BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH G
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-o0o -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thế Vinh Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ngọc Diệp
Ngành : Kinh tế phát triển Chuyên ngành : Quy hoạch phát triển
Hà Nội, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy ThS.Nguyễn Thế Vinh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quy hoạch phát triển
và cũng như quý Thầy, Cô trong Học viện Chính sách và Phát triển đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận
mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn Viện Chiến lược phát triển và Ban Phát triển Vùng đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập và học hỏi
Em chân thành cảm ơn bà Mai Thị Dần đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Các thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 2
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp mới của báo cáo chuyên đề 5
6 Cấu trúc của báo cáo chuyên đề 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH BỀN VỮNG 7
1.1 Tình hình nghiên cứu TCLTDL trên thế giới 7
1.2 Tình hình nghiên cứu TCLTDL ở Việt Nam 9
1.3 Tình hình nghiên cứu TCLTDL ở Quảng Ninh 10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC12 KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 12
2.1 Những vấn đề liên quan đến TCLTDL 12
2.1.1 Quan niệm về Tổ chức lãnh thổ 12
2.1.2 Quan niệm Tổ chức lãnh thổ du lịch theo hướng phát triển bền vững 12
2.1.3 Các hình thức TCLTDL 16
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL 19
Trang 52.2 Thực tế phát triển du lịch Việt Nam và các hình thức tổ chức không gian du
lịch chủ yếu 20
2.2.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch ở nước ta 20
2.2.2 Tình hình hoạt động các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch chủ yếu ở nước ta 22
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH TRÊN LÃNH THỔ TỈNH QUẢNG NINH 26
3.1 Phân tích các yếu tố, điều kiện nguồn lực để tỉnh Quảng Ninh phát triển TCLTDL 26
3.2 Hiện trạng Tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh 33
3.2.1 Hiện trạng chung về tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh 33
3.2.2 Hiện trạng tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh 39
3.2.3 Hiện trạng TCLTDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững 52
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TCLTDL TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 61
4.1 Định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững đến năm 2020 61
4.1.1 Cơ sở của định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững đến năm 2020 61
4.1.2 Định hướng phát triển TCLDL tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững đến năm 2020 63
4.2 Giải pháp TCLTDL bền vững ở tỉnh Quảng Ninh 72
KẾT LUẬN 81
PHỤ LỤC 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 72
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Ninh năm 2008, 2013 ( nghìn USD)
trang 31
ở Quảng Ninh
trang 40
trang 42
chủ yếu ở 4 thành phố, huyện chính : Hạ Long, Móng Cái, Vân
quan hệ giữa các hình thức TCLTDL và kinh tế, xã hội, môi
trường
trang 53
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trang 58
Trang 83
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh được biết đến là một địa phương giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh trong tam giác tăng trưởng du lịch Bắc Bộ Quảng Ninh có nhiều danh thắng đẹp, nổi tiếng trong đó không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận Nhận thức được những lợi thế so sánh của mình, tỉnh đã xác định du lịch là động lực và trụ cột tăng trưởng chính trong nền kinh tế Quảng Ninh Và sự thật là sự phát triển của ngành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân
Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài tăng trưởng với tốc độ cao, du lịch Quảng Ninh đang phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến tổ chức không gian du lịch bền vững Thực tế cho thấy trong khi nguồn lực có hạn, mỗi ngành, lĩnh vực đều đòi hỏi các điều kiện phát triển nên xảy ra mâu thuẫn về lợi ích, cách bố trí không gian giữa du lịch và các ngành, lĩnh vực khác Vậy làm thế nào để các khu du lịch phát triển có trật tự, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao; đồng thời làm sao để tận dụng mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm tạo nên một không gian du lịch Quảng Ninh khoa học, khả thi và bền vững
Những trăn trở nêu trên chính là lý do mà tác giả chọn vấn đề " Tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững " để làm khoá luận
tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
phân tích, đánh giá về tình hình TCLTDL tỉnh Quảng Ninh; từ đó có định hướng phát triển TCLTDL theo hướng bền vững cho tỉnh
dụng vào một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Ninh
Trang 94
từ đó phát hiện những vấn đề bất hợp lý bên cạnh những kết quả đã làm được; tạo
cơ sở cho việc lựa chọn các hình thức TCLTDL phù hợp
Các hình thức TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; cũng như các hình thức TCLTDL của tỉnh và các tỉnh lân cận
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Tác giả sử dụng quan điểm và phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu đề tài Tác giả tôn trọng thực tế khách quan, tôn trọng lịch sử phát triển và căn
cứ vào các quan điểm, phương pháp duy vật biện chứng để phân tích đối tượng nghiên cứu, tìm ra xu thế phát triển của chúng và cụ thể là tìm ra xu thế phát triển của các hình thức TCLTDL mà được xã hội công nhận trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh, đồng thời với nền tảng của phép tư duy biện chứng tác giả dự đoán sự phát triển của các hình thức này trong tương lai
4.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trong quá trình thu thập và xử lí tài liệu thì rất cần thiết phải sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp Nhờ có phương pháp này mà ta có thể tìm thấy bản chất các sự sự vật, hiện tượng được phản ánh Đây là phương pháp có tính khoa học cao, áp dụng thiết thực vào qúa trình nghiên cứu địa lí học, vì trong
Trang 10dữ liệu đã định,… Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được,
số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa
4.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý GIS
Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý là phương pháp hữu hiệu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong những vấn đề có liên quan đến địa lý TCLT là một vấn đề phức tạp có liên quan mật thiết đến địa lý kinh
tế, xã hội Phương pháp này có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích đối tượng nghiên cứu như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích hiện trạng cũng như việc
đề xuất giải pháp cho vấn đề TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
4.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia cũng được nhiều tác giả đề cập tới khi nghiên cứu các hình thức TCLTKT nói chung và TCLTDL nói riêng Đối với Quảng Ninh, tác giả gặp rất nhiều khó khăn vì không có được những hiểu biết đầy đủ, toàn diện về tình hình kinh tế cũng như những dự kiến phát triển trong tương lai Tác giả đã gặp
gỡ, trao đổi với các chuyên gia am hiểu về vấn đề đề tài nghiên cứu Cụ thể đã làm việc với các chuyên gia quy hoạch, chuyên gia kinh tế, chuyên gia quản lý về khu
du lịch Các chuyên gia đã giúp cho tác giả có thêm thông tin bổ ích và có giá trị, giúp giảm bớt thời gian nghiên cứu về đối tượng
5 Đóng góp mới của báo cáo chuyên đề
Trang 116
vững trên địa bàn tỉnh
6 Cấu trúc của báo cáo chuyên đề
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 4 phần chính:
bền vững
Ninh
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
Trang 127
NỘI DUNG Chương 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề TCLTDL trên thế giới
Nền móng của việc nghiên cứu, tìm ra tính quy luật về không gian lãnh thổ của các hoạt động kinh tế ra đời từ giữa thế kỉ XIX và đã trở thành một khoa học quản lý lãnh thổ TCLT có liên quan rất chặt chẽ với kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về việc tìm ra các quy luật TCLT ở một địa phương cụ thể, từ đó tiến hành xem xét về việc bố trí một cách hợp lí các hoạt động kinh tế và các điểm dân cư Một trong những viên gạch đầu tiên chính là những nghiên cứu về
lí thuyết phát triển không gian của các nhà khoa học ở phương Tây, tiêu biểu như:
học về không gian của hệ thống vùng nông nghiệp đang hình thành dưới ảnh hưởng của thành phố Theo lý thuyết này, xung quanh một thành phố trung tâm có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng Tùy theo điều kiện cụ thể và tự nhiên, tập quán sản xuất của dân cư và quy mô của thành phố trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kính mỗi vành đai;
thích sự tập trung công nghiệp ở một địa phương Weber coi thành phố, các cửa ra vào là những nút trọng điểm của lãnh thổ Sức lan tỏa của chúng có ảnh hưởng lan tỏa của chúng có ảnh hưởng rất lớn xung quanh thành phố là các vành đai với các chức năng khác nhau, nhưng đều phục vụ cho một trung tâm Lý thuyết phù hợp với một nền kinh tế mà quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa chưa mạnh;
phân bố không gian, phát hiện một trật tự được tính toán trong phân bố các thành phố và vùng nông thôn Lí thuyết là cơ sở để bố trí các điểm đô thị được đồng đều trên lãnh thổ thông qua lực hút từ trung tâm
Trang 138
lãnh thổ không thể phát triển kinh tế đóng đều ở các nơi trên lãnh thổ trong cùng một thời gian ,mà có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài nơi này, trong khi nơi khác lại chậm phát triển hoặc trì trệ Các điểm phát triển nhanh là những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng, trong đó công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng KT của vùng.;
Và đây cũng chính là cơ sơ lý luận của những nghiên cứu sau này về tổ chức không gian nói chung và TCLTDL nói riêng [8, trang 3]
Xét riêng trên góc độ tổ chức không gian du lịch, vấn đề bắt đầu được thu hút sự quan tâm của các nhà địa lý du lịch ở Đức từ năm 1930 và đến năm 1939 Poser phát hiện 5 loại hình về du lịch ở Riesengebirge Tiếp đến, Chirstaller đã có những khảo sát dầu tiên về du lịch năm 1955
Trên lãnh thổ Liên Xô trước đây có các công trình về tổ chức không gian du lịch tiêu biểu như " Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch" (Kadaxkia, 1972) ," Đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phụ vụ giải trí " (Mukhina, 1973), " Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch" ( Pirogionic, 1985) hay các công trình nghiên cứu khác của các nhà địa lý cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva như E.D Xminova, V.B Nhefedova, về vùng nghỉ dưỡng
Các nhà địa lý Mỹ, Anh và Canada như Vonfo (1966), Boohart (1971) , Henayno (1972) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của đại lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp của các yếu tố trên địa bàn
để phát triển du lịch của E Inskeep (1991),C.A Gunn (1993)
Từ những năm 80, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững, đặc biệt là những quốc gia xác định du lịch
là ngành kinh tế chiến lược chủ chốt Sự manh nha này được đình hình theo 2 hướng:
Trang 149
bền vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình về du lịch bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia,
lịch bền vững để làm cơ sở xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở Nepal, Ecuado, Senegan [16, trang 9]
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề TCLTDL ở Việt Nam
Trong những thập niên gần đây, khi đã xác định du lịch là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích to lớn thì những nghiên
về địa lý du lịch nói chung và vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cả nước ngày càng được phát triển Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đang dần chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu và lấy bền vững là mục tiêu xác định theo đuổi trên mọi mặt của nền kinh tế Không nằm ngoài xu thế khách quan đó, những nghiên cứu về phát triển của nước cũng mang hơi hướng của quan điểm phát triểm bền vững Việt Nam đã xây dựng phát triển du lịch thông qua các đề án như " Dự án quy hoạch tổng thể phá triển Việt Nam ( 1995- 2010)", " Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng 2020", "Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch và hành động (2001- 2010)" Đáng chú ý là các công trình quy hoạch du lịch của các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trần Cầu, [16, trang 10] đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc các phạm trù như đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở lí luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, hệ thống phân vị và chỉ tiêu trong phân vùng du lịch Ở giai đoạn này, các địa phương cũng đã lần lượt triển khai các nghiên cứu phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quy hoạch cũng như định hướng lớn cho việc sử dụng các tài nguyên du lịch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng,
Kế thừa những cơ sở lý luận và thực tiễn từ giai đoạn trước, gần đây Việt Nam đã xây dựng " Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
Trang 1510
đến năm 2030" của 3 Vùng du lịch: Đồng Bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ và Vùng Tây Nguyên Không chỉ vậy, trong Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội của các địa phương cũng đã rất chú trọng đến vấn đề Tổ chức không gian cũng như tổ chức lãnh thổ du lịch trên lãnh thổ
Thật là thiếu xót nếu không nhắc tới các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận án đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: "Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững "( Ngô Thúy Quỳnh,2006), "Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định" ( Hoàng Quý Châu, 2011); "Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng "( Nguyễn Thanh Sơn, 1996) , "Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam Đà Nẵng "( Trương Phước Minh, 2003), "Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý "(Đào Ngọc Cảnh, 2003), "Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La" (Đỗ Thị Mùi, 2010); và đặc biệt luận án " Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững ( Trịnh Thanh Sơn , 2006) là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu về TCLTDL trên quan điểm bền vững
1.3 Tình hình nghiên cứu TCLTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Từ trước đến nay, đã có các công trình nghiên cứu trên địa phương về du lịch trên địa bàn Quảng Ninh mà chúng ta có thể ghi nhận một số công trình có giá trị như:
2030 (2013) Đề án này tập trung đánh giá khoa học về hiện trạng phát triển KT -
XH của Quảng Ninh trong năm 5 năm 2006 - 2011 đồng thời phân tích, đánh giá các điều kiện và các yếu tố nguồn lực phát triển; dự báo,đưa ra định hướng, nhiệm
vụ và các giải pháp phát triển các ngành kinh tế, xã hội, môi trường và lãnh thổ Do
đó, bản đề án này mới chỉ đưa ra tình hình ngành du lịch của tỉnh một cách chung nhất Tuy nhiên, định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch đã được đề cập đến lồng ghép, xen lẫn trong phần tổ chức không gian lãnh thổ của tỉnh
kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” ( Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh 2012) được xây dựng nhằm đánh giá những kết quả tích cực và hạn chế, đưa ra
Trang 16Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả xem những nguồn tư liệu trên đây là hết sức quý giá, liên quan đến lĩnh vực của khóa luận tốt nghiệp Tác giả đã thừa kế những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đi trước để tiếp cận cơ
sở lý luận và thực tiễn của TCLT nói chung và TCLTDL nói riêng, và áp dụng vào địa phương cụ thể là Quảng Ninh Tác giả đã tiếp cận một số tài liệu cụ thể làm cơ
sở để đánh giá thực trạng và đưa ra định hướng phát triển TCLTDL theo hướng bền vững trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
Trang 1712
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1 Những vấn đề liên quan đến TCLTDL
2.1.1 Quan niệm về Tổ chức lãnh thổ
TCLT hay tổ chức không gian các hoạt động phát triển của con người,trước hết là họat động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lí thuyết của Adam Smith và David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của Thunen (1826), Weber (1909) , sau đó được phát triển về mặt lí luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của thế kỉ 20 tại các nước Châu Âu, Liên Xô( cũ) và Mỹ [8, trang 2]
Thực tế cho thấy trong lĩnh vực TCLTKT, các nhà khoa học của các nước trên thế giới sử dụng thuật ngữ không hoàn toàn như nhau, song nội hàm của nó tương đối giống nhau Như vậy, TCLT là sự tìm kiếm, lựa chọn một sự phân bố tối
ưu, tránh sự mất cân đối trên lãnh thổ một quốc gia hay một vùng, một lãnh thổ cụ thể Khái niệm về TCLT bao hàm 3 nội dung chính:
lĩnh vực, các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng) trong tổng thể mối quan hệ đa chiều
triển kinh tế - xã hội
Như vậy, Tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên lãnh thổ
nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể của phát triển vùng tổ chức Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội theo các vùng lớn hoặc theo các vùng đặc biệt mà các lãnh thổ có đối tượng trọng điểm đầu tư [8, trang 4] Tổ
chức theo khu vực đặc biệt bao gồm các hình thức chủ yếu : vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế phát triển, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế, tam giác tăng trưởng kinh tế
2.1.2 Quan niệm Tổ chức lãnh thổ du lịch theo hướng phát triển bền vững
2.1.2.1 TCLTDL
Trang 1813
TCLT nền sản xuất bao gồm hàng loạt các hình thức TCLT cấp thấp hơn với
tư cách là các ngành kinh tế như: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ dịch vụ Các hình thức này nếu được tổ chức hợp lý
sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
Du lịch theo khái niệm theo Pháp lệnh Du lịch công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10 được hiểu "là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" Nếu xét trên khía cạnh kinh tế, xã hội, dịch vụ là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và nhu cầu khác
Trong việc nghiên cứu du lịch, TCLTDL là một vấn đề được quan tâm hàng
đầu TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các
cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn lực du lịch, cơ
sở cật chất, hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất [8, trang 75]
Là một hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội cho nên bản chất của TCLTDL là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng trong mối quan hệ cùng ngành du lịch, và liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa linh tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả KT - XH cao và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ
2.1.2.2 TCLTDL theo hướng phát triển bền vững
Bền vững là yêu cầu cao nhất và bắt buộc đối với mọi hoạt động phát triển, hay nói một cách khác là phải dựa trên quan điểm bền vững để thực thi các hoạt động phát triển Chính bởi vậy, TCLTDL phải tuân theo nguyên tắc và yêu cầu bền vững; tức là phải bao gồm bền vững về ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái Trên thực tế, để đảm bảo TCLTDL theo hướng phát triển bền vững phải giải quyết được các mối quan hệ:
Trang 19tế, xã hội và môi trường
Thứ hai, TCLTDL phải đảm bảo hài hòa , tương tác, hỗ trợ cùng phát triển nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho tổng thể [6, trang 32]
Hài hòa được hiểu là phát triển ngành du lịch phải tính tới những điều kiện để phát triển cho ngành khác và đảm bảo bản thân ngành và các ngành khác cùng tồn tại và phát triển Sử dụng tiềm năng,các yếu tố nguồn lực cho phát triển đa ngành là nhu cầu thực tiễn bởi không gian lãnh thổ đa lợi ích và tồn tại quan hệ cơ bản giữa an ninh quốc phòng, bảo tồn môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội Quan
Trang 2015
hệ này biểu hiện hai tính chất : hỗ trợ và phát sinh mâu thuẫn lợi ích và tính chất của nó Theo đó, giữa các hoạt động giao thông, các hình thức TCLTKT (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch) và các hoạt động sống khác có phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng trong khi môi trường là thành tố hỗ trợ trực tiếp phát triển cả TCLTKT và các hoạt động khác, và các hoạt động an ninh, quốc phòng thì bảo đảm
sự tồn tại của của tất cả Sự phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phải coi trọng yêu cầu hài hòa với các hệ thống xung quanh
Hình 2.2 Sơ đồ lợi ích sử dụng tiềm năng không gian lãnh thổ
(Nguồn: Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng) Tương tác là sự kết hợp, trao đổi lẫn nhau giữa các hình thức TCLTDL với nhau và với các TCLTKT khác trong hệ thống lãnh thổ
Các hình thức TCLTDL cần phải bổ sung, hỗ trợ cho các hình thức TCLT xung quanh nó
Hài hòa, tương tác, hỗ trợ được coi chính là yếu tố cơ bản nhất trong nguyên tắc bền vững
Thứ ba, lựa chọn hình thức TCLTDL phải phù hợp với trình độ nhân lực và trình độ khoa học công nghệ Đây được xem như là sự thừa kế thành tựu nhân loại hướng tới hiện đại khi yếu tố nguồn lực có hạn [2, trang 25]
Môi trường
Các hđ sống khác
TCLTKT
Giao thông
ANQP
Trang 2116
Một lãnh thổ có sự tổ chức không gian du lịch theo hướng bền vững mang lại rất nhiều lợi ích cho tổng thể nền kinh tế xã hội :Sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn lực của lãnh thổ; Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nhiều nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và địa phương; Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc; Góp phần bảo vệ và khôi phục, tôn tạo môi trường ( tự nhiên và nhân văn)
Theo điều 4, chương 1, Luật du lịch, Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
Trang 22Tuyến du lịch quốc gia là nơi có các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; đồng thời có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường, cơ sở dịch
vụ, khách du lịch dọc theo tuyến
Tại Việt Nam hiện nay, các tuyến du lịch gắn với mạng lưới giao thông gồm có: tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường không, tuyến du lịch đường biển và tuyến du lịch đường sông Các tuyến du lịch chuyên đề: tuyến du lịch biển đảo, tuyển du lịch sản, tuyến du lịch sinh thái, tuyến du lịch về nguồn, tuyến du lịch làng nghề, tuyến du lịch MICE, tuyến du lịch tâm linh, tuyến du lịch lễ hội,
Khu du lịch được quan niệm là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế
về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường
Điều kiện để trở thành khu du lich quốc gia:
có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao
công trình, cơ sở dịch vụ DL phù hợp với cảnh quan, môt trường của khu du lịch
bảo phụ vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm
Trang 23Trung tâm du lịch là một lãnh thổ tương đương một thành phố, có tài nguyên
du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tương đối tốt, có khả năng tạo vùng và thu hút khách du lịch cao
Trung tâm du lịch hội tụ các đặc điểm sau :
điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch gắn kết với nhau về mặt kinh tế - kĩ thuật và
tổ chức
Vùng du lịch là một thể thống nhất của các đối tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch
Trong vùng du lịch, hoạt động du lịch là một bộ phận hoạt động kinh tế của vùng; mà trong đó tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo vùng Các vùng khác nhau phân biệt ở số lượng, chất lượng, đặc trưng về tài nguyên du lịch của mỗi vùng Hơn hết, với mỗi vùng cần có trung tâm tạo vùng và có đáp ứng đủ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thuận lợi để liên kết du lịch ở các địa phương trong vùng
Trang 242.1.4.2 Kinh tế - chính trị - xã hội
Xét riêng trên lĩnh vực du lịch, các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội có tác động lớn đến việc phát triển TCLTDL Khi có nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đương nhiên người dân sẽ có nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch Hơn nữa, sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nguồn dân cư, lao động có tác động quy định lẫn nhau Ở một xã hội phát triển và ổn định, chất lượng dân cư và nguồn lao động sẽ được cải thiện; điều này quyết định trực tiếp cách thức quản lý, tổ chức cũng như đầu ra của TCLTDL
2.1.4.3 Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sắp xếp và tổ chức các hình thức tổ chức không gian du lịch, tạo khả năng hấp dẫn nhà đầu tư và khách du lịch, tạo điều kiện tiến hành thuận lợi việc hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ
Cơ sở vật chất kĩ thuật như cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, chuỗi cửa hàng, dịch vụ là nền tảng cho sự phát triển TCLTDL Lãnh thổ có cơ sở vật chất
kĩ thuật tốt thì có điều kiện tập trung sản xuất dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ Nó bổ sung và quy định quy mô các hình thức tổ chức không gian du lịch
Trang 2520
Yếu tố kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố năng động, tác động trực tiếp đến bộ mặt cơ cấu lãnh thổ, nhưng cũng đôi khi gây cản trở việc lựa chọn, thi hành các dạng phân bố
2.2 Thực tế phát triển du lịch Việt Nam và các hình thức tổ chức không gian
du lịch chủ yếu
2.2.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển du lịch ở nước ta
Có thể khẳng định rằng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và đa dạng Việt Nam đươc thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều cảnh quan đẹp có giá trị du lịch Trong đó có 2 di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận đó là vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng Cùng với
đó, nước ta có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, giá trị nhân văn cùng tinh hoa dân tộc Chúng ta được bạn bè biết đến 5 di sản văn hóa thế giới, 8 di sản văn hóa phi vật thể, 3 di sản tài liệu và 1 công viên địa chất toàn cầu Đó chính là những khởi đầu, nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã xác định : Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; và coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Từ những năm 2000 đến nay, ngành du lịch đã những bước tiến vượt bậc, khẳng định sức sống và vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của cả nước Theo số liệu thống kê năm 2011, ngành du lịch đã đóng góp 5% vào giá trị tổng sản phẩm quốc nội cả nước, và chiếm 58,9 % giá trị sản xuất khối ngành du lịch, dịch
vụ Chỉ trong vòng hơn 1 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã nâng con số 17.400 tỷ đồng tổng thu từ khách du lịch năm 2000 lên thành mức 160.000 tỷ năm 2012 và 200.000
tỷ năm 2013 Tốc độ tăng trưởng trung bình cao đạt 21,86 %, có những năm con này tăng lên là 41,2% như năm 2010 Nếu như năm 2000, Việt Nam có khoảng 300.000 khách du lịch nước ngoài thì đến năm 2013, Việt Nam đã chào đón
Trang 2621
7.572.352 lượt khách du lịch quốc tế Trong đó, khách du lịch đa phần đến từ các thị trường Đông Bắc Á và Mĩ: du khách Trung Quốc là 1.907.794, Hàn Quốc là 748.727, Nhật là 604.050, Mĩ là 432.228 Lượng khách trong nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình là 9,25%/ năm, đưa số lượng du khách từ 11.200 năm 2000 lên 35.000 vào năm 2013 Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất lĩ thuật cũng được phát triển nhanh Hiện nước ta có trên 1100 doanh nghiệp lữ hành và hơn 15.381 cơ sở lưu trú với công suất buồng đạt 58,8 % Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lưu trú và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế lớn Một số khu du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao đã đưa vào hoạt động có hiệu quả, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương Song song với việc nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường không, đường sắt và cảng biển, phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành tăng cả số lương và chất lượng Du lịch cũng là ngành thu hút nhiều vốn đầu
tư trực tiếp của nước ngoài
Du lịch phát triển đã góp phấn thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển , tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; khôi phục nhiều làng nghề, lễ hội truyền thống Ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
và xóa đói giảm nghèo Đây là những nỗ lực đáng được ghi nhận của ngành du lịch những năm qua
Song bên cạnh đó, sự phát triển du lịch của Việt Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế Phải khách quan thừa nhận rằng chất lượng du lịch của chúng ta không cao, sản phẩm du lịch và loại hình du lịch còn chưa phong phú, khả năng cạnh tranh yếu Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu, chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch Không chỉ vậy, việc bảo tồn, tôn tạo những cảnh quan, di tích hay gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang được thực hiện thiếu nghiêm túc; hay việc tổ chức, quản lý du lịch còn rất nhiều yếu kém Lực lượng lao
Trang 2722
động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu và những yếu kém trong khâu xúc tiến du lịch cũng là một khó khăn khác của du lịch nước nhà.Những hạn chế trên cũng là một trong những nguyên nhân ngành du lịch Việt Nam chưa tận dụng được những lợi thế so sánh của mình để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như tiềm năng vốn có
2.2.2 Tình hình hoạt động các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch chủ yếu ở nước ta
Việt Nam hiện nay có 6 hình thức tổ chức không gian du lịch chủ yếu đó là : điểm du lich, tuyến du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch, đô thị du lịch, vùng du lịch Mỗi loại hình đều có những đặc điểm và hướng lựa chọn sản phẩm du lịch riêng Các sản phẩm du lịch thường được khai thác là sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch biển đảo Tùy theo đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên cũng như các giá trị nhân văn mà mỗi không gian du lịch lại lựa chọn cho mình hướng khai thác các sản phẩm tương ứng
Thực tế tình hình, trên lãnh thổ nước ta ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến nhất của các hình thức tổ chức không gian du lịch là khu du lịch và trung tâm du lịch
2.2.2.1 Khu du lịch
Trong các hình thức TCLTDL ở Việt Nam, Khu du lịch là hình thức tổ chức lãnh thổ đặc thù và rất cơ bản đối với du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch thấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường Ngày nay, khu du lịch đang được các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương quan tâm phát triển, phát triển cả về lượng và chất Tính tới nay thống kê được 21 khu du lịch phân bố dọc trên phạm vi cả nước Hướng khai thác chủ yếu ưu ái loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng và lễ hội tâm linh Các khu du lịch tiêu biểu nổi tiếng nhất ở Việt Nam có thể kể tên là : KDL Hạ Long - Cát Bà, KDL Phong Nha- Kẻ Bàng, KDL Bà Nà,
Nhìn chung, những năm gần đây, các khu du lịch đã không ngừng nâng cao
cả về số lượng và chất lượng Cơ sở vật chất kỹ thuật, các sản phẩm dịch vụ cùng
Trang 2823
đội ngũ lao động cũng như cách sắp xếp, quản lý đã cải thiện đáng kể Đây chính là nền tảng cho sự tăng khả năng hấp dẫn lượt khách du lịch nội địa và quốc tế Hoạt động của các khu du lịch cũng đạt được một số hiệu quả kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên những nỗ lực đó chưa đủ để các khu du lịch và sản phẩm du lịch của nó có thương hiệu và đặc trưng riêng và cạnh tranh với hình thức cùng loại ở các nước trong khu vực Đây cũng là vấn đề trong việc tổ chức hợp lý các khu du lịch theo hướng bền vững ở Việt Nam hiện nay
Tài nguyên du lịch nổi bật của TP Hồ Chí Minh là khu rừng Sác Cần Giờ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch độc đáo (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông ) có giá trị cho DL gắn với hệ thống di tích LS-VH (địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bến cảng Nhà Rồng ); nhà thờ, chùa
Sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố là tham quan di tích LS-VH, di tích cách mạng; du lịch sinh thái (rừng ngập mặn, cảnh quan sông nước); du lịch MICE; du lịch vui chơi giải trí, mua sắm
So với cả nước năm 2010, TTDL TP Hồ Chí Minh chiếm 21,4% khách quốc
tế (3,1 triệu người) và gần 22,0% khách nội địa với 30,2% doanh thu cả nước (41 nghìn tỉ đồng)
Các điểm du lịch quốc gia của nơi đây là Dinh Độc Lập, chùa Vĩnh Nghiêm, chợ Bến Thành, Suối Tiên, Nhà thờ Đức Bà, địa đạo Củ Chi, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Trang 2924
Thủ đô Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi tập trung nhiều nhất các di tích VH - LS của đất nước, có nhiều lễ hội nổi tiếng, mảnh đất của trăm nghề cùng với nhiều món ăn đặc sản và nền văn hóa đặc trưng Đặc biệt trên địa bàn thành phố
có 4 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới, cùng nhiều cảnh quan đẹp
Với vị trí địa lí kinh tế - chính trị - giao thông thuận lợi, và giữa vùng ĐBSH,
có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối phát triển và hoàn thiện, Hà Nội
là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, TTDL lớn thứ 2 của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh
Sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội là du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh,
du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tại VQG, hồ, du lịch MICE
So với cả nước năm 2010, TTDL Hà Nội chiếm 11,7% khách quốc tế (gần 1,7 triệu người) và 15,0% khách nội địa (gần 11 triệu) với 11,2% doanh thu cả nước (10.791 tỉ đồng)
Các điểm du lịch quốc gia đặc biệt của Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Ngoài ra còn có khu phố cổ, hệ thống các bảo tàng, chùa, VQG [8,trang 79]
Tiểu kết chương 2 Nghiên cứu chương 2 tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
sự tồn tại và phát triển các hình thức TCLTDL để vận dụng nghiên cứu các hình thức ấy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đồng thời, tác giả cũng rút ra những nhận định có tính kết luận chủ yếu như sau:
TCLT là sự sắp xếp các đối tượng địa lý trên lãnh thổ nhất định theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội do chủ thể của phát triển vùng tổ chức Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội theo các vùng lớn hoặc theo các vùng đặc biệt mà các lãnh thổ có đối tượng trọng điểm đầu tư
TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn lực du lịch,
cơ sở cật chất, hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất
TCLTDL phải tuân theo nguyên tắc và yêu cầu bền vững
Trang 3025
Tổ chức không gian du lịch trên lãnh thổ Việt Nam gồm nhiều hình thức đa dạng như: điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch, vùng du lịch Các hình thức TCLTDL thường có mối quan hệ mất thiết với nhau từ cấp thấp đến cấp cao và liên hợp với nhau tạo nên bộ khung lãnh thổ nghiên cứu
Tài nguyên du lịch, các điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội, cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến TCLTDL
Những năm vừa qua đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Các hình thức TCLTDL phổ biến rộng rãi hơn cả của nước ta là khu du lịch và trung tâm du lịch Các hình thức này đã dẫn khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và
tổng thể nền kinh tế - xã hội nói chung
Trang 3126
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH TRÊN
LÃNH THỔ TỈNH QUẢNG NINH 3.1 Phân tích các yếu tố, điều kiện nguồn lực để tỉnh Quảng Ninh phát triển TCLTDL
3.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là 1 trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng KTTĐ phía Bắc Cùng với
Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xem là một trong ba đầu tầu thúc đẩy nền kinh tế vùng
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế, địa chính trị chiến lược trong vùng Đông Bắc Việt Nam Tỉnh nằm bên vịnh Bắc Bộ và chung đường biên giới với Trung Quốc cả trên biển và đất liền, vị trí của tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, anh ninh quốc phòng Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng (
là những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa của cả nước) Thành phố Hạ Long cách trung tâm Hà Nội 150 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 120km và cách
Trang 3227
trung tâm Hải Phòng 80km Với hệ thống kết cấu hạ tầng như đầu mối giao thông, cụm cảng, đang ngày càng hoàn thiện, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo liên kết liên vùng và giao lưu, thông thương Đây chính là tiền đề để tỉnh phát triển du lịch
3.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch
Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vung đất có nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên đặc sắc bậc nhât cả nước
Quảng Ninh thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm với nhiều danh thắng đẹp Trong đó nổi bật nhất là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, khu danh thắng Yên Tử, khu du lịch đảo Tuần Châu Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch, chương trình du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
Phải khẳng định rằng, một trong những thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên
đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh
Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực Ngoài Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long cũng đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt như không gian thoáng rộng, còn hoang
sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô) rất thích hợp cho việc đầu tư các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các sản phẩm du lịch đặc thù, các
tổ hợp vui chơi giải trí quy mô lớn và nhiều loại hình dịch vụ khác
Không chỉ có các bãi biển đẹp mà hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động thực vật
vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm có thể phát triển các loại hình
du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực Đó là các hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới
Trang 3328
với thẳm thực vật thường xanh quanh năm trên các đảo, các rừng ngập mặn với nhiều loại chim thú rừng Không thể bỏ qua hệ sinh thái san hô độ đáo với 197 loài san hô, chiếm tới 80% tổng số loài san hô khu vực Tây Thái Bình Dương với loài san hô đỏ tiêu biểu quý hiếm trên thế giới Đây không chỉ là nguồn tài nguyên quý cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của Quảng Ninh, mà còn là nguồn thực phẩm đặc trưng hấp dẫn phục vụ các đối tượng khách du lịch và nhân dân trong tỉnh
Các hang động ở Quảng Ninh cũng rất phong phú, có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch thập phương, tiêu biểu là các hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, động Thiên Cung, động Tam Cung, Mê Cung
Quảng Ninh có khả năng phát triển các khu nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng với nguồn nước khoáng được phát hiện ở Quang Hanh ( Cẩm Phả ), Khe Lạc (Tiên Yên ), Đồng Long ( Bình Liêu )
Hiện nay Quảng Ninh đang sở hữu hơn 600 di tích lịch sử - văn hoá các loại Trong đó, có những di tích - danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt có giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, di tích lịch sử Bạch Đằng và khu di tích lịch sử văn hoá nhà Trần tại Đông Triều Trong đó, khu di tích Yên Tử là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh Mỗi năm, vào mùa lễ hội, điểm đến này thu hút khoảng 2 triệu lượt khách đến tham quan Ngoài khu di tích Yên Tử ra, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng khác như: Đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc lâm Giác tâm (Vân Đồn) cũng là những điểm thu hút du khách thập phương đến tham quan du lịch Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá có giá trị khác như: Chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (TX Quảng Yên), chùa Xuân Lan, đình Xã Tắc (TP Móng Cái) chưa thực sự thu hút được nhiều du khách đến tham quan
Trang 3429
Những lễ hội truyền thống ở Quảng Ninh thường gắn với các sự kiện lịch sử hoặc các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, gắn với cuộc sống tín ngưỡng của người dân, tiêu biểu như lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội đền Bà Men, lễ hội Nghè La,
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm sứ ở thị trấn Đồng Triều, Mạo Khê; nghề đánh bắt hải sản, nghế chế tác mỹ nghệ từ than đá Ngoài ra trong nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số (22 dân tộc) ở Quảng Ninh còn có các nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre Du lịch làng nghề cũng đang là xu hướng, hấp dẫn khách du lịch khá lớn, cung cấp nhiều sản phẩm lưu niệm cho du khách
Trong giai đoạn 2008 -2013, tỉnh Quảng Ninh đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao đạt 12%, cao gần gấp đôi mức tăng tăng trưởng trung bình của cả nước là 6,5% Ước tính đến năm 2013, Tổng giá trị GDP toàn tỉnh đạt 73.984 tỷ đồng
Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác than Tỷ lệ đóng góp
37% trong giai đoạn 2008-2011, nhưng đến năm 2013 tăng đột biến đạt 44%
1
Số liệu thống kê Cục thống kê Quảng Ninh
2 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh
Trang 3530
Hình 3.2.So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 -2013
( Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh) Quảng Ninh là một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao và khá thu hút trong mắt các nhà đầu tư Quảng Ninh thu hút được khối lượng đầu tư lớn Vốn đầu tư nước ngoài FDI tăng gần 8 lần từ 457,7 triệu USD năm 2008 lên 3637 triệu USD vào thời điểm
41 dự án tại Hạ Long, điểm thu hút đầu tư lớn nhất của tỉnh
3
Báo cáo tổng hợp UBND tỉnh Quảng Ninh
Trang 3631
Hình 3.3 Vốn đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh
năm 2008, 2013( nghìn USD)
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Ninh)
Cơ cấu vốn đầu tư FDI đã có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2008 - 2013 Tính đến 2013, sức hút vốn FDI chuyển từ nhóm ngành dịch vụ sang nhóm ngành Công nghệ - Xây dựng thay vì cơ cấu như trước kia
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2011, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1172,5 nghìn người người gồm 22 thành phần dân tộc; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh là 61,55%; tỉ lệ nam giới đông hơn nữ giới ( ngược lại với tỷ lệ toàn quốc) : nam chiếm 50,9% và
nữ chiếm 49,1%
Quảng Ninh có nguồn lao động trên 15 tuổi dồi dào 896,869 nghìn người (75,5%) trong đó tỉ lệ giới tính khá cân bằng 50,1% nam và 49,9% nữ Số lượng lao động ở thành thị và nông thôn không có sự chênh lệch nhiều 53%- 47% Tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp đang giảm dần khi lao động chuyển sang các hoạt động dịch vụ và công nghiệp
Lao động cần cù, ham học hỏi, có ý chí vươn lên và có truyền thống văn hóa
Trang 3732
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển chung của kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã xác định tập trung phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tầm nhìn
2020 Tỉnh còn đưa ra một số nghị quyết số 08, 09, 21 về đổi mới ngành du lịch cũng như quản lý, bảo tồn, phát huy các di sản Cùng với đó là những cơ chế thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau và trong du lịch nói riêng
Quảng Ninh trên cơ bản đang dần hình thành khung kết cấu hạ tầng trên toàn tỉnh, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng, lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư khá hiện đại với mạng đường cao tốc, cảng biển hiện đại đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền trong cả nước và quốc tế Các tuyến giao thông huyết mạch trong tỉnh như quốc lộ 10, 18, 279 đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được đầu tư cải tạo Các cây cầu cũng được sửa lại hoặc xây mới như ở Bãy Cháy.Tỉnh có tuyến đường sắt LưuXá- Kép- Bãi Cháy dài gần 65 km chạy qua Đây là một trong 6 tuyến đường sắt chính của cả nước.Cảng Cái Lân và cụm cảng Quảng Ninh là đầu mối của khu vực phía Bắc cũng đang đi vào hoàn thiện Giao thông công cộng được phát triển cả về số lượng và chất lượng đảm bảo đi lại thuận tiện trong phạm vi tỉnh
Hệ thống hạ tầng thông tin dần tiến đến đảm bảo phủ sóng trên toàn lãnh thổ
và tiếp cận tới các vùng, miền, quốc tế với chất lượng dịch vụ và ổn định hơn
Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với công trình ngầm khá hiện đại,
hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt và sản xuất; nguồn cung cấp điện dồi dào từ các nhà máy nhiệt Uông Bí, Cẩm Phả hay nhà máy nhiệt điện Phả Lại Mạng lưới điện quốc gia đã đến các huyện và các đảo xa như Cô Tô, Quan Lạn, Bạch Long Vĩ (vào năm 2013)
Trang 3833
Nhận xét chung:
Nhìn chung, các điều kiện và yếu tố nguồn lực của tỉnh Quảng Ninh hết sức
có ý nghĩa tích cực cho phát triển các hình thức TCLTDL nói riêng và cho tổng thể ngành du lịch tỉnh nói chung Điều đó đã được tổng hợp lại khái quát theo bảng dưới đây:
khách
thức TCLTKT
nhân văn hết sức đặc sắc, đa dạng, phong phú và có nét riêng biệt
mối giao thông, đường sắt, cảng biển
nước
Nguồn nước ngầm và nước mặt được coi là dồi dào
điện địa phương và quốc gia
Năng lực cạnh tranh tỉnh đứng thứ 4 cả nước
3.2 Hiện trạng Tổ chức không gian du lịch tỉnh Quảng Ninh
3.2.1 Hiện trạng chung về tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh
3.2.1.1 Một số kết quả chính
Du lịch là động lực tăng trưởng chính trong nền kinh tế hiện đại của Quảng Ninh và được xác định là một trong những cột trụ của nền kinh tế trong tương lai
Trang 39du lịch đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, các thành phần dân
cư trong xã hội, tạo ra diện mạo mới của Du lịch Việt Nam Thu nhập xã hội từ du lịch tăng theo từng năm, tăng nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp trong xã hội, đồng thời thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế khác như vận chuyển, bưu chính viễn thông, ngân hàng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch Công tác quản lý nhà nước về du lịch từng bước thu được hiệu quả nhất định, tạo ra những bước phát triển mới trong quy hoạch phát triển du lịch với các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường du lịch, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh du lịch
Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây cũng đạt được mức tăng trưởng khá Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Quảng Ninh, đứng thứ 8 trong các ngành kinh tế chủ đạo của mình Tổng thu từ du lịch của tỉnh năm 2013 đạt
Tính đến năm 2013, Quảng Ninh thống kê được 45 doanh nghiệp lữ hành,
1000 cơ sở lưu trú trong đó có 99 khách sạn đạt chuẩn từ 1 đến 5 sao Hệ thống khách sạn từ 2-4 sao phần lớn tập trung ở TP Hạ Long, trung tâm du lịch của tỉnh Tính đến nay, TP Hạ Long có khoảng 60 khách sạn xếp hạng từ 2-4 sao Nếu như cách đây khoảng hơn chục năm trở về trước, khách sạn
mi-ni là mô hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, thì đến nay với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, khách du lịch có nhu cầu phục vụ cao hơn, hệ thống khách sạn mi ni không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất cũng như
ước tính
Trang 4035
chất lượng phục vụ cho những đoàn khách cao cấp Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, các nhà đầu tư tập trung chủ yếu vào những khách sạn cao cấp hướng tới thị trường khách chất lượng cao Không ít doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ để thu hút khách, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi tính cạnh tranh trong thị trường du lịch Trên thực tế, nhiều cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới về phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, như: Kết hợp hài hoà giữa dịch vụ ăn và nghỉ, cũng như các loại hình dịch vụ bổ sung khác, tạo mối liên kết qua lại tương hỗ lẫn nhau, do vậy luôn có được mức giá hợp lý, và thu hút lượng khách thường xuyên rất ổn định
Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch cũng có những khởi sắc Các
dự án phát triển du lịch với những sản phẩm du lịch mới có chất lượng cao đã được hoàn thiện đi vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt và có sức thu hút cao với khách du lịch như: công trình cáp treo Yên Tử, sân golf Trà Cổ, Khách sạn Novotel, Royal Lotus, Hoàng Gia, Mường Thanh, Majestic, khu du lịch Tuần Châu; chợ đêm Bãi Cháy; tuyến đường du lịch Dốc Đỏ - Yên Tử, dự án đường và cảng tầu du lịch Ngọc Vừng - huyện Vân Đồn; hoàn thành hệ thống đường bộ Hạ Long - Móng Cái Ngoài
ra, một số dự án du lịch mới đang được tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng như: khách sạn Mường Thanh - Thanh Niên, Sao Hạ Long ; các trung tâm du lịch đang từng bước được hình thành: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Uông Bí, Đông Triều, Yên Hưng, gắn kết phát triển du lịch cảnh quan thiên nhiên với du lịch địa danh lịch
sử, tâm linh
Quảng Ninh đã tích cực mở rộng không gian du lịch, mở các tour, tuyến du lịch mới lạ , khác biệt, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Tiếp tục phát huy các sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, tham quan di sản, cảnh quan, hay du lịch biển đảo, những năm gần đây tỉnh đã mạnh dạn đẩy mạnh du lịch MICE, tổ chức lễ hội, du lịch làng nghề, phát triển các loại hình thể thao du lịch mạo hiểm Kết hợp với hệ thống khu vui chơi giải trí, khu thương mại mua sắm cùng nhiều dịch vụ thương mại khác được quan tâm đầu tư Tỉnh đã xây