1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng phương pháp dạy học trực quan nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân

25 893 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mônGiáo dục công dân ở trường THPT Sông Ray, để học sinh nhận thức về môn Giáodục công dân một cách hiệu quả hơn nên

Trang 1

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Ở TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn rangày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng Để đápứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáodục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lựccon người Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú

về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục vàđào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phươngpháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăngcường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc vănhóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quátrình đào tạo ”

Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học ”

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố hàng đầu và có ý nghĩa thenchốt đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy đổi mới phương pháp dạyhọc đang được đặt ra một cách cấp bách, yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn giáodục Việt Nam

Một trong những xu hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học là việcnâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trực quan Đây là phương pháp dạy họcđang được khuyến khích sử dụng trong dạy học ở nhiều bộ môn, vấn đề này lạicàng có ý nghĩa hơn đối với môn Giáo dục công dân Bởi lẽ, môn Giáo dục côngdân là môn khoa học quan trọng góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinhquan tích cực, tiến bộ cho học sinh và cùng với những môn khoa học khác hìnhthành và phát triển nhân cách con người Tuy nhiên, môn học đang bị học sinhxem là khô khan, khó hiểu, các em còn mang tính ỷ lại trong học tập và học theocách đối phó Thậm chí có em còn sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gian vàohọc các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này

Thực tế cho thấy hiện nay tình trạng “ dạy chay” trong các trường phổ thôngvẫn còn phổ biến, giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan nên giờ học không sinhđộng làm cho học sinh nhàm chán Đa số học sinh quen với cách học thụ động,thiếu năng lực tư duy độc lập, sáng tạo để vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộcsống thực tế Vấn đề được đặt ra là: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

tư duy, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học và lòng say mê học tập.Tức là phải khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều rèn luyện nếp tư duy

Trang 2

sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phươngpháp hiện đại vào quá trình dạy học mang lại hứng thú học tập cho học sinh.

Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mônGiáo dục công dân ở trường THPT Sông Ray, để học sinh nhận thức về môn Giáodục công dân một cách hiệu quả hơn nên trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụngnhiều phương pháp giảng dạy tích cực khác nhau trong đó có phương pháp dạyhọc trực quan Với phương pháp này, không những giúp giáo viên hướng dẫn hoạtđộng nhận thức của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trongviệc chiếm lĩnh tri thức Bên cạnh đó nó còn là nguồn phương tiện giúp học sinhnắm vững các khái niệm, quy luật, hiện tượng, các vấn đề về kinh tế xã - hội, rènluyện cho học sinh kĩ năng, thái độ đúng đắn, hình thành cho học sinh nhân sinhquan tích cực, tiến bộ

Bằng những kinh nghiệm của bản thân và thu nhận một số ý kiến đóng góp từquý thầy cô trong tổ bộ môn cùng với việc tham khảo ở đồng nghiệp về chất lượng

học tập của học sinh nên tôi đã thực hiện đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy học trực quan nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Sông Ray”.

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1 Khái niệm phương pháp dạy học

Thuật ngữ phương pháp dạy học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là

“Methodos”, có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mụcđích

Có khá nhiều khái niệm về phương pháp dạy học, tuy nhiên dù ở nhữngphạm vi quan niệm khác nhau tất cả đều cho rằng:

- Phương pháp dạy học phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy học

- Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích học tập

- Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động, thao tác, trao đổi thôngtin, dạy học giữa thầy và trò

1.2 Tính chất chung của phương pháp dạy học.

Phương pháp dạy học có tính hai mặt: mặt khách quan gắn liền với đối tượngcủa phương pháp và điều kiện dạy học; mặt chủ quan gắn liền với chủ thể sửdụng phương pháp

Phương pháp dạy học có những đặc điểm đặc biệt so với các phương phápkhác là ở chỗ nó là một phương pháp kép, là sự tổng hợp của hai phương pháp:Phương pháp dạy và phương pháp học Hai phương pháp này có tương tác chặtchẽ và thường xuyên với nhau trong đó hoạt động học vừa là đối tượng củahoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học

Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học và nội dungdạy học

Hoạt động sáng tạo của người thầy về mặt nội dung là có giới hạn, khôngđược đi quá xa nội dung chương trình nhưng sự sáng tạo về phương pháp là vô

Trang 3

1.3 Phương pháp trực quan trong dạy học

a Quan điểm về phương pháp trực quan

Trực quan là phương pháp giảng dạy mà giáo viên sử dụng các phương tiện

dạy học tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác của học sinh, hướng dẫn họcsinh quan sát, đặt câu hỏi để học sinh giải thích các hiện tượng quan sát được, từ

đó học sinh lĩnh hội kiến thức nhằm đạt hiệu quả dạy học cao

Các phương pháp trực quan trong dạy học bao gồm”

- Các vật tượng trưng như: sơ đồ, bản đồ, bảng biểu

- Các vật tạo hình như: tranh, sa bàn, phim ảnh, ti vi, máy tính

Các phương tiện trực quan được sử dụng trong dạy học trong tất cả các môn ởtrường phổ thông Nhưng tùy theo nội dung kiến thức, đặc điểm môn học và điềukiện cụ thể mà giáo viên có cách vận dụng sáng tạo cho phù hợp

Các phương tiện trực quan có thể bao gồm: phương pháp quan sát trực quan vàphương pháp trình bày trực quan

- Quan sát trực quan được coi là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực

- Trình bày trực quan: khi trình bày trực quan, học sinh quan sát các phươngtiện trực quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên

b Những cơ sở khoa học của phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, khoa học nào đều có cơ sở thực tiễn của

nó Phương pháp dạy học trực quan cũng có cơ sở khoa học, đó là:

* Xuất phát từ quy luật nhận thức

Xã hội loài người phát triển là vì nhu cầu của con người ngày càng nhiều,muốn đáp ứng được nhu cầu đó con người phải nhận thức được đối tượng của nhu

cầu là gì Như vậy, ta thấy, nhận thức xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chính môi

trường thực tiễn sẽ cung cấp những hình ảnh cụ thể, những sự vật, hiện tượng cụthể Điều đó đáp ứng cho vế thứ nhất của bài toán nhận thức đó là “ trực quansinh động” Rồi qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát là “ giai đoạn nhậnthúc lý tính” để cho ra những khái niệm, những quy luật, những phạm trù Nếukhông có trực quan sinh động thì khái niệm sẽ không hình thành Nếu trực quankhông đầy đủ thì khái niệm sẽ thiếu cơ sở thực tế và nó không phản ánh đầy đủđược nội dung, bản chất của sự vật, hiện tượng

Ở giai đoạn nhận thức cảm tính càng có nhiều cơ quan cảm giác tham gia vàoquá trình phản ánh sự vât hiện tượng càng làm cho biểu tượng chính xác, càng có

cơ sở cho giai đoạn nhận thức cao hơn – giai đoạn nhận thức lý tính

Ở bậc trung học phổ thông, trình độ tư duy khái quát của học sinh đã phát triểnnhưng chưa cao Do vậy, phương pháp này đóng vai trò quan trọng, tác động đếntrí nhớ của học sinh và giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn, thu hút sự chú ýcủa người học Nhà giáo dục Việt Nam Hồ Ngọc Đại đã cho rằng: trực quan sinhđộng, thực tiễn sinh động, đây chính là cơ sở - động lực, tiêu chuẩn của quá trìnhnhận thức

* Dựa trên kết luận của thực nghiệm tâm lí học

Hệ thống giác quan của con người bao gồm: xúc giác, thị giác, khứu giác,

thính giác, vị giác Tất cả đều có sự tham gia cũng như có vị trí cao trong quá trình

Trang 4

nhận thức các sự vật, hiện tượng khách quan của con người Qua những điều trathực tế của tâm lí học hiện đại cho thấy: nếu kết hợp nhiều giác quan một lúc khitham gia hoạt động nhận thức thì sự nhầm lẫn, sai sót sẽ giảm đi, kết quả và độbền vững của tri thức sẽ tăng lên.

Một cuộc điều tra khác của tổ chức giáo dục văn hóa, khoa học (UNESCO) củaLiên Hợp Quốc đã ghi nhận: người ta tiến hành đưa ra một lượng thông tin bằngnhiều cách ở ba nhóm khác nhau, kết quả thu được:

- Nhóm truyền tải thông tin bằng hình ảnh thì thu nhận được 25% lượng thôngtin

- Nhóm truyền tải thông tin bằng âm thanh thì thu nhận được 15% lượng thôngtin

- Nhóm truyền tải thông tin bằng cả âm thanh lẫn hình ảnh cùng một lúc thì thunhận được 15% lượng thông tin

Như vậy, qua hai kết quả thực nghiệm trên ta thấy rằng thị giác có ưu thế hơn

so với các giác quan khác trong quá trình nhận thức Nếu có sự kết hợp giữa haigiác quan thị giác và thính giác thì kết quả nhận thức thu được sẽ cao hợn

* Dựa trên quan điểm Mác – Lênin

Phương pháp trực quan trong dạy học được dựa trên lý luận nhận thức của triếthọc duy vật biện chứng “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tưduy trừu tượng đến thực tiễn – đó là nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thựckhách quan” ( Bút ký triết học tr189, NXB Sự thật Hà Nội, 1963)

Trong dạy học, muốn tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của người học từcảm giác đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn thì phải xácđịnh mối quan hệ giữa cảm tính và lí tính, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trongnhận thức của học sinh – trong đó mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượngđóng vai trò đặc biệt quan trọng

Vận dụng lý luận trên vào lĩnh vực dạy học, ta thấy: trong dạy học, muốn nhậnthức được đối tượng học tập thì người học phải có hình ảnh trực quan về chúng.Mục đích của phương pháp dạy học trực quan là tạo ra những hình ảnh về biểutượng của đối tượng nhận thức cho học sinh, để từ đó, hình thành các khái niệmkhoa học Nếu không có các hình ảnh về các biểu tượng đó thì học sinh không thể

có khái niệm về đối tượng học tập Như vậy, dạy học phải bắt đầu từ cái cụ thể,trực quan, đây là một nguyên tắc của lý luận nhận thức và dạy học Tuy nhiên, cóthể sử dụng phương tiện trực quan hay không lại phải phụ thuộc vào người học đã

có hình ảnh biểu tượng về đối tượng nhận thức hay chưa (nếu người học chưa cónhững hình ảnh, biểu tượng về đối tượng nhận thức thì nhất thiết phải có cácphương tiện trực quan để tạo ra các hình ảnh tương ứng của chúng Nếu ngườihọc, trong cuộc sống hay trong quá trình học tập trước đó đã hình thành hình ảnhtrực quan về đối tượng học tập thì không cần phải sử dụng phương tiện trực quan)

Tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực tiễn với các phương tiệntrực quan trong dạy học không chỉ giúp các em hình thành những biểu tượng cảmtính về đối tượng nhận thức, mà còn tạo điều kiện cho người học nhận ra được mốiquan hệ bản chất của đối tượng cần nắm vững Hoạt động với các phương tiện trực

Trang 5

quan góp phần hoàn thiện các giác quan, hình thành những kĩ năng hoạt động chohọc sinh.

b Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học trực quan.

* Ưu điểm

- Giúp học sinh có thông tin đầy đủ và sâu sắc về đối tượng hoặc hiện tượngnghiên cứu trên cơ sở phát huy nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri giác đốitượng nhận thức

- Làm thỏa mãn và phát triển hứng thú của người học

- Làm cho tài liệu học tập vừa sức hơn đối với học sinh bằng tính trực quanthông qua phương tiện dạy học

- Tăng cường lao động của người học và bằng cách đó nâng cao nhịp điệunghiên cứu tài liệu học tập

- Làm tăng khối lượng công tác tự lực của học sinh

Nếu tổ chức và vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm thì phương tiện dạy họcđóng vai trò như nguồn thông tin và giải phóng người giáo viên khỏi đống côngviệc mang tính chất thuần túy trong tiết học như thông báo thông tin, giành nhiềuthời gian cho công tác hoạt động sáng tạo đối với học sinh

* Khuyết điểm:

- Nếu tổ chưc không hợp lý sẽ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thiếu tập

trung vào những dấu hiệu bản chất, làm mất thời gian

- Nếu quá lạm dụng phương tiện trực quan đôi khi phá vỡ logic khoa học của

bài học và hạn chế sự phát triển khả năng tư duy trừu tượng cử học sinh

- Phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại

nên không phải trường nào cũng thực hiện được

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

2.1 Một số định hướng trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông.

- Phương pháp day học môn Giáo dục công dân phải phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khă năngthực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên; khắc phục thói quen học tập thụđộng theo kiểu: thầy giảng – trò nghe, thầy hỏi – trò trả lời; thầy đọc – trò ghi chép

và học thuộc

- Quá trình dạy học bài Giáo dục công dân phải là quá trình học sinh được cuốnhút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, để thông qua đó,học sinh có thể khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học Học sinh phải hứng thú,thông hiểu và ghi nhớ những gì học sinh đã nắm được thông qua hoạt động chủđộng, nỗ lực của chính mình

- Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa kinhnghiệm sống của học sinh; tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏquan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học Giáo viên cần khuyến khích họcsinh nêu thắc mắc trong khi nghe giảng; đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; trao đổi,tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò; trò với tròtrong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập

Trang 6

Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, bác

bỏ hay khẳng định, sẽ giúp học sinh nâng cao được trình độ Bài học cần vận dụngđược vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh cũng như của cả lớp, khôngnên dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của giáo viên

Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyếtnhững vấn đề gay cấn, lúc cần phối hợp giữa các cá nhân để giải quyết nhữngnhiệm vụ chung Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực củamỗi cá nhân được bộc lộ, uốn nắn Tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợđược phát triển Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh quen dần với sự phâncông hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người côngdân sống trong một thế gới phát triển với những sự hợp tác song phương, đaphương giữa các quốc gia và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng

- Dạy học môn Giáo dục công dân phải gắn với thực tiễn cuộc sống của họcsinh Giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiệntượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong xã hội để phân tích, đối chiếu, minh họacho bài giảng Đồng thời cần hướng dẫn, khuyến khích, liên hệ, tự liên hệ; điềutra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống của lớp học, nhàtrường, địa phương, đất nước

- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân rất phongphú, đa dạng, bao gồm các phương pháp truyền thông ( trực quan, giảng giải, vấnđáp ) và các phương pháp hiện đại ( đóng vai, hoạt động nhóm, điều tra thực tiễn,

dự án ); bao gồm các hình thức: học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; hình thứchọc ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường hoặc một địa điểm ngoài trường cóliên quan đến nội dung học tập

Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn Giáo dục công dân đều có mặtmạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài, từng câu riêng của tiết dạy

Vì vậy, không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặchình thức dạy học nào Điều quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng kết hợp cácphương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí

2.2 Một số hình thức trực quan trong dạy học môn Giáo dục công dân.

a Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ

- Tranh ảnh: Tranh ảnh là một ưu thế Nó giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc

về các vấn đề chính trị xã hội, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần dân tộc, bảo vệmôi trường Đặc trưng của môn học là gắn với đời sống đạo đức, đường lối, chủtrương của Đảng, với đời sống thực tiễn nên trong giảng dạy các bài học giáo viênđều có thể khai thác, sử dụng tranh ảnh vào bài giảng

Tranh ảnh về Bác Hồ, về đại hội Đảng, về các cuộc chiến tranh, về sự đổi mới

ở các vùng dân cư, về sự phát triển kinh tế, sự tàn phá môi trường, là rất cần thiết

để phục vụ minh họa cho bài giảng

Ví dụ: Khi giảng dạy bài 15 – GDCD 10, để giảng mục 1: Ô nhiễm môi trường

và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môt trường và bài 12 – GDCD – 11: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Giáo viên cho học sinh xem

những hình ảnh sau:

Trang 7

- Sơ đồ, biểu đồ: Bằng số liệu, biểu đồ khoa học giáo viên giúp học sinh thấy

được lôgic khách quan của quá trình hoặc so sánh một cách hiệu quả, đầy sứcthuyết phục một vấn đề nào đó

+ Sơ đồ: Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 giáo viên có thể sử

dụng sơ đồ, biểu đồ để dạy một số bài như:

Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất, có thể sử dụng sơ đồ

Quan hệ giữa các hình thức vận động để giảng phần 1c Các hình thức vận động

Trang 8

Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11: Công dân với sự phát triển kinh tế

có thể sử dụng các sơ đồ như:

Sơ đồ về mối quan hệ giữa ba yếu tố của quá trình sản xuất.

Sơ đồ về các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất.

Sơ đồ về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội Khi giảng bài 7 – GDCD 11: Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước Giáo viên có thể sử dụng các

sơ đồ: Khái quát cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Khi giảng bài 4 – GDCD 12: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh

vực của đời sống xã hội Để giảng nội dunh: bình đẳng giữa vợ và chồng, giáo

viên có thể sử dụng sơ đồ sau:

+ Biểu đồ dùng để chỉ sự phát triển có thể là đồ thị, biểu đồ cột.

+ Biểu đồ dùng để chỉ cấu trúc, tỉ lệ có thể là biểu đồ tròn

- Một số loại bảng:

+ Bảng thống kê số liệu: có tác dụng rất lớn đối với việc chứng minh cho một

kết luận hay một luận điểm khoa học nào đó

+ Bảng tổng kết thường dùng để tóm tắt một chương hay một phần trong

chương trình Giá trị của nó rất cô động súc tích Học sinh có cách nhìn bao quátcũng như nắm được kiến thức một cách thuận tiện

Ví dụ: Bảng tổng kết về các thành phần kinh tế Khi giảng xong mục 1, bài 7 –

GDCD 11: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản líkinh tế của nhà nước, giáo viên có thể dùng bảng này để tổng kết kiến thức cầnnắm cho học sinh

Quan hệ vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Vợ chồng bình đẳng với nhau

Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

Trong quan hệ tài sản Trong quan hệ nhân thân

Trang 9

CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ

THÀNH PHẦN KINH TẾ HÌNH THỨC SỞ HỮU HÌNH THỨC BIỂU HIỆN

KT NHÀ NƯỚC Sở hữu nhà nước Doanh nghiệp nhà nước

KT TƯ NHÂN Sở hữu tư nhân về TLSX Hộ gia đình, công tyTNHH

KT TƯ BẢN NHÀ NƯỚC Sở hữu hỗn hợp về vốn Xí nghiệp liên doanh

KT CÓ VỐN ĐẦU TƯ

NƯỚC NGOÀI

100% vốn đầu tư nước

ngoài Doanh nghiệp nước ngoài

+ Bảng so sánh nhằm làm nổi bật sự giống và khác nhau giữa các quá trình,

các sự vật hiện tượng trong cuộc sống

Ví dụ: Khi giảng bài 2 – GDCD 12: Thực hiện pháp luật Để giúp học sinhhiểu rõ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện phápluật, giáo viên có thể lập bảng so sánh sau:

Các điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

Sử dụng PL Thi hành PL Tuân thủ PL Ap dụng PL Chủ thể Cá nhân,

Chủ độngthực hiệnnghĩa vụ(những việcphải làm)

Không làmnhững việc

mà pháp luậtcấm

(những việc không được làm)

Cơ quan nhà nướcchủ động ra quyếtđịnh hoặc thực hiệnhành vi pháp luậttheo đúng chứcnăng, thẩm quyềnđược trao

Bắt buộc tuân theocác thủ tục, trình tựchặt chẽ do phápluật quy định

b Sa bàn, phim ảnh, máy vi tính

- Sa bàn: Là một hình thức thích hợp để tái tạo một sự kiện, một trận đánh

giúp cho bài giảng được cụ thể hóa, gây được hứng thú cho học sinh trong học tập

và rất sinh động

Trang 10

Qua sa bàn giúp tái tạo lại trận đánh, giúp học sinh hiểu được truyền thốnghào hùng của dân tộc Qua đó giáo dục lòng yêu nước cho học sinh Sa bàn có thể

sử dụng khi dạy bài 14 – GDCD 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Ví dụ: khi dạy bài 14 GDCD 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, để giúp học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống chống giặc ngoại xâmcủa dân tộc Việt Nam, giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn phim tư liệu vềchiến thắng điện biên phủ Qua đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, giúp họcsinh thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

- Máy vi tính: Ngày nay máy vi tính đã được sử dụng rộng rãi vào giảng dạy

như một công cụ của giáo viên Máy vi tính có tác dụng trong việc rèn luyện tưduy, tạo hứng thú trong học tập Phần mềm dạy học tạo điều kiện để học sinh tìm

Trang 11

kiếm thông tin, tư liệu, giúp học sinh phát huy khả năng tự học, tự đánh giá, thựchiện nhiệm vụ học tập một cách tích cực và chủ động.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão tạo điều kiện cho việc đổimới phương pháp dạy học Công nghệ thông tin tạo ra những thay đổi của mộtcuộc cách mạng về giáo dục Nhờ cuộc cách mạng này mà giáo dục có thể thựchiện những tiêu chí mới: học mọi nơi, mọi lúc, học suôt đời, dạy cho mọi người vàmọi trình độ khác nhau

Việc sử dụng giáo án điện tử Powerpoint sử dụng thời gian trên lớp một cách

có hiệu quả hơn Với lượng thời gian ngắn ngủi của một tiết học, nếu biết điềuphối một cách hợp lí giữa kiến thức và tài liệu trực quan, người giáo viên có thểtruyền tải một lượng kiến thức đến học sinh, đồng thời có nhiều thời gian phát vấnlàm tăng tính chủ động của học sinh

Với việc sử dụng phần mềm Powerpoint, người giáo viên có thể chủ độngthực hiện các ý tưởng của mình vào bài giảng một cách sinh động, hiệu quả bàigiảng được tăng lên đáng kể nhờ việc kết hợp đưa vào bài giảng các phương tiệntrực quan như: hình ảnh, phim, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, Mặt khac, thông tincập nhật được từ internet là rất cần thiết cho việc dạy – học bộ môn, tạo nên sựmới mẻ, cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích từ thực tế cuộc sống Vớiviệc sử dụng phần mềm dạy học này, giáo viên có thể dễ dàng đưa những thôngtin cập nhật được vào bài giảng thông qua những đường link, không phải in ragiấy tốn kém Bên cạnh đó, việc sử dụng giáo án điện tử vào trong giảng dạy giúpgiáo viên có thể lưu giữ thông tin lâu, có thể dễ dàng bổ sung, sửa chữa thông tincho phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng Khảo sát hiệu quả tiếp thu từ phíahọc sinh cho thấy: Nếu dùng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng,bảng đen thì hiệu quả mang lại chỉ 30%, trong khi hiệu quả của phương phápMultimedia ( nghe – nhìn ) lên đến 70%

- Tham quan

Tham quan thực tế là cách khảo sát tình huống thông qua hiện trường để ngườihọc rút ra được những bài học thực tế và những giả định, những hướng phát triểntrong tương lai

Trong môn Giáo dục công dân để phục vụ đắc lực cho giảng dạy, thực hiệnnguyên lý gắn liền với thực tế theo phương châm “ tai nghe không bằng mắt thấy”giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, các viện bảotàng, các điển hình tiên tiến, Trong điều kiện trường có rất nhiều khó khăn đểmua sắm, để phục vụ dạy học cho bộ môn thì việc tổ chức cho học sinh đi thămquan là rất cần thiết Nó có tác dụng củng cố tri thức, phát triển óc suy luận, giáodục ý thức chính trị, truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức và thẩm mỹ chohọc sinh là rất cần thiết và có thể làm được Để tham quan đạt kết quả tốt, giáoviên cần vạch ra kế hoạch cụ thể, rõ ràng về thời gian và địa điểm, mục đích vàyêu cầu về nội dung Sau khi tham quan nên tổ chức thảo luận hoặc viết thu hoạch

để đánh giá kết quả

Ví dụ: Khi dạy bài: Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và tăngcường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước – GDCD 11, giáo viên có thể tổ chức

Trang 12

cho học sinh đi tham quan một số nơi điển hình sản xuất tiên tiến để giúp học sinhhiểu rõ hơn về các thành phần kinh tế.

Hay khi dạy bài: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc –GDCD 10, để học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dântộc ta, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan các viện bảo tàng, cáckhu di tích lich sử như: Bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng Hồ chí Minh,địa đạo Củ Chi, Chiến khu D, Qua đó, giáo dục lòng yêu nước cho các em vàcác em thấy được trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

2.3 Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học.

J A Comenxky đã khẳng đinh: “ Không có gì trong trí não nếu trước đókhông có gì trong cảm giác” Trong việc cụ thể hóa kiến thức, các tác giả thừanhận vai trò của các phương tiện trực quan, đồng thời nhấn mạnh cách sử dụngphương tiện trực quan, cho đây là yếu tố quyết định hiệu quả giảng dạy

Trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, các phương tiện dạy học (phươngtiện trực quan) có vai trò quan trọng Khi các em bắt đầu học môn Giáo dục côngdân, các em đã tích lũy được một số biểu tượng ban đầu từ thực tiễn cuộc sốnghoặc do trao đổi, học tập mà có Vì vậy để cho học sinh hiểu bài một cách sâu sắcthì phải xây dựng các khái niệm, phạm trù, quy luật, các chuẩn mực đạo đức từ sựquan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng Nhưng trong lớp học không phải lúc nàocũng có điều kiện quan sát, do đó giáo viên phải tạo ra cho các em quan sát hìnhảnh của các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên

và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được, qua đó khắc phục được nhữngkhoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, làm dễ dàng hóa quá trình nhận thức củahọc sinh, chuyển đối tượng mang tính chất trừu tượng sang cụ thể

Phát triển kĩ năng thực hành: Phương tiện trực quan trong dạy học sử dụng đểkích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức đầy đủ

và chính xác, đồng thời khắc sâu, mở rộng, củng cố và nâng cao những tri thứcđược lĩnh hội, góp phần rèn luyện tri thức, rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo cầnthiết, phát triển năng lực độc lập nghiên cứu, tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh

Học sinh tham quan trường Dục Thanh – Phan Thiết

Ngày đăng: 02/03/2015, 13:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, 11, 12 – Bộ giáo dục và đào tạo – Nxb Giáo dục - 2007 Khác
2. Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, 11, 12 – Bộ giáo dục và đào tạo – Nxb Giáo dục - 2007 Khác
3. Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học, giáo trình đại học – Nguyễn Cương – Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội – 1995 Khác
4. Một số giải phóng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT – Nguyễn Duy Bỉnh – Tạp chí giáo dục số 223 – 2009 Khác
5. Những vấn đề còn bất cập trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT – Đào Đức Doãn – Tạp chí Giáo dục số 223 – 2009 Khác
6. Sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông – Trần Quốc Đắc – Tạp chí giáo dục số 5 – 2001 Khác
7. Những kĩ năng và lời khuyên thực tế để cải tiến phương pháp giảng dạy – Nguyễn Đào – Quý Châu – Nxb Lao động – xã hội, HN – 2007 Khác
8. Vấn đề trực quan trong dạy học, tập 1: Cơ sở triết học của nhận thức trực quan – Phan Trọng Nho – Nxb ĐHQG HN – 2000 Khác
9. Phương pháp giáo dục Giáo dục công dân( tập đề cương bài giảng – lưu hành nội bộ) – TS Phí Văn Thức – TP HCM – 2006 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w