1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận Môn Kinh Tế Môi Trường

18 701 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 303 KB

Nội dung

Chất phát thải ra môi trường là các chất thải sau sản xuất hay tiêu dùng của hoạt động kinh tế được đưa trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ là

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM



Bài tiểu luận Môn Kinh Tế Môi Trường

Đề tài :

1 Thế nào là biến đổi môi trường ?

2 Các dạng biến đổi của môi trường?

3 Thế nào là ô nhiễm Các dạng chất ô nhiễm

4 Trình bày hoạt động vận tải gây ra ô nhiễm môi trường như thế nào?

GVHD : Nguyễn Quốc Thịnh Nhóm : 04

Tp HCM, Ngày 17 tháng 01 năm 2013

Trang 2

Nội Dung

1 Thế nào là biến đổi môi trường ?

Chất phát thải ra môi trường là các chất thải sau sản xuất hay tiêu dùng của hoạt động kinh tế được đưa trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường ở xung quanh, gây ra thiệt hại cho con người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng

2 Các dạng biến đổi của môi trường?

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường được định nghĩa như sau :

“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường”

Quan niệm của thế giới cho rằng: “ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển rác, chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến

sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí ( khí thải ), lỏng ( nước thải ), rắn ( chất thải rắn ) chưa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam suy thoái môi trường được định nghĩa như sau : “ Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên “

Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường bao gồm : không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, sự cố môi trường được định nghĩa như sau : “ Sự

cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”

sự cố môi trường xảy ra do :

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khi hậu và thiên tai khác

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thật, văn hóa, an ninh, quốc phòng

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc dầu và các cơ

sở công nghiệp khác

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ

 Đánh giá rủi ro là đánh giá về số lượng và chất lượng của rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, gây ra do độc hại môi trường tiềm năng hoặc thực tế

Trang 3

4 Thế nào là ô nhiễm Các dạng chất ô nhiễm.

“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường; gây tác hại tới đời sống, sức khoẻ của con người, đến sự phát triển của các sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”

Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra (như các chất thải trong sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…); ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch (gây nhiều bụi bẩn), thiên tai lũ lụt (tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển)…nó chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường, các tác nhân

ô nhiễm n ày bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường

độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu

4.2.1 Ô nhiễm môi trường đất:

Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệp do các hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản, các chất khí độc hại được thải ra ngoài môi trường, các chất thải hữu cơ Thứ hai là các loại chất thải sinh hoạt của con người hàng ngày mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lí triệt để trước khi thải ra ngoài Thứ ba ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, chúng tích lũy dần trong đất và các loại cây trộng và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người

4.2.2 Ô nhiễm môi trường nước:

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước

Nước bị ô nhiễm ở các khu vực nướpc ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực

 Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất và nước:

 Nguồn gốc tự nhiên:

Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho

Trang 4

cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm

Do phun trào núi lửa, mưa bảo gây ngập úng đất đai, đất bị nhiễm mặn do xâm thực thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay hoặc hạn hán…

 Nguồn gốc nhân tạo:

- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp:

- Tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vô cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu

- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch

- Mở rộng các hệ thống tưới tiêu

- Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông

 Ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt:

Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu không được quản

lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật.Chất thải rắn đô thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn , đồ dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loạirác đường phố bụi, bùn, lá cây…

Ở các thành phố lớn , chất thải rắn sinh hoạt được thu gom , tập trung ,phân loại và xử lý Sau khi phân loại có thể tái sử dụng hoặc xử lý rác thải đô thị để chế biến phân hữu cơ, hoặc đốt chôn Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi trường

Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất

Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại trong đất

Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như P ,N, … cũng cao Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm

Ô nhiễm môi trường đất, nước còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ , vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy

 Ô nhiễm do chất thải công nghiệp:

Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây ô nhiễm

Trang 5

Bảng 3: Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng.

Kim loại nặng Nguồn gốc công nghiệp

As Nước thải công nghiệp thủy tinh, sản xuất phân bón

Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm, hơi thải chứa Cd

Cu Luyện kim, công nghiệp chế đồ uống, sản xuất thuốc bảo vệ thựcvật( BVTV)

Cr Luy Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm

Hg Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, thuốc BVTV có chứa Hg

Nước thải luyện kim, BVTV, Nhà máy sản xuất pin, ắc quy, khí thải chứa Pb

Zn Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và Phân lân

Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuốc nhuộm

F Nước thải sau khi sản xuất phân lân

Muối kiềm Nước thải nhà máy giấy, nhà máy hóa chất

Axit Nước thải nhà máy sản xuất axit sunfuric, đá dầu, mạ điện

- Những tác động về vật lý như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ

- Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến đất.Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng

 Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp:

Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : Tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng các hệ tưới tiêu

Tuy nhiên trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường có sẵn kim loại nặng và chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất ô nhiễm

Trang 6

 Ô nhiễm do phân bón hóa học:

* Sử dụng phân vô cơ:

- Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa 30% lượng phân bón vào đất Phần còn lại sẽ bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại trên đất gây ô nhiễm môi trường

Ví dụ:

+ Phân lân rất dễ chuyển hóa thành nitrat NO3- Một phần nitrat được thực vật hấp thụ làm chất dinh dưỡng nhưng nếu tích lũy quá nhiều nitrat NO3-sẽ sinh ra quá trình đềnitrat (khử nitrat) bởi vi sinh tạo nên nitrit NO2- là chất sẽ theo dây chuyền thực phẩm đi vào động vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe Mặt khác, các anion NO3- và NO2- ít bị hấp phụ trong đất (vì hầu hết các keo trong đất là keo âm) sẽ đi vào nước, gây ô nhiễm nước

+ Hàm lượng (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, superphotphat còn tồn dư acid nếu bón liên tục mà không có biện pháp trung hòa sẽ làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơvà xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng (như: Al3+, Fe3+, Mn2+…) làm giảm hoạt tính sinh học của đất

* Sử dụng phân hữu cơ:

Trong phân chuồng cũng có chứa rất nhiều các loại kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại Ở Việt Nam, phân chuồng thường ít được ủ đúng kỹ thuật và bón đúng liều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và người Bởi vì trong phân bón này có chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng, và các mầm bệnh dễ lây lan Khi bón vào đất chúng có điều kiện phát triển làm ô nhiễm môi trường sinh thái qua lan truyền trong nước mặt hoặc bốc hơi trong không khí

 Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:

Việc lạm dụng và sử dụng một cách không phù hợp đã trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước

Các thuốc bảo vệ thực vật thường là những hóa chất độc, khả năng tồn dư lâu trong đất tươi, tác động tới môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến động vật và người, theo kiểu tích tụ,

ăn sâu và bào mòn Hiện nay do sử dụng và bảo quản thuốc BVTV chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Đất, nước một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lí là vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức, tiền của Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, nước trong đó giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ chất thải,ý thức xử dụng thốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông dân Đồng thới cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống cây trồng không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, tuyên truyền cho người dân thực hiện luật môi trường để bảo vệ môi trường đất, nước bảo vệ các sinh vật sinh sống trên Trái Đất để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn

Trang 7

4.2.3 Ô nhiễm không khí:

Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm (Zn), hơi Thuỷ ngân (Hg), hơi Chì (Pb)

và các chất độc hại khác Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SO3 …

Các chất ô nhiễm phát xuất từ nhiều nguồn khác khau; ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình; nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc

 Ảnh hưởng đến môi trường đa dạng và phong phú Vì vậy, x ử l ý kh í th ải là điều rất cần thiết

 Tác hại đến con người:

 Tác hại của bụi:

- Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng

- Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người

- Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …

- TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng trong không khí xung quanh 0,5 mg/m3

Ví dụ:

+ Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: tính trõ, không có tính gây độc Kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng (VD: 3,4-benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5 micromet bị các dịch nhầy

ở các tuyến phế quản và các lông giữ lại Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 mm vào được phế nang

Trang 8

 Tác hại của SO2 và NOX:

- SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít (HNO3, H2SO3, H2SO4) Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn

- Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết

- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm

ra nước bọt

- Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C,

ức chế enzym oxydaza

- Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3

- Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là 50mg/m3

- Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3

- Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3

- Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2 týõng ứng là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3 (nồng độ tối đa 1 lần nhiễm)

 Tác hại của HF:

- HF sinh ra do quá trình sản xuất hóa chất (HF) và là một tác nhân ô nhiễm quan trọng khi nung gạch ngói, gốm sứ

- Không khí bị ô nhiễm bởi HF và các hợp chất fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khoẻ của người Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng

 Tác hại của CO:

- Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức

- Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc tóm tắt dưới đây:

Trang 9

 AMONIAC (NH3):

- NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm, đồng và các hợp kim của đồng NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ trong khoảng từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ

- NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp

- Ngưỡng chịu đựng đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3

- Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100 mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu qủa lâu dài

- Tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/m3 trong thời gian 30’ sẽ nguy hiểm đối với tính mạng

 HYDRO SUNFUA (H2S):

- Phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng

- Xâm nhập vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá => sunfat, các hợp chất có độc tính thấp Không tích lũy trong cơ thể Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu

- Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp

- Hít thở lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt

- Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực

Trang 10

- Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh

- Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản mãn tính…

 Tác hại của HYDROCACBON:

- Hơi dầu có chứa các chất hydrocacbon nhẹ như metan, propan, butan, sunfua hydro

- Giới hạn nhiễm độc của các khí như sau: Metan 60-95 %, Propan 10 %, Butan 30 %, Sulfua hydro 10 ppm

- Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam năm 1977 qui định tại nơi lao động: dầu xăng nhiên liệu là 100mg/m3, dầu hỏa là 300mg/m3 TCVN 5938-2005 qui định nồng độ xăng dầu trong không khí xung quanh tối đa trong 1 giờ là 5mg/m3

- Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu ôxy Triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi

- Dầu xăng ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, ở nồng độ trên 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong

- Người nhạy cảm xăng dầu: tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ, eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da)

- Các hợp chất hữu cơ bay hơi:Dưới ánh sáng mặt trời, các hợp chất hữu cơ với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác Các chất này có hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu

 Tác hại của FORMALDEHYDE:

- Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hô hấp, ở liều cao có tác động toàn thân, gây ngủ

- Nhiễm theo đường tiêu hoá với liều lượng cao hơn 200mg/ngày sẽ gây nôn, choáng váng

- Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất đặc trưng ở móng tay: móng tay màu nâu, mềm

ra, dễ gẫy, viêm nhiễm ở xung quanh móng rồi mưng mủ

- Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldehyde trong không khí là 0,012mg/m3 (TCVN 5938-1995), trong khí thải là 6 mg/m3

- Tổ chức Y tế Thế giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 mg/m3 trong không khí với thời gian trung bình 30phút

Ngày đăng: 06/03/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w