1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

assembly trong inventor

30 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

assembly trong inventor ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

Assembly – Môi trường lắp ráp.

Sau khi tạo các chi tiết, ta thực hiện lắp ráp chúng lại với nhau để tạo ra một cụm chi tiết , một cơ cấu máy có vị trí tương quan với nhau

Khởi động môi trường lắp ráp:

Gọi lệnh New để xuất hiện hộp thoại New File

Trong hộp thoại New File kích double vào biểu tượng Standard.iam

Khởi động tắt

Trang 2

Giao diện môi trường lắp ráp:

Thanh trình duyệt Browser hiển thị các chi tiết con và các ràng buộc của chúng với các chi tiết khác…

Tab lệnh Assemly tự động kích hoạt sau khi khởi động môi trường lắp ráp Đây là nơi chứa hầu hết các lệnh chức năng của quá trình lắp ráp chi tiết

Trang 3

Assembly – Môi trường lắp ráp.

Các lệnh cơ bản trong môi trường lắp ráp:

Place Component :Lệnh chèn chi tiết vào môi trường lắp ráp

Place from content center:Lệnh lấy chi tiết từ thư viện

Constrain:Lệnh ràng buộc các chi tiết

Pattern component: Lệnh sao chép nhanh nhiều chi tiết theo qui luật

Copy component: Lệnh sao chép chi tiết

Mirror Components: Lệnh sao chép đối xứng

Replace: Lệnh thay thế một chi tiết

Replace All: Lệnh thay thế tất cả các chi tiết giống nhau

Bill of Materials: Lệnh tạo bảng kê vật liệu

Trang 4

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly.

Sau khi gọi lệnh xuất hiện hộp thoại Place Component:

Chọn chi tiết cần chèn vào môi trường lắp ráp

Kích Open để đưa chi tiết vào môi trường lắp ráp

Chú ý: Bạn có thể chèn một chi tiết đơn hoặc một cụm lắp ráp vào một môi trường lắp ráp mới

Trang 5

Place Component –lệnh chèn chi tiết

Các chi tiết sau khi chèn vào môi trường lắp ráp:

Trang 6

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly ( phía dưới lệnh Place Component )

Sau khi gọi lệnh, xuất hiện bảng thoại Place from Content Center :

Trang 7

Place From Content Center– lệnh lấy chi tiết từ thư viện.

Bạn kích chọn vào các Category View ở cột bên trái để xuất hiện các Part tương ứng ở bảng bên phải

Kích Double vào loại chi tiết thích hợp để chọn chúng

Kích một điểm trên màn hình đồ họa để định vị trí của chúng

Khi các bảng thoại Option xuất hiện , chọn chính xác các chi tiết ứng với các thông số của chúng  OK

As Custom: chọn chế độ này để lưu chi tiết trước khi đưa chúng vào môi trường lắp ráp

As Standard : Chi tiết tự động được lưu trữ trong thư mục mặc định của Inventor

Use iMate: chế độ ràng buộc thông minh.Chi tiết sau khi lấy ra tự động được ràng buộc với chi tiết thích hợp

Trang 8

Thao tác:

Khi gọi các chi tiết vào trong môi trường Assembly,các chi tiết lúc này hoàn toàn tự do và không có vị trí xác định trong không gian.Chính

vì vậy, cần dùng lệnh Constraint ràng buộc để các chi tiết có vị trí tương đối với nhau và có khả năng chuyển động(bậc tự do) chính xác trong không gian

Kích biểu tượng

C

Vị trí lệnh: nằm trên mục Position của tab lệnh Assembly

Sau khi gọi lệnh xuất hiện hộp thoại Place Constraint:

Bảng Assembly

Bảng này dùng tạo các ràng buộc cứng, cố định giữa các chi tiết.Gồm bốn kiểu nằm trong ô Type :

Trang 9

Constrain–lệnh ràng buộc chi tiết.

1 Mate: Ràng buộc đơn vị trí tương đối giữa hai đối tượng là mặt, trục, cạnh, điểm một khoảng cách không đổi

-Gồm hai giải pháp trong ô Solution:

Mate:Lựa chọn này cho phép ràng buộc các đối tượng là điểm , trục, cạnh hoặc hai mặt với pháp tuyến nghịch hướng

Flush : Chỉ áp dụng cho đối tượng là hai mặt với pháp tuyến của chúng cùng hướng nhau

-Offset : Nhập khoảng cách giữa các đối tượng

Ví dụ: ràng buộc đồng tâm hai chi tiết bằng lệnh Mate

Trang 10

2 Angle : Ràng buộc góc giữa hai đối tượng là mặt phẳng , cạnh , trục.

-Gồm 3 giải pháp trong ô Solution :

Directed Angle :Góc giữa hai đối tượng chỉ có 1 giá trị (theo một hướng)

Undirected Angle : Cùng một góc nhưng có hai vị trí tương đối cho giữa hai đối tượng được chọn

Explicit Reference Vector : Góc định hướng các vector pháp tuyến của các bề mặt.

-Angle:Nhập góc ràng buộc hai đối tượng

3 Tangle : Ràng buộc tiếp xúc giữa hai bề mặt

-Gồm hai giải pháp trong ô Solution :

Inside : Tiếp xúc trong

Outside : Tiếp xúc ngoài

-Offset : Bề mặt tiếp xúc thật sự sẽ được Offset từ một trong hai bề mặt đã chọn một giá trị đã nhập

4 Insert : Ràng buộc đôi : đồng trục và khoảng cách giữa hai mặt

-Gồm hai lựa chọn trong ô Solution :

Opposed: Hai đối tượng được ràng buộc đồng trục và có pháp tuyến của hai mặt phẳng chứa đối tượng đó ngược chiều nhau.Aligned : Hai đối tượng được ràng buộc đồng trục và có pháp tuyến của hai mặt phẳng chứa đối tượng đó cùng chiều nhau

Trang 11

Constrain–lệnh ràng buộc chi tiết.

Selections: chọn lần lược các đối tượng để ràng buộc với nhau

: Nếu chọn ô này, thì phải chọn chi tiết chứa đối tượng cần ràng buộc trước khi chọn các đối tượng đó

Show Preview: Cho xem trước kết quả ràng buộc

Predict offset and Orientation :Hiển thị kích thước giữa hai đối tượng tại vị trí hiện hành

 Bảng motion: dùng tạo ràng buộc chuyển động tương đối giữa hai chi tiết

Gồm có hai kiểu chuyển động nằm trong ô Type:

Trang 12

1 Rotation :chuyển động xoay.(giống như chuyển động bánh răng)

-Gồm hai giải pháp trong ô Solution:

Forward : Hai đối tượng xoay cùng chiều nhau

Reserve : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều

Ratio :Nhập tỉ số truyền trong ô Ratio

Ví dụ : hai bánh răng ăn khớp nhau , có bánh chủ động Z1=24, bánh bị động Z2=48, thì tỉ số truyền là 0.5

Trang 13

Constrain–lệnh ràng buộc chi tiết.

2 Rotation-Translation: chuyển động xoay và tịnh tuyến(chuyển động bánh răng - thanh răng)

-Gồm hai giải pháp trong ô Solution:

Forward :Chuyển động cùng chiều

Reserve : Chuyển động ngược chiều

- Distance: Nhập tỉ số truyền là khoảng dịch chuyển của thanh răng khi bánh răng quay một vòng

Ví dụ : Bánh răng có z=24,m=2 ăn khớp với thanh răng, khi bánh răng quay 1 vòng thì thanh răng dịch chuyển được một đoạn là : z.m.π

=24.2.3.14 =150.72

Trang 14

 Bảng Translation: Ràng buộc này cho phép các bề mặt của hai đối tượng trượt tương đối với nhau.

Kích chọn hai bề mặt trượt tương ứng với Selections 1 và 2

 Bảng Constraint Set: Ràng buộc hai gốc tọa độ ảo của hai chi tiết lại với nhau

Trang 15

Pattern component–lệnh sao chép nhanh

Thao tác:

Lệnh Place Component chèn một chi tiết đã vẽ vào trong môi trường lắp ráp

Từ tab lệnh Assembly

Kích biểu tượng

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly

Sau khi gọi lệnh xuất hiện hộp thoại Pattern Component với 3 lựa chọn sau:

1. Associative : tính chất sao chép được lấy từ một Pattern Feature của một chi tiết

 Component : Chọn các chi tiết cần sao chép

 Feature Pattern Select : Kích chọn đối tượng được tạo bằng lệnh Pattern

Feature của một chi tiết

Trang 16

2 Rectangular : Sao chép các đối tượngt theo hàng và cột.

Column:

 Column direction: Chọn hướng sao chép theo cột.

 Flip: Đổi hướng sao chép.

:Nhập số lượng cần sao chép kể cả đối tượng gốc.

:Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng ( vào Mu )

Row : tương tự Column

Trang 17

Pattern component–lệnh sao chép nhanh

3 Circular : Sao chép các đối tượng quanh đường tâm

Column:

 Axis direction: Chọn tâm xoay.

 Flip: Đổi chiều sao chép.

:Nhập số lượng cần sao chép kể cả đối tượng gốc.

:Nhập góc giữa hai đối tượng

Trang 18

Thao tác:

Lệnh này dùng sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp Các chi tiết mới có đầy đủ các ràng buộc giống như chi tiết gốc

Từ tab lệnh Assembly

Kích biểu tượng

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly

Sau khi gọi lệnh xuất hiện hộp thoại Copy Component với trang Status:

Components: Chọn những chi tiết cần sao chép

Status: Chọn các trạng thái cho chi tiết sau khi sao chép

Copy the Select objects: Chi tiết được sao chép trở thành một chi tiết mới và độc lập với chi tiết gốc

Resues the select objects : Dùng lại chi tiết gốc,chi tiết được sao chép và chi tiết gốc thực chất là chi tiết gốc được sử dụng lại

Exclude the select objects : Loại bỏ một số chi tiết đã được chọn

Trang 19

Copy component–lệnh sao chép chi tiết

Kích chọn Next để chuyển sang bảng thoại File Name:

Đặt tên mới cho các chi tiết được sao chép bằng cách tạo mới nhờ lựa chọn Copy the Select Object

Naming Scheme:

Prefix : Đặt tiền tố cho chi tiết tạo mới từ tên của chi tiết gốc

Suffix : Đặt hậu tố cho chi tiết tạo mới từ tên của chi tiết gốc

Component Destination: Chọn môi trường kích hoạt chi tiết được sao chép

Insert in Assembly : Chèn vào cụm lắp ráp hiện hành

Open in New Window : Mở một môi trường mới

Chọn OK để chấp nhận lệnh

Trang 20

Bảng thoại More:

Chọn chế độ Reuse Standard content and factory parts để sử dụng lại các chi tiết tiêu chuẩn

Trang 21

Mirror Components - Lệnh sao chép đối xứng.

Thao tác:

Lệnh Mirror Components dùng tạo một chi tiết đối xứng với chi tiết gốc qua một mặt phẳng

Từ tab lệnh Assembly

Kích biểu tượng

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly

Sau khi gọi lệnh xuất hiện hộp thoại Mirror Component với bảng Status:

Components: Chọn những chi tiết cần sao chép

Status: Chọn các trạng thái cho chi tiết sau khi sao chép

Mirrors the Select objects: Chi tiết được sao chép trở thành một chi tiết mới

và độc lập với chi tiết gốc

Resues the select objects : Dùng lại chi tiết gốc,chi tiết được sao chép và chi tiết gốc thực chất là chi tiết gốc được sử dụng lại

Exclude the select objects : Loại bỏ một số chi tiết đã được chọn

Mirror plane: Chọn mặt phẳng tham chiếu đối xứng

Trang 22

Chi tiết ban đầu

Trạng thái

Mirrored

Trạng thái Reused

Kích chọn dấu mũi tên >> để xuất hiện bảng thoại More

Chọn chế độ Reuse Standard content and factory parts để sử dụng lại các chi tiết tiêu chuẩn.

Preview Component : Chế độ hiển thị trước các chi tiết.

+Mirrored : hiện các chi tiết thuộc trạng thái Mirrored.

+Reused : hiện các chi tiết thuộc trạng thái Reused.

+Standard Content : hiện các chi tiết được sao chép từ các chi tiết gốc lấy trong thư viện.

Trang 23

Mirror Components - Lệnh sao chép đối xứng.

Kích chọn Next để chuyển sang bảng thoại File Name:

Đặt tên mới cho các chi tiết được sao chép bằng cách tạo mới nhờ lựa chọn Mirrors the Select Object

Naming Scheme:

Prefix : Đặt tiền tố cho chi tiết tạo mới từ tên của chi tiết gốc

Suffix : Đặt hậu tố cho chi tiết tạo mới từ tên của chi tiết gốc

Component Destination: Chọn môi trường kích hoạt chi tiết được sao chép

Insert in Assembly : Chèn vào cụm lắp ráp hiện hành

Open in New Window : Mở một môi trường mới

Chọn OK để chấp nhận lệnh

Trang 24

Bước 2: Kích chọn chi tiết cần thay thế xuất hiện bảng thoại Place Component

Bước 3: Kích chọn chi tiết dùng thay thế và chọn Open

Trang 25

Replace all - Lệnh thay thế nhiều chi tiết

Thao tác:

Lệnh Replace thay thế đồng loạt nhiều chi tiết hiện hành và giống nhau bằng một chi tiết khác

Vị trí lệnh: nằm trên mục Component của tab lệnh Assembly

Bước 1: Gọi lệnh

Bước 2: Kích chọn chi tiết cần thay thế xuất hiện bảng thoại Place Component

Bước 3: Kích chọn chi tiết dùng thay thế và chọn Open

Trang 26

Thao tác:

Lệnh Bill of Materials dùng quan sát và hiệu chỉnh các thiết lập bảng vật liệu của chi tiết của cụm lắp ráp

Vị trí lệnh: nằm trên mục Manage của tab lệnh Assembly

Sau khi gọi lệnh, xuất hiện bảng thoại bill of Materials ( tên cụm lắp ráp)

Bạn có thể xem xét và hiệu chỉnh các thông

số trong bảng này để có thể kết xuất một bảng

kê chi tiết phù hợp

Chú ý các giá trị hiệu chỉnh sẽ bị chuyển đổi màu sắc

Trang 27

Các lệnh quan sát.

Vị trí lệnh: Nằm trong tab lệnh View

Lệnh Quarter Section view : tạo góc nhìn cắt ¼ cụm lắp ráp

Sau khi gọi lệnh kích chọn 2 mặt phẳng không song song nhau để giới hạn góc nhìn

Kích phải chuột trên vùng đồ họa  xuất hiện các option:

Flip Section : Để chuyển đổi góc nhìn ¼ khác

Three Quarter Section View : chuyển sang góc nhìn ¾

Done : chấp nhận góc nhìn hiện hành

Trang 28

Lệnh Haft Section view : tạo góc nhìn cắt 1/2 cụm lắp ráp.

Lệnh này tương tự lệnh Quarter Section View nhưng giới hạn góc nhìn ½ bởi một mặt phẳng

Sau khi gọi lệnh, kích chọn mặt phẳng cắt mô hình

Kích phải chuột trên vùng đồ họa  xuất hiện các lựa chọn:

Flip Section : đổi hướng nhìn ½ chi tiết

Done : chấp nhận hướng nhìn đã chọn

Trang 29

Các lệnh quan sát.

Lệnh Three Section view : tạo góc nhìn cắt 3/4 cụm lắp ráp

Các thao tác tương tự lệnh Quarter Section View

Lệnh End Section view : Thoát khỏi các góc nhìn đã chọn và trở về trạng thái nhìn đầy đủ chi tiết

Trang 30

Lệnh này dùng kiểm tra sự chồng lấn của các chi tiết trong một cụm lắp ráp.

Thao tác:

Từ tab lệnh Assembly

Kích biểu tượng

Vị trí lệnh:

Vị trí lệnh: nằm trên mục Interference của tab lệnh Inspect

Sau kích chọn lệnh  xuất hiện bảng thoại Interference Analyze

Chọn các chi tiết cần kiểm tra sự chồng lấn

Chọn OK

Ngày đăng: 05/03/2015, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w