1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng thực hiện và áp dụng pháp luật

19 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của c

Trang 1

THỰC HIỆN

và áp dụng PHÁP LUẬT

Trang 2

Nội dung

Khái niệm thực hiện pháp luật

Các hình thức thực hiện pháp luật

Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật tương tự

Trang 3

Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Trang 4

Các hình thức thực hiện pháp luật

Tuân theo pháp luật

Thi hành pháp luật

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Trang 5

Tuân theo pháp luật

 Nội dung: chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm.

 Dạng hành vi: không hành động.

 Quy phạm tương ứng: quy phạm cấm.

 Chủ thể thực hiện: mọi chủ thể.

Trang 6

Thi hành pháp luật

 Nội dung: chủ thể bằng hành vi tích cực của mình thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

 Dạng biểu hiện hành vi: hành vi hành động

 Loại quy phạm tương ứng: quy phạm bắt

buộc

 Chủ thể thực hiện: mọi chủ thể

Trang 7

Sử dụng pháp luật

 Nội dung: chủ thể lựa chọn và thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật cho phép.

 Dạng biểu hiện: hành vi hành động và không hành động

 Loại quy phạm tương ứng: quy phạm cho

phép

 Chủ thể thực hiện: mọi chủ thể

Trang 8

Áp dụng pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt, trong

đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, nhà chức trách, các tổ chức xã hội

được trao quyền, tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật,

hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của

pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào trong những trường hợp cụ thể của đời

sống xã hội

Trang 9

Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

 Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể có hành vi

vi phạm pháp luật

 Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể

không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước

Trang 10

 Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia

quan hệ pháp luật mà các bên đó không

tự giải quyết được

 Khi Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật quan trọng hoặc để xác nhận sự tồn tại hay

không tồn tại của một sự kiện thực tế nào đó

Trang 11

Đặc điểm của áp dụng pháp luật

 Là hoạt động mang tính giai cấp và chính trị

 Là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện

quyền lực nhà nước

 Là hoạt động phải tuân theo thủ tục chặt chẽ

do pháp luật quy định

 Là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể, đối với các quan hệ xã hội nhất định

 Là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo

Trang 12

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được

thực hiện thông qua những cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước trao

quyền, nhằm cá biệt hoá những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể

Trang 13

Các giai đoạn áp dụng pháp luật

 Khi thụ lý giải quyết vụ việc có tính chất

pháp lý, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phân tích, đánh giá đúng

tính chất, đặc trưng của vụ việc như thực

tế nó đã xảy ra trong cuộc sống Cần thu thập đủ chứng cứ pháp lý làm căn cứ cho hoạt động áp dụng pháp luật

Trang 14

Lựa chọn quy phạm pháp luật phù

hợp để áp dụng, giải thích ý nghĩa nội dung của QPPL

Ra Văn bản áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc

Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng

pháp luật đã có hiệu lực

Trang 15

Áp dụng pháp luật tương tự

 Điều kiện chung:

 Vụ việc được xem xét có liên quan đến quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội

hoặc của cá nhân, đòi hỏi Nhà nước phải xem xét giải quyết

 Phải chứng minh một cách chắc chắn vụ việc cần xem xét giải quyết không có

quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh

Trang 16

Điều kiện riêng

Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật: phải xác định được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong

trường hợp đã dự kiến có nội dung gần giống với vụ việc mới nảy sinh.

Trang 17

Đối với áp dụng tương tự

pháp luật

Cần phải xác định không có QPPL

điều chỉnh vụ việc tương tự với vụ

việc cần giải quyết Chỉ ra được

nguyên tắc pháp luật hay quan điểm pháp lý nào đó được áp dụng để giải quyết trường hợp cụ thể đó.

Trang 18

Các hình thức áp dụng pháp

luật tương tự

Áp dụng tương tự QPPL: Là giải

quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào

đó chưa có QPPL điều chỉnh trực

tiếp, trên cơ sở QPPL điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần

giống.

Trang 19

Áp dụng tương tự pháp luật: là

việc sử dụng những nguyên tắc pháp lý và dựa vào ý thức pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể mà chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và cũng không thể áp dụng tương tự quy phạm pháp luật.

Ngày đăng: 03/03/2015, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w