Vấn đề an ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 34)

Hiện nay, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tích cực tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Trung Quốc công bố đầu tư cho ngân sách quốc phòng năm 2009 ở mức tương đương khoảng 70,2 tỷ USD, năm 2010 ngân sách quốc phòng tăng lên 77,9 tỷ USD [65]. Sự đầu tư lớn nhằm nâng cấp khả năng quân sự của Trung Quốc là sự e ngại lớn đối với Nhật Bản, bởi nó sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản công bố chi ngân sách quốc phòng của năm 2009 là khoảng 50 tỷ USD, năm 2010 là 54 tỷ USD [66]. Trong thực tế, họ đang chuyển mạnh từ thái độ hòa bình và phòng thủ khu vực thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ II sang tích cực hơn về sự hiện diện quân sự trong khu vực. Tôkyô đã tăng cường lực lượng Phòng vệ và tham gia vào các chiến dịch tại Irắc. Gần đây, Nhật Bản đã nâng cấp Cục

phòng vệ của mình lên thành Bộ quốc phòng nhằm phản ánh đúng hơn chức năng của cơ quan này trong tình hình mới. Đồng thời, việc có nhiều dấu hiệu cho thấy, trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang có những động thái tích cực hướng tới sửa đổi điều 9 trong Hiến pháp để Nhật Bản có thể có vai trò tích cực hơn trong đời sống an ninh và chính trị trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới, cũng khiến cho Trung Quốc và các nước trong khu vực quan ngại.

Cùng với sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc không ngừng tăng, cộng thêm việc vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy Chiến tranh Lạnh, hai nước Mỹ và Nhật Bản cho rằng an ninh của bản thân sẽ phải chịu sự đe dọa ngày càng lớn cùng với sự tăng cường không ngừng về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, vì thế, hai nước cũng có những hoạt động như tăng cường bố trí lực lượng quân sự tương ứng và điều chỉnh những nội dung liên quan đến liên minh quân sự hai nước, kiềm chế và đề phòng Trung Quốc [35, tr.3]. Ngoài ra, Mỹ còn bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản, điều này cũng làm ảnh hưởng tới sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đem đến những nguy cơ tiềm ẩn cho sự mất ổn định về an ninh giữa hai nước, khu vực cũng như toàn thế giới.

So với những mối quan hệ của các nước lớn khác chủ yếu trên thế giới, quan hệ song phương Nhật - Trung đang tồn tại những vấn đề trái ngược vô cùng đặc biệt sau:

Thứ nhất, quan sát từ chiều sâu, từ khi Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập

quan hệ ngoại giao đến nay, về tổng thể xuất hiện sự phát triển trái ngược "trước nóng sau lạnh". Năm 1972, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ Nhật - Trung đã bước vào "thời kỳ trăng mật". Tuy nhiên, sau những năm 1990, sóng gió hai nước đã nổi lên, mâu thuẫn bắt đầu tăng lên, các cuộc viếng thăm hai nước bị gián đoạn, tình cảm nhân dân có xu

hướng bị xấu đi. Đáng lý ra, khi hai nước đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao được hơn 30 năm, thì quan hệ giữa hai nước sẽ phát triển theo hướng lý tính và chín muồi hơn, ít nhất không xuất hiện cục diện mất cân bằng lúc lên lúc xuống. Sự phát triển trái ngược "trước nóng sau lạnh" như vậy là điều rất hiếm thấy trong lịch sử quan hệ quốc tế. Nếu nói vấn đề lịch sử là nguyên nhân cơ bản khiến quan hệ Nhật - Trung trở nên lạnh nhạt, vậy thì tại sao trước những năm 1990 nó không trở thành trở ngại ngăn cản quan hệ Nhật - Trung phát triển, mà sau này mới ngày càng bộc lộ rõ, trở thành tiêu điểm khiến quan hệ ngoại giao hai nước xấu đi? Trên thực tế, ngay khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, vấn đề lịch sử tồn tại đồng thời được giải quyết. Trong "Tuyên bố chung Nhật - Trung" khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản bày tỏ sẽ tiến hành xem xét kỹ càng việc nước mình phát động chiến tranh xâm lược đối với Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng bày tỏ yêu cầu bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản. Điều này chứng tỏ những thay đổi trong sự phát triển của quan hệ hai nước nhất định có căn nguyên sâu sắc hơn vấn đề lịch sử [51, tr.3].

Thứ hai, nhìn từ chiều rộng, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật

Bản luôn “nóng”, trong khi quan hệ chính trị lại trở nên “lạnh giá”, nổi rõ sự trái ngược "kinh tế nóng chính trị lạnh". Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2004 đạt mức kỷ lục 167,89 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 87,7 tỷ USD năm 2001. Mặc dù năm đó, Nhật Bản đã mất đi địa vị đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc mà Nhật Bản đã lũng đoạn trong 11 năm qua, nhưng Trung Quốc lại thay thế trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, vai trò tác động lẫn nhau giữa nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng nổi rõ.

Dựa trên những phân tích về hai sự trái ngược lớn tồn tại trong quan hệ Nhật - Trung, có thể đưa ra những kết luận sau: các nhân tố lịch sử, kinh tế

không phải là căn nguyên cốt lõi, cái thực sự đóng vai trò chủ yếu chính là những xung đột lợi ích chiến lược giữa hai nước và lợi ích an ninh chính là nhân tố hàng đầu quyết định lợi ích chiến lược quốc gia. Chính vì vậy, nguyên nhân thực sự khiến hai nước nảy sinh mâu thuẫn chính ở chỗ hai bên rơi vào môi trường an ninh khó khăn khó có thể đảo ngược được trong thời gian ngắn. Quan sát hiện trạng quan hệ Nhật - Trung, có thể phát hiện thấy, tình thế hai nước có nhiều yếu tố tạo thành môi trường an ninh khó khăn. Hai bên không tin cậy lẫn nhau, ý đồ chiến lược của đối phương rõ ràng có tính xác định rất lớn khó có thể quyết đoán. Vì vậy, ngay nay, khi bầu không khí hai nước nghi ngờ lẫn nhau vẫn rất sâu đậm và được thể hiện rõ ở những ảnh hưởng rộng rãi của "Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc" tại Nhật Bản, thì "thuyết làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản" cũng có ảnh hưởng nhất định tại Trung Quốc.

Vài năm gần đây, "thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc" có thể nói khá thịnh hành ở Nhật Bản. Các nhà chiến lược của các phe phái ở Nhật Bản đều cho rằng, khu vực Châu Á đang tồn tại những nhân tố bất ổn khiến họ cảm thấy lo lắng, trong khi đó "nhân tố bất ổn lớn nhất" chính là cái gọi là "mối đe dọa đến từ Trung Quốc". Kiichi Saeki, nhà chiến lược nổi tiếng của Nhật Bản cho rằng: "Cho dù không có ý đồ bành trướng hay khuếch trương, nhưng thông qua tiến trình thống nhất đất nước và những hành động theo đuổi lãnh thổ trước kia của Trung Quốc, cũng có khả năng hình thành mối đe dọa bành trướng và bá quyền đối với các nước xung quanh" [52, tr.3]. Dư luận của Nhật Bản cũng lo ngại rằng, khi hình thành cục diện mới của Châu Á vào trước hoặc sau năm 2010, thì Trung Quốc sẽ trở thành nước lớn siêu cường, đồng thời có thái độ giống nước lớn siêu cường trước đây về quân sự và chính trị, từ đó trở thành mối đe dọa của Châu Á. Vì vậy, Nhật Bản rất lo lắng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt đối với việc hiện đại hóa lực lượng quân

sự và tăng chí phí quân sự hàng năm của nước ngày. "Thuyết làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản" cũng được rất quan tâm ở Trung Quốc. Vài năm gần đây, Nhật Bản đẩy nhanh theo hướng trở thành "quốc gia bình thường", mong muốn phát huy vai trò lớn hơn về quân sự. Hiến pháp hòa bình quy định phương hướng phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh dần dần bị gác lại, trong nước Nhật Bản liên tục xuất hiện những động thái bào chữa cho chiến tranh xâm lược trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, đặc biệt là Thủ tướng Koizumi đã bất chấp sự phản đối của Trung Quốc đến thăm viếng đền Yasukini. Trong bối cảnh lãnh đạo Nhật Bản mong muốn nhanh chóng biến đất nước thành nước lớn quân sự, tất cả những điều này tự nhiên sẽ khiến Trung Quốc nghi ngờ và cảm thấy bất an. Trung Quốc lo lắng Nhật Bản thông qua phủ định chiến tranh xâm lược, cuối cùng phá vỡ sự hạn chế của Hiến pháp hòa bình, trở lại con đường chủ nghĩa quân phiệt [51, tr.4]. Vì vậy, mặc dù quan hệ kinh tế giữa hai nước đã đạt tới mức phát triển khá cao, nhưng vẫn có sự ngờ vực lẫn nhau sâu sắc trong những vấn đề an ninh quan trọng, kết quả càng làm nổi rõ cảm giác bất an của hai bên, cùng với việc một loạt vấn đề giữa hai bên càng trở lên đối lập, hai nước rơi vào vòng xoáy của môi trường an ninh khó khăn. Vậy rốt cuộc nguyên nhân dẫn tới nảy sinh khó khăn này là do phía nào?

Căn cứ vào những trình bày trên, cơ cấu quốc tế là cơ sở sâu xa làm nảy sinh môi trường an ninh khó khăn giữa các nước, mở rộng xem xét vấn đề của Trung Quốc và Nhật Bản trong toàn bộ cơ cấu quốc tế của khu vực Đông Á sẽ dễ nhận thấy, cơ cấu sức mạnh của khu vực Đông Á đang có những thay đổi mang ý nghĩa sâu xa: Trung Quốc được coi là một nước lớn trỗi dậy đang phát triển nhanh chóng, sức mạnh tổng hợp ngày càng được nâng cao, sức ảnh hưởng trên thế giới với và khu vực Đông Á không ngừng được tăng cường; và Nhật Bản tỏ rõ thiên hướng chiến lược nước lớn mưu cầu địa vị “quốc gia

thông thường”, đang đẩy nhanh theo hướng nước lớn chính trị và quân sự. Như vậy, Trung Quốc và Nhật Bản đang đồng thời trỗi dậy trở thành những nước lớn trên thế giới có ý nghĩa thực sự và khu vực Đông Á sẽ lần đầu tiên xuất hiện cục diện cùng tồn tại hai cường quốc Trung Quốc và Nhật Bản. Từ góc độ địa - chiến lược cho thấy, từ cận đại đến nay, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản luôn tồn tại một loại hiệu ứng một mất một còn nào đó, hai nước đồng thời trỗi dậy càng thể hiện rõ nét hiệu ứng này, đẩy nhanh hơn việc hình thành môi trường an ninh khó khăn, đây cũng chính là căn nguyên của toàn bộ vấn đề trong quan hệ hai nước hiện nay. Một học giả Trung Quốc thẳng thắn cho rằng: "Từ những năm 1990 đến nay, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều xuất hiện xu thế nước lớn mới, là nguyên nhân quan trọng dẫn tới quan hệ hai nước hình thành cục diện mới" [51, tr.5]. Miton Ezati, học giả của Mỹ cho rằng: "Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đều đang trỗi dậy sẽ tạo thành rủi ro an ninh lớn nhất ở khu vực này". Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành vấn đề an ninh lớn nhất đòi hỏi hai bên nên xem xét thận trọng. Và hiện nay, Nhật Bản đã có nhiều cảm giác lo lắng đối với cục diện "chế độ hai siêu cường" này hơn so với Trung Quốc. Vì vậy, nước này đã có nhiều tác động phòng ngừa rõ rệt hơn Trung Quốc.

Trước sự nổi dậy của Trung Quốc láng giềng, Nhật Bản đã cảm nhận được sâu sắc sức ép chưa từng có. Có một cách ví von hình tượng có thể nói rõ điều này: Trung Quốc và Nhật Bản giống như hai chiếc ô tô chạy nhanh trên đường cao tốc, trong đó Trung Quốc là chiếc xe tải hạng nặng, Nhật Bản là chiếc ô tô hạng nhẹ, người điều khiển chiếc xe nhỏ vẫn suốt ngày lo âu sợ hãi. Chính vì vậy, năm 2002, các nhà tham mưu ngoại giao của Thủ tướng Koizumi đã đưa ra "Chiến lược ngoại giao cơ bản của Nhật Bản thế kỷ 21", xoay quanh chủ đề chiến lược ngầm hàm ý như làm thế nào đối phó được với

sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời cho rằng Nhật Bản đã gặp phải vấn đề mới "nước Trung Quốc cường quốc" chưa từng xuất hiện trong 150 năm qua kể từ "Chiến tranh Nha Phiến" tới nay. Về mặt an ninh, sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc về lâu dài có thể tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Tháng 12/02/2004, Cương lĩnh phòng vệ mới của Nhật Bản lần đầu tiên nêu rõ "Sự phát triển quân sự hiện đại hóa của Trung Quốc đang được tăng cường, đặc biệt là muốn mở rộng phạm vi trên biển". Nhóm trưởng "Nhóm công tác quyền lợi trên biển", nghị sỹ Đảng tự do dân chủ Nhật Bản, Mizuho nhấn mạnh, Trung Quốc muốn đưa hai bờ Thái Bình Dương vào phạm vi thế lực của mình, đưa Đài Loan vào lãnh thổ nước mình, đồng thời gây ảnh hưởng tới con đường trên biển từ Đông Bắc Á tới vịnh Pecxich. Sau Chiến tranh Lạnh, sự phán đoán chiến lược nghiêm trọng này đã lần đầu tiên xuất hiện, phản ánh cảm giác bất an nặng nề của Nhật Bản đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Dưới tác động của nhân tố tâm lý này, Nhật Bản đã thay đổi chiến lược an ninh tiêu cực trước đây, đang ngày càng áp dụng sách lược ngoại giao, quân sự tích cực và mạnh dạn, có sự phòng ngừa đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc [51,tr.6].

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 34)