1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIÁO TRÌNH NGUỘI CƠ BẢN TCN ĐIỆN TỬ CN

120 867 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 8,81 MB

Nội dung

-Lập được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả -Bảo quản tốt các thiết bị,dụng cụ ,sản phẩm - Thành thạo các thao tác nguội cơ bản - Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản của nghề n

Trang 1

Mô đun: NGUỘI CƠ BẢN NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Trang 2

MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NGUỘI CƠ BẢN 8

BÀI 1: NỘI QUY TỔ CHỨC NƠI THỰC TẬP 11

1 Nội quy an toàn xưởng thực tập 11

2 Tổ chức nơi làm việc của người thợ. 12

3 An toàn lao động khi nguội. 17

BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO 19

1/.Các loại dụng cụ đo cơ bản 19

1 Thước lá 19

1.1 Công dụng, cấu tạo và phân loại thước lá (thước thẳng) 19

1.2 Cách sử dụng thước 20

1.3 Cách bảo quản 20

2 Kiểm tra độ thẳng bằng thước kim loại 21

3.Thước cặp 22

3.1 Cấu tạo, phạm vi sử dụng của thước cặp 22

3.2 Một số loại thước cặp thường dùng 23

3.3 Cách sử dụng 24

4 Thước Pan me 26

4.1 Công dụng, 26

4.2 Cấu tạo 27

4.3 Phân loại 28

4.4 Cách sử dụng 28

4.5 Một số sai phạm khi tiến hành đo 29

4.6 Cách bảo quản thước 29

2.7 Kiểm tra độ song song bằng thước panme 30

5 Đồng hồ so 31

6 Thước vuông góc 33

7 Biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp 35

BÀI 3: VẠCH DẤU 36

3.1 Khái niệm 36

3.2 Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm: 36

3.2.1 Mũi vạch 36

3.2.2 Com-pa 37

3.2.3 Đài vạch 37

Trang 3

3.2.4 Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu) 37

3.2.5 Thước lá, thước đứng, ê-ke 38

3.2.6 Chấm dấu 39

3.3 Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối 39

3.3.1 Yêu cầu kỹ thuật: 39

3.3.2 Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị: 39

3.3.3 Kỹ thuật vạch dấu và chấm dấu: 39

2/ Thực hành vạch dấu 41

3/ Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 43

BÀI 4: CƯA KIM LOẠI 44

1/ Các kiến thức chuyên môn về cưa kim loại 44

1 Khái niệm 44

2 Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa 44

2.1 Cấu tạo khung cưa 44

2.2 Cấu tạo lưỡi cưa và phân loại 45

3 Tư thế, thao động tác khi cưa 45

3.1 Chọn lưỡi cưa 45

3.2 Lắp lưỡi cưa lên khung 45

3.3 Chọn độ cao êtô 45

3.4 Cách kẹp vật 46

3.5 Vị trí đứng khi cưa 46

3.6 Tư thế đứng khi cưa 46

3.7 Cách cầm cưa 46

3.8 Mớm cưa 47

3.9 Đẩy và kéo cưa 47

4 An toàn khi cưa bằng tay 48

2/ Thực hành cưa 48

2.1 Thao tác tiến hành khi cưa kim loại 48

2.2 Cưa ngoài đường vạch dấu 48

2.3 Cưa theo đường vạch dấu 48

3/ Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: 49

BÀI 5: GIŨA MẶT PHẲNG 51

1/ Các kiến thức cơ bản về giũa kim loại 51

1 Công dụng, phân loại, cấu tạo giũa kim loại 51

1.1 Công dụng 51

1.2 Phân loại 51

1.3 Cấu tạo giũa kim loại 51

2 Phương pháp dũa kim loại 52

2.1 Thao tác dũa 53

2.2 Giũa mặt phẳng: 54

Trang 4

2/ Thực hành giũa mặt phẳng 55

1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ 55

2 Yêu cầu kỹ thuật: 55

3.Cách tiến hành: 56

4 Kiểm tra mặt phẳng sau khi giũa 56

3 Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 57

BÀI 6: GIŨA BỀ MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC 58

1 Các kiến thức cơ bản về giũa bề mặt song song và vuông góc 58

1.1 Dũa 2 mặt phẳng vuông góc 58

1.2 Dũa mặt cong 58

2 Thực hành giũa các mặt phẳng song song 59

2.1 Đoc và nghiên cứu bản vẽ 59

2.2 Yêu cầu kĩ thuật: 60

2.3 Quy trình công nghệ gia công: 60

2.4 Kiểm tra: 60

2.5 Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: 61

3.Thực hành giũa các mặt phẳng vuông góc 61

3.1 Đọc bản vẽ: 61

3.2.Trình tự tiến hành: 61

3.3.Phương pháp kiểm tra: 62

3.4.Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: 62

BÀI 7: KHOAN 63

1 Các kiến thức cơ bản về khoan 63

1.1 Khái niệm 63

1.2 Đặc điểm phương pháp khoan 63

1.2.1 Cấu tạo mũi khoan 63

1.2.2 Kỹ thuật khoan 63

1.2.3 Qui trình mài mũi khoan 66

2.Thực hành Khoan 68

2.1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ 68

2.2 Chuẩn bị phôi và dụng cụ 69

2.3 Quy trình công nghệ 69

3 Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 71

4 An toàn lao động 73

BÀI 8: GIA CÔNG REN 74

1/ Các kiến thức cơ bản về gia công ren 74

1 Khái niệm 74

2 Các hệ ren 75

3 Dụng cụ cắt ren 77

4 Kỹ thuật cắt ren 78

Trang 5

4.1 Kỹ thuật cắt ren trong 78

5 Cách chọn và sử dụng ta rô, bàn ren 80

2/.Thực hành gia công ren 84

1 Đoc và nghiên cứu bản vẽ 84

2 Yêu cầu kĩ thuật: 84

3 Quy trình công nghệ gia công 85

3/ Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: 88

BÀI 9: UỐN VÀ NẮN KIM LOẠI 90

1/ Các kiến thức cơ bản về uốn nắn kim loại 90

1.Nắn kim loại 90

1.1 Khái niệm 90

1.2 Dụng cụ và gá lắp sử dụng khi nắn thẳng 91

1.3 Kỹ thuật nắn thẳng 91

2 Uốn gấp kim loại 94

2/ Thực hành uốn vật liệu tấm 95

1 Thực hành Uốn gấp kim loại 95

1.1 Uốn gấp kim loại 95

3.1.1 Công việc chuẩn bị 95

3.1.2 Qui trình công nghệ 95

2 Thực hành nắn kim loại 97

3.2.1 Công việc chuẩn bị 97

3.2.2 Qui trình công nghệ 97

3/ Các biện pháp an toàn khi uốn nắn kim loại 98

Bài tập :Thực hành uốn vật liệu tấm 98

1 Đoc và nghiên cứu bản vẽ 98

2 Yêu cầu kĩ thuật: 98

3 Quy trình công nghệ gia công: 98

4 Sai hỏng - nguyên nhân - khắc phục: 99

Bài tập :Thực hành nắn vật liệu tấm 100

1 Đoc và nghiên cứu bản vẽ 100

2 Yêu cầu kĩ thuật: 100

3 Quy trình công nghệ gia công: 101

4 Sai hỏng - nguyên nhân - khắc phục: 101

BÀI 10: ĐÁNH BÓNG 103

1/ Các kiến thức cơ bản về đánh bóng kim loại 103

1 khái niệm 103

Trang 6

2 Các phương pháp đánh bóng kim loại 103

2.1 Đánh bóng bằng dũa mịn: 103

2.2 Đánh bóng bằng giấy nhám thô 103

2.3 Đánh bóng bằng giấy nhám mịn 103

2/ Thực hành đánh bóng 103

1 Đọc và nghiên cứu bản vẽ: 104

2 Yêu cầu kỹ thuật: 104

3 Quy trình công nghệ đánh bóng kim loại 104

3.1.Lắp phôi vào êtô 104

3.2 Đánh bóng bằng dũa mịn 104

3.3 Đánh bóng bằng giấy nhám thô 104

3.4 Đánh bóng bằng giấy nhám mịn 104

3.5 Tra dầu mỡ vào chi tiết 104

3/ Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 105

4 An toàn lao động khi đánh bóng 105

BÀI TẬP MỞ RỘNG 106

PHỤ LỤC 109

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG 120

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG 121

Trang 7

TÊNMÔ ĐUN: NGUỘI CƠ BẢN

Mã mô đun : MĐ 10

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môđun :

Mô đun nguội cơ bản là một mảng kiến thức và kỹ năng cơ bản khôngthể thiếu được đối với một người công nhân kỹ thuật Giúp sinh viên , họcsinh phân biệt được các trang thiết bị, dụng cụ của nghề Nguội Biết sử dụngthành thạo máy khoan , máy mài, giũa, cưa, uốn, nắn ,khoan, cắt ren…Đồngthời có thói quen cần cù, cẩn thận, tỷ mỉ, có khoa học , sạch sẽ và bảo đảm antoàn khi học thưc hành Các kiến thức và kỹ năng từ mô đun này sẽ có tínhquyết định đến chất lượng cụ thể khi tiến hành các công việc lắp ráp các bộphận chi tiết máy, điều chỉnh các bộ phận và đánh giá tình trạng kỹ thuật củatừng bộ phận Để có thể thực hiện tốt các nội dung của mô đun này người họccần phải nắm một số kiến thức cơ bản và kỹ năng trong mô đun

Mục tiêu của môđun :

Sau khi học xong mô đun này học viên có kiến thức và kỹ năng

-Lựa chọn và sử dụng các loại giũa ,cưa và các dụng cụ cần thiết cho giacông nguội cơ bản và trình bày được công dụng của chúng

-Xác định được chuẩn lấy dấu,chẩn đo,chuẩn gá chính xác và phù hợp -Sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị,dụng cụ tương ứng

Trang 8

-Lập được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả

-Bảo quản tốt các thiết bị,dụng cụ ,sản phẩm

- Thành thạo các thao tác nguội cơ bản

- Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản của nghề nguội

- Thực hiện được cách vạch dấu sản phẩm trên mặt phẳng và vạch dấukhối chi tiết gia công đảm bảo đúng yêu cầu bản vẽ, biết cách phân bố lượng

dư gia công phù hợp với phôi liệu

- Tự chế tạo, sửa chữa một số dụng cụ cho nghề như: vạch dấu, compa, búanguội, êke, cơ-lê …

- Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ

- Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ,ngăn nắp và áp dụng các biện pháp antoàn vệ sinh công nghiệp

- Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác, tính nghiêm túc trong học tập, an toànlao động

Nội dung chính của mô đun :

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Bài tập thực hành

Kiểm tra* (LT hoặc TH)

- Tổ chức nơi làm việc của người thợ 2 2 0 0

Trang 9

- Các dạng sai hỏng và cách phòng

- Kiến thức về gia công ren kim loại 1 1 0 0

- Thực hành gia công ren kim loại 13 0 11 2

- Các dạng sai hỏng và cách phòng

- Kiến thức về gia công ren kim loại 1 1 0 0

- Thực hành gia công ren kim loại 13 0 12 1

Trang 10

Tổng cộng 120 20 88 12

BÀI 1 NỘI QUY TỔ CHỨC NƠI THỰC TẬP

Mã bài : M10-01

Giới thiệu: Giống như những mô đun thực hành ở xưởng khác, khi học mô

đun thực hành nguội cơ bản điều quan trọng hàng đầu phải giúp người họcnắm vững được nội quy tổ chức nơi thực tập, cách bố trí nơi thực tập, cũngnhư các quy tắc về an toàn lao động

Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các nội dung về an toàn lao động tại xưởng

- Chấp hành được nội quy an toàn xưởng

- Biết cách tổ chức nơi làm việc hợp lý

Nội dung chính:

- Nội quy an toàn xưởng thực tập

- Tổ chức nơi làm việc của người thợ

- An toàn lao động khi nguội.

1 Nội quy an toàn xưởng thực tập

Mục tiêu :

- Trình bày được các nội dung về an toàn lao động tại xưởng

Trang 11

- Chấp hành được nội quy an toàn xưởng

1 Trong quá trình thực tập phải đứng đúng vị trí, không được đi lại lộnxộn, không được tự ý ra ngoài khi chưa có sự cho phép của giáo viên,không đựoc phép tiếp khách trong xưởng

2 Dụng cụ đo phải cầm nhẹ nhàng, không đặt chồng lên nhau, phôi đượcphát phải giữ, nếu mất phải đền theo quy định của nhà trường và phải thựctập lại

3 Đối với máy khoan khi sử dụng không được đeo găng tay, không laumáy khi máy đang chạy, khi đổi bước tiến hay tiến độ phải để máy dừnghẳn mới gạt tay chỉnh Gạt tay chỉnh xong phải kiểm tra lại Khi tiến hànhkhoan phải đeo kính bảo hộ

4 Khi tháo lắp mũi khoan phải dùng dụng cụ chuyên dụng, không đượcrời máy khi máy đang chạy, khi mất điện hay kết thúc công việc phải ngắtcầu dao

5 Nếu mệt có thể ra ngoài nghỉ 10 đến 15 phút, không mang ghế vào vị trícủa mình

6 Muốn điều chỉnh quạt phải ngắt điện, khi bật quạt phải chú ý xem có ai

ở gần không để nhắc mọi người tránh xa đề phòng tai nạn lao động

7 Khi sử dụng ê tô không được ngồi lên bàn, không dùng búa đánh vàobàn ê tô

8 Không kẹp giũa để mài phôi, không lấy tay lau phôi và giũa

9 Khi có hiệu lệnh hết giờ phải dừng làm việc, thu dọn dụng cụ, làm vệsinh nơi làm việc sau đó mới được phép rửa tay ra về

2 Tổ chức nơi làm việc của người thợ

Mục tiêu :

- Biết cách tổ chức nơi làm việc hợp lý

- Tổ chức được nơi làm việc của người thợ

Nguội là nguyên công gia công kim loại nhờ sử dụng những dụng cụđơn giản để tạo nên hình dáng kích thước đạt yêu cầu

Trong công việc nguội ngoài một số công việc được cơ khí hóa thì hầuhết được sử dụng bằng tay, chất lượng gia công phụ thuộc vào tay nghề củangười thợ

Nguội có ưu điểm là có thể gia công được bề mặt chi tiết mà bề mặt đókhó gia công được trên máy công cụ nhờ sử dụng các dụng cụ đơn giản, dễchế tạo, có thể đạt được chất lượng gia công ví dụ: sửa nguội khi lắp ráp, bảotrì sữa chửa máy…

Trang 12

Để đảm bảo chất lượng gia công cần chú ý tổ chức chổ làm việc hợp lý.

Tổ chức chổ làm việc là bố trí các trang thiết bị, dụng cụ chi tiết saocho thao tác khi làm việc được thuận tiện, tốn ít sức, áp dụng được phươngpháp tổ chức tiên tiến cơ khí hóa quá trình lao động đảm bảo chất lượng sảnphẩm năng suất cao

Khi tổ chức làm việc cần chú ý các yêu cầu sau:

1 Tại các chổ làm việc chỉ bố trí những vật cần thiết, sắp xếp chúng theođúng thứ tự nhất định để thực hiện công việc được giao một cách hợp lý nhất

2 Dụng cụ gia công chi tiết, các trang thiết bị khác cần bố trí phù hợp vớithao tác khi làm việc, những vật dụng thường xuyên sử dụng đặt ở gần, dễ lấycòn những dụng cụ ít sử dụng thì để ở xa

3 Dụng cụ dùng bằng hai tay cần để gần ở trước mặt người thợ để dễ lấy

4 Dụng cụ đồ gá chi tiết gia công khi bố trí trong các ngăn hộp cần theonguyên tắc vật nhỏ hay dùng nên để ở trên, vật lớn nặng ít dùng thì để ở phíadưới

5 Những dụng cụ chính xác, dụng cụ đo nên để trong hộp, bao bì riêng…

6 Sau khi kết thúc công việc dụng cụ được làm sạch, để đúng chổ quy định,riêng dụng cụ đo cần bôi lên một lớp dầu mỏng để bảo quản

Chỗ làm việc của người thợ nguội thông thường là bàn nguội Bàn nguội

có chiều cao 800-900mm, chiều rông 700-800 mm, chiều dài 1200-1500 mm.Tùy theo yêu cầu công việc,trên bàn nguội có thể bố trí một chỗ làm việc chonhiều người thợ Khi bố trí trên bàn nguội có nhiều chỗ làm việc cần chú ýsao cho công việc ở các chỗ làm việc đó không ảnh hưởng đến chất lượngcông việc của nhau Ví dụ: không bố trí trên cùng bàn nguội vừa cho các côngviệc yêu cầu chính xác (vạch dấu,lấy dấu, chấm dấu …) có thể ảnh hưởng đếncông việc chính xác kể trên

Trang 13

Hình 1.1: Bố trí bàn nguội

Khi chọn chiều cao êtô (bàn kẹp) cần chú ý sao cho phù hợp (Khoảngcách từ mặt làm việc của êtô tới cầm người thợ bằng một tấm chống tay

Trang 14

Hình 1.2: Chọn chiều cao êtô

Để phù hợp với tấm vóc người thợ, có thễ bố trí bục công tác ( hình 3)

để người thợ có tầm vốc nhỏ bé có thể đứng lên khi thao tác Tuy nhiên việc

bố trí bục công tác có thể ảnh hưởng tới diện tích mặt bằng sản xuất, tới quátrình vận chuyển…

Hình 1.3: Bố trí bục công tác khi giũa

Êtô nguội: Êtô nguội là cơ cấu dùng để kẹp chặt chi tiết gia công ở vịtrí cần thiết trong quá trình gia công nguội

Theo kết cấu, êtô nguội có nhiều loại: - Loại mỏ kẹp ( hình 4) gồm má

cố định 3, má động 4, trên êtô có tấm 1 để bắt chặt êto trên bàn Phần thân 8được gối lên tấm đỡ 10 bằng gỗ và kẹp chặt nhờ bu long vòng 9 Khi quay tayquay 6,qua ren vít 5 và đai ốc 2 để kẹp chặt và tháo chi tiết Lò xo lá 7 giúp

má êtô tự mở khi quay tay quay ra để tháo chi tiết

Loại mỏ kẹp có ưu điểm: kết cấu đơn giản, kẹp chặt, thường dùng chocác công việc nguội cần lực kẹp lớn (đục, tán, uốn…) Chiều rộng của má mỏkẹp có các loại 100, 130, 150, 180 mm

Nhược điểm của loại mỏ kẹp là: bề mặt kẹp phôi bảo đảm tiếp xúc đều,khi kẹp chi tiết theo chiều dày, mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía dưới, (hình 4b), khikẹp chi tiết theo chiều rộng mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía trên (hình 4c), độ cứngvững khi kẹp chặt không cao, dể tạo vết trên chi tiết

Trang 15

Hình 1.4: Mỏ kẹp a Hình dạng chung, b Kẹp chỉ ở phía dưới,

c Kẹp chỉ ở phía trên

1 Tấm đế; 2 Đai ốc; 3 Má tỉnh; 4 Má động; 5 Trục vít; 6.Tay quay;

7 Lò xo; 8 Thân; 9 Bulông vòng; 10 Tấm đở

Trang 16

Loại êtô có hai má song song thường có hai kiểu: êtô có bàn quay và êtôkhông có bàn quay.

Kiểu êtô có bàn quay (hình 5 a) bao gồm cố định được kẹp chặt trênbàn nguội, phần thân êtô 4 được lắp trên bàn cố định, có thể quay xung quanhtâm bàn cố định và giữ chặt vị trí sau khi quay nhờ bu long đưa vào rãnh vòng

12 dạng chữ T Khi quay tay quay 5, qua cơ cấu vít me- đai ốc làm mà động 6

đi vào và cùng với má tĩnh 8 kẹp chặt chi tiết

Hình 5: Ê tô có hai má kẹp song song

a, Loại có bàn quayLỗ lắp vào bàn nguội, 2- Bu long, 3- Bàn cố định, 4- Bàn quay, 5- Tay quay, 6- Má động, 7- Miếng kẹp, 8- Má tĩnh, 9- Đai ốc, 10- Vít me, 11- Bu long kẹp, 12- Rãnh T.

b, Loại không có bàn quay 13- Thân, 14- Miếng lót, 15- Tay quay, 16- Má động, 17- Má tĩnh, 18- Vít me, 19-Sống trượt, 20- Đai ốc.

Trang 17

Êtô được chế tạo từ gang xám, riêng ở vị trí hai má êtô, nơi kẹp chi tiếtđược lắp thêm hai bản thép 7 có khía rãnh mặt đầu, làm từ thép cácbon dụng

cụ (Y7), tôi cứng để kẹp chi tiết được chắc và bảo đảm độ bền của êtô

Êtô quay được chế tạo có nhiều chiều rộng má 80 và 140 mm, độ mởlớn nhất của hai má 95-180 mm

Kiểu êtô không có bàn quay (hình 5b), phần đế của êtô có các lỗ để đưa

bu lông vào lắp trực tiếp lên bàn nguội Êtô gồm thân đế 13, Má tĩnh 17, Máđộng 16, sống trượt dẫn hướng 19 Khi quay tay quay 15, thông qua cơ cấu vít

me 18, đai ốc 20 và miếng lót 14 sẽ đưa má rông ra, vào để tháo, kẹp chi tiết

Êtô không có bàn quay được chế tạo có độ mở lớn nhất của hai má là

45, 65, 95,180 mm, chiều rộng má êtô là 60,80,,100 và 140 mm

Êtô nguội là cơ cấu kẹp chặt rất thông dụng và tiện dụng cho các côngviệc nguội, nhưng có nhược điểm là độ bền má kẹp không cao, nên các côngviệc nặng, dùng lực lớn thường ít dùng êtô để kẹp chặt

Khi sử dụng êtô nguội cần chú ý:

- Trước khi thao tác trên êtô cần kiểm tra xem êtô đã được kẹp chắcchắn trên bàn nguội

- Không sử dụng êtô nguội làm công việc như chặt, nắn, uốn dùng búavới lực lớn, vì có thể phá hỏng êtô

- Khi kẹp chặt chi tiết trên êtô, tránh dùng tay đòn kẹp lớn,dài, tránhdùng xung lực để kẹp vì có thể phá hỏng vít me hoặc đai ốc của êtô

- Sau khi kết thúc công việc trên êtô, dùng bàn chải, giẻ làm sạchphoi.vết bẩn; bôi dầu ở các phần trượt và phần ren vít

- Khi không làm viêc, giữ 2 má êtô cần có khe hỡ 4 - 5mm Không nênvặn cho 2 má ép chặt vào nhau vì dễ phát sinh ứng suất ảnh hưởng đến mỗilắp ghép vít me-đai ốc

- Để tránh gây biến dạng, vết trên bề mặt chi tiết,khi kẹp trên êtô nên sửdụng các miếng đệm bằng kim loại mềm đặt lên má êtô trước khi kẹp chi tiết

3 An toàn lao động khi nguội.

Mục tiêu :

- Thu xếp nơi làm việc gọn gàng , ngăn nắp và áp dụng các biện pháp

an toàn vệ sinh công nghiệp

Người lao động khi làm việc phải được học về an toàn Khi vào làmviệc ở các xưởng sản xuất phải tuân theo quy định, nội quy an toàn lao độngtrong phân xưởng

Trang 18

Những nguy cơ gây tai nạn lao động trong xưởng cơ khí có rất nhiều;

từ các chi tiết gia công có trọng lương lớn, phôi kim loại, cạnh trên chi tiết; từcác bộ phận máy, dụng cụ khi quay, dịch chuyển; từ các phương tiện vậnchuyển như xe đẩy, băng tải ở dưới đất, cầu trục ở trên cao; từ nhưng nguy cơtrong mạng điện, cơ cấu điều kiện, việc nối mát thiết bị

Sau đây sẽ giới thiệu các quy định an toàn lao động:

Trước khi làm việc cần phải:

1 Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi laođộng cần sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giầy dép, kính bảo hộ

2 Bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sánghợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn

3 Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc; bàn nguội kê chắc chắn, êtôkẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa được lắp chắc chắn

4 Kiểm tra độ tinh cậy, an toàn các phương tiện nâng chuyển khi gia côngvật nặng, độ an toàn các thiết bị điện

Trong thời gian làm việc:

1 Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi

trong quá trình thao tác

2 Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phôi, mạt thép,vảy kim loạitrên bàn nguội ( không được dùng tay làm công việc trên)

3 Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránhhoặc dùng lưới, kính bảo vệ

4 Khi tiến hành khoan phải đeo kính bảo hộ

Khi kết thúc công việc:

1 Thu dọn, sắp đặt gọn gàng chỗ làm việc.

2 Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định

3 Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu cần thu dọn vào cácthùng sắt, để ở chỗ riêng biệt

Trang 19

Tiêu chí đánh giá

Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:

Nội quy an toàn xưởng Tổ chức nơi làm việc

Câu hỏi

1 Thế nào là tổ chức chổ làm việc khi nguội ? Những yêu cầu cần đảmbảo khi tổ chức chổ làm việc

2 Khi bố trí bàn nguội cần chú ý những vấn đề gì ?

3 Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ê tô nguội ?

4 Trình bày các yêu cầu về an toàn lao động trước khi làm việc, trong khilàm việc và sau khi kết thúc công việc ?

Trang 20

BÀI 2

SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO

Mã bài : M10-02

Giới thiệu: Mô đun nguội cơ bản là mô đun người học sử dụng các dụng cụ

bằng tay để gia công được sản phẩm theo đúng kích thước của bản vẽ Vì vậyviệc sử dụng được các dụng cụ đo chính xác giúp người học tránh được cácsai hỏng trong quá trình gia công cũng như học các mô đun chuyên ngànhkhác

Mục tiêu của bài:

- Trình bảy được kiến thức cơ bản, hình thành kỹ năng đo và kiểm tra

- Hiểu được cấu tạo và công dụng của các dụng cụ đo kiểm như thước

lá, thước cặp,Pan me, dưỡng kiểm, thước đo góc, com pa,

- Đo được các kích thước đúng kỹ thuật

- Biết cách bảo quản các dụng cụ đo

Nội dung chính:

1 Các loại dụng cụ đo cơ bản

2 Phương pháp sử dụng các loại dụng cụ đo

3 Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

1/ CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO CƠ BẢN.

Mục tiêu :

- Trình bảy được kiến thức cơ bản, hình thành kỹ năng đo và kiểm tra

- Hiểu được cấu tạo và công dụng của các dụng cụ đo kiểm như thước

lá, thước cặp, Pan me, dưỡng kiểm, thước đo góc, com pa,

- Đo được các kích thước đúng kỹ thuật

1 THƯỚC LÁ (THƯỚC THÉP)

1.1 Công dụng, cấu tạo và phân loại thước lá

Thước lá thường được dùng để đo kích thước của các vật thể yêu cầu có

độ chính xác thấp, thước lá được làm bằng thép hoặc bằng nhôm Trên thước

có hai hệ đo: hệ quốc tế (hệ mét) và hệ Anh (hệ Inch) Tùy theo công việc cóthể sử dụng thước lá có chiều dài khác nhau:150mm, 200 mm, 500 mm hoặc

1000 mm Thước lá thường dùng trong kỹ thuật có chiều dài 0.5 mét hoặc 1mét

Hình 2.1: Thước lá

Trang 21

1.2 Cách sử dụng thước

- Đặt thước lên bề mặt cần xác định kích thước

- Điều chỉnh để vạch số 0 trùng với một biên của khoảng kích thướccần đo

- Xác định kích thước bằng cách quan sát vạch trên thước trùng vớibiên còn lại

- Khi đo không được để cho thước bị cong hoặc bị võng

Hình 2.2: Vị trí quan sát khi đọc số đo trên thước thẳng

1.3 Cách bảo quản

Thước là dụng cụ dùng để đo lường độ chính xác của các chi tiết cơkhí Do đó muốn chính xác trong đo lường thi trước hết chính nó phải chínhxác Vì vậy khi sử dụng đòi hỏi người sử dụng phải biết cách sử dụng và bảoquản tốt nhất để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Vì vậy khi sử dụng cần chú ý:

- Không nên làm hư hỏng mặt đầu hoặc các góc của thước

- Khi sử dụng song phải để đúng nơi quy định, không để bừa bãi…

2 KIỂM TRA ĐỘ THẲNG BẰNG THƯỚC KIM LOẠI

2.1 Cấu tạo của thước kim loại

Thước kim loại được làm bằng thép, có kết cấu đơn giản có một số hìnhdạng như sau:

(a): Thước một mặt nghiêng

(b): Thước hai mặt nghiêng

(c): Thước bốn cạnh

(d): Thước tam giác

Trang 22

Hình 2.3: Hình dạng của thước kim loại

2.2 Cách sử dụng

- Lau sạch bề mặt chi tiết cần kiển tra

- Quay về phía có ánh sáng

- Áp thước vào bề mặt cần kiểm tra

- Đánh giá độ thẳng qua khe hở ánh sáng giữa bề mặt kiểm tra vàthước

Hình 2.4: Quan sát ánh sáng lọt qua khe hở

Để xác định giá trị khe sáng, người ta so sánh với khe sáng mẫu có giátrị biết trước được tạo ra bởi sơ đồ

Hình 2.5: Sơ đồ sác định giá trị khe sáng bằng các mẫu

Trang 23

Đầu đo di động

Du xích

Vị trí đặt ngón tay

Thân thước chính

Vít điều chỉnh Hàm di động

Đầu đo

cố định

Đầu đo sâu

1- Thước kiểm2- Mặt phẳng bàn máp3- Căn mẫu có kích thước bằng nhau4- Căn mẫu có kích thước khác nhau

3 THƯỚC CẶP

3.1 Cấu tạo, phạm vi sử dụng của thước cặp

- Thước cặp được dùng để đo các kích thước bên ngoài (chiều dài,chiều rộng, chiều cao, đường kính), các kích thước bên trong (đường kính lỗ,chiều rộng rãnh), ngoài ra thước cặp còn có thể đo được chiều sâu của cácbậc, lỗ, rãnh

- Độ chính xác của thước cặp dùng du xích thường có 3 loại: Thướccặp 1/10 đo chính xác được tới phần mười của milimét; thước cặp 1/20 và1/50 đo chính xác tới 0,05 mm và 0,02 mm Tùy theo yêu cầu về độ chính xác

mà người dùng chọn thước cặp có độ chính xác cho phù hợp

- Cấu tạo của thước cặp như hình 3.1 Thân thước chính mang mỏ cốđịnh, con trượt, khung trượt, trên thân thước có chia khoảng kích thước theomilimét và Inch Trên khung trượt (thước phụ) có mỏ di động, du xích và vítkhóa và đầu đo sâu Khi sử dụng chỉ cần kéo cho thước phụ trượt trên thước

Hình 2.6: Cấu tạo của thước cặp

3.2 Một số loại thước cặp thường dùng

Hình 2.7: Thước cặp cơ và thước cặp điện tử

Trang 24

3.3 Cách sử dụng

3.3.1 Cách đo

Hình 2.8: Một số ứng dụng của thước cặp

- Đo bằng đầu đo ngoài:

+ Kẹp chi tiết giữa hai đầu đo bằng lực đẩy của ngón tay cái, đầu đophải vuông góc với bề mặt đo

+ Đọc giá trị đo

Hình 2.9: Dùng thước cặp đo kích thước ngoài

- Đo bằng đầu đo trong:

+ Điều chỉnh cho hai đầu đo tỳ vào bề mặt lỗ bằng lực kéo của ngón taycái, đầu đo phải tiếp xúc toàn bộ chiều dài nằm trong lỗ

+ Đọc giá trị đo

Hình 2.10: Dùng thước cặp đo kích thước lỗ

- Đo bằng đầu đo độ sâu:

+ Đặt thân thước tỳ vào mép lỗ hoặc rãnh

+ Kéo đầu đo di động cho thước đi vào trong lỗ hoặc rãnh bằng lực kéocủa ngón tay cái, đầu đo phải vuông góc với bề mặt đo

Trang 25

+ Đọc giá trị đo.

Hình 2.11: Dùng thước cặp đo độ sâu

3.3.2 Cách đọc giá trị đã đo

- Đọc giá trị phần nguyên: Giá trị phần nguyên là số nằm trên thướcchính ở bên trái của vạch số không 0 của du xích

- Đọc giá trị phần lẻ: Xem vạch nào của của du xích trùng với vạch củathước chính ta sẽ được phần lẻ của kích thước

Giá trị đo được tính theo công thức:

Khi đọc giá trị đo phải nhìn chính diện

Hình 2.12: Quan sát xác định giá trị của số đo

Ví dụ 1: Đọc thước cặp sau:

Trang 26

Giá trị đo được = 28 mm.

- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay

- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo

- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo

- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thướcchồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước

- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đámài, phoi gang, dung dịch tưới

- Khi sử dụng song cần vệ sinh sạch sẽ và lau chùi dầu mỡ và cất vàođúng nơi quy định

3.3.5 Kiểm tra độ song song bằng thước cặp

Để kiểm tra độ song song 2 bề mặt của 1 chi tiết bằng cách đo khoảngcách giữa 2 bề mặt nhiều lần (càng nhiều càng tốt) phân bố đều trên chiều dài

bề mặt Nếu các kết quả đo như nhau thì 2 mặt phẳng song song với nhau,ngược lại các kết quả đo khác nhau thì 2 mặt phẳng đó không song song.3.3.6 Bài tập

Bài tập 1: Đọc và ghi giá tri đo được cho bởi các hình sau:

Trang 27

Bài tập 2: Đo kích thước ngoài của các chi tiết hình trụ

Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo ngoài của chi tiết

Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu

Bài tập 3: Đo các kích thước trong của một số chi tiết hình trụ

Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo trong của chi tiết

Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu

Bài tập 4: Đo sâu các bậc của trụ bậc

Bước 1: Đặt thanh đo sâu vào vật cần đo

Bước 2: Ghi chép số liệu

Bài tập 5: Kiểm tra độ song song giữa hai bề mặt của chi tiết dạng thanh(do 10 lần phân bố đều trên bề mặt cần kiểm tra)

Bước 1: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo trong của chi tiết

Bước 2: Đọc giá trị trên thang chia

Bước 3: Ghi chép số liệu

Bước 4: Kết luận kiểm tra

4 THƯỚC PAN ME

4.1 Công dụng

Là loại dụng cụ đo kích thước dài có độ chính xác cao hơn thước cặp,khả năng đo được đến 0,01 (loại đặc biệt đo đến 0,001)

Trang 28

4.2 Cấu tạo

Panme có cấu tạo trên nguyên lý chuyển động của ren vít và đai ốc, trong

đó biến chuyển động quay của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của đầu

đo di động Cuối đầu đo di động có ren chính xác ăn khớp với đai ốc đàn hồiđược gắn cố định trong một ống trụ

Trên ống lồng cố định có khắc thước chính, trên ống lồng di động cókhắc 50 vạch chia đều theo chu vi

Hình 2.13: Cấu tạo của Panme đo ngoài

4.3 Phân loại

Dựa theo công dụng thì có các loại panme sau:

- Panme đo ngoài: đo các kích thước như chiều dài, chiều rộng, độ dày

Hình 2.14: Panme đo ngoài

- Panme đo trong: Đo các kích thước như đường kính lỗ, chiều rộngrãnh…

Hình 2.15: Panme đo trong

- Panme đo sâu: Đo các kích thước như chiều sâu rãnh, lỗ bậc…

Trang 29

Hình 2.16: Panme đo sâu

 Panme đo ngoài

- Tay trái cầm khung panme, tay phải cầm núm xoay

- Đặt đầu đo cố định tiếp xúc với chi tiết đo

- Xoay núm điều chỉnh cho đầu đo tiến về bề mặt chi tiết

- Điều chỉnh cho hai đầu đo vuông góc với bề mặt chi tiết, khi đầu đo chạm vào chi tiết

Trang 30

Hình 2.18: Cách đọc trị số đo trên panme

4.5 Một số sai phạm khi tiến hành đo

- Đầu đo không vuông góc với chi tiết đo Khí đó sai số khi đo ngoài sẽ

là 2 , còn khi đo sâu thì sai số sẽ là 

Hình 3.14: Lỗi đo khi đầu đo không vuông góc với chi tiết đo

- Đầu đo không trùng với tâm chi tiết đo Khí đó sai số khi đo sẽ là 2 

Hình 2.19: Đầu đo không trùng với tâm chi tiết đo.

4.6 Cách bảo quản thước

Thước panme là thước thường sử dụng để đo các thiết bị cơ khí có độchính xác cao Do đó đòi hỏi người kỹ thuật khi sử dụng cần phải bảo quảndụng cụ một cách tốt nhất:

Trang 31

- Trước khi đo kiểm phải vệ sinh sạch sẽ các vật đo, đầu đo.

- Không được để dụng cụ đo tiếp xúc với các vật đo đang chuyển động

và có nhiệt độ cao

- Không dùng lực quá mức khi đo

- Cầm nắm cẩn thận tránh làm cho dụng cụ đo bị rơi xuống nền xưởng

- Hạn chế việc dịch chuyển đầu đo trượt trên bề mặt vật đo

- Không được tháo rời dụng cụ đo nếu không cần thiết

- Kiểm tra, điều chỉnh độ chính xác của dụng cụ đo sau một thời gian

sử dụng nhất định

- Sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ, để vào trong hộp đựng và cấtgiữ ở nơi khô ráo, thoáng mát Bôi một lớp dầu bôi trơn lên các phầnlàm bằng thép nếu không sử dụng trong một thời gian dài

4.7 Kiểm tra độ song song bằng thước panme

Kiểm tra độ song song bằng thước panme giống như kiểm tra bằngthước cặp

4.8 Bài tập

Bài tập 1 : Đọc và ghi giá tri đo được cho bởi các hình sau:

Bài tập 2: Đo kích thước ngoài của chi tiết hình trụ

- Bước 1:

+ Kiểm tra điểm số 0+ Lau sạch mỏ đo+ Đóng mỏ đo bằng cách quay ống bao+ Kiểm tra đảm bảo mép ống đo trùng với vạch số 0 trênthang chia

- Bước 2: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo ngoài của chi tiết

- Bước 3: Đọc giá trị trên thang chia

- Bước 4: Ghi chép số liệu

Bài tập 3: Kiểm tra độ song song giữa hai bề mặt của một chi tiết

- Bước 1:

+ Kiểm tra điểm số 0+ Lau sạch mỏ đo+ Đóng mỏ đo bằng cách quay ống bao+ Kiểm tra đảm bảo mép ống đo trùng với vạch số 0 trênthang chia

- Bước 2: Kẹp mẫu đo vào giữa 2 mỏ đo ngoài của chi tiết

- Bước 3: Đọc giá trị trên thang chia

Trang 32

- Bước 4: Ghi chép số liệu

- Bước 5: Kết luận

5 ĐỒNG HỒ SO

5.1 Đặc điểm và công dụng

Là dụng cụ đo chính xác 0.01 - 0.001mm Đồng hồ điện tử còn chính xáchơn

Đồng hồ so dùng để điều chỉnh vị trí lắp ráp linh kiện, dụng cụ gá, kiểmtra sai lệch hình dạng hình học như độ côn, độ thẳng, độ song song, vuônggóc, độ không đồng trục

5.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ so

Vòng tai 9 của vỏ đồng hồ 1 là chỗ gá lắp khi lắp đồng hồ so Khi đo, đầu

đo 8 tiếp xúc với bề mặt đo của chi tiết, cùng với sự thay đổi kích thước đo,cần đo 7 sẽ di chuyển hướng trục trong ống lồng 6 Thông qua kim 4, 5 và đĩachia độ 3 để đọc ra lượng dịch chuyển

- Khi sử dụng đồng hồ so trước hết phải gá lên giá đỡ vạn năng, sau

đó chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần đo

Trang 33

- Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0” Di chuyển đồng hồ

so tiếp xúc suốt với bề mặt cần kiểm tra

5.5 Cách bảo quản

- Khi sử dụng phải hết sức nhẹ nhàng tránh va đập

- Giữ không để trầy xước hoặc vỡ mặt đồng hồ

- Không nên dùng tay ấn vào đầu đo để thanh đo di chuyển mạnh

- Khi đo thì đồng hồ so phải luôn được gá ở trên giá, khi sử dụng xongphải đặt đồng hồ vào đúng vị trí ở trong hộp và cất vào nơi quy định

- Không để đồng hồ so ở chỗ ẩm ướt

5.6 Kiểm tra độ song song bằng đồng hồ so

Đặt chi tiết lên bàn máp, gá đồng hồ so lên giá đỡ, cho đầu đo tiếp xúcvới bề mặt chi tiết Đẩy chi tiết trên bàn máp đồng thời quan sát sự thay đổicủa đồng hồ so Nếu có sự thay đổi so với vị trí đầu tiên thì 2 bề mặt khôngsong song, ngược lại nếu không có sự thay đổi thì 2 bề mặt song song

5.7 Bài tập

Kiểm tra hình dạng của bề mặt các chi tiết

- Bước 1: Kiểm tra đồng hồ so

- Bước 2: Gá chi tiết lên thang đo

- Bước 3: Ghi chép số liệu

6 THƯỚC VUÔNG GÓC.

6.1 Cấu tạo

Thước vuông góc do hai thước thẳng dài ngắn khác nhau vuông góc vớinhau tạo thành, phần thước mỏng gọi là lá, phần thước còn lại gọi là đế

Hình 2.23: Cấu tạo thước vuông góc

- Phần thước lá được làm bằng thép có chia kích thước theo hệ mét và

hệ inch

- Phần đế được làm bằng nhôm: là mặt chuẩn khi tiến hành kiểm tra độvuông góc

Trang 34

6.2 Công dụng

- Đo góc vuông trong

- Đo góc vuông ngoài

- Phần thước lá có công dụng như một thước lá dùng để đo độ dài,

thước kẻ

6.3 Quy trình đo

- Kiểm tra độ chính xác của thước

- Lau sạch bề mặt chi tiết cần đo

- Tiến hành đo kiểm

- Quan sát kết quả bằng mắt

- Đánh giá kết quả đo được

6.3.1 Kiểm tra độ chính xác của thước

- Trước khi tiến hành kiểm tra độ vuông góc phải kiểm tra thước cóchính xác hay không bằng cách dùng thước vuông kẻ chữ T như hình 3.20a.Sau đó lật ngược thước lại như hình 3.20b Nếu 2 đường trùng nhau thì chứng

tỏ thước vuông góc vẫn còn chính xác, ngược lại nếu 2 đường không trùngnhau thì thước không còn chính xác Khi không còn chính xác, phải chỉnh sửarồi mới dùng (Phương pháp kiểm tra các dụng cụ đo lường thường dùng cóthể tham khảo thêm ở sách chuyên về kiểm nghiệm dụng cụ đo lường)

Hình 2.24: Phương pháp kiểm tra độ chính xác của thước vuông

6.3.2 Tiến hành đo kiểm

- Đầu tiên (1) áp phần đế vào một mặt, tiếp theo (2) kéo thước từ từcho đến khi phần thước lá chạm và bề mặt của chi tiết Quan sát khe hở ánhsáng lọt qua, nếu ánh sáng lọt qua đều thì chi tiết vuông góc, ngược lại ánhsáng lọt qua không đều thì chi tiết không vuông góc

Trang 35

Hình 2.24: Cách kiểm tra độ vuông góc bằng thước vuông góc

Hình 2.25: Kết quả đo (a): ánh sáng lọt qua đều (b): ánh sáng lọt qua không

đều

6.4 Một số sai phạm khi tiến hành đo

- Áp phần thước lá trước sau đó kéo thước cho phần đế tiếp xúc vào mặt củachi tiết

\

Hình 2.26: Kéo cho phần đế tiếp xúc vào mặt của chi tiết

- Lấy chi tiết đẩy vào thước

Hình 2.27: Lấy chi tiết đẩy vào thước

- Không áp sát phần đế rồi mới kéo thước mà đặt thẳng thước vào góc củachi tiết dễ dẫn tới hiện tượng giữa các mặt của thước và các mặt của chi tiếttiếp xúc với nhau là tiếp xúc đường

Trang 36

Hình 2.28: Mặt thước không áp sát với mặt chi tiết

6.5 Cách bảo quản

- Không dùng thước để dùng làm búa gõ

- Không để vật khác chồng lên thước

- Khi sử dụng song phải để đúng nơi quy định, không để bừa bãi…6.6 Bài tập

Kiểm tra độ vuông góc của chi tiết mẫu

- Bước 1: Kiểm tra thước

- Bước 2: Tiến hành đo

- Bước 3: Ghi chép số liệu

7 Biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp

- Trước khi đo kiểm phải vệ sinh sạch sẽ các vật đo

- Không được để dụng cụ đo tiếp xúc với các vật đo đang chuyển động

và có nhiệt độ cao

- Cầm nắm cẩn thận tránh làm cho dụng cụ đo bị rơi xuống nền xưởng

- Hạn chế việc dịch chuyển đầu đo trượt trên bề mặt vật đo

- Không được tháo rời dụng cụ đo nếu không cần thiết

- Kiểm tra, điều chỉnh độ chính xác của dụng cụ đo sau một thời gian

sử dụng nhất định

- Sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ, để vào trong hộp đựng và cấtgiữ ở nơi khô ráo thoáng mát Bôi một lớp dầu bôi trơn lên các phần làm bằngthép nếu không sử dụng trong một thời gian dài

Tiêu chí đánh giá

Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:

Công dụng kết cấu một số dụng cụ đo Kỹ thuật đo và kiểm tra

Đo các kích thước yêu cầu

Câu hỏiCâu 1: Hãy cho biết cách để nhận biết thước cặp đã mất độ chính xác?

Câu 2: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo ngoài đã mất độ chính xác?Câu 3: Hãy cho biết cách để nhận biết panme đo trong đã mất độ chính xác?Câu 4: Để đo đường kính của một trục nên chọn thước cặp hay panme đongoài

Trang 37

BÀI 3 VẠCH DẤU

Mã bài : M10-03

Giới thiệu: Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay để gia công chi tiết công việc

đầu tiên của người thợ phải vạch dấu được theo đúng yêu cầu bản vẽ Để giacông được chi tiết đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì phải vạchdấu chính xác, biết cách phân bố lượng dư hợp lý

Mục tiêu của bài:

- Trình bày được các phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng và vạchdấu khối đơn giản

- Biết lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ vạch dấu đúng thao tác

- Vạch được dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối trên mặt phẳng

Nội dung chính:

1 CÁC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ VẠCH DẤU

Mục tiêu :

- Sử dụng được các dụng cụ vạch dấu

- Biết lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ vạch dấu đúng thao tác

- Vạch được dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối trên mặt phẳng

1.1 Khái niệm

Đối với nghề nguội khi chế tạo các sản phẩm người ta thường dùngphương pháp vạch dấu để giới hạn các phần kim loại cần bỏ đi và phần kimloại còn lại của sản phẩm Trên cơ sở những đường vạch dấu mà người thợ sẽđiều chỉnh mức độ cắt gọt cũng như tốc độ gia công Các đường vạch dấuthường nằm ngoài các đường biên kích thước sau cùng của sản phẩm đểngười thợ gia công bán tinh và tinh

1.2 Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm

1.2.1 Mũi vạch

Mũi vạch là một thanh thép nhỏ có dạng hình trụ tròn hoặc dẹp Đầumũi vạch thường được mài nhọn và được tôi cứng để tạo vết rõ trên bề mặtphôi liệu

Hình 3.1: Mũi vạch

Trang 38

1.2.3 Đài vạch

Đài vạch là một dụng cụ dùng đề vạch các đường song song trên bềmặt phôi đã được sơn màu; dùng để kiểm tra độ nghiêng lệch của các bề mặtchi tiết, độ đảo của các trục và mặt đầu v.v Đài vạch thường được làm bằngthép gồm một giá đở và một mũi vạch có thể điều chỉnh chiều cao mũi vạch

Hình 3.3: Đài vạch

1.2.4 Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu)

Đây là những dụng cụ dùng để kê đỡ phôi, chi tiết gia công Khối Vdùng để đỡ các chi tiết hình trụ tròn, bàn máp và khối D thường dùng để đỡcác chi tiết dạng hình khối

Hình 3.4: Khối V

Trang 39

Hình 3.5: Các tấm đỡ dùng khi lấy dấu a) Tấm phẳng (Khối D), b)Khối V, c) Tấm đỡ điều chỉnh; d) Tấm đỡ kiểu chêm;

1- Thân dưới; 2- Thân trên; 3- Vít chỉnh.

1.2.5 Thước lá, thước đứng, ê-ke

- Thước góc ê-ke là dụng cụ dùng để kiểm tra các góc vuông và kiểmtra độ phẳng của các bề mặt có diện tích nhỏ

- Thước lá, thước đứng

Hình 3.6: Thước Ê-ke vuông

Trang 40

1.2.6 Chấm dấu

- Chấm dấu là dụng cụ dùng để giữ cho đường vạch dấu không bị nhòe

và mất trong quá trình chế tạo sản phẩm

Hình 3.7: Chấm dấu

- Chấm dấu được làm bằng thép Đầu chấm dấu được mài nhọn mộtgóc từ 600÷ 900 và được tôi cứng

1.3 Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối

1.3.1 Yêu cầu kỹ thuật:

- Bột màu, mũi vạch, com-pa, đài vạch, khối D, khối V, bàn máp, thước

lá, thước đứng, ê-ke, êtô, búa nguội

- Phôi liệu: phôi rèn

1.3.3 Kỹ thuật vạch dấu và chấm dấu:

• Vạch dấu bằng đài vạch:

Hình 3.8: Vạch dấu bằng đài vạch

- Đài vạch, phôi và khối V đặt trên bàn máp

- Khối V có tác dụng định vị phôi

- Phôi đã được bôi bột màu

- Kéo đài vạch trượt trên bàn máp và mũi vạch trượt trên mặt phôi

Mòi chÊm dÊu ChÊm dÊu

Ngày đăng: 05/03/2015, 19:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w