (%) 4,92 5 AIA (%) 2,10 3 Ash (%) 6,91 6 GE (kcal/kg) 4513 Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày. Chế độ cho ăn được áp dụng là cho ăn tự do. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu gom 2 lần/ ngày, bảo quản ở nhiệt độ -20 o C. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở - 20 o C cho đến khi phân tích. Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, toàn bộ gà ở 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 20 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất và giữ ở -20 o C ngay sau khi thu mẫu. Giá trị ME trong khẩu phần được tính toán dựa trên nồng độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng (hoặc toàn phần) các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính dựa trên hàm lượng AIA trong khẩu phầ n, hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải), hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần, hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải). Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME N ) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác [164], [196], [243]. 2.2.2.2. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà Xác định hàm lượng protein và amino acid nội sinh cơ bản ở gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố. Tổng cộng 30 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chấ t được sử dụng để tiến hành thí nghiệm. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại. Gà được nuôi bằng khẩu phần không chứa protein. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm bao gồm: 78,95% tinh bột ngô; 10,00% glucose; 5,00% bột giấy; 4,10% DCP, 0,20% premix vitamin; 0,25% premix khoáng và 1,50% Celite. Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày với chế độ cho ăn tự do [114]. Vào ngày thứ 8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất và giữ ở -20 o C ngay sau khi thu mẫu. Hàm lượng amino acid (hoặc protein) nội sinh được tính dựa trên hàm lượng amino acid (hoặc protein), hàm lượng AIA trong thức ăn và hồi tràng. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong các loại thức ăn cho gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 570 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có trọng lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí vào 19 nghiệm thức để xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm từ năm 2008 - 2013. [...]... nghiệm xác định giá trị ME và MEN của thức ăn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu 3.3 Thí nghiệm 3 Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà 3.3.1 Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các mẫu thức ăn thí nghiệm 3.3.1.1 Ngô Giá trị MEN trong các mẫu ngô có sự biến động nhỏ, cao nhất ở ngô... Cương, 2012 Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong ngô khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2012, 38-45 8 Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, 2012 Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong một số phụ phẩm khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà Tạp chí Khoa học -... phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi của các thức ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của phương trình Xây dựng phương trình hồi quy Trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình thực hiện thí nghiệm (thành phần hóa học, giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn) , các phương trình hồi quy được xây dựng để ước tính các giá trị năng lượng của thức ăn bằng các thuật toán... chuẩn của amino acid đó Các loại thức ăn càng giàu protein thì sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến và tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn càng thấp và ngược lại Trong 19 mẫu (thuộc 17 loại) thức ăn thí nghiệm được sử dụng để đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid, tỉ lệ tiêu hóa các amino acid trong cám gạo trích ly là thấp nhất 1.5 Việc sử dụng các kết quả về giá trị năng lượng trao đổi xác định. .. Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011 Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 26-33 5 Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011 Giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà thịt Tạp chí... trình có thể được sử dụng để tính toán giá trị MEN trong các loại thức ăn từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số Trong đó, 8 phương trình cho ngô; 12 phương trình cho cám gạo; 12 phương trình cho bột sắn; 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho khô dầu đậu tương 2 Đề nghị 2.1 Tiếp tục đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số, tỉ lệ tiêu. .. Quỳnh Châu, 2010 Năng lượng và nitơ nội sinh và ảnh hưởng của nó đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn của gà Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 23(57), 5-2010, 175-183 3 Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011 Ảnh hưởng của độ tuổi của gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011),... chiếm tỉ lệ cao Trong khi đó, hàm lượng His và Met trong dịch hồi tràng của gà Lương Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ là rất thấp 1.4 Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của protein luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của protein Quan hệ này cũng được quan sát thấy ở amino acid Tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của một amino acid luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu. .. phân tích Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của amino acid được tính trên cơ sở hiệu chỉnh tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid bằng lượng amino acid nội sinh cơ bản 2.2.2.3 Thí nghiệm 5 Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với một số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng Bảng 2.7 Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần thí nghiệm... 3.15 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa protein trong bột sắn ở hồi tràng là khá cao (77,6%) Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa EE hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa EE toàn phần là không đáng kể Tuy nhiên, có sự sai khác rõ rệt giữa tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng và tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô Bảng 3.15 Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn Chỉ số TLTH hồi tràng TLTH toàn phần CP (%) EE . lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (ME N ), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt đã được thực hiện. 2. Mục tiêu. tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà 3.3.1. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các mẫu thức ăn thí nghiệm 3.3.1.1. Ngô Giá trị ME N trong các mẫu. Đàm Văn Tiện, 2011. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số

Ngày đăng: 18/08/2015, 08:05

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w