Thước vuông góc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUỘI CƠ BẢN TCN ĐIỆN TỬ CN (Trang 33)

6.1. Cấu tạo

Thước vuông góc do hai thước thẳng dài ngắn khác nhau vuông góc với nhau tạo thành, phần thước mỏng gọi là lá, phần thước còn lại gọi là đế.

Hình 2.23: Cấu tạo thước vuông góc

- Phần thước lá được làm bằng thép có chia kích thước theo hệ mét và hệ inch

- Phần đế được làm bằng nhôm: là mặt chuẩn khi tiến hành kiểm tra độ vuông góc.

6.2. Công dụng

- Đo góc vuông trong. - Đo góc vuông ngoài.

- Phần thước lá có công dụng như một thước lá dùng để đo độ dài, thước kẻ.

6.3. Quy trình đo

- Kiểm tra độ chính xác của thước. - Lau sạch bề mặt chi tiết cần đo. - Tiến hành đo kiểm.

- Quan sát kết quả bằng mắt. - Đánh giá kết quả đo được

6.3.1. Kiểm tra độ chính xác của thước

- Trước khi tiến hành kiểm tra độ vuông góc phải kiểm tra thước có chính xác hay không bằng cách dùng thước vuông kẻ chữ T như hình 3.20a. Sau đó lật ngược thước lại như hình 3.20b. Nếu 2 đường trùng nhau thì chứng tỏ thước vuông góc vẫn còn chính xác, ngược lại nếu 2 đường không trùng nhau thì thước không còn chính xác. Khi không còn chính xác, phải chỉnh sửa rồi mới dùng (Phương pháp kiểm tra các dụng cụ đo lường thường dùng có thể tham khảo thêm ở sách chuyên về kiểm nghiệm dụng cụ đo lường).

Hình 2.24: Phương pháp kiểm tra độ chính xác của thước vuông

6.3.2. Tiến hành đo kiểm

- Đầu tiên (1) áp phần đế vào một mặt, tiếp theo (2) kéo thước từ từ cho đến khi phần thước lá chạm và bề mặt của chi tiết. Quan sát khe hở ánh sáng lọt qua, nếu ánh sáng lọt qua đều thì chi tiết vuông góc, ngược lại ánh sáng lọt qua không đều thì chi tiết không vuông góc.

Hình 2.24: Cách kiểm tra độ vuông góc bằng thước vuông góc

Hình 2.25: Kết quả đo (a): ánh sáng lọt qua đều (b): ánh sáng lọt qua không đều

6.4. Một số sai phạm khi tiến hành đo

- Áp phần thước lá trước sau đó kéo thước cho phần đế tiếp xúc vào mặt của chi tiết

\

Hình 2.26: Kéo cho phần đế tiếp xúc vào mặt của chi tiết

- Lấy chi tiết đẩy vào thước

Hình 2.27: Lấy chi tiết đẩy vào thước

- Không áp sát phần đế rồi mới kéo thước mà đặt thẳng thước vào góc của chi tiết dễ dẫn tới hiện tượng giữa các mặt của thước và các mặt của chi tiết tiếp xúc với nhau là tiếp xúc đường

Hình 2.28: Mặt thước không áp sát với mặt chi tiết

6.5. Cách bảo quản

- Không dùng thước để dùng làm búa gõ - Không để vật khác chồng lên thước

- Khi sử dụng song phải để đúng nơi quy định, không để bừa bãi… 6.6. Bài tập

Kiểm tra độ vuông góc của chi tiết mẫu - Bước 1: Kiểm tra thước

- Bước 2: Tiến hành đo - Bước 3: Ghi chép số liệu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGUỘI CƠ BẢN TCN ĐIỆN TỬ CN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w