Những vấn đề lịch sử

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 60)

Một thách thức lớn nữa đối với quan hệ Trung - Nhật là nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ giữa hai quốc gia: Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931- 1945 khiến 35 triệu người Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và

bị thương. Hoặc như phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Theo quan điểm của Trung Quốc, những lời xin lỗi chính thức mà Nhật Bản đưa ra năm 1995 vẫn chưa đủ. Trung Quốc còn yêu cầu UNESCO đưa Trung tâm 731 của Nhật Bản vào Di sản chung của nhân loại, cũng giống như Trại tập trung Auschiwtz hay Đài tưởng niệm Hòa bình Hirsoshima. Trung tâm 731 là một nhà tù kiêm trung tâm sinh học, nghiên cứu chiến tranh của quân đội Nhật Hoàng được xây dựng tại tỉnh Hắc Long Giang, phía Đông Bắc Trung Quốc, được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Shiro Ishii. Trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1940, trung tâm này đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm khoa học tàn nhẫn, trên vô số người dân, gồm cả trẻ sơ sinh, người già, tội phạm, phụ nữ có thai và tù binh. Số nạn nhân người Trung Quốc của trung tâm này lên tới 200.000 người [33, tr.22].

Ngôi đền Yasukuni luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc bởi phía Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni được xây dựng cùng với sự ra đời của Chính quyền Minh Trị. Ý nghĩa của nó là nơi thờ cúng những binh sĩ hy sinh trong cuộc "chiến tranh chính nghĩa" vì Thiên hoàng [84, tr.38]. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, nơi đây thờ 2,5 triệu người Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến tranh loại A trong Thế chiến thứ II. Ngôi đền Yasukuni gợi lên trong tâm trí người Trung Quốc và Hàn Quốc những ký ức đau buồn về chủ nghĩa thực dân Nhật Bản. Những chuyến thăm đền của các Thủ tướng Nhật Bản năm 1979, 1980 hay 1981 không vấp phải sự phản kháng của Trung Quốc. Từ năm 1981 đến năm 1985,

Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thỉnh thoảng phê phán những cuộc viếng

xa xôi tới sự bất bình của Trung Quốc (năm 1982 và 1983), còn Tân Hoa Xã thì nhẹ nhàng hơn tỏ ý không hài lòng (năm 1983 và 1984). Tuy nhiên, vấn đề đền Yasukuni lần đầu tiên trở thành một cuộc tranh cãi quốc tế vào năm 1985, khi ông Nakasone Yasuhiro tới thăm đền với tư cách là Thủ tướng nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày nước Nhật bại trận [22, tr.46]. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14-8-1985, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự bất bình, tiếp theo là Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã lên tiếng. Sau khi nhiều Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc lên án Nhật Bản, khoảng 1.000 sinh viên các trường đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa đã tổ chức biểu tình chống Nhật ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 18-9 năm đó nhân dịp kỷ niệm cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản năm 1931. Tuy nhiên, Trung Quốc nói bóng gió rằng mình có thể chấp nhận cuộc thăm đền của Thủ tướng Nhật Bản nếu các tội phạm chiến tranh loại A không được thờ ở đấy nữa. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Nakasone, số cuộc viếng thăm có giảm đi chút ít, nhưng các cuộc tranh cãi về vấn đề này đã lên tới đỉnh điểm trong nhiệm kỳ của Thủ tướng chính phủ của ông Koizumi Junchiro (2001- 2006). Trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do tháng 4-2001, ông Koizumi thông báo sẽ thăm đền Yasukuni ngày 15/8 năm đó. Ngay lập tức, Trung Quốc gây sức ép với Koizumi, và ngày 25-6-2001, Đại sứ Trung Quốc ở Tôkyô yêu cầu Thủ tướng Nhật suy nghĩa lại. Lúc các nhà lãnh đạo liên minh cầm quyền Nhật Bản đến Bắc Kinh ngày 10-7-2001, Chủ tịch Giang Trạch Dân bày tỏ sự quan ngại, và ngày 24/7, Ngoại trưởng Đường Gia Triền đề nghị Ngoại trưởng Nhật Bản là bà Tanaka Makiko, lúc hai người gặp nhau tại một hội nghị quốc tế ở Hà Nội, hãy "ngăn cản cuộc viếng thăm". Ông Đường Gia Triền còn bày tỏ sự nghi ngại với một chính khách quan trọng của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản là Nokana Himoru tại Bắc Kinh. Ngày 15-8 cũng là ngày Quốc khánh của Hàn Quốc, chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc phản đối cuộc thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản. Phương tiện thông tin đại chúng

Hàn Quốc chỉ trích gay gắt ông Koizumi, nhiều cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra ở Seoul. Ông Koizumi đã buộc phải nhượng bộ đôi chút bằng cách đến Yasukuni sớm hai ngày, tức là vào ngày 13-8-2001. Bộ ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc tỏ ý lấy làm tiếc sau khi Koizumi thăm ngôi đền. Tháng 6 và tháng 8 năm đó, Ngoại trưởng Tanaka Makiko của Nhật Bản đã công khai phản đối và bày tỏ sự lo ngại. Thậm chí, Chánh văn phòng Nội các là Fukuda Yasuo khuyên nên hoãn lại việc thăm đền Yasukuni. Ông Koizumi tiếp tục đến Yasukuni vào tháng 4-2002, tháng 1-2003, và tháng 1-2004, và mặc dầu Thủ tướng tỏ ý thiện chí bằng cách tránh ngày 15-8, nhưng Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn phản đối kịch liệt. Theo các nhà phân tích nước ngoài, việc viếng đền Yasukuni của ông Koizumi "làm đóng băng tình cảm ở cả hai nước và có thể dẫn tới sự rắc rối lâu dài", thậm chí có người cho rằng "vấn đề đền Yasukuni diễn biến theo hướng làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc, đã kích động tình cảm theo chủ nghĩa dân tộc và làm cho vấn đề càng trở nên khó giải quyết [34, tr.12]. Chính vì vậy, nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi là nhiệm kỳ gây ra nhiều bất đồng và sóng gió nhất trong quan hệ Nhật - Trung từ khi bình thường hóa quan hệ từ năm 1972 tới nay.

Ngoài đền Yasukuni, Bảo tàng Chiến tranh Yasukan được thành lập ra như muốn biểu lộ rằng, Đại chiến Thế giới II là cuộc Chiến tranh giải phóng, chứ không phải là chiến tranh xâm lược. Mục đích của Bảo tàng là ca ngợi quá khứ của nước Nhật và những người bỏ mình trong chiến tranh, trưng bày những bức tranh vẽ miêu tả hành động dũng cảm của phi công cảm tử Thần phong và những bức thư xúc động của binh lính được trưng bày ở tiền sảnh. Người Trung Quốc và Hàn Quốc không chấp nhận cuộc viếng thăm của một Thủ tướng Nhật Bản ở một ngôi đền cổ súy cho Bảo tàng đó. Phía chính phủ Trung Quốc coi cách Chính phủ Nhật Bản xử lý vấn đề Yasukuni là cơ sở để xây dựng quan hệ chính trị với Nhật Bản [19, tr.47].

Vấn đề đền Yasukuni tác động ra sao trong quan hệ chính trị của Nhật Bản đối với các nước khác? Mặc dầu nhiều chính trị gia Nhật Bản tin rằng đền Yasukuni là vấn đề nội bộ nhưng thực ra nó tác động đáng kể đến chính sách đối ngoại của nước này. Trong nỗ lực giành một nghế thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cuộc tranh cãi về đền Yasukuni chắc chắn đã gây bất lợi cho Nhật Bản, vì các cường quốc trung bình như Hàn Quốc đã phản ứng quyết liệt, và Trung Quốc với quyền phủ quyết đã ngăn trở điều đó. Cuộc tranh cãi về đền Yasukuni lại tạo thêm cho Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước bị ám ảnh tiêu cực của nước Nhật phát xít trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II có động cơ đánh đổ sáng kiến cải cách Liên Hiệp Quốc của Nhật Bản. Thứ hai, vấn đề đó đã gây ra căng thẳng trong quan hệ song phương với Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã nhiều lần từ chối họp hội nghị cấp cao với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiều dịp, gây trở ngại trong việc cải thiện quan hệ song phương của Nhật Bản với Trung Quốc.

Vào năm 1983, Nhật Bản đã cho xuất bản và lưu hành bộ sách giáo khoa về lịch sử, trong đó, phủ nhận những hành động tàn bạo mà quân phiệt Nhật Bản đã gây ra ở nhiều nước Châu Á trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Điều này đã làm cho nhiều nước Châu Á, nhất là Trung Quốc hết sức tức giận. Đến ngày 5-4-2005, Bộ giáo dục Nhật Bản lại cho ban hành bộ sách giáo khoa lịch sử mới dành cho bậc phổ thông, trong đó tô hồng quá khứ thời quân phiệt, không dùng từ xâm lược khi nhắc đến cuộc chiếm đóng quân sự đối với với các nước Châu Á. Vụ thảm sát Nam Kinh do quân đội Nhật Bản gây ra từ tháng 12-1937 đến tháng 3-1938 chỉ được gọi là một vụ việc trong đó nhiều người Trung Quốc bị giết. Trung Quốc khẳng định, trong vụ thảm sát Nam Kinh đã có 300.000 người bị giết hại, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, 20.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp.

Bộ sách giáo khoa lịch sử mới của Nhật Bản đã gây nên sự tức giận đối với người dân Trung Quốc. Những vụ tấn công người Nhật, đập phá cửa hàng người Nhật ở Trung Quốc từng liên tiếp xảy ra. Đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh cũng bị ném chai lọ, gạch đá. Phía Nhật Bản thì cho rằng, Trung Quốc luôn ra sức thổi phồng những vấn đề lịch sử và không nhất thiết phải đưa tất cả tội lỗi của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh vào sách giáo khoa vì nó không có tác dụng nâng cao lòng tự tôn dân tộc cho học sinh Nhật Bản. Vì vậy, Trung Quốc có lí do để cho rằng Nhật Bản chưa bao giờ nhìn nhận đúng đắn và có thiện chí sửa chữa sai lầm trong quá khứ. Gần đây nhất, việc Nhật Bản lại cho phát hành bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông trong đó đề cập "sai lệch" các sự kiện quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, vụ thảm sát Nam Kinh,... đã bị Trung Quốc phản đối kịch liệt. Trung Quốc là nước vốn có nhiều bất đồng với Nhật Bản về chương trình sách giáo khoa của Nhật Bản viết về những vấn đề lịch sử. Hiro Katsumata, một nhà nghiên cứu tại Học viện Chiến lược Quốc phòng Singapore bình luận "Những quan điểm dân tộc chủ nghĩa của ông Abe là rất đáng lo ngại, nhất là trong tình hình hiện nay, khi vai trò của Trung Quốc trong khu vực ngày càng lớn và xu thế cạnh tranh sẽ khiến Trung Quốc cứng rắn hơn trong lập trường chính trị". Ông Abe cũng được cho là nhân vật bảo thủ về các quan điểm lịch sử, là người đã từng ủng hộ việc biên soạn lại sách giáo khoa lịch sử theo quan điểm dân tộc.

Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị, mặc dù vấn đề lịch sử chỉ là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là giữa họ phải có những nhận thức chung về lịch sử một cách đúng đắn.

2.7. Cạnh tranh ảnh hƣởng kinh tế

trở nên hết sức năng động với nhận định rằng, toàn cầu hóa kinh tế thế giới chính là cơ hội ngàn năm đối với mục tiêu "Phú quốc Cường binh", và Trung Quốc cần quyết tâm để cơ hội quý báu ấy không tuột khỏi tầm tay. Hơn nữa, đúng lúc này, kinh tế Nhật Bản trong một thời gian dài rơi vào suy thoái triền miên. Với Trung Quốc, hiếm có cơ may nào thuận lợi hơn để rút ngắn cách biệt đối với Nhật Bản, đồng thời cũng là cơ hội tuyệt vời để tạo dựng một trật tự kinh tế Châu Á mới. Vả lại, những động thái của Trung Quốc đồng thời cũng mang ý nghĩa đối trọng với sự dịch chuyển chiến lược của Nhật Bản, từ quan điểm đa phương, trọng thị WTO sang quan tâm tới FTA song phương và khu vực.

Trên thực tế, từ năm 2000 trở đi, ngoại giao FTA của Trung Quốc đã tiến triển với hiệu suất khá bất ngờ. Năm 2000, Trung Quốc đề xuất kế hoạch hình thành một khu vực mậu dịch tự do cùng với ASEAN, năm 2001 tuyên bố bắt đầu đàm phán với mục đích xây dựng khu vực tự do thương mại với ASEAN trong vòng 10 năm. Trong năm 2002, Trung Quốc đã thống nhất một cơ sở hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN, ngoài ra còn bắt đầu một cách thực chất FTA với Thái Lan. Năm 2003, Trung Quốc tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (TAC). Trong năm 2005, Trung Quốc cũng đã ký kết FTA với cả Singapore, Ôxtrâylia, và Niu Dilân [1, tr.20].

2.7.1. Phản ứng của Nhật Bản trước FTA giữa Trung Quốc và ASEAN

Tháng 11/2001, Trung Quốc và ASEAN đã thống nhất bắt đầu đàm phán với mục đích thành lập FTA trong vòng 10 năm. Điều này đã gây nên một tâm lý lo ngại thực sự đối với Nhật Bản. Về phản ứng này của Nhật Bản, có thể diễn giải như sau: Thứ nhất, Nhật Bản có tâm lý cảnh giác rằng, liệu

Trung Quốc có ý định tái lập một trật tự kinh tế Châu Á mới hay không? Thứ

một khu vực kinh tế, mà lâu nay Nhật Bản vẫn tin chắc là sân sau của mình, mà phớt lờ đi sự có mặt của Nhật Bản, hay không?. Thứ ba là tâm lý bất an

rằng Nhật Bản ngoài việc mất đi vị trí cờ đầu trong kinh tế Châu Á, thậm chí còn trở nên bị cô lập trong khu vực. Thứ tư là mối đe dọa nảy sinh từ năng lực sản xuất ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Và thứ năm là sự bất ngờ trước chiến lược ngoại giao sắc bén của Trung Quốc đồng thời với nỗi thất vọng về hiệu quả của chiến lược ngoại giao của Nhật Bản.

Với các nhà hoạch đi ̣nh chính sách c ủa Trung Quốc, quan điểm về Nhật Bản trên thực tế chia làm hai. Quan điểm thứ nhất cho rằng, không thể phủ nhận được thực lực kinh tế và kỹ thuật của Nhật Bản, và kết quả của một nỗ lực thống nhất khu vực mà không có Nhật Bản sẽ khó có thể đạt được đến trình độ như EU hay NAFTA. Nói tóm lại, sự góp mặt của Nhật Bản là cần thiết. Quan điểm thứ hai lại có lập trường trái ngược khi cho rằng, mô hình

Nhật Bản trên phương diện kinh tế đến giờ đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử của mình, và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kết giao với một đối tác triển khai chậm chạp trong các chính sách như Nhật Bản là không cần thiết.

Một thực tế khó tin là hiện nay lập trường của quan điểm thứ hai tại Trung Quốc xem ra lại có vẻ áp đảo hơn. Về dư luận, theo báo Nikkei Shinbun ra ngày , đối với câu hỏi thăm dò ý kiến: "Những nước trong khu vực mà chúng ta cần tăng cường quan hệ trong tương lai?", thì câu trả lời của phía Nhật Bản là: Trung Quốc chiếm 43%, ASEAN chiếm 21%, còn Mỹ chỉ có trên 19%. Thế nhưng cũng cùng câu hỏi này, phía người Trung Quốc đã đưa ra trả lời về đối tác quan trọng cần quan hệ trong tương lai là: Mỹ chiếm 31% số người được hỏi, Nga 24%, ASEAN 23%, còn Nhật Bản chỉ vẻn vẹn có 4% [1, tr.21]. Nghĩa là trong quá trình quyết định chính sách của Trung Quốc, vai trò và vị trí quan trọng của Nhật Bản ngày càng giảm dần [1, tr.21].

cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác thì điểm không thể bỏ qua là bối cảnh triển khai chiến lược ngoại giao đó. Trước hết, an ninh là một mệnh đề lớn.

Một phần của tài liệu Quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung từ sau chiến tranh lạnh - Thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 60)