1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận “nền kinh tế thị trường xã hội

28 2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 771,36 KB

Nội dung

Nền kinh tế thị trường xã hội 1 Lời mở đầu Lịch sử học thuyết kinh tế là môn học cần thiết cho mỗi sinh viên kinh tế chúng ta. Qua môn học này giúp chúng ta có kiến thức và sự hiểu biết tổng quan về các học thuyết kinh tế, một hành trang không thể thiếu để sinh viên chúng ta trở thành các nhà kinh tế tương lai. Muốn phát triển đất nước một điều không thể bỏ qua là việc áp dụng các học thuyết kinh tế vào thực tiễn đất nước mình theo hướng phù hợp nhất. Và chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một mô hình kinh tế xã hội có tính ảnh hưởng quan trọng tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta. Đó là: “nền kinh tế thị trường xã hội”, một trong những nước áp dụng thành công mô hình này là “ CHLB Đức”. Để hiểu rõ hơn, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn mô hình này ở CHLB Đức Tổng quan lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội Ý tưởng về KTTTMTXH ra đời từ những năm 30, khi người ta càng ngày càng nhận rõ rằng, chủ nghĩa tư bản hoang dại không thể có tương lai, nếu nó không tự cải tổ để mang nhiều tính xã hội hơn nữa. KTTTMTXH là một nền kinh tế tự do hoạt động theo các qui luật của thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm phân chia công bằng sản phẩm xã hội, sao cho kinh tế và xã hội trở thành một tổng thể không thể tách rời phục vụ con người tự do. Ở đây, xin nói thêm là, mô hình KTTTMTXH đang có những thay đổi cơ bản dưới tác động của quá trình Toàn cầu hóa và nhất là do sự trưởng thành của ý thức công dân. Vai trò của nhà nước ngày càng giảm. Không phải vì nhà nước bất lực, mà vì người dân càng có điều kiện trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế, vào quá trình hình thành những quyết định về chính sách xã hội hơn. Và vì vậy, cơ cấu phân chia sản phẩm xã hội cũng đang thay đổi một cách cơ bản Bản chất của kinh tế thị trường xã hội Kinh tế thị trường xã hội là khái niệm về một hình thái kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường xã hội 2 mới ra đời đầu tiên ở Tây Đức (Cộng hoà Liên bang Đức) mà tác giả là những người theo trường phái kinh tế thị trường như Freiburg, Frederich, F.A.von Hayek, Wolf Ogen. Về bản chất, kinh tế thị trường xã hội gần giống với kinh tế thị trường nhưng mục tiêu của nó là “gắn kết trên cơ sở thị trường các nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội.” Tuy nhiên, cần tránh hiểu nhầm vấn đề tự do trên thị trường. Khái niệm kinh tế thị trường xã hội hoàn toàn khác các quan điểm của “chủ nghĩa tự do mới.” Kinh tế thị trường xã hội không đồng nhất với cái gọi là “kinh tế thị trường tự do.” Đây là mô hình kinh tế được các nhà kinh tế theo trường phái tự do của Mỹ đề xuất, mà bản chất của nó là giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và để cho nền kinh tế tự vận hành thông qua các công cụ của nó. Chính phủ cho nền Kinh tế thị trường (KTTT) là một chính phủ thế nào? Ở Mỹ, đó là một chính phủ can thiệp càng ít càng tốt vào thị trường. Ở Tây Âu, là chính phủ có trách nhiệm can thiệp ở mức cần thiết tối thiểu vào thị trường. Hiện nay, mô hình chính phủ ở Tây Âu-mà đặc biệt là mô hình chính phủ cho nền kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức- được học tập và áp dụng ở hầu hết châu lục. Nguyên tắc cơ bản nhất của một chính phủ như vậy là không được phép can thiệp làm sai lệch cơ chế hoạt động theo qui luật Cung – Cầu của thị trường. Trước khi diễn ra quá trình Toàn cầu hóa (TCH) hiện nay, lý thuyết kinh tế của J.M. Keynes- Giáo sư Kinh tế người Anh- đã có một ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định vai trò của nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần phải đóng vai trò người kích Cầu cho nền kinh tế. Ngày nay, khi các thị trường quốc gia đan quyện chặt chẽ với nhau, Nhà nước quốc gia dù muốn cũng không thể đủ sức kích cầu thị trường mà không làm sai lệch quan hệ Cung – Cầu, sai lệch môi trường cạnh tranh cần thiết cho hoạt động kinh tế. Nhưng, chính phủ còn là người đặt hàng cho những lợi ích cộng Nền kinh tế thị trường xã hội 3 đồng. Hoạt động trong vai trò tác nhân Cầu này có một ảnh hưởng đặc biệt. Vì vậy, qui định về đấu thầu mua hàng của chính phủ cần phải được soạn thảo rất thận trọng bảo đảm tối đa tính minh bạch, công bằng. Trong đó không thể thiếu những qui định đảm bảo quyền khiếu kiện tức khắc và trực tiếp của doanh nghiệp, cũng như trừng phạt nghiêm khắc người vi phạm. Ngày nay, chính phủ không còn nhiệm vụ-và cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ- quản lý nền kinh tế thị trường nữa. Về cơ bản, nhiệm vụ của nó là bảo đảm một môi trường cạnh tranh tự do lành mạnh, sao cho hoạt động của thị trường được điều chỉnh bởi quan hệ Cung – Cầu không bị làm sai lệch một cách giả tạo; là theo dõi và kiểm tra việc thực hiện “luật chơi“ của các tác nhân trên thị trường; và trong TCH là người cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thị trường quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường xã hội, Nhà nước còn có nhiệm vụ ngăn ngừa những tác động tiêu cực của thị trường đến xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chính phủ có quyền can thiệp vào hoạt động kinh tế. Tuy nhiên đây là những hoạt động can thiệp ngoại lệ phải tuân theo 03 nguyên tắc: a) Chỉ can thiệp vào nơi mà thị trường tỏ ra bất lực; b) Nguyên tắc hỗ trợ và c) Nguyên tắc hạn chế thấp nhất việc giới hạn quyền của doanh nghiệp, của công dân. - Có những lĩnh vực mà thị trường bất lực, nơi các doanh nghiệp không muốn đầu tư, kinh doanh. Đó là những lĩnh vực nhiều rủi ro. không hứa hẹn mang lại lợi nhuận, nơi nếu chỉ kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận sẽ gây mất bình đẳng xã hội, hoặc nơi có môi trường khó khăn, v…v. Chẳng hạn: Bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, giao thông công cộng, điện, nước sinh hoạt, phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa v…v. - Hành động can thiệp của chính phủ phải tuân theo nguyên tắc hỗ trợ. Chính phủ chỉ can thiệp vào nơi thị trường tỏ ra bất lực khi không còn một tác nhân trực Nền kinh tế thị trường xã hội 4 tiếp tại chỗ nào có thể làm điều đó tốt hơn, với chi phí và các hậu qủa tiêu cực ít hơn. - Một hoạt động can thiệp cụ thể của chính phủ chỉ được coi là hợp pháp nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau:  Có cơ sở pháp lý  Đã được chính phủ cân nhắc thận trọng giữa lợi ích chung và lợi ích của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của sự can thiệp. Sự can thiệp phải là để bảo vệ những quyền lợi cụ thể của cộng đồng.  Sự can thiệp là cần thiết vì không tìm được giải pháp nào đạt được kết qủa tương tự mà gây ít hậu qủa tiêu cực, ít ảnh hưởng đến quyền lợi của các tác nhân trong lĩnh vực đó hơn.  Các tác nhân chịu ảnh hưởng của sự can thiệp có khả năng tự bảo vệ hoặc đã được chính phủ có biện pháp bồi thường thỏa đáng. Các nguyên tắc cơ bản này sẽ bị xem thường khi việc vi phạm chúng không dễ bị phát hiện, khi bị phát hiện cũng không được xử lý theo pháp luật. Vì vậy, hoạt động của chính phủ trong nền kinh tế thị trường phải được kiểm soát bởi các tác nhân hoạt động kinh tế và được một hệ thống Tòa hành chính (THC) đầy đủ xem xét tính chất hợp pháp. Doanh nghiệp phải có quyền khiếu nại, khởi kiện cơ quan công quyền trước THC đối với toàn bộ các hình thức hoạt động của cơ quan công quyền, chứ không phải chỉ là một số nhất định như hiện nay. Trong nền KTTT, chính phủ không phải là người quản lý thị trường, quản lý hoạt động doanh nghiệp mà là người phục vụ doanh nghiệp. Một chính sách kinh tế sẽ có hậu quả tức thì và sâu rộng. Nó đòi hỏi chính phủ phải có khả năng làm chính sách kịp thời, đúng đắn. Vì vậy quan điểm, cách thức làm chính sách cũng phải thay đổi. Các qui định, chính sách của chính phủ cần xuất phát từ doanh Nền kinh tế thị trường xã hội 5 nghiệp, do các chuyên gia xem xét đề xuất, được chính phủ cân nhắc trong quan hệ quyền lợi chung-riêng mà quyết định. Ngoài ra cần phải tạo điều kiện để có thể nhanh chóng bãi bỏ một chính sách sai lầm. Nhiệm vụ, quyền hạn của một chính phủ cho nền KTTT rõ ràng là ít hơn rất nhiều so với của chính phủ ta hiện nay. Bộ máy của chính phủ cũng sẽ gọn hơn, chi phí hoạt động của chính phủ cũng sẽ ít hơn rất nhiều. Đây cũng là điểm mang tính thị trường của chính phủ: chi phí quản lý nhà nước thấp sẽ là một lợi thế hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, việc sát nhập các bộ lại một cách hình thức mà không cương quyết qui định lại nhiệm vụ mới cho phù hợp với một chính phủ của nền KTTT, không những không giảm chi phí mà còn cản trở khả năng ứng phó nhanh của chính phủ. Trước hết, để thành công trong công cuộc cải cách – mở cửa, cần phải có lí luận về cải cách – mở cửa. Đó là hệ thống những lí luận kinh tế học chính trị của Phương Tây, rút ra từ bài học thành công của các nhà kinh tế học phương Tây. Trong kho tàng những cơ sở lí luận cải cách kinh tế của phương Tây, có rất nhiều những học thuyết, lí luận, nhưng Trung Quốc đã lựa chọn những lí luận cải cách vừa tiên tiến vừa phù hợp với đặc thù đất nước. Theo một số nhà nghiên cứu, đó là lí luận kinh tế học phát triển của trường phái “Tân Cổ điển” John Maynard Keynes (nhà kinh tế học người Anh, 1889-1946). Đồng thời Trung Quốc còn tiếp thu quan điểm về 5 chu kì phát triển của nhà kinh tế học Mĩ Rostow. Lí thuyết 5 giai đoạn của quá trình phát triển đã trình bày lịch sử phát triển kinh tế từ xã hội truyền thống (phong kiến, nửa phong kiến) sang xã hội tiêu dùng của quảng đại quần chúng ở mức độ cao. Kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với các quan điểm kinh tế, xã hội của những người trọng tiền. Những người này muốn giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước nhưng đồng thời cũng muốn chiến đấu với lạm Nền kinh tế thị trường xã hội 6 phát bằng cách theo đuổi một chính sách hạn chế kiểm soát lượng cung tiền tệ. Hơn nữa, họ cho rằng tiến trình kinh tế tự nó hoàn toàn có khả năng chịu đựng các biến động có tính chu kỳ nếu nhà nước kiềm chế không can thiệp. Theo các nhà khởi xướng thì kinh tế thị trường xã hội là một mô hình kinh tế không phải XHCN và cũng không phải TBCN mà như một “con đường thứ ba,” thực chất con đường thứ ba này là từ bỏ chủ nghĩa tư bản tự do, đồng thời chống độc quyền, bảo vệ những nguyên lý của kinh tế thị trường. Theo Alfred Muller Armack, một trong những tác giả của mô hình kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: “Đối với chúng ta giờ đây, cả hai mô hình kinh tế: kinh tế thị trường tự do và kinh tế kế hoạch hóa, đều đã trở nên lỗi thời, chúng ta cần phát triển mô hình thứ ba, đó không phải là sự hỗn hợp thuần túy hoặc là sự thỏa hiệp của hai mô hình trước mà chính là sự tổng hợp những hiểu biết về thời đại của chúng ta hiện nay. Chúng ta gọi mô hình thứ ba này là “kinh tế thị trường xã hội.” Lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: 1) Nền kinh tế thị trường xã hội Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế tư bản truyền thống (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ). Không phải là nền kinh tế kế hoạch hóa ở các nước XHCN trước đây, không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội. Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng thời phòng tránh các khuyết tật lớn của thị trường: chống lạm phát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội. Các quyết định kinh Nền kinh tế thị trường xã hội 7 tế và của nhà nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyện vọng cá nhân. Mô hình này theo đuổi các mục tiêu: - Đảm bảo và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách đảm bảo cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội. - Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối - Đảm bảo ổn định bền vững của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cân đối ) Tư tưởng trung tâm của mô hình này là: - Tự do thị trường: Tự do cạnh tranh không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế TBCN, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của nhà nước ( Để đảm bảo phối hợp sự rự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội) - Được tổ chức theo kiểu “ sân bóng đá” ( Ropke và erhard nêu ra) Trong đó: - xã hội là một sân bóng đá - Các giai cấp và tầng lớp xã hội là cầu thủ - Nhà nước là trọng tài, dóng vai trò đảm bảo cho trận đâú diễn ra theo luật, tránh khỏi những tai họa. a) Khái quát chung : Hoàn cảnh xuất hiện - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc , phát xít Đức thất bại sau chiến tranh, nền kinh tế của đức rơi vào tình trạng “hỗn loạn”. các cơ sở kinh tế bị tàn phá nặng nề như : nhà cửa , cầu cống, xí nghiệp, nhà ga xe lửa, đường Nền kinh tế thị trường xã hội 8 xá … dẫn đến sản xuất sa sút, nguyên vật liệu thiếu như than và thậm chí hoàn toàn không còn như dầu hỏa, Sản lượng hàng hóa sản xuất giảm sút nghiêm trọng, nguồn thu ngân sách giảm mạnh, lại phải bồi thường chiến phí cho các nước đồng minh thắng trận, ngân khố quốc gia cạn kiệt, tình trạng lạm phát nghiêm trọng xảy ra. Chỉ còn một và doanh nghiệp hoạt động được , lại phải cung cấp sẩn phẩm của mình cho các lực lượng chiếm đóng. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đất nước bị tàn phá hoàn toàn trong chiến tranh và cho đến năm 1948 trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới, CHLB Đức (Tây Ðức) buộc phải tìm bằng được một chiến lược kinh tế thích hợp, giúp nó thoát khỏi đói nghèo và nhục nhã. Cuộc tranh luận công khai, không khoan nhượng, để tìm kiếm mô hình kinh tế thích hợp đã nổ ra khắp nơi và thu hút sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân. Một mô hình KT thích hợp phải là mô hình động viên được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và bảo đảm được môi trường ổn định cho phát triển. Các mô hình Kinh tế kế hoạch chỉ huy, Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và KTTT mang tính xã hội đã được đem ra mổ xẻ, phân tích kỹ lưỡng. Ví dụ : Về lương thực: Năm 1944 khẩu phần lương thực phân phối cho mỗi người hằng ngày là khoảng 2.200 calo, nhưng đến năm 1945,1946, khẩu phần lương thực cung cấp cho mỗi người chỉ xấp xỉ khoảng 1.100 calo. Về lạm phát: Giá một tờ nhật báo vào tháng 1/1921 là 0,3 mác, đến tháng 11/1923 là 70 triệu mác - Trong giai đoạn những năm 1950-1960, nền kinh tế thị trường tự do ở nhiều nước cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung , mệnh lệnh ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa theo họ cũng không có hiệu quả. Nền kinh tế thị trường xã hội 9 - Trong thực trạng trên đòi hỏi cần phải có lý thuyết kinh tế mới, “một trật tự kinh tế mới”. Từ đó các nhà kinh tế học ở Cộng hòa liên bang Đức như : W.Euskens, W.Ropke, Muller.Armark…đã phân tích ưu, nhược điểm các lý thuyết kinh tế đã và đang tồn tại trong lịch sử để vận dụng trong xây dựng và phát triển kinh tế. Họ cho rằng : khôi phục , xây dựng và phát triển kinh tế không thể tiến hành theo kiểu độc tài phát xít, hay chủ nghĩa độc tài dân tộc, hay kinh tế chỉ huy, vì như vậy không mang lại hiệu quả. Họ ủng hộ mạnh mẽ các quan điểm tự do với tên gọi : “sức mạnh tự do”, “kinh tế thị trường tự do” , “con đường thứ ba” , “kinh tế thị trường xã hội”. Đặc điểm - Nền kinh tế thị trường xã hội hoàn toàn không phải là sự kết hợp thành một thể thống nhất giữa nền kinh tế thị trường hoạt động theo phương thức cũ của chủ nghĩa tư bản trước đây với nền kinh tế phát triển có kế hoạch của các nước xã hội chủ nghĩa. - Quan điểm của Muller – Armark về kinh tế thị trường xã hội  Nền kinh tế thị trường thể hiện một hệ thống các mục tiêu , trong đó mục tiêu quan trọng nhất là: “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng và xã hội trên thị trường”. Mục tiêu này một mặt khuyến khích và động viên những động lực tạo ra sáng kiến cá nhân phục vụ lợi ích nền kinh tế , một mặt cố gắng loại trừ các hiện tượng tiêu cực nếu kiều kiện cho phép như: nghèo khổ của một số tầng lớp, lạm phát, thất nghiệp.  Một trong hai mặt đó thì việc đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng và công dân phải chiếm vị trí thống trị, mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở chú ý tới nhu cầu và nguyện vọng cá nhân. Nguyên tắc này làm cho kinh tế thị trường xã hội ở Đức Nền kinh tế thị trường xã hội 10 khác với quan điểm kinh tế thị trường tự do của mọi trường phái khác.Nguyên tắc này không đồng nhất với nền kinh tế thị trường tự do, nó cho rằng nên để cho kinh tế thị trường tự do vận động , nhà nước chỉ can thiệp tối thiểu khi cần thiết.  Ông cho rằng kinh tế thị trường xã hội không phải là tư tưởng tự do kinh tế theo kiểu của trường phái trọng tiền như là thả lỏng nền kinh tế và nhà nước chỉ cần thực hiện chính sách tiền tệ có quy tắc để điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông. - Kinh tế thị trường xã hội không đồng nhất với chủ nghĩa tự do, mà ủng hộ một nhà nước mạnh để tổ chức , duy trì hệ thống cạnh tranh có hiệu quả , chống độc quyền . Các nguyên tắc cơ bản của nên kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế dựa tên cơ sở kết hợp chặt chẽ nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trong khuôn khổ mục tiêu nhằm khuyến khích và động viên những động lực do sang kiến cá nhân để đảm bảo lợi ích kinh tế và loại trừ những hiện tượng tiêu cực như:nghèo khổ,lạm phát,thất nghiệp,phân hóa giàu nghèo. Theo nhà kinh tế học Ludwig Erhard, Kinh tế Thị trường mang tính xã hội là một nền kinh tế thị trường với những đặc trưng xã hội nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đều có điều kiện phát triển, để họ đặt giá trị nhân cách lên trên hết và để họ có thu nhập thích đáng theo thành quả. Trong nền kinh tế này, thị trường không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh tế, mà còn phải đáp ứng, làm hài lòng mọi quan hệ xã hội khác nhau. Kinh tế, xã hội và nhà nước ở đây, phải là một tổng thể thống nhất. Trọng tâm của KTTT mang tính xã hội không phải là lợi nhuận tuyệt đối, mà là những con người tự do được bảo đảm phẩm giá. KTTTMTXH là một trật tự kinh tế bảo đảm quyền tự do con người ở mức rất cao, đồng thời cũng đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cá nhân ở mức độ như vậy. [...]... trường xã hội 1 Lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: 6 Nền kinh tế thị trường xã hội 6 Các nguyên tắc cơ bản của nên kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: 10 Đặc điểm nền kinh tế thị trường xã hội: 11 Những tiêu chuẩn định hình nền kinh tế thị trườngxã hội: 12 Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã hội 15 Yếu tố xã. .. mạnh kinh tế tiếp tục lớn hơn Việt Nam trong quá 26 Nền kinh tế thị trường xã hội trình phát triển kinh tế cũng cần nghiên cứu, theo dõi kỹ quá trình áp dụng mô hình kinh tế thị trường xã hội của các quốc gia điển hình để học hỏi có lựa chọn, phù hợp với đặc thù trong nước 27 Nền kinh tế thị trường xã hội Mục lục Tổng quan lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội 1 Bản chất của kinh tế thị trường. .. bằng xã hội Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam có điểm khác so với mô hình kinh tế thị trường xã hội mà một số nước đã áp dụng Nói đến kinh tế thị trường định hướng XHCN là nói đến kinh tế không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị. .. quyền 15 Nền kinh tế thị trường xã hội Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội: Trong nền kinh tế thị trường xã hội việc giải quyết các vấn đề xã hội có vai trò quan trọng ở nhiều mặt: - Nâng cao mức sống của tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhất để dần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội - Bảo vệ các thành viên trong xã hội, chống lại những khó khăn về kinh tế và đau... Nền kinh tế thị trường xã hội nghèo khổ, che chắn cho họ, bảo đảm cho họ có cuộc sống an toàn và xứng đáng, phù hợp với trình độ phát triển chung của xã hội Như vậy, kinh tế thị trường xã hội vừa tạo dựng và duy trì một nền kinh tế thị trường, vừa thực hiện công bằng xã hội Tính thống nhất này đạt được là nhờ kinh tế thị trường xã hội sẽ phát huy hết các nguồn tăng trưởng và nhờ thành quả kinh tế mà...Nền kinh tế thị trường xã hội Đặc điểm nền kinh tế thị trường xã hội: Với mô hình kinh tế thị trường xã hội, thể chế và cơ quan chính phủ có vai trò đảm bảo ổn định xã hội có tầm quan trọng đặc biệt Những cơ quan có liên quan tới chính sách xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò chủ đạo, nhằm cố gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các biện pháp tiền tệ và tài khóa Một mặt, mô hình kinh tế thị. .. triển kinh tế- xã hội Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 24 Nền kinh tế thị trường xã hội là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển,” góp phần đảm bảo “dân giàu, nước mạnh, xã hội, ... là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho thể chế kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường khác, đó là việc quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội vừa đảm bảo sự phát triển bền vững, vừa thể hiện rõ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, thực hiện... xã hội để thực hiện tốt yêu cầu này; phải đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực xã hội, thực hiện tốt hơn yêu cầu gắn kết giữa kinh tế và xã hội 3 22 Nền kinh tế thị trường xã hội Như vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, yếu tố công bằng xã hội tiếp tục được nhấn mạnh Mặt khác, định hướng xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã. .. nền kinh tế thị trường xã hội 15 Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội: 16 Nền kinh tế thị trường xã hội trong môi trường khu vực và quốc tế: 16 Nền kinh tế thị trường xã hội đối với các nước đang phát triển: 17 Ý nghĩa tực tiễn: 18 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam: 19 Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam 22 28 . ba này là kinh tế thị trường xã hội. ” Lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức: 1) Nền kinh tế thị trường xã hội Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết. sự độc quyền. Nền kinh tế thị trường xã hội 16 Yếu tố xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội: Trong nền kinh tế thị trường xã hội việc giải quyết các vấn đề xã hội có vai trò quan. vậy. Nền kinh tế thị trường xã hội 11 Đặc điểm nền kinh tế thị trường xã hội: Với mô hình kinh tế thị trường xã hội, thể chế và cơ quan chính phủ có vai trò đảm bảo ổn định xã hội có

Ngày đăng: 12/04/2015, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w