1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông tân phú

21 663 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Họ thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dụctoàn diện học sinh của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quảncủa tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lự

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT: giáo dục và đào tạoGV: giáo viên

GVCN: giáo viên chủ nhiệmHS: học sinh

THPT: trung học phổ thông

Trang 2

HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức; Giáodục Đào tạo trở thành nền tảng của sự phát triển Khoa học Công nghệ,tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hộihiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinhthần trách nhiệm của các thế hệ tương lai

Điều 27, Luật giáo dục (2010) đã nêu:”Mục tiêu của giáo dục phổthông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năngđộng và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc” [5]

Trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông.Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Ngoàiviệc giảng dạy thì người giáo viên còn phải kiêm thêm công tác chủnhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông nói chung vàtrường THPT có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục củanhà trường Họ thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dụctoàn diện học sinh của một lớp học, là cố vấn cho các hoạt động tự quảncủa tập thể học sinh, người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường Họ là một thành phần quan trọng trong mạng

Trang 3

lưới thông tin của nhà trường Những thông tin này giúp người quản lýnắm được tình hình thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở

để người quản lý có được những quyết định đúng đắn và chính xác

Công tác quản lý chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPTtrong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫncòn nhiều hạn chế, việc quản lý còn mang tính hình thức, chủ yếu là hồ

sơ sổ sách, ít đi vào thực chất, thậm chí có trường xem nhẹ công tác chủnhiệm Chính vì lẽ đó, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh xuốngcấp ngày càng nhiều, có nhiều đối tượng học sinh ngỗ nghịch, lười học,ham chơi…đặc biệt có nhiều em sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc,rượu chè, trò chơi trực tuyến, nghiện hút hay truy cập những thông tinxấu trên mạng máy tính toàn cầu…Những mặt xấu trong xã hội đã bắtđầu vượt qua rào cản len lỏi vào trường học Mặt khác, do áp lực thi cửngày càng đè nặng lên tâm lý của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý

Do đó họ chỉ tập trung vào hoạt động dạy và học trên lớp Công tác chủnhiệm lớp cũng chưa được các cán bộ quản lý thực sự quan tâm

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn góp phần nhỏ bécủa mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT nên

chọn đề tài:”Hiệu trưởng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường

trung học phổ thông”.

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Quản lý

Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức vàphối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động” [4]

Trang 4

1.2 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

+ Việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp là khâu quantrọng nhất, được thực hiện trước tiên cho công tác quản lý Khi xây dựng

kế hoạch, hiệu trưởng cần dựa vào các chỉ thị nhiệm vụ năm học và kếhoạch chung của toàn trường, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế củanhà trường

+ Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp bao gồm các yếu tố cơ bảnsau: Xác định được thực trạng của nhà trường; xác định mục tiêu, chỉtiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung công tác chủ nhiệm lớp; vạch

ra lộ trình, bước đi thích hợp; xác định các lực lượng tham gia, phâncông, phân nhiệm cụ thể

+ Phân công công tác phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnhcủa GVCN sao cho họ có đủ thời gian cho công tác chủ nhiệm lớp, vừathực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cá nhân và đảm bảo cuộc sống

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

+ Chỉ đạo GVCN thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

+ Xây dựng qui chế cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ giữa GVCNvới các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GVCN thông qua hướngdẫn, tập huấn, tham quan, cung cấp tài liệu, dự giờ tiết sinh hoạt lớp vàtrao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giáo dục

- Quản lý nội dung triển khai công tác chủ nhiệm lớp

+ Quản lý những công việc và các hoạt động của GVCN được thểhiện hằng ngày trong công tác chủ nhiệm lớp như: tìm hiểu HS, lập kếhoạch chủ nhiệm, tổ chức các loại hình hoạt động,… Hiệu trưởng theo

Trang 5

dõi và nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch chủ nhiệm cũng như côngtác chủ nhiệm của GV để có sự hỗ trợ kịp thời và điều chỉnh kế hoạchquản lý công tác chủ nhiệm nếu cần.

+ Tổ chức các lực lượng theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiệncông tác chủ nhiệm của GVCN Qua các thông tin về công tác chủnhiệm, hiệu trưởng kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ GVCN hoànthành nhiệm vụ

- Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục

+ Các lực lượng trong nhà trường: toàn thể cán bộ, giáo viên,nhân viên trong nhà trường đều có trách nhiệm đối với công tác chủnhiệm lớp

+ Các lực lượng ngoài nhà trường: tranh thủ sự lãnh đạo củachính quyền địa phương, của các ban ngành trên địa bàn Phối hợp chặtchẽ với cha mẹ học sinh trong việc quản lý và giáo dục học sinh

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức như qua hồ sơ

sổ sách, các hoạt động của HS, báo cáo của GVCN,… giúp hiệu trưởng

có thông tin về công tác chủ nhiệm của GVCN, từ đó có những tác độngquản lý thích hợp

+ Tuyên dương, khen thưởng những GV thực hiện tốt công tácchủ nhiệm lớp

1.3 Công tác chủ nhiệm lớp

1.3.1 Một số vấn đề chung của công tác chủ nhiệm

Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổchức giảng dạy và giáo dục học sinh Để quản lý, giáo dục học sinhtrong lớp, nhà trường phân công một trong những GV đang giảng dạy có

Trang 6

năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm công tác quản lý, giáo dụchọc sinh, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình trong công tác,

có uy tín với HS và đồng nghiệp làm chủ nhiệm lớp

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

1.3.2.1 Chức năng của giáo viên chủ nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinhmột lớp Với vị trí là cấp học cuối của bậc học phổ thông có nhiệm vụhoàn tất việc trang bị tri thức phổ thông cơ bản, phát triển và hoàn thiệncác kỹ năng học tập nhận thức cùng với các kỹ năng xã hội, xây dựng,phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh, cấp học này đặt ra những yêucầu cao cho việc quản lý và giáo dục học sinh Người đứng ra đảmđương công việc quản lý và giáo dục toàn diện học sinh chính là giáoviên chủ nhiệm Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện,đòi hỏi GVCN phải có:

+ Những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học

+ Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉđạo thực hiện kế hoạch một cách khoa học

+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của họcsinh

+ Kỹ năng giao tiếp sư phạm: biết cách tiếp cận, phán đoán họcsinh; có khả năng xác lập nhanh chóng, khéo léo, đúng đắn mối quan hệvới học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục

- GVCN là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.Đây là chức năng rất đặc trưng của GVCN mà giáo viên bộ môn không

có Chức năng này chỉ có thể thực hiện tốt khi giáo viên chủ nhiệm biếtquan tâm tổ chức, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp, thường xuyên bồi

Trang 7

dưỡng năng lực của đội ngũ này để tăng cường sức mạnh tự quản củatập thể học sinh.

- GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường

+ GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhàtrường như là thay mặt hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêucầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể họcsinh

+ GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoàinhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, ) tronggiáo dục học sinh là một nguyên tắc giáo dục đồng thời là một trongnhững nội dung thực hiện xã hội hoá giáo dục

+ GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh Nănglực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN làđiều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công cáchoạt động giáo dục học sinh của lớp

- Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh vàphong trào chung của lớp Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọngđối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi họcsinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện đểgiáo viên và học sinh điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho cảlớp và mỗi thành viên

Trang 8

quy định của giáo viên bộ môn ở khoản 1 của Điều này, GVCN còn cónhững nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu,nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặcđiểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến

bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộmôn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ,giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mìnhchủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng pháttriển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối nămhọc; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách họcsinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnhkiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm vàhọc bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệutrưởng.[2]

1.3.3 Nội dung công tác chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

- Lập kế hoạch chủ nhiệm Trong nhà trường, hiệu trưởng quản lýcông tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm bằng kế hoạch chủ nhiệm

Trang 9

- Xây dựng lớp thành một tập thể HS vững mạnh có ý nghĩa to lớntrong công tác giáo dục vì tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa làphương tiện giáo dục hữu hiệu nhất.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện Ngoài hoạt động dạy

học trên lớp, GVCN còn phải tổ chức các hoạt động giáo dục vừa nhằmxây dựng, phát triển tập thể, vừa giáo dục đạo đức, hình thành, phát triểnnhân cách cho học sinh

Trong thực tế, hiệu trưởng ít quan tâm đến công tác chủ nhiệm,chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn Bởi vì phụ huynh học sinhyêu cầu con em họ phải giỏi về các bộ môn học và đủ khả năng đậu vàocác trường đại học Bên cạnh đó kế hoạch chung của nhà trường dànhnhiều nội dung về công tác dạy và học Nhiệm vụ của giáo viên là làmsao chất lượng bộ môn của mình có kết quả cao Đánh giá giáo viêncũng dựa trên kết quả bộ môn mà họ giảng dạy Cho nên giáo viên ítquan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp

2 Một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông

2.1 Đặc điểm tình hình

- Trường THPT Võ Trường Toản là một trường ở vùng sâu vùng

xa, điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn

- Nhiệm vụ của trường là giáo dục học sinh của 05 xã xung quanh,tạo điều kiện thuận lợi cho con em vùng nông thôn có cơ hội học tập

- Học sinh của trường tuyển đầu vào với số điểm thấp và một số

em không nắm vững kiến thức cơ bản Đặc biệt nhận thức và động cơthái độ học tập rất thấp nên việc giáo dục các em theo đúng yêu cầu vànhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho là cả một thách thức đối với

Trang 10

thầy và trò của nhà trường Do đó để nâng cao chất lượng giáo dục,ngoài việc giảng dạy, thì công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng nhằmthúc đẩy mỗi giáo viên tự nâng cao trình độ, tự hoàn thiện năng lực sưphạm.

2.2 Đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên - học sinh

- Tổng số cán bộ - giáo viên – công nhân viên: 96 người

Trong đó: + Lãnh đạo: 03 người, trong đó có 01 người trên chuẩn

+ Giáo viên: 79 đạt chuẩn và 04 thạc sĩ (so với biên chế 2,25gv/ lớp thì trường thiếu 16 giáo viên)

+ Công nhân viên: 10 người

+ Đảng viên: 25 người

Giáo viên tại địa phương ít, phần lớn ở nơi khác đến tham gia côngtác giảng dạy, cho nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó giáoviên hầu hết là mới ra trường, thiếu kinh nghiệm nhưng lại rất nhiệt tìnhnăng nổ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác

- Học sinh: Tổng số học sinh: 1864 học sinh/44 lớp

+ Khối 10: 15 lớp/ 674 học sinh+ KHối 11: 15 lớp/ 577 học sinh+ Khối 12: 14 lớp/ 613 học sinh

2.3 Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp năm học 2013

2012-2.3.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệmlớp cho các lực lượng giáo dục

- Trước hết bản thân hiệu trưởng tự nâng cao nhận thức và hiểubiết của mình về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT qua việc

Trang 11

nghiên cứu tài liệu, từ đó quan tâm và giúp đỡ đội ngũ giáo viên Bởi cónhận thức đúng đắn và hiểu biết sâu sắc thì mới quản lý tốt công tác này.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhânviên về công tác chủ nhiệm lớp qua các buổi họp hội đồng, họp tổchuyên môn; cung cấp những tài liệu cần thiết mà mỗi giáo viên chủnhiệm cần phải nắm như: mục tiêu cấp học, chương trình giảng dạy cácmôn học, kế hoạch năm học của nhà trường và một số văn bản hướngdẫn khác liên quan đến vấn đề giáo dục và dạy học Từ đó GVCN thấy

rõ được vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình

- Tổ chức hội nghị công nhân viên chức hàng năm, giao chỉ tiêuphấn đấu cho từng lớp và thực hiện ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệmvới hiệu trưởng về từng mặt phấn đấu cụ thể (chất lượng 02 mặt giáodục, chỉ tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém,…).Qua đó, giáo viên có những định hướng và nhận thức rõ về công tác chủnhiệm lớp

- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chủ nhiệm về công tác giáo dụchọc sinh như: “giáo dục học sinh cá biệt", “xây dựng tập thể lớp vữngmạnh",… để giáo viên có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau trong côngtác giảng dạy, giáo dục học sinh

2.3.2 Kế hoạch hoá công tác chủ nhiệm lớp

- Trước hết, hiệu trưởng cần phân công đội ngũ GVCN một cáchhợp lý Khi phân công GVCN, cần dựa vào các yếu tố sau: Năng lựctrình độ của giáo viên; năng lực hiểu biết học sinh về tâm lý lứa tuổi;năng lực giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh; năng lực tổ chức cáchoạt động tập thể cho học sinh; năng lực cảm hóa, phán đoán, thuyết

Ngày đăng: 02/03/2015, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông – Hà Nhật Thăng – NXB Giáo dục – 1998 Khác
2.Điều lệ trường trung học phổ thông Khác
3.Giáo trình giáo dục học phổ thông – Trần Thị Hương – ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh – 2009 Khác
4.Khoa học quản lý giáo dục – Trần Kiểm – NXB ĐHSP – 2008 Khác
5. Luật giáo dục (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w