quản lý đồ dùng học tập
Trang 1Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Cơ Sở Lí Luận.
Như chúng ta đã biết, giáo dục tiểu học giữ vai trò nền móng, nó được coi như những viên gạch đầu tiên để góp phần xây dựng “Toà lâu đài nhân cách ’’ của con người Mục tiêu của GDTH là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, có tri thức, có phẩm chất đạo đức tốt,
có kĩ năng, kĩ xảo để vận dụng vào cuộc sống Để đạt được mục tiêu này thì các nhà trường tiểu học phải điều chỉnh một cách phù hợp dẫn đến sự thay đổi tất yếu không chỉ nội dung, chương trình mà còn mà còn đổi mới phương pháp dạy học
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì trang thiết bị đồ dùng dạy học (ĐD DH) là phương tiện, là điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học Bởi lẽ: Phần lớn các em học sinh tiểu học độ tuổi 6-11 tuổi, ở lứa tuổi này, các em thường tư duy cụ thể, tư duy hình ảnh chiếm ưu thế so với tư duy trừu tượng Các hình ảnh thực tế các hiện tượng được trực quan hoá…luôn tạo nhiều ấn tượng mạnh mẽ đối với các em Nhận thức của các em là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Do vậy, “những việc làm cụ thể” và hoàn cảnh, môi trường và nghe, nhìn, sờ, sử dụng đồ dùng…thường gần gũi với các em trước khi hình thành
tư duy lô gic, tư duy trừu tượng, và sự hình thành biểu tượng quan trọng hơn
sự khám phá bản chất các mỗi quan hệ bên trong của sự vật hiện tượng
Trang thiết bị dạy học chứa đựng những khả năng, tiềm năng to lớn trong việc phục vụ giảng dạy và học tập, chứa đựng những tiềm năng to lớn
về tri thức cũng như phương pháp làm việc theo hướng tạo hành động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong qua trình lĩnh hội kiến thức mới Sự hỗ trợ đắc lực của
DDH sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nội dung và phương pháp
Trang 2đào tạo…ĐDD H là phương tiện, là điều kiện vật chất và quản lí việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp tích cực của người Hiệu trưởng nhằm giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
II Cơ Sở Thực Tiễn.
Trường tiểu học Phụng Công nơi tôi đang công tác có quy mô nhỏ nhất trong huyện Bình quân hàng năm có khoảng 20 cán bộ giáo viên và gần 400
em học sinh Nhà trường đạt chuẩn quốc qia năm 2003, nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc Quán triệt tinh thần của nghị quyết TW2 khoá VIII và sự chỉ đạo hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT, của sở giáo dục Hưng Yên, trong những năm vừa qua, một trong những vấn đề được nhà trường coi trọng đó là quản lí việc
sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học nhằm giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.Trong thực tế, một số giáo viên đã có nhận thức đứng đắn về tầm quan trọng của ĐDDH trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy, nên đã tận dụng tối đa những
đồ dùng dạy học có sẵn là đồ dùng tự làm để sử dụng trong các tiết dạy Tuy nhiên bên cạnh đó một số giáo viên còn ít sử dụng đồ dùng dạy học hoặc sử dụng còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng chưa cao, nhiều khi còn mang tính hình thức Mặt khác tuy nhà trường có 1 phòng chứa trang thiết bị đồ dùng dạy học song do không có người chuyên trách ( kể từ năm học 2008-2009 Trở về trước ) nên việc sắp xếp đồ dùng, việc bố trí thời gian mượn, trả còn nhiều hạn chế, hồ sơ sổ sách ghi chép còn thiếu khoa học …Chưa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sử dụng …
Trước thực trạng trên, là 1 cán bộ quản lí sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm trong năm học 2007-2008, 2008-2009 với mục đích là nâng cao chất lượng quản lí việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Tất cả những điều tôi trình bày ở trên là lí do là cơ sở lí luận,cơ sở thực tiến và là lí do tôi chọn đề tài này
Trang 3Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Những vấn đề cần giải quyết.
Để quản lí tốt việc sử dụng trang thiết bị ĐDDH của nhà trường thì người Hiệu trưởng tiểu học cần giải quyết hiệu quả những vấn đề sau :
Một là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về việc sử dụng trang
thiết bị ĐDDH
Hai là:Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng ĐDDH cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng bài, từng môn.
Ba là: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên kiêm nhiệm giữ thiết bị đồ dùng ( nhân viên thiết bị đồ dùng).
Bốn là: Giúp giáo viên nâng cao kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học
Năm là: quan tâm đầu tư đúng mức cho việc xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học.
Sáu là: tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá.
II Giải quyết vấn đề
1 / Vấn đề thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về việc sử dụng trang thiết bị ĐDDH.
Trong những năm gần đây (đặc biệt là những năm thay sách từ lớp 1 đến lớp 3) các trường tiểu học được cung cấp khá nhiều trang thiết bị đồ dùng dạy học Phần lớn cán bộ giáo viên đã nhận thức được vai trò to lớn của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả tiết dạy Việc sử dụng đồ dùng dạy học đã có sự chuyển biến khá rõ rệt với một số môn học: toán, thủ công, thể dục Nhiều giáo viên đã có sự sáng tạo trong việc
sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học tạo không khí nhẹ nhàng kích thích sự chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức về sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế chưa thấy được vai trò của đồ dùng dạy học trong việc nâng cao hiệu quả tiết dạy còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì phải mất nhiều thời gian
Trang 4cho việc tìm hiểu nghiên cứu cách sử dụng xây dựng câu hỏi để khai sao cho phù hợp, cách khai thác các phương tiện, đồ dùng hiện đại Như chúng ta đã biết, vấn đề nhận thức phải đi trước một bước để quản lí tốt việc sử dụng đồ dùng dạy học thì trước hết phải nâng cao nhận thức cho giáo viên, để nâng cao nhận thức cho giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng dạy học người Hiệu trưởng cần:
- Giúp giáo viên thấy được vai trò to lớn của đồ dùng dạy học trong việc đổi phương pháp dạy hoc, nâng cao hiệu quả tiết dạy bằng cách giúp giáo viên phân tích so sánh những tiết dạy có sử dụng và tiết dạy không sử dụng đồ dùng dạy học để thấy được sự khác nhau về hiệu quả của mỗi tiết dạy
- Quán triệt đầy đủ kip thời các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, chống việc dạy “chay’’, việc lên lớp không có đồ dùng dạy học
- Đưa việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên vào các tiêu chí đánh giá tiết dạy, đưa vào các tiêu chí thi đua đánh giá nghiệp vụ sư phạm và hiệu quả công tác của giáo viên trong năm học
- Xây dựng quy chế làm việc cơ quan có lồng ghép nội dung quy định việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp của giáo viên được công khai thông qua hội nghị công chức để giáo viên bàn bạc đi đến việc thống nhất thực hiện
Với cách làm như vậy, đến nay 100% giáo viên đã nghiêm túc thực hiện
và thực hiện một cách tự giác việc sử dụng đồ dùng trong dạy học
2 / Vấn đề thứ hai: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng
đồ dùng dạy học cụ thể chi tiết cho từng tuần, từng bài, từng môn.
Tổ chuyên môn là một tập thể sư phạm đoàn kết, có tính chất để hoạt động vì mục đích chung phù hợp với lợi ích của nhà trường do vậy tổ chuyên môn là một tổ chức gần gũi nhất giúp đỡ giáo viên về mọi mặt, trọng tâm là công tác chuyên môn trong đó có nội dung về sử dụng đồ dùng khi lên lớp Để giáo viên nắm được số lượng, chủng loại đồ dùng dạy học của từng môn, bài theo tuần thì người Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn mà đứng đầu là người tổ trưởng cùng giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học theo từng môn, từng bài, từng tuần
Trang 5Để làm được điều đó thì trước hết người tổ trưởng chuyên môn phải nắm được toàn bộ số lượng chủng loại đồ dùng dạy học của khối mình phụ trách phối hợp với phụ trách phối hợp với phụ trách thiết bị đồ dùng thống kê toàn bộ đồ dùng dạy học của các môn học của các khối lớp trong năm học và từng học kỳ
Tổ trưởng lên chương trình, kết hợp với giáo viên trong tổ thống nhất đồ dùng dạy học của tổ của cá nhân theo từng ngày từng tuần.( ghi cụ thể trong sổ chương trình của từng nhóm lớp, từng cá nhân ) Thời gian để làm việc này thích hợp nhất là vào đầu năm học ( tháng tám hàng năm) giáo viên có kế hoạch chủ động sử dụng đồ dùng dạy học trong cả năm học
Có những đồ dùng có sẵn, có những đồ dùng giáo viên phải tự chuẩn bị, tổ chuyên môn cũng thống nhất luôn những đồ dùng có thể tự chuẩn bị được và cũng đưa vào kế hoạch sử dụng cụ thể
Chẳng hạn, dưới đây là chương trình và kế hoạch sử dụng đồ dùng tuần 3 của lớp 3:
thứ buổi môn bài đồ dùng có
sẵn
đồ dùng tự làm
2
Sáng Toán
Tiết 11: Ôn tập về Hình học
Bộ đồ dùng học toán (GV - HS) Tập đọc Chiếc áo len Áo len thật chiều Mĩ thuật Vẽ theo mẫu: Vẽ
3 Sáng Thủ công
Ghấp tàu thuỷ hai ống khói
Giấy màu, kéo, mẫu vật Tập đọc Quạt cho bà ngủ Chiếc quạt
4 Sáng
Tập đọc Chú Sẻ và bông hoa
bằng lăng Vẽ tranh Toán Tiết 13: Xem đồng
hồ (tiết 1)
Mô hình đồng hồ Tập viết Ông chữ hoa: B Chữ mẫu Chiều TNXH Bệnh lao phổi Quét tranh
5 Sáng
Toán Tiết 14: Xem đồng
hồ (tiết 2)
Mô hình đồng hồ
Ca nhạc Bài ca đi học (tiết Khuông nhạc
Trang 66 Sáng
Tập làm văn
Kể về gia đình.
Điền vào giấy tờ in
sẵn
Mẫu đơn
TNXH Máu và cơ quan
tuần hoàn Tranh
3 / Vấn đề thứ 3: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên kiêm nhiệm giữ thiết bị đồ dùng
Những năm trước đây ( từ năm học 2009-2010) trường tiểu học phụng công chưa có nhân viên thiết bị đồ dùng thư viện vì vậy nhà trường phân công một giáo viên ít dạy ít giờ kiêm nhiệm giữ thư viện, thiết bị - đồ dùng Những năm học trước(kể từ năm học 2007 trở về trước), với quan điểm người phụ trách
đồ dùng dạy học là người coi, giữ, bảo quản và cho mượn đồ dùng dạy học Thông thường các đồng chí này chưa có chuyên môn nghiệp vụ quản lí đồ dùng dạy học Vì vậy việc quản lí đồ dùng dạy học thiếu sự ngăn nắp, gọn gàng, khoa học và hệ thống, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác dụng và cách sử dụng đồ dùng dạy học, sổ sách ghi chép chưa khoa học khó khăn cho việc nhà trường quản lí và theo dõi, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho giáo viên mượn trả đồ dùng dạy học, rất hạn chế trong việc thống kê, phân loại đồ dùng, nắm rõ được hiện trạng cũ mới, hỏng, cần bổ sung loại nào, loại nào không phù hợp,…
Trước thực trạng trên, việc bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phụ trách đồ dùng dạy học là rất cần thiết Ban Giàm Hiệu nhà trường đã tổ chức cuộc họp giữa nhà trường với giáo viên phụ trách thiết bị đồ dùng dạy học tiến hành phân công trách nhiệm cụ thể, thống nhất một số quy định về việc quản lí đồ dùng dạy học như sau:
- Quản lí chặt chẽ toàn bộ tài sản của phòng thiết bị đồ dùng dạy học
- Sắp xếp, phân loại thống kê các loại thiết bị đồ dùng dạy học theo từng khối lớp một cách khoa học hợp lí, dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy
- Phối kết hợp với giáo viên đứng lớp, tìm hiểu và nắm rõ được tác dụng, cách sử dụng đồ dùng dạy học
Trang 7- Tạo điều kiện cho giáo viên mượn trả vào các ngày trong tuần
- Có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, khoa học cập nhật thông tin thường xuyên
- Xây dựng kế hoạch tham mưu với ban giàm hiệu mua sắm, tu bổ các đồ dùng dạy học
- Xây dựng nội quy, quy định phòngthiết bị đồ dùng
- Cử giáo viên kiêm nhiệm dự đầy đủ các buổi tập huấn về nghiệp vụ quản lí thiết bị dạy học do các cấp tổ chức
- Bố trí thời gian hợp lí cho giáo viên phụ trách đồ dùng làm công tác quản lí, bảo quản, bố trí đồ dùng, cho giáo viên mượn trả đồ dùng…
- Cùng Ban giám hiệu giải quyết các đề xuất của giáo viên về công tác thiết bị đồ dùng hàng tháng sau cuộc họp hội đồng sư phạm
Với cách làm như trên, về cơ bản giáo viên phụ trách thiết bị đồ dùng
đã nắm được việc cần làm, biết phối hợp với tổ chuyên môn phân loại, sắp xếp đồ dùng theo từng khối lớp một cách khoa học, nắm được cách sử dụng
và tác dụng của đồ dùng dạy học, lập hồ sơ sổ sách và ghi chép cẩn thận và quản lí chặt chẽ việc bảo quản mượn trả của giáo viên Cuối mỗi năm học phối hợp với giáo viên tổ chức kiểm kê, tổng hợp đồ dùng dạy học, đề suất việc mua sắm tu bổ đồ dùng với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và kích thích giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng dạy học
4 / Vấn để thứ 4: Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học
Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên đối với giáo viên là việc làm không dễ song sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả lại càng không đơn giản.Trong thực tế, không phải tiết học nào cứ sử dụng đồ dùng dạy học là đạt hiệu quả cao và ngược lại nếu không sử dụng đồ dùng thi tiết học đó không đạt hiệu quả,hay cùng một đồ dùng nhưng không phải giáo viên nào cũng sử dụng đạt hiệu quả,do đó để việc sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó không đạt hiệu quả Do đó để việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh nắm được nội dung bài học, hiểu
Trang 8sâu, nhớ lâu, vận dụng thành thạo kiến thức thì trước hết giáo viên phải có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.Có trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác, có nhận thức đầy đủ về vai trò của đồ dùng dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, biết sắp xếp công việc, giành thời gian thích đáng cho việc tìm tòi nghiên cứu cách sử dụng, xây dựng
hệ thống câu hỏi để khai thác phục vụ nội dung bài học …
Để giáo viên trong nhà trường không ngừng được nâng cao kĩ năng
sử dụng đồ dùng dạy học thì người Hiệu trưởng cần :
- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, thảo luận, giới thiệu cách sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học
- Tạo điều kiện cho giáo viên dự đầy đủ các buổi tập huấn việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học cho các cấp tổ chức
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chức chuyên môn song song với việc tháo gỡ khó khăn về chuyên môn trong tuần là thảo luận việc lựa chọn
và sử dụng đồ dùng cụ thể cho từng bài dạy trong tuần thảo luận cách sử dụng
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, kiến thức giáo viên học nâng chuẩn, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng thông qua dự giờ, hội thảo, nghiên cứu tài liệu
- Hiệu trưởng tăng cường công tác dự giờ thăm lớp để có những thông tin chính xác được cập nhật hàng tháng, hàng tuần về việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên và những ưu điểm, những hạn chế như: giáo viên sử dụng đồ dùng chưa đúng lúc đúng chỗ, đôi lúc còn quá lạm dụng làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, hoặc giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng … Từ đó việc bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng của nhà trường mới đạt hiệu quả
Tổ chức các hội thi “đồ dùng tự làm’’hoặc hội thi “Sử dụng đồ dùng dạy học ” Đây là sân chơi bổ ích thu hút 100% giáo viên đứng lớp tham gia hưởng ứng Trong hội thi, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng có sẵn hoặc tự làm hoặc kết hợp cả hai Nhưng đích cuối cùng là sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy
Trang 9học góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy Hội thi được tổ chức dưới hình thức như một buổi chuyên đề hội thảo, chủ toạ là ban giám hiệu cũng chính là ban giám khảo Ban giám khảo và giáo viên dự thi được trao đổi đánh giá nhận xét kết quả của từng giáo viên Ban giám hiệu trực tiếp đưa ra cách khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình lựa chọn, sử dụng đồ dùng dạy học Đồng thời cũng nhấn mạnh những điểm mạnh, những ưu điểm, những việc làm giáo viên đã làm được Hội thi thực sự trở thành buổi học bổ ích không những đối với giáo viên mà còn rất bổ ích đối với Ban giám hiệu nhà trường
Kiên trì với cách làm như vậy phần lớn giáoviên đã sử dụng đồ dùng một cách thành thạo, không gượng ép, phát huy tối đa các vai trò, tác dụng của
đồ dùng trong các giờ lên lớp
5 / Vấn đề thứ 5: Quan tâm đầu tư đúng mức cho việc xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà trường trong đó có Tiểu Học đã được cung cấp không chỉ những đồ dùng dạy học thông thường như tranh ảnh, vật mẫu, mô hình …mà còn được trang bị những phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, phần mềm vi tính ,…số lượng trang thiết bị đồ dùng dạy học ngày một phong phú thêm không chỉ về số lượng và nội dung mà còn đa dạng về chủng loại Tuy nhiên, số lượng trang thiết bị đồ dùng dạy học nhiều không có nghĩa đã áp ứng đầy đủ được về nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.Do đầu tư chưa đồng bộ dẫn tới một số môn như địa lý, lịch sử, lớp 4, lớp 5 Tiếng Việt lớp 1,2,3…đồ dùng học tập vẫn còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh …
Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong nhà trường thì song song với việc nâng cao kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học cho giáo viên thì hàng năm người Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoach huy động các nguồn kinh phí (bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà trường, kinh phí huy động từ địa phương, từ phụ huynh học sinh, các cá nhân đoàn thể trong và ngoài xã ….) để mua sắm thêm trang thiết bị- đồ dùng dạy học còn thiếu tập
Trang 10trung ưu tiên cho một số môn học như Tiếng Việt , khoa Học, Lịch Sử, Địa lý lớp 4, 5; nam châm, bảng phụ từ lớp 1 đến 5 …
- Dành một phòng để chứa các trang thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo kiên
cố, cao ráo, sạch sẽ, không bị ẩm thấp.Trang bị hệ thống các tủ đựng đồ dùng chung tại phòng đồ dùng Tủ đựng phải kín, mặt trước có kính đảm bảo tranh ảnh, trang bị đồ dùng không bị bụi, ẩm mốc …
- Trang bị hệ thống các tủ đựng đồ dùng trên các lớp học (mỗi lớp một tủ sắt),tiện cho giáo viên việc sử dụng và bảo quản đồ dùng
6 / Vấn đề thứ 6: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá của Ban Giám Hiệu nhà trường
Để quản lí tốt việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường thì công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên là rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý:
- Nắm chắc số lượng trang thiết bị đồ dùng dạy học , tình trạng của các thiết bị đồ dùng đó, đồ dùng nào còn tốt, còn sử dụng tiếp được, đồ dùng nào cần bổ sung, tu bổ, sửa chữa, đồ dùng nào cần thanh lý
- Nắm được việc sử dung trang thiết bị đồ dùng của giáo viên trong nhà trường, việc bảo quản thiết bị dạy học trong kho, việc mở sổ ghi chép, cập nhật
số liệu thiết kế các thiết bị hiện có … của giáo viên phụ trách thiết bị đồ dùng
…
Từ công tác kiểm tra thường xuyên, định kì1tháng1lần và kiểm tra đột suất khi cần đã nhắc nhở giáo viên và người phụ trách thiết bị đồ dùng tăng thêm tinh thần trách nhiệm với công việc được giao ,quản lí các thiết bị đồ dùng một cách chặt chẽ,giáo viên tích cực mượn đồ dùng để giảng dạy, chống việc dạy “ chay’’ trong khi có đồ dùng, hạn chế được sự xuống cấp của đồ dùng ,luôn thực hiện nghiêm túc các quy định cũng như tinh thần chỉ đạo của nhà trường về việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học đồng thời nhà trường có kế hoạch chỉ đạo, bổ sung kịp thời nhằm phát huy mặt mạnh cũng như khắc phục những tồn tại của giáo viên trong nhà trường đối với việc bảo quản và sử dụng
đồ dùng dạy học