1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx

9 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 592,5 KB

Nội dung

243 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N ) TRONG THỨC ĂN Phạm Tấn Nhã 1 , Hồ Trung Thông 2 , Nguyễn Văn Chào 2 1 Trường Đại học Cần Thơ 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt. Nghiên cứu này được thiết kế nhằm đánh giá ảnh hưởng của giống đến kết quả tính giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn. Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con thuộc 3 giống Lương Phượng, Cobb 500 và Sao. Kết quả cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở 3 giống thí nghiệm. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống Sao (16,94 g/kg DM) và thấp nhất ở Lương Phượng (12,04 g/kg DM). sự ảnh hưởng của giống đến lượng nitơ tích lũy, năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơnăng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn thí nghiệm. Giá trị năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơ, năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ đều cao nhất ở giống Sao và thấp nhất ở Lương Phượng. Giá trị năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn khi nghiên cứu với giống Sao là 3225,74 kcal/kg DM; với giống Lương Phượng là 3055,89 kcal/kg DM; với giống Cobb 500 là 3128,58 kcal/kg DM. Giá trị năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn khi nghiên cứu với giống Sao là 3086,39 kcal/kg DM; với giống Lương Phượng là 2956,94 kcal/kg DM; với giống Cobb 500 là 3011,41 kcal/kg DM. Từ khóa: Giống gà, năng lượng trao đổi (ME N ), tích lũy nitơ. 1. Đặt vấn đề Khẩu phần ăn cho gia cầm được thiết lập dựa trên hai yếu tố là giá trị dinh dưỡng của thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm. Việc đánh giá chính xác giá trị năng lượng trao đổi và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn phục vụ cho việc thiết lập khẩu phần tối ưu cho gia cầm là rất cần thiết. Từ giữa thế kỉ XX, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành xác định giá trị trao đổi năng lượng trong thức ăn cho gia cầm cũng như xây dựng các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn. Trong sở dữ liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm ở nước ta, giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ănkết quả của các phương pháp ước tính (Viện Chăn nuôi, 2001; Lã Văn Kính, 2003). Các kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự sai lệch đáng kể về kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cho 244 gia cầm dựa trên phương pháp in vivo và phương pháp ước tính (Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, 2007). Ở nước ta, do đặc điểm của quá trình phát triển, sở dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia cầm hiện nay được ước tính dựa trên các phương trình từ nước ngoài. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt đề tài nghiên cứu đánh giá năng lượng trong thức ăn chăn nuôi, đề tài nghiên cứu này hiện đang được triển khai. Để cung cấp sở cho việc hình thành hệ số hiệu chỉnh về giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia cầm ở nước ta trong mối quan hệ phụ thuộc nhóm giống, nghiên cứu này đã được thực hiện. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Động vật và thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên thuộc 3 giống khác nhau: Lương Phượng, gà Cobb 500 và Sao. Tổng số 48 con thí nghiệm ở 5 tuần tuổi, trọng lượng đồng đều ở mỗi giống được bố trí ngẫu nhiên vào 24 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Số lần lặp lại cho mỗi giống là 8 (bảng 1). Bảng 1. Một số thông số bố trí thí nghiệm Giống Thông số Lương Phượng Cobb 500 Sao Trọng lượng (g/con) 645,75 a ± 1,00 654,56 b ± 1,86 347,81 c ± 0,74 Số gà/ô 2 2 2 Tỉ lệ trống/mái 1/1 1/1 1/1 2Số lần lặp lại 8 8 8 Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Phương pháp Gián tiếp Gián tiếp Gián tiếp Chất chỉ thị AIA AIA AIA Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) và TCVN (1994) (Viện Chăn nuôi, 2001) (bảng 2). Celite được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm tăng nồng độ khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA) trong thức ăn. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu đều được tính toán và mua một lần khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu, lấy mẫu đại diện để phân tích thành phần dinh dưỡng. 245 Bảng 2. Khẩu phần thí nghiệm TT Thành phần nguyên liệu Tỉ lệ (%) TT Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%) 1 Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* 0,20 2 Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng** 0,25 3 Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO 3 0,74 4 Bột sắn 2,00 9 Methionine 0,03 5 Khô dầu đậu nành 23,00 10 DCP 0,51 (Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic. ** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg Iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride). 2.2. Nuôi và thu mẫu Thí nghiệm chính thức được tiến hành trong 7 ngày trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -20 0 C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ -20 0 C cho đến khi phân tích. Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm TT Thành phần dinh dưỡng Đơn vị tính Giá trị 1 Vật chất khô (DM) % 92,29 2 Năng lượng tổng số (GE) cal/kg 4064,83 3 Protein thô (CP) % NT 21,30 4 Khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA) % DM 1,99 5 Khoáng tổng số (Ash) % NT 6,06 6 Xơ thô (CF) % NT 3,36 246 2.3. Phân tích hóa học và tính kết quả Mẫu thức ăn được phân tích vật chất khô (DM), năng lượng tổng số (GE), protein tổng số (CP) và khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA). Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 60 o C trong 24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5mm được sử dụng để phân tích DM, GE và AIA (Scott, Hall, 1998). Hàm lượng nitơ trong chất thải được phân tích từ mẫu ở dạng tươi sau khi mẫu đã được trộn rất đồng đều bằng máy trộn mẫu. Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300). Tất cả các phân tích hóa học đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn Nuôi - Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và AOAC (1990). Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975). Phương pháp xác định như sau: Cân 1-2g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500ml. Thêm vào 100ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatmann số 41. Rửa trôi hết acid bằng nước nóng 85-100 0 C. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định trọng lượng. Khoáng mẫu hóa qua đêm ở 650 0 C. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau: AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen, Young, 1977) Trong đó: AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%) Wf: Trọng lượng cốc và tro (g) We: Trọng lượng cốc (g) Ws: Trọng lượng của mẫu đã sấy khô (g) Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm được tính theo các công thức sau: ME d = GE d – GE e × AIA d /AIA e (Scott, Hall, 1998). Trong đó, ME d là giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần (kcal/kg DM), GE d là năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg DM), GE e là giá trị năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg DM), AIA d là hàm lượng khoáng không tan trong acid trong khẩu phần (%DM), AIA e là hàm lượng khoáng không tan trong acid trong chất thải (% DM). Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức sau: ME N = ME - 8,22 × NR; với NR = (N d – N e × AIA d /AIA e ) × 1000/100 (Lammers và cs., 2008). Trong đó, ME N là năng lượng trao đổi được tính bằng kcal/kg DM; 8,22 là năng lượng của uric acid 247 (kcal/g) (Hill, Anderson, 1958), NR là lượng nitơ tích lũy (g/kg), N d là lượng nitơ trong khẩu phần (% DM), N e là lượng nitơ trong chất thải (%DM). Giá trị năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ (ME N ) và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide và cs., 1997; Robbins, Firman, 2005; Oryschak và cs., 2010) theo công thức sau: EV f = EV bd + (EV td - EV bd )/k. Trong đó, EV f là giá trị ME N (kcal/kg DM) hoặc tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm (%DM); EV td và EV bd lần lượt là giá trị ME N (kcal/kg DM) hoặc tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%DM) của khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm và khẩu phần sở; k là tỷ lệ thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần sở. 2.4. Xử lý thống kê Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình (SEM). Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau ý nghĩa thống kê khi p  0,05. 3. Kết quả và thảo luận Bảng 4. Ảnh hưởng của giống đến lượng nitơ tích lũy Giống Chỉ số Gà Lương Phượng Gà Cobb 500 Sao AIA trong khẩu phần (% DM) 1,99 1,99 1,99 AIA trong chất thải (% DM) 6,30 a ± 0,11 6,67 a ± 0,14 7,39 b ± 0,11 Nitơ trong khẩu phần (% DM) 3,408 3,408 3,408 Nitơ đào thải (% DM) 7,30 a ± 0,16 6,94 ab 0,04 6,65 b ±0,13 Nitơ tích lũy g/kg DM) 12,04 a ± 0,50 14,25 b ± 0,38 16,95 c ± 0,54 GE đào thải (cal/g DM) 3338,65 a ± 38,99 3278,83 a ± 22,15 3260,18 a ± 9,20 (Các giá trị trung bình trong cùng một hàng ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không ý nghĩa thống kê với p > 0,05). Kết quả ở bảng 4 cho thấy sự sai khác ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất ở giống Sao (16,95 g/kg DM), và thấp nhất ở giống Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 248 giống Sao và Cobb 500 là 18,94%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa Sao so với Lương Phượng là 40,78%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa Cobb 500 và Lương Phượng là 18,35%. Kết quả xác định giá trị ME và ME N của khẩu phần ở 3 giống Lương Phượng, Coob 500 và Sao được trình bày ở bảng 5. Các giá trị ME và ME N của khẩu phần thí nghiệm khi sử dụng 3 giống khác nhau, xu hướng cao nhất khi sử dụng thức ăn nuôi Sao (3225,74 và 3086,39 kcal/kg DM) và thấp nhất khi sử dụng thức ăn nuôi Lương Phượng (3055,89 và 2956,94 kcal/kg DM). Sự sai khác này là ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này có nghĩa là giá trị ME và ME N trong khẩu phần thí nghiệm chịu ảnh hưởng của giống khác nhau. Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống Sao và Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa Sao so với Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị ME giữa Cobb 500 và Lương Phượng là 3,52%. Bảng 5. Kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổinăng lượng hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn Giống thí nghiệm Chỉ số Đơn vị tính Lương Phượng Cobb 500 Sao GE ăn vào Kcal/kg DM 4064,83 4064,83 4064,83 GE đào thải Kcal/kg DM 3338,65 a ± 38,99 3278,83 a ± 22,15 3260,18 a ± 9,20 ME Kcal/kg DM 3055,89 a ± 23,29 3128,58 b ± 18,98 3225,74 c ± 11,80 Kcal/kg DM 2956,94 a ± 23,13 3011,41 b ± 16,23 3086,39 b ± 8,49 MJ/kg DM 12,37 a ± 0,09 12,60 b ± 0,07 12,91 c ± 0,04 Kcal/kg NT 2728,96 a ± 21,34 2779,23 b ± 14,98 2848,42 c ± 7,83 ME N MJ/kg NT 11,41 a ± 0,09 11,62 b ± 0,06 11,91 c ± 0,03 (DM: vật chất khô, NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình trong cùng một hàng ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không ý nghĩa thống kê với p > 0,05). Giá trị năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm biến động từ 2718,96 đến 2848,42 kcal/kg tính theo nguyên trạng. Giá trị này thấp so với kết quả ước tính từ bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, 249 gia cầm ở Việt Nam (Viện Chăn nuôi, 2001) (2718,96 đến 2848,42 kcal/kg so với 3022,6 kcal/kg). Một số tác giả khác khi tiến hành xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp Farrell cũng đã thông báo sự sai khác đáng kể giữa giá trị thu được bằng thí nghiệm in vivo so với giá trị ước tính trong sở dữ liệu của thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam hiện nay (Vũ Duy Giảng và cs., 2000; Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, 2007). Bảng 6. So sánh giá trị ME và ME N của khẩu phần thí nghiệm Giống ME (kcal/kg DM) ME N (kcal/kg DM) ME-ME N (kcal/kg DM) ME N /ME (%) Lương Phượng 3055,89 a ± 23,29 2956,94 b ± 23,13 98,95 ± 4,17 96,76 Coob 500 3128,58 a ± 18,98 3011,41 b ± 16,23 117,17 ± 3,14 96,25 Sao 3225,74 a ± 11,80 3086,39 b ± 8,49 139,35 ± 4,45 95,68 (Các giá trị trung bình trong cùng một hàng ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không ý nghĩa thống kê với p > 0,05.) Sự sai khác giữa giá trị năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng trao đổi hiệu chỉnh nitơ (ME N ) được thể hiện ở bảng 6. Kết quả cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa giá trị ME và ME N (p < 0,05). Với các giống khác nhau, giá trị ME N luôn thấp hơn từ 3,24% đến 4,32% so với giá trị ME. Sự sai khác thấp nhất ở Lương Phượng, cao nhất ở Gà, điều này thể giải thích do sự thay đổi lượng nitơ tích lũy từ thức ăn của từng giống khác nhau (kết quả đã đề cập ở phần trước). Tích lũy nitơ càng lớn thì sự chệnh lệch giữa ME và ME N càng lớn và ngược lại. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với công bố mới đây của Lopez và Leeson (2007) vì các tác giả này thấy rằng khi cho ăn cùng 1 khẩu phần thí nghiệm, sự chênh lệch giữa giá trị ME và ME N xác định được trên giai đoạn từ 7 đến 49 ngày tuổi là 4-5%. 4. Kết luận Có sự sai khác ý nghĩa thống kê về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở các giốngLương Phượng, Cobb 500 và Sao cùng độ tuổi. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống Sao (16,92 g/kg DM thức ăn) và thấp nhất ở Lương Phượng (12,04 g/kgDM thức ăn). Có sự ảnh hưởng của giống đến lượng nitơ tích lũy, năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơnăng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn thí nghiệm. Giá trị năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơ, năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ đều cao nhất ở giống Sao (3225,74 và 3086,39 kcal/kgDM) và 250 thấp nhất ở Lương Phượng (3055,89 và 2956,94 kcal/kgDM). Do năng lượng trao đổi trong thức ăn sự khác nhau giữa các giống gà, khi thiết lập sở dữ liệu thức ăn và lập khẩu phần nuôi gà, yếu tố giống cần phải được đề cập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AOAC, Official methods of analytical analysis, Fifteenth edition. Published by the Associatin of Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA. (1990), 1223. 2. Keulen J. Van, Young B. A., Evaluation of acid-insoluble ash as a natural marker in ruminant digestibility studies, Journal of Animal Science 78 (1977), 1757-1762. 3. Lã Văn Kính, Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2003. 4. Lammers P.J., Kerr B.J., Honeyman M.S., Stalder K., Dozier III W.A., Weber T.E., Kidd M.T., Bregendahl K., Nitrogen-corrected apparent metabolizable energy value of crude glycerol for laying hens, Poultry Science 87 (2008), 104-107. 5. Lopez G., Leeson S., Relevance of nitrogen correction for assessment of metabolizable energy with broilers to forty-nine days of age, Poultry Science 86 (2007), 1696-1704. 6. NRC, Nutrition requiremments of poultry, Ninth revised edition. National Academy Press, Washington D.C, 1994. 7. Oryschak M, Korver D, Zuidhof M, Meng X, Beltranena E., Comparative feeding value of extruded and nonextruded wheat and corn distillers dried grains with solubles for broilers, Poultry Science 89 (2010), 2183-2196. 8. Robbins D. H., Firman J. D., Evaluation of the metabolizable energy of meat and bone meal for chickens and turkeys by various methods, International Journal of Poultry Science 4 (9), (2005), 633-638. 9. Scott T. A., Hall J. W., Using acid insoluble ash marker ratio (diet : digesta) to predict digestibility of wheat and barley metabolizable energy and nitrogen retention in broiler chicks, Poultry Science 77 (1998), 674-679. 10. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, Xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp tập V, số 4 (2007), 33-37. 11. Villamide MJ, Fuente JM, Perez de Ayala P, Flores A., Energy evaluation of eight barley cultivars for poultry: Effect of dietary enzyme addition, Poultry Science 76 (1997), 834-840. 251 12. Vogtmann H., Frirter H., Prabuck, L. A., A new method of determining metabolisability of energy and digestibility of fatty acids in broiler diets, British Poultry Science 16, (1975), 531-534. 13. Viện Chăn Nuôi, Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2001. 14. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, Kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi (ME) của một số loại ngô đỏ làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 9, (2000), 95-104. EFFECT OF BREEDS OF CHICKEN ON RESULTS OF DETERMINATION OF METABOLIZABLE ENERGY IN BROILER DIET Pham Tan Nha 1 , Ho Trung Thong 2 , Nguyen Van Chao 2 1 Can Tho University 2 College of Agriculture and Forestry, Hue University Abstract. This study was conducted to examine the effect of different breeds of chicken on results of determination of metabolizable energy in the diet. The experiment was conducted on 48 chickens belonging to three breeds (Luong Phuong, Cobb 500 and Guineafowl). The chickens were fed with ad libitum with one diet. Metabolizable energy of the diet was determined using acid-insoluble ash (AIA) as marker. Results of the study showed there was significant diffểnce in the nitrogen retention. Nitrogen retention in Guineafowl chickens reached the highest (16,94g/kg DM), and the lowest one in Luong Phuong (12,04 g/kg DM). The ME and ME N values of the diet fed to different breeds were significant (p > 0,05). The highest ME N value was observed from Guineafowl (3.086,39 Kcal/kg DM) whereas the lowest one was (2.956,94 Kcal/kg DM). The experimental results also indicated that the ME N values were noticeably lower than the estimated values in feed tables of Vietnam based on regression method imported from other countries (from 14,47 to 16,28% lower). Therefore, feed tables for poultry for Vietnam should be developed from in vivo studies in conditions of Vietnam. The metabolizable energy in a diet will be different according to breeds of chicken. Therefore, breeds should be taken into account in feed formulation. Keywords: Chicken breeds, metabolizable energy, nitrogen retention. . g/kgDM thức n). Có sự ảnh hưởng của giống gà đến lượng nitơ tích lũy, năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơ và năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ trong. ở gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Có sự ảnh hưởng của giống gà đến lượng nitơ tích lũy, năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh nitơ và năng lượng trao đổi

Ngày đăng: 26/02/2014, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Một số thông số bố trí thí nghiệm Giống gà  Thông số  - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 1. Một số thông số bố trí thí nghiệm Giống gà Thông số (Trang 2)
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 3. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm (Trang 3)
Bảng 2. Khẩu phần thí nghiệm - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 2. Khẩu phần thí nghiệm (Trang 3)
Bảng 4. Ảnh hưởng của giống gà đến lượng nitơ tích lũy Giống gà  - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 4. Ảnh hưởng của giống gà đến lượng nitơ tích lũy Giống gà (Trang 5)
Bảng 5. Kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 5. Kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi (Trang 6)
Bảng 6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm - Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG GÀ ĐẾN KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ (ME N) TRONG THỨC ĂN docx
Bảng 6. So sánh giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w