1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU tỉnh quảng ngãi

25 4,5K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 711,53 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ TỈNH QUẢNG NGÃICHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI.1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi: Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc Nam trong khoảng 100 km với chiều ngang theo hướng Đông Tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 140 32’ đến 150 25’ vĩ tuyến Bắc và từ 1080 06’ tới 1090 04 kinh tuyến đông. Quảng Ngãi giáp các tỉnh sau: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung khoảng 60 km, phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam liền kề tỉnh Bình Định với độ dài 70 km, phía đông giáp với biển đông với chiều dài khoảng 130 km. Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế với sự ra đời của khu công nghiệp Dung Quất.Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên hệ với các tỉnh phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyến đường sắt xuyên Việt. Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc tế. Như vậy, vị trí địa lý đã tạo cho Quảng Ngãi những thế mạnh nhất định về kinh tế xã hội trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập. 1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi.

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi

1.2.Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi

1.3.Các đặc điểm về dân cư tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ

2.1 Qúa trình hình thành tỉnh Quảng Ngãi

2.2 Sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi qua các giai đoạn lịch sử

2.3 Kiến trúc thành quách ở Quảng Ngãi

2.4 Một số nhân vật tiêu biểu đã làm nên một tỉnh Quảng Ngãi có được

những thành tựu như ngày nay

CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNHQUẢNG NGÃI HIỆN NAY

3.1 Những giá trị của tỉnh Quảng Ngãi trong thời đại ngày nay

3.2 Tiềm năng phát triển của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI.

1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi:

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lãnhthổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc- Nam trong khoảng 100 km với chiềungang theo hướng Đông- Tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 140 32’đến 150 25’ vĩ tuyến Bắc và từ 1080 06’ tới 1090 04 kinh tuyến đông QuảngNgãi giáp các tỉnh sau: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam với đường ranhgiới chung khoảng 60 km, phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trênchiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam liền kềtỉnh Bình Định với độ dài 70 km, phía đông giáp với biển đông với chiều dàikhoảng 130 km

Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc pháttriển kinh tế, xã hội Lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung có những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế với sự ra đời củakhu công nghiệp Dung Quất.Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên

hệ với các tỉnh phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyếnđường sắt xuyên Việt Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiềuthuận lợi trong việc thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc

tế Như vậy, vị trí địa lý đã tạo cho Quảng Ngãi những thế mạnh nhất định

về kinh tế- xã hội trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập

1.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi.

Khí hậu:

Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới giómùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trungbình năm đạt 25,60C- 26,90C, nhiệt độ cao nhất lên tới 410C và thấp nhất là

130C Trong Đại Nam nhất thống chí có mêu tả khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi

như sau: “ Mùa xuân, mùa hạ và mùa thu khí trời ấm, đến mùa đông mới

Trang 3

rét, nhưng cũng không rét lắm Bốn mùa mỗi mùa có gió khác nhau, mùa xuân thì gió đông thổi nhẹ nhàng mát mẻ, mùa hè thì gió nam mới mạnh, mùa thu mùa đông gió bấc rét dần Mùa hè sau buổi trưa thì sấm nổi ở Tây Nam, trước hết gió to bay cát đổ cây rồi mưa, cũng có khi có gió mà không mưa, gọi là giông Mùa thu mùa đông thỉnh thoảng có bão, nhưng lâu năm mới có một lần, người ta cho là tai họa” Nhìn chung, khí hậu Quảng Ngãi

có những thuận lợi nhất định cho việc phát triển kinh tế, lượng mưa tươngđối lớn, độ ẩm cao, phân bố khá đồng đều theo lãnh thổ Tất cả điều đóthuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Tuy nhiên, khí hậu cũng tạo nên những khó khăn đáng kể cho sản xuất

và đời sống Các thiên tai thường xảy ra, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán gây

ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế các tỉnh Sự không phù hợp giữanền nhiệt độ và chế dộ mưa dễ dẫn đến hạn hán Lượng mưa tuy nhiềunhưng lại phân bố không đều trong năm Trong các tháng những năm mùamưa gần đây, có tháng lượng mưa quá lớn lại có tháng lượng mưa quá nhỏlàm cho sự khó khăn đối vơi sản xuất và đời sống xã hội khá lớn

Thủy văn:

Mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Ngãi tương đối phong phú vàphân bố đều trên khắp các lãnh thổ Phần lớn sông ngòi từ bắt nguồn từ dãyTrường Sơn hùng vĩ rồi đổ ra biển Đông với đặc điểm chung là ngắn, dốc,lòng sông cạn và hẹp với lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùatrong năm Ở Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là: sông Trà Bồng dài 55 kmchảy theo hướng Tây- Đông, sông Trà Khúc là sông vào loại lớn nhất chảytrên địa bàn tỉnh, dây là con sông lớn có giá trị về nước tưới và giao thôngvận tải Sông Vệ chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, dài 80 km, bắtnguồn từ vùng núi phía bắc huyện Ba Tơ; sông Trà Câu dài 40 km bắt nguồn

và chảy chủ yếu trên địa bàn huyện Đức Phổ và đổ vào Mỹ Á

Trang 4

Quảng Ngãi có nhiều khoáng, suối nước nóng Tiêu biểu trong sốnày là các nguồn thạch bích ( Trà Bồng), Hà Thanh, Vin Cao ( Sơn Hà), LộcThịnh, Hòa Bình ( Bình Sơn), Hòa Thuận ( Nghĩa Hành), Đàm Lương,Thạch Trụ ( Mộ Đức), đây là một nguồn tài nguyên rất quý giá tuy nhiên vẫnchưa được khai thác mạnh mẽ

Đất đai:

Theo hệ thống của tổ chức nông lương ( FAO), hiện nay ở QuảngNgãi có 9 nhóm đất chính là đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất glây, đấtxám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Trong đó,nhóm đất phù sa là nhóm đất chính của vùng đồng bằng ven biển, đất xóm lànhóm đất có diện tích nhiều nhất Về chất lượng thì đất Quảng Ngãi thuộcloại trung bình, đất chất lượng tốt chỉ chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên củatỉnh Trong số này đất tốt là đất đỏ và đất đen sau đó đến đất phù sa các loại.Kém nhất là một số loại đất như đất cát biển, đất mặn, đất xói mòn mạnh trơsỏi đá Phần lớn đất đai của tỉnh có chất lượng trung bình và là nhóm đấtxám phân bố trên diện tích rộng

Địa hình:

Giống như hầu hết các tỉnh miền Trung, địa hình đồi núi chiếm tớigần 2/3 lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi.Địa hình tỉnh Quảng Ngãi được ghi

trong tác phẩm Đại Nam nhất thống chí như sau : “ Phía Đông tỉnh có đảo

Hoàng Sa ( tức đảo Hoàng Sa), liền cát và biển làm trì, phía tây nam miền Sơn Man, có lũy dài vững vàng, phía nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo bến đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới hạn Núi có tiếng thì có núi Thiên Ấn, núi Thiên Bút và núi Long Đầu, làm phên giậu ở tả hữu Sông cái thì có sông Trà Khúc, sông Châu Tử và sông Vệ bao bọc trước sau Năm cơ ( 5 cơ Tĩnh Man) chia đóng, gìn giữ biên cương, sáu tấn bày phòng, vững vàng mặt biển” Địa hình phân hóa rõ

Trang 5

rệch theo chiều Đông- Tây tạo thành 2 vùng: vùng đồng bằng ven biển ởphía Đông và vùng núi rộng lớn chạy dọc phía Tây với những đỉnh núi caotrên 1.000 m, là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, địa hình thấp dần

từ tây sang đông, địa hình núi thấp và đồi xen kẻ đồng bằng

Trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn có viết: “ Xã An Vĩnh thuộc

huyện Bình Sơn phủ Quảng Nghĩa ở gần bể, ngoài bể ngoài phía đông có hải đảo, linh tinh đến hơn một trăm ba mươi ngọn cách nhau một ngày đường hoặc vài trống canh, trên núi có chỗ có suối ngọt, trong đảo có bãi Cát Vàng( Hoàng Sa chử), dài hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước trong suốt đến đáy Bên đảo có vô số tổ chim yến, các loại chim đến hàng nghìn hàng vạn trông thấy người cứ đậu vòng quanh không bay Bên bãi cát rất nhiều vật lạ, có thứ ốc có vằn, gọi tên là ốc tai voi, to như cái chiếu, bụng nó có hột to như ngón tay, sắc nó không được trong như ngọc con trai,

vỏ nó có thể chẻ ra từng phiến và làm vôi trát vách cũng có thứ gọi là ốc xà

cừ có thể làm đồ vật Có thứ ốc hương, thịt ốc đều có thê ướp và nấu ăn”

( Phủ biên tạp lục, quyển 2, Nói về núi sông, cửa bể, thành ấp, đạo lộ vvv)

1.3 Các đặc điểm về dân cư tỉnh Quảng Ngãi.

Trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con

người thời đại đá cũ sinh sống Dấu tích được tìm thấy ở địa điểm GiếngTiền ( huyện Lý Sơn), vốn là miệng núi lửa cổ đã tìm thấy dấu tích cư dân

sơ kì đá cũ sinh sống cách nay 30 vạn năm Di vật còn lại là nhưng công cụ

đá có vết ghè, mảnh tước Đến thời hậu kì đá cũ, dấu tích được tìm thấy ở

Gò Trá ( xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) có niên đại cách nay 15 vạn năm.Công cụ đá cũ nằm ở bậc thềm cổ do quá trình xâm thực để lộ ra những hiệnvật gồm rìu tay, hạch đá công cụ mũi nhọn hình tam diện cùng khá nhiềumãnh tước đá Trong thời đại đá mới, ở vùng đất Quảng Ngãi đã tìm thấycác bằng chưng cư trú của dân cư hậu kì đá mới, đó là di tích Trà Phong

Trang 6

( huyện Tây Trà) Cư dân cỗ Trà Phong sống ở vùng thềm thung lũng vensông suối nhỏ của vùng thượng nguồn sông Trà Khúc, thuộc các huyện TâyTrà, Trà Bồng và kéo dài xuống vùng tây huyện Bình Sơn Cư dân cỗ TràPhong cư trú ở ngoài trời, gần sông suối để bắt cá, ốc sinh sống Gia đoạnmuộn hơn họ di chuyển dần xuống vùng thấp hơn như Trà Xuân, Gò Nà.Các công cụ đặt trưng của cư dân cổ Trà Phong bao gồm loại hình rìu vaingang, rìu vai có nấc nhỏ, có mặt cắt thấu kính lồi, loại cuốc vai xuôi bằng

đá lửa có kích thước nhỏ, lạo bàn mài bằng đá có đá granit Niên đại văn hóahậu kì đá mới so kì kim khí Trà Phong này cách nay khoảng từ 4000 đến

3500 năm Trong thời đại kim khí, từ sơ kì đồng thau đến sơ kì sắt sớm cưdân cổ đã tiến dần xuống đồng bằng, định cư lâu dài Các làng cổ của họ tìmthấy qua các di tích Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II đã cho thấytầng văn hóa di chỉ cư trú dày đặt từ 1,5m đến 2m rất ổn định Đây là nhữngdân cư tiền Sa Huỳnh thuộc thời đại đồng thau, họ để lại di sản văn hóa vậtchất phong phú bao gồm: dồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ trang sức bằng đá quý

Họ tiến ra đảo Lý Sơn khai thác hải sản, tạo dựng dạng văn hóa Sa Huỳnhmang đậm sắc thái biển Trong vùng đất liền, các cư dân thời đại đồng thaubước vào thời đại sát sớm, họ đã tạo dựng nên đỉnh cao văn hóa Sa Huỳnh

sơ kì sắt Trong giai đoạn sơ kì sắt, cư dân Sa Huỳnh có những làng mạc lớn.Đồng thời cư dân Sa Huỳnh có những khu nghĩa địa mộ táng lớn như PhúKhương, Thạnh Đức, Gò Quê

Người Kinh hiện diện ở Quảng Ngãi bắt đầu chủ yếu từ thế kỉ XV trở đi,

đa số là những nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh- Nghệ di cưvào khẩn hoang đất đai lập thành làng mạc Dưới thời các chúa Nguyễn cómột số người Hoa từ các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, HảiNam( Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Sà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh

và một số điểm trung du Dưới thời Pháp thuộc cho đến hết năm 1975, có

Trang 7

một số người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Chà Và ( Java) đến sống ở Quảng Ngãi,nhưng chủ yếu là chuyển cư tạm thời hoặc không thành cộng đồng riêng Ởmiền núi, về dân tộc có sự ổn định hơn, có các dân tộc Hrê, Cor,Ca Dongsinh sống, họ là cư dân bản địa lâu đời sống theo từng khu vực và có sự đanxen nhất định, có sự giao lưu buôn bán với nhau với người Việt ở miền xuôi.

Từ thời tiền sử, trên vùng đất này phần nào đã có sự hợp chủng hòa huyếtgiữa các nhóm Nam Đảo và các nhóm Nam Á Các dân tộc thiểu số cùngnằm trong một khu vực lịch sử- dân tộc học, có chung một vân mệnh lịch sửlâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóclột Các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội đã có từ lâu đờinhưng mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.

2.1 Qúa trình hình thành tỉnh Quảng Ngãi:

Theo các thư tịch cổ thì đất Quảng Ngãi đời nhà Tần ( 221-206

trước Công Nguyên) thuộc đất Tượng Quận, đời vua Hán Vũ Đế ( 141-87trước Công Nguyên) thuộc quận Nhật Nam Quận Nhật Nam có 5 huyện:Chu Ngô, Tỷ Ảnh, Tây Quyển, Lư Dung và Tượng Lâm Huyện Tượng Lâmnằm ở cực nam của quận Nhật Nam, bao gồm cả dải đất gồm nam đèo HảiVân cho đến Đại Lãnh Vùng đất tỉnh Quảng Ngãi lúc bấy giờ thuộc huyệnTượng Lâm của nhà Hán Đến năm 192 sau Công Nguyên, viên công tàohuyện Tượng Lâm tên là Khu Liên tập hợp dân chúng nổi dậy giết quanhuyện lệnh nhà Hán, tự xưng làm vua và dựng nên nước Lâm Ấp Trong vănbia Võ Cạnh ( Nha Trang) có niên đại thế kỉ II sau Công Nguyên có nộidung tôn vinh Cri Mara là vị vua đầu tiên dựng nên nước Lâm Ấp Do vậy,hầu hết các nhà nghiên cứu đều có ý kiến chung về sự đồng nhất giữa Khu

Trang 8

Liên và Cri Mara là một- vị vua đầu tiên của Lâm Ấp Những thế kỉ sauCông Nguyên, trên daic đất miền Trung đã hình thành các tiểu quốc cổ gắnliền với cảnh thị Khu Liên là lĩnh thủ tập hợp các tiểu quốc ở vùng TượngLâm đứng lên lật đổ ách thống trị của để chế Hán, thống nhất và thành lậpnhà nước Lâm Ấp lấy quốc đô là Trà Kiệu Thời bấy giờ ranh giới của Lâm

Ấp ít nhất kéo dài từ đèo Hải Vân đến vùng đất Nha Trang nơi tìm thấy vănbia của Võ Cạnh Dưới triều đại Phạm Văn ( 336-349), Lâm Ấp học đượccách xây thành đắp lũy và xây dựng cung điện theo kiểu Trung Hoa Năm

347, Phạm Văn đánh chiếm Tây Quyển, đòi nhà Hán lấy Hoành Sơn làmphân định ranh giới Năm 446, Đàn Hòa Chi, viên tướng nhà Hán đem quânđánh Lâm Ấp tiến chiếm Trà Kiệu và thu nhiều vành bạc Năm 605, LưuPhương một tướng của nhà Tùy đánh Lâm Ấp chiếm kinh đô Trà Kiệu, lấy

18 thần chủ bằng vàng ở Mỹ Sơn Nhà Tùy chia Lâm Ấp thành 3 châu:Đãng Châu, Nông Châu, Sung Châu, sau đó lại đổi thành quận, Đảng Châuthành Tỵ Ảnh quận, Nông Châu thành Hải Âm quận, Sung Châu thành Lâm

Ấp quận Từ năm 758 đến năm 877, người Chăm dời kinh đô về Virapurathuộc châu Panđuranga đặt tên nước là Hoàng Vương Từ năm 877 trở đi,người Chăm đặt tên nước là Chămpa, kinh đo dời về Đồng Dương, sau đólại dời về kinh đó cũ nhưng đến năm 1402, lại dời kinh đô về Vijaya ( BìnhĐịnh)

Vương quốc Chămpa có 4 đại châu và cả thảy 38 châu, quận lớn nhỏ.Đại châu ở phía bắc gọi là Amaravati, một phần đại châu này bao gồm cảQuảng Nam và Quảng Ngãi, có hai kinh đô Trà Kiệu và Đồng Dương Vùngđất Quảng Ngãi ngày nay là một tiểu châu trong đai châu Amaravati, thuộcmột trong ba châu là Sung Châu, Nông Châu và Đãng Châu mà nhà Tùydựng đặt Có thể tỉnh Quảng Ngaic thuộc về Nông Châu, sau đổi thành Hải

Âm quận, Bởi lẽ nếu như trên dãi đất của huyện Tượng Lâm đời Hán kéo

Trang 9

dài từ nam đèo Hải Vân đến Đại Lãnh thì Đảng Châu nằm ở phía nam thuộcvùng Bình Định, Phú Yên Trong khi đó Sung Châu nằm ở phía bắc đổithành Lâm Ấp quận nay thành tỉnh Quảng Nam có kinh đô Trà Kiệu Nhưvậy Nông Châu nằm ở đoạn giữa là vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, Nơi đây

có một tiểu quốc cổ ở Cổ Lũy- Phú Thọ, dấu tích văn hóa vật chất của tiểuquốc cổ này có niên đại kéo dài từ thế kỉ III-VII sau Công Nguyên Di tíchnày nằm ở bờ nam sông Trà Khúc có thành Châu Sa là thành đất xây dựngquy mô của người Chăm Thành Châu Sa có hai vòng thành nội và ngoại, cótuyến đường thủy đi ra hai cửa biển là cửa Đại và cửa Sa Kỳ

Theo Đại Nam nhất thống chí có ghi: “ Xưa là đất Việt thường thị, đời

Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán là bờ cõi quận Nhật Nam, đời Đường thuộc Lâm ấp, đời Tống là đất Cỗ Lũy của Chiêm Thành Nước ta là nhuận

Hồ lấy đất này đặt hai châu Tư và Nghĩa, thời thuộc Minh, đất này thuộc phủ Thăng Hoa, nhưng đất vẫn bị Chiêm Thành chiếm cứ Đầu đời Lê gọi là Nam Giới, cũng là đất ki mi Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành lấy lại đất này đặt làm phủ Tư Nghĩa, lãnh 3 huyện ( Nghĩa Giang, Bình Sơn và Mộ Hoa) lệ vào Quảng Nam thừa tuyên Thá iTổ Gia phụ hoàng đế trấn giữ Thuận Quảng, năm Nhâm Dần thứ 45 ( Lê Hoằng Định năm thứ 3)( 1602) đổi Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa đặt các chức tuần phủ và khám lý, vẫn lệ vào Quảng Nam Đời Tây Sơn đổi làm phủ Hòa Nghĩa Năm Tân Dậu( 1801), Thế Tổ Cao Hoàng đánh nam dẹp Tây Sơn, thu lại đất này, đổi gọi là dinh Quảng Nghĩa, đặt các chức lưu thủ, cai bạ,

ký lục Năm Gia Long thứ thứ 7, đổi làm trấn, năm thứ 9 đổi lưu phủ làm trấn phủ Năm Minh Mênh thứ 8 lại đổi cai bạ và ký lục làm hiệp trấn và tham hiệp, năm thứ 10, đổi trấn làm tỉnh gọi là tỉnh Quảng Ngãi( Nghĩa), đặt hai ty bố chánh và án sát, do tuần phủ Nam Ngãi lãnh cả, năm thứ 15 lại gọi là tỉnh Nam Trực.Năm Thiệu Trị thứ 7 đặt tuần phủ Quảng Ngãi, và

Trang 10

đổi đặt tổng đốc Nam Ngãi Nay lãnh một phủ 3 huyện” Như vậy, chúng ta

có thể lí giải rằng Quảng Ngãi ra đời từ đó và trải qua nhiều lần nên mới cótên như ngày nay

2.2 Sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi qua các giai đoạn lịch sử:

Tỉnh Quảng Ngãi thời kì năm 1402- 1832:

Năm 1402, nhà Hồ sáp nhập đất Chiêm Động và Cổ LũyĐộng vào Đại Việt và cử con trai Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Dã Nam làmquan cai trị Hồ Qúy Ly vừa chiêu mộ vừa bắt dân chúng các xứ ThanhNghệ không có ruộng đất vào Chiêm Động và Cổ Lũy khẩn hoang lập làng.Nhà Hồ đổi tên vùng đất cHiêm Đọng và Cổ Lũy thành lộ Thăng Hoa, gồmbốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa Trong đó hai châu Tư, Nghĩa thuộc vùngđất Quảng Ngãi ngày nay Châu Tư nằm phía Bắc sông Trà Khúc gồm haihuyện Trì Bình và Bạch Ô, châu Nghĩa nằm ở phía nam sông Trà Khúc gồm

3 huyện là Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm Theo Đại Nam nhất thốngchí phần Quảng ngãi có viết huyện Trì Bình và huyện Bạch Ô như sau: “ ĐấtMan Thanh Cù là huyện Bạch Ô xưa Miền thượng lưu sông Trà Khúc là đấtThanh Cù” Như vậy có thể là huyện Bạch Ô và huyện Trì Bình bao gồm cáchuyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, một phần huyện Sơn Hà và huyện Trà Bồngngày nay Huyện Ngiã Thuần theo Đại Nam nhất thống chí bao gồm huyệnChương Nghĩa và đất Minh Long, Tử Tuyền, huyện Khê Cẩm bao gồm cảhuyện Mộ Đức và Đức phổ ngày nay Trong buổi đâì thời Lê Sơ vùng đấtQuảng Nam, Quảng Ngãi trên bản đò được ghi là Nam Giới và xem là đất ky

my ( tức là chỉ ràng buộc vào) như một phiên giậu của Đại Việt Năm HồngĐức thứ hai ( 1471)xảy ra cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phongkiến Chămpa Vua Lê Thánh Tông thân chinh và đánh thắng Chămpa, cắtđặt vùng đất từ phía nam đèo Hải Vân đến dèo Cù Mông làm thừa tuyênQuảng Nam Đạo thừa tuyên Quảng Ngãi bao gồm ba phủ là: phủ Thăng

Trang 11

Hoa lãnh 3 huyện, phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện và phủ Hoài Nhân lãnh 3huyện Ranh giới phủ Tư Nghĩa thời Lê Sơ bao gồm cả vùng đất QuảngNgãi ngày nay Phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, NghĩaGiang.

Dưới thời Mạc từ năm 1527, vùng đất Quảng Ngãi vần giữnguyên tên gọi hành chính như dưới thời nhà Lê Sơ Năm Mậu Ngọ 1558,đời vua Lê Anh Tông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ThuậnHóa Năm 1568, trấn thủ xứ Quảng Nam là Bùi Tá Hán chết, Nguyễn BáQuýnh thay thế nhưng năm sau được điều chuyển ra Bắc Đến năm 1570,vua Lê Anh Tông giao cho Nguyễn Hoàng kiêm quản luôn cả trấn QuảngNam Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi thừa tuyên Quảng Nam thànhDinh Quảng Nam có 5 phủ, đổi tên phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa( hay Ngãi) thuộc dinh Quảng Nam Như vậy địa danh Quảng Nghĩa ( hayNgãi) xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XVII và tồn tại cho đến ngày nay

Từ đời các chúa Nguyễn hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũngthuộc về địa phận Quảng Ngãi: “ Ở ngoài biển về xã An Vĩnh, huyện BìnhSơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đườnghoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là “ Vạn lýTrường Sa” Trên bãi có giếng nước ngọt Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốchoa, ba ba… Buổi quốc sơ khai đặt đội Hoàng Sa hơn 70 người, lấy dân xã

An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng ba thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngàythì về đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng tám thì về nộp Lại có đội BắcHải, mộ người thuộc thôn Tư Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dươngsung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn để tìm lượm hóavật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản” Đến thời Tây Sơn, cải đặtphủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa thuộc quyền quản lý của vua Thái

Trang 12

Đức- Nguyễn Nhạc Các đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên như thời cácchúa Nguyễn

Năm 1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Quảng Ngãi từ Tây Sơn.Năm Gia Long thứ 2 ( 1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa.Đến năm Gia Long thứ 7 ( 1808) đổi dinh thành trấn Trấn Quảng Ngãi năm

1813 đời vua Gia Long có phủ Tư Nghĩa và ba huyện Bình Sơn, ChươngNghĩa và Mộ Hoa

Tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1832 đến năm 1885:

Đến năm Minh Mạng thứ 13 ( 1832) đã đổi trấn thành tỉnh, trấnQuảng Ngãi dưới thời Gia Long được đổi thành tỉnh Quảng Ngãi gồm cómột phủ Tư Nghĩa kiêm lý huyện Chương Nghĩa và thống hoạt hai huyệnBìn Sơn và Mộ Hoa Vì vậy, mà dến năm 1832, lần đầu tiên Quảng Ngãimang danh xưng hành chính là tỉnh Huyện Bình Sơn thời Hồ và thời thuộcMinh là đất hai huyện Trì Bình, Bạch Ô thuộc Tư Châu, thời Lê Sơ đạt làhuyện Bình Sơn, đời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên tên huyện HuyệnChương Nghĩa là đất hai huyện Nghĩa Thuần và Nga Bôi thuộc Nghĩa Châu,đến thời Lê Sơ là huyện Nghĩa Giang và sau đó đổi thành huyện ChươngNghĩa Huyện Mộ Hoa là đất huyện Khê Cẩm thuộc Nghĩa Châu đến thời Lê

Sơ và đời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên tên huyện

Tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1885 đến năm 1945:

Đây là giai đoạn triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào sựthống trị của thực dân Pháp Dưới thời Đồng Khánh năm 1885 đến năm

1888 không có sự thay đổi và vần giữ nguyên phủ Tư Nghĩa và ba huyện.Đến năm Thành Thái thứ hai ( 1890) các đơn vị hành chính lại được thiết lậpmới như huyện Bình Sơn tách ra thành huyện Bình Sơn và Châu Sơn Tịnh,huyện Chương Nghĩa tách thành phủ Tư Nghĩa và châu Nghĩa Hành, huyện

Ngày đăng: 03/03/2015, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w