1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

slide thuyết trình những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc h’mông huyện tủa chùa tỉnh điện biên

53 2,5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 6,27 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngày nay đời sống người dân H’Mông ở huyện Tủa Chùa đã dần được thay đổi..   Qua một số hình ảnh tiêu biểu, chúng ta có thể dễ dàng cảm n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE S.TING

Cuộc thi bài giảng e-learning với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam”

******************************************

NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

DÂN TỘC H’MÔNG HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Giáo viên: Vũ Thị Dịu

Gmail: vudiu78@gmail.com.vn

Điện thoại di động: 01676 893 230 Trường PTDTNT THPT Tủa Chùa- H Tủa Chùa- T Điện Biên

-Tháng 6 năm

Trang 2

2014 -“Buổi hồng hoang, bao họ mạc trong cuộc thiên di

Họ Vừ,

Họ Mùa,

Họ Sùng, họ Tráng

Người H’Mông lầm lũi, miệt mài

Vai gồng gánh những quả đồi, ngọn núi

Khóm ớt Chỉ Thiên cỗi cằn trụi lá

Xưa kiếp ngựa hoang triền núi hoang tàn

Họ Tráng,

Họ Sùng,

Trang 3

Giọt mồ hôi giỏ thành hốc đá

Chứa chất niềm khát khao

Nên thớ đá chồng vân tay thế hệ

Cái bụng người H’Mông không sắc nhọn vòng vo

Trang 4

Uống rượu phải say nghiêng ngả, cạn vò

Cái lí,

Cái tình,

Tự nhiên như mạch rừng thấu vòm nhũ đá

Thẳng mũi lao tim loài dã thú

Kết bạn bè

Ống trúc rừng gọi điệu khèn rộn rã

Biết thương rồi cướp được vợ mới thôi!

Người H’Mông lời nói đi đôi

Trang 5

I VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA

CHÙA t ĐIỆN BIÊN

II ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

IV TRANG PHỤC CỦA PHỤ NỮ H’MÔNG

h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

Trang 6

I VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA

CHÙA t ĐIỆN BIÊN

1 Địa lí thổ nhưỡng

cách trung tâm Tỉnh lị Điên Biên 126 km, có tổng

diện tích tự nhiên 68.526,45 ha Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu; phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo; phía Tây giáp huyện Mường Chà và Thị xã Mường Lay Về địa giới hành chính có 11 xã và 1 thị trấn với

138 thôn bản, tổ dân phố (Báo cáo công tác Dân tộc, Tôn giáo 6 tháng đầu năm- Huyện ủy Tủa Chùa)

Trang 7

2 Đặc điểm kinh tế

Người dân tộc Mông ở Tủa Chùa thường cư trú chủ yếu trên những vùng núi, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, kinh tế của dân tộc Mông là nền kinh tế tiểu

nông, tự cung tự cấp, chậm phát triển Với nền kinh tế độc canh một vụ, phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất cây trồng vật nuôi thấp, trước đây đa phần đồng bào Mông ở Tủa Chùa đều lâm vào cảnh đói nghèo Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngày nay đời

sống người dân H’Mông ở huyện Tủa Chùa đã dần

được thay đổi Cuộc sống đỡ vất vả hơn, sức khỏe

được chăm sóc đầy đủ hơn Ý tế thôn bản bản đã

được phủ khắp các xã trong toàn huyện

Trang 8

3 Đặc điểm con người

dân số cả nước Gồm 5 ngành chính: Mông Trắng, Mông

Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen và Mông Xanh Người Mông cư trú trên địa bàn 17 tỉnh trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu trong 7 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yến Bái, Cao Bằng Ngoài ra, họ còn cư trú tại các tỉnh khác như: Bắc Kan, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng, Lạng Sơn và Đắc Nông

Trong số hơn 80 huyện thị trên cả nước có người

Mông cư trú thì có tới 12 huyện người Mông chiếm tới 50%

Trang 9

 Dân số toàn huyện Tủa Chùa là 50.346 người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm

UBDS kế hoạch hóa gia đình)

dân tộc riêng, song đều có tinh thần đoàn kết dân tộc, gắn

bó yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, một

lòng một dạ tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính

sách đổi mới của Đảng cần cù lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội luôn được giữ vững Đặc biệt tình trạng di dịch cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các loại tội phạm trên địa bàn có

chiều hướng thuyên giảm rõ rệt

Trang 18

 Qua một số hình ảnh tiêu

biểu, chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được tinh thần đoàn kết, cần

cù, chăm chỉ trong lao động sản

xuất của người dân H’Mông

huyện Tủa Chùa

Trang 19

II ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA

NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

1 Đặc điểm văn hóa

 Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Mông rất phong phú và đa dạng Niềm tin hư vô của dân tộc H’Mông là đa thần mà hình thức tôn

giáo nổi bật là thờ cúng tổ tiên, thứ đến là: thần tài, thần thuốc, thần thổ địa.

 Dân tộc Mông thờ cúng bốn đời tổ tông Vì đó

là những đấng thiêng liêng phù hộ độ trì cho con

cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra.

Trang 21

 Khác với các dân tộc sống gần gũi như Dao, Tày, Nùng, Thái trong một năm, dân tộc Mông

có rất ít lễ hội Chỉ duy trì lễ kết thúc năm, hội

xuân (hội Gầu Tào), tết rằm tháng Giêng (tết to)

và rằm tháng bẩy (15/7 âm lịch).

Trang 22

 Bằng phương pháp nhập tâm truyền khẩu, qua hàng ngàn năm các thế hệ kế tiếp nhau, dân tộc Mông vẫn giữ được hai thiên trường ca bất hủ đó là: “Trường thán ca” (Kru ôz cê) và “Trường hỉ ca” (Dàng yôngz) cùng các làn điệu dân ca phong phú như: Tiếng hát làm dâu (Gầu uô nhăngz); Tiếng hát mồ côi; Tình ca giao duyên Cộng với kho tàng văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, tục ngữ, thành ngữ làm tăng thêm chất lượng cuộc sống, văn hóa, tinh thần của dân tộc H’Mông được hòa quyện trong âm thanh của Sáo, Tiêu, Nhị, Đàn môi, Kèn lá

Trang 25

 Ngôn ngữ của người Mông nằm trong nhóm

ngôn ngữ Mông- Dao (Miêu- Dao) thuộc ngữ hệ

Nam Á Do các điều kiện về địa lí và huyết hệ mà ngôn ngữ Mông hình thành và ổn định thành 5

phương ngữ tương ứng với 5 ngành Mông là Mông Trắng (Mông đơ), Mông Hoa (Mông Lênhl), Mông

Đỏ (Mông xí), Mông Đen (Mông đuz) và Mông

Xanh (Mông suô) Trong đó phương ngữ Mông

Hoa và Mông Trắng có tính phổ biến hơn cả Tuy chia làm 5 phương ngữ nhưng xem xét trong góc

độ ngữ âm thì tiếng Mông Xanh so với tiếng của 4 phương ngữ kia chỉ khác nhiều nhất không quá

21,3% (Số liệu 1955-1957)

Trang 26

2 Đặc điểm xã hội

 Dân tộc Mông là một dân tộc thông minh, dũng cảm, cần cù, hiếu học, trọng tín nghĩa, có

bề dày truyền thống đoàn kết gắn bó trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng đóng gióp sức người sức của trong quá trình đấu

tranh dựng nước giữ nước và xây dựng Tổ

Trang 29

Tùy thuộc vào tình hình, họ thường sống quần tụ thành từng thôn bản từ vài ba nóc nhà đến vài chục nóc nhà, thậm chí đến hàng trăm nóc nhà của nhiều dòng họ Kiến trúc nhà ở

thường là nhà trệt, cột kê, ba gian hai chái; nhà trình tường hoặc thưng ván.

Trang 30

 Dân tộc Mông rất coi trọng và tuân thủ luật tục của dòng họ Người cùng họ là anh em

cùng chung huyết thống không được hôn phối với nhau, nhưng có thể chết ở nhà nhau Người Mông rất coi trọng người cao tuổi, người có

hiểu biết rộng và có đạo đức trong sáng.

 Để điều chỉnh các mối quan hệ trong thôn bản, trước kia người Mông thường đề ra những quy ước chung cùng với những hình phạt rất

nghiêm khắc cho các tội danh như: nói dồi, lừa đảo, trộm cắp, hủ hóa, đánh nhau, giết người

Trang 33

 Trong mỗi thôn bản dân tộc Mông, quan hệ các

dòng họ càng được gắn bó qua việc cúng thờ, cúng

chung thổ thần của thôn bản

qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai được coi là

người thuộc dòng họ nhà chồng Vợ chồng sống thủy

chung gắn bó, con cái hiếu thảo với cha mẹ

nước hơn nửa thế kỉ qua đời sống xã hội của dân tộc

Mông ở huyện Tủa Chùa có nhiều biến đổi sâu sắc Đội ngũ các cán bộ, Đảng viên và tri thức chung, cao cấp là người dân tộc Mông được hình thành và đang phát triển

ổn định đó chính là tiền đề vật chất và tinh thần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế, bảo tồn và

phát huy bản sắc tốt đẹp nền văn hóa dân tộc H’Mông ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

Trang 34

 Nhiều lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan dân chính Đảng và từ Trung ương đến cơ sở là người Mông trong huyện Có thể kể đến như: ông Thào A Chư ở xã Xính Phình nguyên là Phó bi thư tỉnh ủy tỉnh Lai Châu; ông Giàng A Vàng ở xã Lao Xả Phình, ông Mùa A Sấu ở xã Sín Chải nguyên là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

tỉnh Lai Châu; ông Sùng A Vang ở xã Trung Thu nguyên

là Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; bà Mùa Thị Dí- Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu; ông Mùa A Sơn quê xã Sín Chải- Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; ông Giàng A Tính đang giữ trọng trách Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên chính những con người này là

niềm tự hào của đồng bào dân tộc H’Mông ở huyện Tủa

Trang 35

III LỄ NGHI TÔN GIÁO NGƯỜI

H’MÔNG h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

1 Người H’Mông ở Tủa Chùa ăn tết

 Từ xa xưa đồng bào Mông ở đây ăn tết

theo năm tháng dương lịch Nhưng từ sau ngày giải phóng, hòa vào niềm vui chung của đất

nước và các dân tộc theo năm tháng âm lịch, trươc và sau 30, mồng 1 tết 3 đến 5, 7 ngày.

 Tết Mông nói chung, ở Tủa Chùa nói riêng, thường có hai phần nội dung sinh hoạt chính là

ăn tết và chơi tết.

Trang 39

 Người Mông ăn tết tập trung vào mấy ngày 28 đến 30 và mồng 1 Chơi tết diễn ra từ mồng 1 đến mồng 5 hoặc mồng 7 Ngày mồng 1 là ngày giao thời giữa hai hoạt động chơi tết và ăn tết Nhà nào

do bận chưa chuẩn bị kịp, ăn tết sang mồng 1 thì chậm đi chơi tết Cũng tùy khả băng và sự chuẩn

bị không bận rộn, từng gia đình họ có thể ăn tết từ ngày 23 hoặc 24 tháng chạp ta Cũng có nhà ăn

sớm hơn, do kinh tế có hạn thì sau khi sửa sang, lợp lại mái nhà, dọn dẹp sạch sẽ khang trang là

mổ lợn ăn tết luôn Mổ lợn ăn tết nhưng cũng vừa

là ướp thịt dự trữ cho mùa làm nương, làm ruộng sau tết.

Trang 40

2 Lễ hội “Đangz kruôs”

 Lễ hội “Đangz kruôs” là lễ hội phản ánh

về đạo lí “uống nước nhớ nguồn của dân tộc” Trong thời gian tiến hành lễ hội này còn tùy

thuộc vào điều kiện kinh tế của từng người

từng gia đình Có người bố mẹ mất 5 đến 10 năm mới tìm được con trâu hay con bò béo tốt vừa ý để làm lễ tạ ơn cha mẹ.

Trang 41

 Lễ hội “Đangz kruôs” là một tập quán mang tính

truyền thống lành mạnh thể hiện tâm đức của con cái đối với cha mẹ Người Mông quan niệm rằng: con người sinh

ra không chỉ đơn thuần là duy trì nòi giống, mà nó còn

được giáo dục thành “nhân” có cái “tâm” chứa đầy sự hiếu thảo, tình nhân nghĩa yêu thương đồng loại Một con trâu hoặc một con bò không chỉ béo tốt mà còn hoàn chỉnh tột đỉnh về dáng vẻ thì mới đạt được ý nguyện Đó là khát

vọng, là ý chí để con người phấn đấu vươn tới một cách không mệt mỏi Bởi lễ hội “Đangz kruôs” không chỉ đơn thuần là nghi thức đáp lễ mà nó thực sự mang giá trị giáo dục về đạo lí cho con người

Lễ xua tà; Tiếng khèn ru hồn con bò (phần này bao gồm múa đâm bò và tiếng khèn trưa)

Trang 42

IV TRANG PHỤC CỦA PHỤ NỮ H’MÔNG h.TỦA CHÙA t ĐIỆN BIÊN

 Quần, áo, váy của phụ nữ H’Mông ở Tủa

Chùa chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt Một số y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ

ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân Nay nhiều vùng chủ yếu dùng vải các loại để may trang phục, nam giới chủ yếu dùng âu phục.

Trang 50

 Một phụ nữ Mông ăn mặc hoàn chỉnh gồm có: trên đầu đội tóc,

cổ đeo vòng bạc, áo, váy, thắt lưng, tạp dề trước, sau, chân quấn xà cạp đen, tay đeo vòng bạc hoặc vòng nhôm, đồng chạm trổ tinh xảo.

 Trang phục Mông Lềnh ở Tủa Chùa có thể khẳng định đẹp nhất trong các trang phục của 5 ngành đã nêu ở phần đầu Trước kia chị

em thêu màu rực rỡ, rõ từng màu.

 Trang phục đẹp của chị em thường mặc vào những dịp lễ cưới, tết Nguyên đán, những ngày xuống chợ Trong những dịp này, nếu

ai có dịp được gặp chị em trên đường xuống chợ, đi hội còn … từng đoàn người đông vui, tiếng cười rộn rã Sắc đỏ của trang phục hòa cùng sắc xanh của núi rừng và màu trắng của hoa tất cả tạo nên một bức tranh đặc trưng của đồng bào H’Mông vùng cao Tủa Chùa

Những nét đẹp trên đã không ít lần để lại trong lòng du khách những

ấn tượng khó quên Mỗi khi nghĩ về quê hương Tủa Chùa, nơi rừng núi miền Tây Tổ quốc Nét đẹp trong trang phục người phụ nữ

Mông đỏ đã phần nào phản ánh bản sắc văn hóa vật thể đa dạng và

Trang 51

Nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thì người dân tộc H’Mông ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên luôn trân trọng lưu giữ những nét

bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình cho hôm nay và mãi mãi mai sau Ý thức dân tộc của người H’Mông huyện Tủa Chùa đã góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trang 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập II- Bình Ngô đại cáo phần Tác giả

2 Tủa Chùa 50 năm mùa hoa đào (UBND huyện Tủa Chùa- Hội

VHNT tỉnh Điện Biên)

3 Chúng tôi học nói tiếng Mông (Lê A; Nguyễn Thanh Thủy)

4 Tủa Chùa 50 năm một chặng đường (Ban thường vụ huyện ủy Tủa

Chùa khóa XIV)

5 Báo cáo công tác Dân tộc, Tôn giáo 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối

năm từ 2010-2013 và Báo cáo công tác Dân tộc, Tôn giáo 6 tháng đầu năm 2014 (Huyện ủy Tủa Chùa-Ban chỉ đạo 106)

6 Lịch sử Đảng bộ huyện Tủa Chùa tập I (NXB chính trị Quốc gia)

7 Website:

Ngày đăng: 06/03/2015, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập II- Bình Ngô đại cáo phần Tác giả Khác
2. Tủa Chùa 50 năm mùa hoa đào (UBND huyện Tủa Chùa- Hội VHNT tỉnh Điện Biên) Khác
3. Chúng tôi học nói tiếng Mông (Lê A; Nguyễn Thanh Thủy) Khác
4. Tủa Chùa 50 năm một chặng đường (Ban thường vụ huyện ủy Tủa Chùa khóa XIV) Khác
6. Lịch sử Đảng bộ huyện Tủa Chùa tập I (NXB chính trị Quốc gia) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w