Tranh cãi vấn đề đảo Okinotori

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 51)

Nam và có địa chỉ bưu điện ở Tokyo, đảo Okinotori (tên do phía Nhật Bản đặt) của Nhật Bản trở thành điểm tranh chấp đối với Trung Quốc. Trung Quốc từ chối coi Okinotori là một hòn đảo và thay vào đó, họ gọi nó là vùng đá san hô vòng, đá san hô ngầm, hay đơn giản là tảng đá. Làm như vậy, Trung Quốc hy vọng ngăn cản dự định của Nhật Bản tạo nên vùng đặc quyền kinh tế ở nơi đó. Tranh chấp về đảo Okinotori, mà người Nhật gọi là Okinotorishima vẫn dai dẳng vì nó liên quan đến chủ quyền đối với tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng có diện tích gần tương đương với tổng số diện tích đất liền của bốn đảo chính của Nhật Bản.

Tại Hội nghị về phát triển tài nguyên dưới đáy biển được tổ chức ở Đại học Kyushu vào tháng 12-2009, những chuyên gia từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có đề cập đến đáy biển giàu chất kim loại cô - ban và măng - gan chung quanh Okinotori. Dù Trung Quốc cũng thường nhắc đến "tài nguyên thiên nhiên phong phú" trong vùng nhưng các chi tiết không được biết đến. Ở Hội nghị biển Đông Á tại Manila vào tháng 11-2009, bản đệ trình của Nhật Bản lên Ủy ban Giới hạn thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) vào tháng 3-2009 được đem ra bàn thảo. Nhật Bản phải giáp mặt với cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc, hai quốc gia đệ trình lên CLCS vì những hành động của Nhật Bản ở đảo Okinotori. Khi Đảng Dân chủ Nhật Bản dẫn đầu bởi Thủ tướng Yukiko Hatoyama lên cầm quyền năm 2009, họ tuyên bố ngay lập tức là Nhật Bản sẽ bỏ ra 7 triệu USD vào năm 2010 để xây một căn cứ trên đảo Okinotori với hy vọng thiết lập một thế đứng nữa trên đảo. Ngân khoản này trông có vẻ như là một số tiền lớn, nhưng nó chỉ đại diện cho dưới 3% tổng số chi phí mà Nhật Bản đã bỏ ra từ trước tới nay để duy trì hòn đảo này. Trong hai thập niên vừa qua, Nhật Bản đã chi tiêu hơn 200 triệu USD [27, tr.2].

Trong thời gian này, Việt Nam đã vạch trần những mâu thuẫn khác lạ mà họ đã khám phá trong trường hợp Trung Quốc đối với Nhật Bản. Việt Nam

cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Trung Quốc trong vùng biển Đông (Biển Nam Trung Hoa). Tháng 5- 2009, Việt Nam đệ trình lên CLCS bản Đăng ký thềm lục địa mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong vùng phía Bắc Biển Đông. Việt Nam và Malaixia cũng trình lên CLCS bản Đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng 200 hải lý từ đường cơ sở trong vùng phía Nam và Biển Đông. Bản Đăng ký của Việt Nam và bản Đăng ký chung của Việt Nam và Malaixia có trước khi Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn một đạo luật trong năm 2010 cho phép chính phủ trung ương quản trị và kiểm soát đảo Okinotori và xa hơn nữa, đảo Minamitori về phía Đông Nam của Tôkyô, xa hơn đảo Okinotori khoảng 290 km.

Nhật Bản công bố chủ quyền trên đảo Okinotori, còn được gọi là Đảo San hô Douglas hay Parece Vela vào năm 1931 như là một phần của làng Ogasawara thuộc địa phận Tokyo, và chính thức đặt tên đảo là Okinotorishima. Giáo sư Peter Dutton của Viện Hàng hải học Trung Quốc thuộc Đại học Hải quân Mỹ cho biết: "Việc Nhật Bản khai thác vùng đặc quyền kinh tế và hải phận chung quanh đảo Okinotoroshima được dựa trên vài yếu tố. Thứ nhất, các học giả Nhật Bản xác nhận Okinotorishima là một đảo hội đủ điều kiện theo Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) như là vùng đặc quyền kinh tế và hải phận ở điểm đó khi thủy triều cao. Trong tình trạng hiện tại của luật quốc tế, lý lẽ này cùng lắm chỉ nhận được sự ủng hộ yếu ớt. Chính phủ Nhật Bản dường như nhận ra điều này và bắt đầu tìm một văn bản pháp lý. Thứ hai, đó là Nhật Bản đã có những liên hệ lịch sử lâu đời trên đảo Okinotori, các vùng biển kế cận, những tài nguyên dưới đáy biển chung quanh. Theo quan điểm của Nhật Bản, những liên hệ này tích tụ theo thời gian để trở thành quyền lợi được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thừa nhận" [27, tr.3].

Trung Quốc dựa vào Điều 121 của UNCLOS định nghĩa là "khu đất được hình thành một cách tự nhiên, bao quanh bởi biển, và ở trên mặt nước khi thủy triều lên cao". Theo điều này, Trung Quốc xem Okinotori chỉ như là một tảng đá - mà đá thì không thể duy trì sự cư trú của con người hay đời sống kinh tế - vì một tảng nó không thể dùng để xác lập vùng kinh tế hay sự tiếp nối của thềm lục địa trong vùng biển tương đối nông.

Tầm quan trọng chiến lược của đảo Okinotori không thể không gây chú ý vì nó nằm tại trung điểm của đường hàng hải giữa hai căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam và Đài Loan. Trong khi quyền lợi chiến lược đối nghịch của Trung Quốc và Nhật Bản đưa đẩy vụ tranh chấp này, thì nhu cầu lưu thông hàng hải tự do của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Giáo sư Dutton nói: "Trung Quốc hay dùng tiểu xảo pháp lý để phi hợp thức hóa các chiến dịch quân sự ngoại quốc trong vùng đặc quyền kinh tế ở các quốc gia duyên hải. Trung Quốc chống đối những hoạt động quân sự của Mỹ được dựa trên quan điểm pháp luật này. Mặt khác, trong khi lực lượng hải quân của họ đã gia tăng trong hai thập niên qua, chiến lược làm chủ khu vực Đông Á trong lúc khủng hoảng cũng thay đổi. Trong thời gian khủng hoảng, Trung Quốc có tham vọng thách thức các lực lượng hải quân bên ngoài để giành quyền kiểm soát vùng biển giữa chuỗi đảo thứ nhất và thứ nhì (Chuỗi đảo thứ 1 bao gồm Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Trung Hoa. Chuỗi thứ 2 bao gồm Biển Nhật Bản, Philippin và Indonexia) [27, tr.4].

Nói một cách ngắn gọn, điều này đẩy Trung Quốc vào một vị thế khó xử. Giáo sư Dutton nói: "Để phù hợp với yêu cầu Mỹ chấm dứt mọi hành động quân sự trong và ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không thể thi hành những hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản chung quanh đảo Okinotori. Vì lý do đó, để bảo vệ quyền lợi an ninh của họ, Trung Quốc từ chối công nhận chủ quyền của Nhật Bản. Trước

nước cờ của Việt Nam, mục đích chính của Nhật Bản là lịch sự làm ngơ những phản đối của Trung Quốc, và điều tiên quyết là bảo đảm làm cách nào để đảo Okinotori không chìm dưới biển" [27, tr. 4].

Nhà nghiên cứu thâm niên tại Trung tâm Reishauer về Đông Á Washington, Yukie Yoshikawa cho biết: "Bản chất vụ tranh chấp không thay đổi. Nhật Bản đang trồng san hô trên đào Okinotori để giữ tình trạng đảo, trong khi Trung Quốc tiếp tục chỉ trích và khẳng định đó chỉ là tảng đá để không cho Nhật Bản thiết lập vùng đặc quyền kinh tế" [27, tr.14]. Trồng san hô chỉ là một trong những biện pháp mới nhất của Nhật, Nhật Bản đã đổ hàng nghìn tấn xi măng trị giá 50 triệu USD để bao chúng lại. Trong năm 2005, Nhật Bản dựng một tấm biển to ghi địa chỉ để ai đặt chân lên đảo cũng biết ngay là mình đến "Số 1, đảo Okinotori, làng Ogasawara, Tôkyô". Ngay sau khi tấm biển được dựng lên, Thị trưởng Tôkyô, ông Shintaro Ishihara được chụp ảnh đang phất cờ và hôn tấm biển. Lúc đó ông có đeo áo phao nổi. Wang Hanrling, một chuyên gia về môn hàng hải và luật quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói "Nếu cố gắng của Nhật Bản thành công, những quốc gia khác sẽ không được đánh cá hay chia sẻ tài nguyên thiên nhiên trong vùng mà hiện nay được xem như hải phận quốc tế. Ngoài ra, đối với những quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, tự do đi lại trên biển của các tàu bè theo những hải trình chính trong vùng sẽ bị cản trở. Điều đó sẽ tạo ra rủi ro cho an ninh quốc gia của họ" [27, tr. 5].

Đối phó với Nhật Bản, đôi khi Trung Quốc còn nêu lên vấn đề công bằng. Jin Yongming, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nói "Sự công nhận chủ quyền của Nhật Bản trên đảo Okinotori nằm giữa Đài Loan và Guam là nhằm vào vị trí có tính chiến lược quan trọng cho lợi ích của Nhật Bản. Nhưng nước cờ này gây tổn hại đến quyền lợi trên biển của quốc gia khác trong vùng biển chung quanh đảo Okinotori, và điều này đi

ngược lại với nguyên tắc công bằng" [27, tr.5].

Trung Quốc rất nỗ lực trong những vấn đề hàng hải dù vấp phải bất cứ chống đối nào. Điển hình là mới đây, Trung Quốc hoàn tất 13 cơ sở trên đảo và rặng san hô ở Hoa Đông trong quá trình bành trướng và phát triển vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Một ngọn hải đăng mới trên đảo Waikejiao là một công trình sau cùng. Yoshikawa nói tiếp: "Vì Nhật Bản và Trung Quốc có khuynh hướng nhìn ngoại giao theo khía cạnh quan hệ - hơn là theo chính sách dựa trên các sự kiện như của Oasinhton, nếu hai quốc gia hòa thuận, điều đó có thể đúng trong lúc này, vấn đề đảo Okinotori sẽ được dàn xếp để mối quan hệ của họ không bị xấu đi" [27, tr.7]. Không chắc Nhật Bản sẽ chịu bất cứ một hậu quả nào trong khi tiếp tục những dự tính của họ về Okinotori.

Tuy nhiên, không cần biết có làm Nhật Bản khó chịu hay không, Trung Quốc có một lý do để kiên trì trong nỗ lực gần đây. Dutton kết luận "Trung Quốc không làm được gì trước khẳng định chủ quyền của Nhật Bản trong khi chính họ lại khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể vẫn tiếp tục phản đối một cách khéo léo nhằm duy trì tự do hành động quân sự của mình trong vùng eo biển chung quanh Okinotori" [27, tr.7].

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 51)