2.3.1.Tranh chấp quần đảo Senkaku (Điếu Ngư)
Một trong những rào cản chính trong quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản xuất phát từ việc cạnh tranh nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu lửa để phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước mình, điều đó dẫn tới va chạm lợi ích giữa hai quốc gia:
Từ năm 2003, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 2010, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 40%, thậm chí có thể tăng lên 60% tổng cầu của họ vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm tới vẫn có thể được duy trì ở mức cao, trên dưới 8- 9%. Với đà tăng trưởng như vậy, Trung Quốc rất cần nguồn năng lượng để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Chính sách an ninh năng lượng, an ninh kinh tế đòi hỏi Trung Quốc phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu.
Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguyên liệu chủ yếu đều nhập khẩu (nước này buộc phải nhập khẩu hầu như toàn bộ số dầu lửa cần thiết, lên tới 99,7%). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế địa nhiệt... Trên thực tế, Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%. Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ ba trên thế giới. Nhưng do tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình [6, tr.2].
Hiện nay, hai nước đang tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (phía Nhật gọi là Senkaku) - thuộc vùng biển Hoa Đông. Quần đảo này bao gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) nằm rải rác cách Đài Loan khoảng 200 km và cách quần đảo Okinawa của Nhật Bản khoảng 300 km. Trung Quốc cho rằng, theo các tài liệu lịch sử thì quần đảo này từ xa xưa đã thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1895) nhà Thanh (Trung Quốc) bị thua trận và buộc phải kí kết Hiệp ước Mã Quan (tiếng Nhật là Simonoseki), theo đó nhà Thanh phải nhượng đất, trong đó có quần đảo Điếu Ngư cho Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Nhật Bản lại cho rằng, quần đảo này do một người Nhật Bản tên là Koga Tatsuhiro phát hiện ra năm 1879 và được sát nhập vào lãnh thổ Nhật Bản từ năm 1895 theo Hiệp ước Simonoseki như đã nêu ở trên [13, tr.252]. Năm 1945, Nhật Bản bị bại trận trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, theo Hiệp ước hòa bình San Francsisco, quần đảo Senkaku thuộc địa phận Okinawa nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Đến năm 1972, Mỹ trao trả chủ quyền đảo Okinawa và các đảo khác, trong đó có đảo Senkaku cho Nhật Bản. Việc làm này của Mỹ và Nhật Bản đã bị Trung Quốc và cộng đồng người Hoa trên thế giới phản đối. Tuy nhiên, để thiết lập quan hệ ngoại giao (1972) và đạt được Hiệp ước Hòa bình hữu nghị Nhật - Trung (1978), phía Trung Quốc đã nêu lên chủ trương "tạm gác tranh cãi, cùng nhau khai thác" chờ đợi thời cơ chín muồi sẽ giải quyết bằng phương pháp thương lượng hòa bình[26, tr.253].
Đây là vùng biển được xác định là có nguồn dầu khí trữ lượng lớn (theo thăm dò khảo sát của Nhật Bản năm 1999 có trữ lượng khoảng 200 tỷ m3
khí đốt). Năm 1970, khi Đài Loan kí với Công ty dầu mỏ của Mỹ thăm dò khai thác ở vùng biển này thì phía Nhật Bản phản đối nên xảy ra tranh chấp giữa Nhật Bản và Đài Loan. Tháng 4- 1978, khoảng 200 chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc tiến ra dãy đảo này và giương biểu ngữ khẳng định những đảo
này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Lập tức, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản ra tuyên bố cảnh cáo coi đây là hành động vi phạm lãnh hải của Nhật Bản. Còn phía Trung Quốc thì giải thích rằng đây chỉ là hành động ngẫu nhiên. Sau đó, Chính phủ hai nước đã quyết định tạm gác vấn đề này lại và "ủy thác việc giải quyết chủ quyền hòn đảo này cho các thế hệ sau vì đại nghĩa của tình hữu nghị Nhật - Trung" [2, tr.195].
Từ đầu những năm 1990 đến nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải giữa hai nước lại liên tiếp diễn ra. Năm 1992, Trung Quốc thông qua Luật lãnh hải và biển đảo, đưa quần đảo Điếu Ngư vào vùng chủ quyền của mình và bị phía Nhật Bản kịch liệt phản đối. Tháng 7 và 8 năm 1996, một số người cực hữu của Nhật Bản đã đổ bộ lên đảo, dựng hải đăng, xây đài tưởng niệm, gắn quốc kỳ ..., làm dấy lên cuộc tranh chấp về chủ quyền giữa hai nước và bị phía Trung Quốc phản đối. Vào ngày 10-11-2004, tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản ngoài khơi Okinawa. Nhật Bản đã mở chiến dịch truy đuổi tàu ngầm trên trong 2 ngày tại Biển Đông Trung Quốc. Cho dù Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc xin lỗi về sự kiện trên, song sau đó vẫn có nhiều tàu nghiên cứu của Trung Quốc tiếp tục đột nhập vào vùng biển Nhật Bản gần đảo Okinotori. Có nhiều khả năng các tàu trên do thám đáy biển vì mục đích tìm kiếm và khai thác khí đốt. Theo thống kê từ phía Nhật, trong năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành 34 cuộc "nghiên cứu" như vậy tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ngày 10/08/2005, Nhật Bản lại tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản sau khi một tập đoàn dầu khí của Trung Quốc khoan khí đốt tại địa điểm Chunxiao trên biển Hoa Đông. Nhật lo ngại từ điểm này Trung Quốc có thể dùng ống dẫn hút túi khí đốt lớn trữ lượng 200 tỷ m3 kéo dài sâu vào phần lãnh hải Okinawa của Nhật Bản. Trước tình thế đó, lực lượng phòng vệ bờ
biển Nhật Bản đã yêu cầu Quốc hội cung cấp 240 triệu USD cho tài khóa năm 2006 nhằm bổ sung trang thiết bị hiện đại, tăng cường khả năng tác chiến của các chiếm hạm phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ giếng dầu và khí đốt trong vùng lãnh hải của mình. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã tuyên bố giành lại quyền quản lý ngọn hải đăng, sự việc này cho thấy Nhật Bản đang tiến hành một bước then chốt trong việc quy hoạch và tiếp nhận chủ quyền quần đảo Điếu Ngư. Năm 2008, hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc đã từng phá vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản trở tay không kịp. Nội các Nhật Bản sau đó đã thành lập "Phòng nghiên cứu tình báo", chuyên thu thập thôn tin tình bào hữu quan, đồng thời xúc tiến việc điều chỉnh lực lượng "bảo vệ" vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư. Lần này, Nhật Bản điều động tàu tuần tra PLH, loại tàu tuần tra dụng cỡ lớn, do Cục bảo đảm an ninh trên biển của Nhật Bản phụ trách thiết kế, có khả năng mang theo máy bay trực thăng và có lượng giãn nước cũng như khả năng "đối đầu" tương đương với tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc, đến thường trú tại vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư. Do đó, phía Trung Quốc đã gặp phải khó khăn hơn trong việc một lần nữa tiến vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư. Muốn tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, Trung Quốc chỉ còn cách sử dụng máy bay, bay qua không phận thuộc đảo Điếu Ngư [30, tr.4]. Ngày 15-2-2009, tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư tại biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại một lần nữa "nổi sóng". Sau khi Nhật Bản triển khai tàu tuần tra PLH kèm theo máy bay trực thăng tại vùng biển gần đảo Điếu Ngư, ngay sau đó có thông tin rằng Trung Quốc sẵn sàng đáp trả một lần nữa, điều động tàu thăm dò hải dương tiến vào vùng biển này. Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng, việc Nhật Bản điều tầu tuần tra cỡ lớn tới vùng biển đảo Senkaku là đòn "cảnh cáo" đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất xảy ra sự việc tàu tuần tra của hải quân Nhật Bản va chạm với một tàu đánh cá của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh đảo Senkaku vào ngày 8/9/2010, thuyền trưởng (41 tuổi) và toàn bộ thủy thủ đoàn Trung Quốc đã bị phía Nhật Bản bắt giữ, đưa về đảo Ishigaki, thuộc Okinawa và tuyên bố sẽ khởi tố thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc vì đã “cố tình cản trở công chức làm nhiệm vụ công” [68]. Phía Bộ ngoại giao Trung Quốc lập tức triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh tới để phản đối và yêu cầu các tàu tuần tra của Nhật Bản không được gây trở ngại cho tàu đánh cá Trung Quốc tại khu vực này và yêu cầu phải thả ngay toàn bộ thủy thủ đoàn và chiếc tàu đánh cá bị bắt giữ. Trước sự phản ứng quyết liệt từ phía Bắc Kinh, ngày 13/9, phía Nhật Bản đã thả 14 thuyền viên và tàu đánh cá va chạm với tầu tuần tra của lực lượng hải quân Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa làm phía Trung Quốc nguôi giận, họ liên tiếp tạo sức ép yêu cầu Nhật Bản bằng động thái triệu tập liên tục Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Bắc Kinh giữa đêm khuya hoặc sáng sớm để phản đối vụ bắt giữ và tuyên bố hủy kế hoạch đàm phán với Tôkyô về tranh chấp biển Hoa Đông. Đồng thời, ngày 19/9/2010, tuyên bố “đình chỉ toàn bộ những cuộc gặp cấp cao với phía Nhật Bản” [85]. Phát biểu trước báo giới khi tới New York tham gia cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 21/9/2010, Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu phía Nhật Bản phải “thả thuyền trưởng người Trung Quốc ngay lập tức và vô điều kiện”[86]. Cùng ngày, phía Trung Quốc thông báo đã bắt giữ 4 người Nhật Bản vì đã xâm nhập trái phép vào một khu vực quân sự và quay phim các mục tiêu quân sự ở tỉnh Hà Bắc, đồng thời, phía Trung Quốc cũng tuyên bố cấm xuất khẩu đất hiếm (một loại nguyên liệu bao gồm 17 thành tố hóa học không thể thiếu đối với ngành công nghiệp chế tạo điện tử và công nghệ cao) sang Nhật Bản[ 87]. Đây có thể coi là “đòn đánh chí
mạng” vào nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp chế tạo điện tử và công nghệ cao của Nhật Bản.
Trước một loạt áp lực ngoại giao trả đũa quyết liệt của phía Trung Quốc, ngày 24/9, phía Nhật Bản đã tuyên bố thả thuyền trưởng phía Trung Quốc vì tình hữu nghị giữa hai nước. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh tiếp tục yêu cầu chính phủ Nhật Bản “phải xin lỗi và phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại mà phía Nhật Bản gây ra trong vụ va chạm này và tuyên bố đây là hành động xâm phạm tới chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”[ 88]. Tôkyô ngay lập tức bác bỏ yêu cầu này và khẳng định sẽ đòi đền bù thiệt hại do tàu đánh cá Trung Quốc gây ra cho hai tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản(JCG). Sự việc chính phủ cầm quyền Nhật Bản thả thuyền trưởng người Trung Quốc đã đẩy Nhật Bản phải đối mặt với một loạt vấn đề mâu thuẫn chính trị nội bộ; gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của dư luận trong nước, đặc biệt từ các Đảng phái đối lập tại Nhật Bản. Phát biểu trên truyền hình, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe tuyên bố “ngày 24/9/2010 là ngày đáng hổ thẹn đối với Nhật Bản”[ 93]. Giáo sư Kubo của Trường Đại học Tôkyô cho rằng “Nhật Bản sẽ bị coi là nước luôn nhân nhượng trước áp lực và việc thả viên thuyền trưởng này sẽ có tác động tiêu cực dài hạn đến nền ngoại giao của Nhật Bản”[39,tr.5]. Theo như số liệu của tờ báo Mainichi Daily uy tín hàng đầu “ tỉ lệ ủng hộ người dân đối với nội các cầm quyền giảm xuống còn 43% (lần trước là 64%) [89].
Ngày 29/9/2010, máy bay trinh sát Nhật Bản đã phát hiện khoảng 10 tàu quân sự của hải quân Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển đang tranh chấp giữa hai nước để bảo vệ tàu thăm dò khí đốt và ngư thuyền của nước này [90]. Ngày 30/9, theo tin tức của Tân Hoa Xã, phía Trung Quốc đã thả 3 trong số 4 người Nhật Bản bị phía Trung Quốc bắt giữ vào ngày 24/9/2010 với lý do
“những người Nhật Bản này đã thừa nhận và xin lỗi việc vi phạm luật pháp Trung Quốc”[90].
Qua những diễn biến trong tình thế căng thẳng quan hệ Nhật – Trung trong sự việc va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc và hai tàu tuần tra hải quân Nhật Bản vừa rồi, có thể đưa ra một số đánh giá như sau: Thứ nhất, mối quan hệ Nhật- Trung tuy có được cải thiện từ khi Thủ tướng Abe lên cầm quyền và có dấu hiệu nồng ấm dưới thời Thủ tướng Fukuda và Đảng Dân chủ Tự do, nhưng giữa cặp quan hệ này luôn tiềm ẩn những mâu thuẫn mang lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia, giống như “căn bệnh mãn tính” có thể tái phát bất cứ lúc nào. Thứ hai, có thể thấy tương quan lực lượng đang nghiêng dần về phía Trung Quốc (Trung Quốc sở hữu nguồn tài nguyên chiến lược, sự lớn mạnh vượt bậc của nền kinh tế và sức mạnh quân sự, ưu thế về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ khổng lồ). Thứ ba, phía Trung Quốc đã đạt được
mục đích và chiếm lợi thế trong việc xử lí va chạm vừa qua xảy ra tại khu vực xung quanh đảo Senkaku. Hơn thế nữa, họ tiến thêm một bước bằng tuyên bố “đảo Senkaku chính là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc như vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, Biển Nam Trung Hoa” [91]. Đây cũng là động thái phía Bắc Kinh muốn trắc nghiệm Nhật Bản và thị uy các nước Đông Nam Á đang vướng mắc vấn đề tranh chấp lãnh thổ với họ. Thứ tư, bộc lộ sự thiếu
bản lĩnh và kinh nghiệm điều hành chính phủ của Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản trong việc xử lí các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc. Thứ năm, có thể nhận thấy sự thiếu khôn khéo, thiếu tính chiều sâu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong chiến lược xử lí các vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền biển và hải đảo. Nhật Bản đang bị phân tán sức mạnh của mình trong tranh chấp chủ quyền biển và hải đảo không chỉ với Trung Quốc mà còn với các nước láng giềng xung quanh khác (lãnh thổ phía Bắc với Nga, tranh chấp đảo Takeshima với Hàn Quốc). Trong một diễn biến khác, ngày
29/9/2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, tuyên bố trong tương lai gần sẽ tới thị sát quần đảo (phía Bắc Nhật Bản) đang tranh chấp với Nhật Bản phát biểu rằng “đây là phần lãnh thổ quan trọng và không thể tách rời của nước Nga” [92]. Đây có thể coi là một động thái hiệu ứng cộng hưởng cùng với phía Trung Quốc tạo nên hai luồng áp lực đối với chính phủ Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển và hải đảo với Nhật Bản.
Các nhà phân tích nhận định, cả Trung Quốc và Nhật Bản "đối đầu" trong vấn đề đảo Điếu Ngư là có liên quan đến tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề hoạch định ranh giới thềm lục địa và khai thác mỏ dầu khí tại biển Hoa Đông. Chính cái gọi là chủ trương "đường giới tuyến" mà phía Nhật Bản đưa ra đã bao gồm: Senkaku thuộc về Nhật Bản. Đây chính là