WS DAI HOC QUỐC GIA
TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
COO PHAPLY KEM SOATTAPTRUNG NTE
TRO PEAPLUAT CA RAKIM GH THE YATE APING COVEN
Trang 2
MUC LUC LOI MG DAU
CHƯƠNG I VAN DE CHUNG VE TAP TRUNG KINH TE 1 Nguồn gốc hình thành tập trung kinh tế
1.1 Trên thế giới
1.2 Ở việt nam
2 Khái niệm tập trung kinh tế 3 Một số hình thức tập trung kinh tế 4 Tác động của tập trung kinh tế 5 Tính cấp thiết của tập trung kinh tế
CHƯƠNG II HANH LANG PHAP LY VE KIEM SOAT TAP TRUNG KINH TE TAI VIET NAM
1 Quy định pháp lí về kiểm soát tập trung kinh tế
1.1 Khái niệm về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh và các và các văn bản pháp luật có liên quan
1.2 Các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế 1.3 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
1.4 Chế tài
2 Cơ quan quản lí
3 Đánh giá về môi trường pháp lí của hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam CHUONG III THUC TRANG VE KIEM SOAT TAP TRUNG
KINH TE TAI VIET NAM
Trang 31.1.Nhung van dé phap luat con dé trống
1.2 Những trở ngại khi tiền hành tập trung kinh tế tại việt nam
2 Nhóm biện pháp thực hiện
3 Một vài vụ kiểm soát tập trung kinh tế điển hình CHƯƠNG IV: ĐẺ XUẤT KIÊN NGHỊ
1 Môi trường pháp lý
2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tập trung kinh tế 3 Đối với cộng đồng doanh nghiệp
PHỤ LỤC 1 TÔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN THÉ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA
PHỤ LỤC 2 MẪU HỖ SƠ
° Mẫu hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
° Mẫu đơn đề nghị miễn trừ đối với vụ việc tập trung kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh sách tài liệu
Trang 4Lời mớ đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế việt nam hiện nay đang có những bước phát trién mạnh mẽ và có những biến chuyên lớn, nhất là khi việt nam là thành viên của WTO cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của các dự án đầu tư Từ năm 2007 trở đi thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất nhanh Đặc biệt trong lĩnh vực sáp nhập — mua lại doanh nghiệp (M&A) ngày càng nở rộ Năm 2008 là thời kì nền kinh tế thế giới bị suy thoái dẫn đến hàng loạt các vụ (M&A) tăng lên nhanh chóng vì nó giải quyết được vấn đề tài chính của các công ty sắp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể Nhưng bên cạnh đó thì các cơng ty có tìm lực kinh tế mạnh tranh thủ thâu tóm và thống lĩnh thị trường bằng hình thức tập trung kinh tế không lành mạnh gây hạn chế cạnh tranh Các hoạt động tập trung kinh tế mặc dù đã được nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng tập trung kinh tế vẫn được xem là khá mới mẻ với Việt Nam nhất là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên sẽ rất nguy hiểm khi các cơng ty có tiềm lực mạnh trên thế giới xâm nhập vào thị trường trong nước gây lũng đoạn nên kinh tế Trước những vấn đề đang xảy ra thì đề tài của chúng tôi xin đề cập đến các vấn dé sau:
Đề tài nghiên cứu hướng tới người đọc hiểu được thế nào là tập trung kinh tế, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành phát triển và các hoạt động tập trung kinh tế trên thực tiễn Đồng thời đề tài cũng hướng tới những nhà lập pháp, giúp tìm ra những khuyết điểm và sai sót trong những văn bản pháp luật về tập trung kinh tế và đề xuất một số ý kiến đóng góp đề khắc phục những nhược điểm trên, so sánh đối chiếu với một số mơ hình kiểm sốt tập trung kinh tế trên thế giới đề tìm ra điểm tiến bộ và hạn chế Đề tài còn hướng tới các doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp biết được trình tự
thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh khi gặp phải lĩnh vực chịu sự kiểm soát của cơ
quan quản lí cạnh tranh, nguy cơ xấu tìm an trong kinh doanh
Đề tài tập trung nghiên cứu vào pháp luật cạnh tranh việt nam và các văn bản có liên
quan đến kiểm soát tập trung kinh tế tại việt nam Đồng thời thu thập các bài viết số liệu
có liên quan đến tập trung kinh tế trong nước và ngoài nước, tìm hiểu và nghiên cứu pháp
Trang 5luat vé tap trung kinh tế của một số nước trên thé giới để làm cơ sở cho việc phân tích và
so sánh các vấn đề tập trung kinh tế của việt nam hiện nay
Đề tài dựa trên các tài liệu có sẵn trên thực tế cộng với các số liệu thu thập, áp dung tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của luật học như: phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, đánh giá những vụ việc xảy ra trên thực tế
Trang 6CHUONG I: VAN DE CHUNG VE TAP TRUNG KINH TE 1 NGN GĨC HÌNH THÀNH KIÊM SOÁT TẬP TRUNG KINH TÉ
1.1 TRÊN THÉ GIỚI
Khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển mạnh trên thế giới, các công ty xuất hiện ngày càng nhiều, pháp luật các nước cho các công ty được tự do kinh doanh, tự do lap
hội, tự do thỏa thuận, tự do cạnh tranh Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế
trong nước và trên thế giới thì các cơng ty gặp khơng ít những khó khăn như: sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty với nhau, những thời kì suy thối nền kinh tế trên thế giới điển hình là các cuộc suy thối 1929-1933(tại Hoa Kì), suy thoái 1997-1999(xuất phát tại Thái Lan) làm cho các công ty vừa và nhỏ gặp điêu đứng, nhiều công ty dẫn đến phá sản Hiện tượng các công ty lớn ra sức thu gom các công ty gặp nạn hoặc các công ty liên kết với nhau đề vượt qua khó khăn và tăng cường khả năng cạnh tranh.Số lượng các công ty giảm mạnh, tính cạnh tranh giảm xuống hình thành các công ty độc quyên, các tập đồn, q trình tập trung kinh tế ngày càng mạnh mế(tích tụ tư bản cao) một số công ty độc quyền và tập đoàn lớn làm lũng đoạn thị trường nền kinh tế suy giảm, xuất hiện ngày
càng nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh tạo nên sự bắt ồn cho nên kinh tế Thấy được điều đó một số nước đã ban hành một số điều luật nhằm kiểm soát tập trung kinh tế
Giai đoạn đầu các quy định chủ yếu được cụ thể hóa trong bộ luật dân sự của các nước như: Bộ luật dân sự Pháp(1804) điều 1382-1383,bộ luật dân sự Italia(1865) điều
1151,1152
Sau đó cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường, mức độ phức tạp ngày càng cao
Trang 7Hoa ki duge xem 1a quéc gia có đạo luật chống độc quyền và hạn chế cạnh tranh hoàn
thiện, sớm nhất và mang lại hiệu rất lớn như: Đạo luật sharman(1890) nhằm chống lại một
số tập đồn khơng lồ ở Hoa kì, đạo luật Robinson patman(1936)
Sau hoa kì là hang loạt các nước châu âu(Anh,Pháp,Italia ),châu á(Nhật,Trung Quốc)
lần lượt ban hành pháp luật cạnh tranh nhằm kiểm soát tập trung kinh tế “Đến nay theo thống kê của hội nghị liên hợp quốc về thương mại vá phat trién(UNCTAD) trên thế giới (2003) có khoản 100 quốc gia,vùng lãnh thổ có luật điều tiết cạnh tranh và chống độc
quyền” 1
1.2 TAI VIET NAM
Những lý thuyết về quản lí cạnh tranh và chống độc quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản chủ nghĩa nơi có nền kinh tế thị trường, các công ty
được tự do kinh doanh Tại Việt Nam sau khi giành độc lập đến 1986 nhà nước chủ
trương đưa nên kinh tế việt nam theo hướng tập trung bao cấp, nơi mà chỉ tồn tại các loại hình kinh tế nhà nước, hợp tác xã Nhà nước độc quyền trong sản xuất kinh doanh vì thế pháp luật về cạnh tranh chưa được hình thành Việc đổi mới nền kinh tế từ tập trung kinh tế sang kinh tế thị trường đã dần phát triển thêm nhiều mối quan hệ trong thương mại
nhiều thành phần kinh tế xuất hiện Do muốn tạo lập một nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhà nước tập trung tạo lập một một công cụ dé quan li thi trường các chế định về quản lí kinh doanh, quản lí cạnh tranh được ra đời nhằm bảo vệ
nên kinh tế được ôn định Trong những năm đầu đổi mới nền kinh tế pháp luật kinh tế chỉ tập trung vào các chế định khẳng định quyền tự do kinh đoanh như: Luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty 1990 Tiếp đến là pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh ( pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989)
Quyền tự do kinh doanh, tự do thỏa thuận ngày càng được thừa nhận đã tạo nên môi
trường cạnh tranh, việc cạnh tranh khơng cịn mới mẻ Đáp ứng yêu cầu nhà nước cần quản lí nền kinh tế vì vậy đạo luật đầu tiên ghi nhận trực tiếp về quyền cạnh tranh của
' Nguồn: pháp luật cạnh tranh tại việt nam - nxb tư pháp hà nội 2006 - trang 69-77; kiém soat tap trung kinh tế kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn việt nam - Bộ công thương - trang 19-26
Trang 8doanh nhân là luật thương mại 1997 được quy định tại điều 8, điều 9 Nhưng luật thương
mại 1997 chủ yếu quy định và điều chỉnh những hành vi thương mại của thương nhân nên các quy định về cạnh tranh cũng không được dé cap dén nhiéu va dan lang xuống
Sau đó nhiều nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cam vi du: trong lĩnh vực quảng cáo, sở hữu trí tuệ, giá cả Các
văn bản trên chủ yêu là chú trọng vào việc nhắn mạnh nhiệm vụ quản lí của nhà nước còn vấn để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh thì đế cập chưa cao
Vào thập niên thứ hai của q trình đơi mới nền kinh tế nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ là
cần có một đạo luật về cạnh tranh nhằm đưa nên kinh tế theo kịp với các nước khác trên
thế giới, đầy mạnh phát triển kinh tế đồng thời quán lí giám sát hoạt động cạnh tranh được lành mạnh, bảo vệ các công ty Ngày 03/12/2004 quốc hội đã thông qua luật cạnh tranh
và có hiệu lực ngày 01/7/2005 Được xem đây là đạo luật hoàn chỉnh nhất của Việt Nam
về kiểm soát tập trung kinh tẾ.2 2 Khái niệm tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế tại viết nam được hiểu dưới ba góc độ cơ bản sau:
Mot la: voi tinh chat gắn liền với cấu trúc thị trường thì tập trung kinh tế được hiểu
là quá trình mà một số các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi
thông qua các hành vi sáp nhập, thông qua hành vi tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất Với cách tiếp cận này giúp làm rõ nguyên nhân và hậu quả của tập trung kinh tế đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh và cũng coi hiện tượng tích tụ là một phần của tập trung kinh tế
Hai là: với tính chất là hành vi của doanh nghiệp thì tập trung kinh tế được hiểu là
sự tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản hay một tư bản này thu hút tư bản khác Với
khái niệm này cho thấy được hình thức và bản chất của tập trung kinh tế
? Nguồn: pháp luật cạnh tranh tại việt nam - nxb tư pháp hà nội 2006 - trang 88-91
Trang 9Ba là: dưới góc độ của pháp luật Luật cạnh tranh 2004 không dưa ra khái niệm thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ đưa ra các trường hợp của tập trung kinh tế và coi đây là các trường hợp gây hạn chế cạnh tranh được quy định tại điều 3 của luật cạnh tranh” sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giũa các doanh nghiệp, các trường hợp kác của quy định pháp luật”
3 Một số hình thức tập trung kinh tế
Dựa vào mức độ liên kết, hành vi tập trung kinh tế được chia thành hai loại tập
trung kinh tế chặt chẽ (tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt chẽ
Hoạt động tập trung kinh tế chặt chẽ được hiểu là: Các doanh nghiệp có
mối liên hệ chặt chẽ, liên quan với nhau sẽ liên kết với nhau đề tạo thành một thê thống nhất ví dụ: doanh nghiệp A chuyên sản xuất ra những sản phẩm mà doanh nghiệp B cần để làm nguyên liệu tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp Hoặc là những doanh nghiệp sản xuất theo hướng chuyên mơn hóa theo dây truyền
Hoạt động tập trung kinh tế không chặt chẽ được hiểu là: Việc các doanh nghiệp tham gia vẫn là những chủ thê độc lập dưới góc độ pháp luật, song chúng chịu sự chi phối bởi các doanh nghiệp khác Bằng hành vi mua lại hoặc liên doanh, các doanh nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ với nhau thành liên minh hoặc nhóm doanh nghiệp theo tập đoàn Trong đó, bằng quyền của chủ sở hữu, các doanh nghiệp có thể chỉ phối các doanh nghiệp mà nó có phần vốn góp hoặc cơ phần
Dựa vào vị trí các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp dộ kinh doanh của ngành kinh tế - kĩ thuật thì được chia theo: chiều ngang,chiều dọc,chiều chéo (dạng hỗn hợp hày theo tập đoàn)
Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong cùng một thị trường liên quan (san phẩm và địa
lý) Sự gia tăng tập trung theo chiều ngang đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện
Trang 10cạnh tranh theo giá và giảm động lực sáng tạo, gây bat loi cho các đối thủ cạnh tranh và tiềm ấn nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu dùng
Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán với nhau
Tap trung kinh té theo chiéu chéo (conglomerate): 1a sự hợp nhất, sáp nhập,
mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản
phẩm đồng thời cũng khơng có mối quan hệ khách hàng với nhau Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là nhằm phân tán rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
Thực tế thấy rằng việc tập trung theo dạng tập đoàn cũng có tác động tiêu cực đến
cạnh tranh:
Các doanh nhiệp theo dạng tập đoàn có lợi thế cạnh tranh trong việc tiết kiệm chỉ
phí khi có nhu cầu tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo với tài chính hùng mạnh thì các tập đồn có thể gây ảnh hưởng đến chính trị
Với nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực nên các tập đồn có thể phân tán các rủi ro khi đó các doanh nghiệp nhỏ chỉ kinh doanh một vài ngành nghề sẽ gặp bắt lợi khi có chung thị trường kinh đoanh với các tập đoàn lớn
Việc tập trung các doanh nghiệp thành một tập đoàn hùng mạnh trên thị trường sẽ
làm triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ khác, việc quản lí kiểm sốt
kinh tế cũng gặp khó khăn
Trang 114 Tác động cúa tập trung kinh tế
Tác động của tập trung kinh tế được coi là một hiện tượng ,trào lưu từng diễn ra
trong lịch sử nhiều nước trên thế giới và kèm theo đó là tác động đến đời sống kinh tế xã
hội Được nhìn nhận dưới hai góc độ:
Dưới góc độ từ lợi ích doanh nghiệp tham gia
Tập trung kinh tế xem là con đường ngắn nhất đề các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tích tụ nguồn lực và thị trường mà không tốn kém quá nhiều thời gian
Tạo khả năng hợp tác sâu sắc trong kinh doanh thong qua các hành vi như mua một phần cô phần của nhau,liên doanh Giúp các bên chia sẽ rủi ro cho nhau Tập trung kinh tế có thể là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc
cơ cấu lại hoạt động kinh doanh
Dưới góc độ của thị trường cạnh tranh
Các nguồn lực được tập trung lại giúp kinh doanh hiệu quả hơn tránh tình trạng manh mún nhỏ lẻ
Việc tập trung kinh tế về cơ bản là không làm giảm sự cạnh tranh mà nó chỉ giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Trong thị trưởng cạnh tranh thì tập trung kinh tế là hoạt động bình thường của doanh nghiệp đồng thời giúp nâng cao tiềm lực kinh tế
5 Tính cấp thiết của tập trung kinh tế
Trong nên kinh tế thị trường việc một hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có khả năng dẫn đến độc quyền và hạn ché cạnh tranh vì thế nhà nước cần có cơ chế đề kiểm sốt q trình này
Với tính chất là một sinh hoạt kinh tế, tự do cạnh tranh tự nó có thé dan tới nguy cơ cản trở hoặc tiêu hủy cạnh tranh.Nhà nước có thể lựa chọn nhiều phương cách đề ứng xử
Trang 12Hoặc tin vào sự tự điều chỉnh của thị trường,tin vào sự hợp lý của quá trình tập
trung kinh tế hướng tới độc quyền mà chủ trương không can dự
Hoặc can thiệp dé tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra bằng cách ngăn chặn độc
quyén,chia nhỏ doanh nghiệp độc quyền, cắm thỏa thuận đề tạo vị thế thống lĩnh
thị trường
Hoặc chấp nhận vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của một số doanh nghiệp song giám sát,ngăn ngừa sự lạm dụng vị trí đó
Hoặc cơng hữu hóa doanh nghiệp có vị trí độc quyền, đặt chúng dưới sự quản lí
Trang 13CHƯƠNG II HANH LANG PHAP LY VE KIEM SOÁT TAP TRUNG KINH TE TAI VIET NAM
Với nền kinh tế thị trường non trẻ; cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tô chức kinh tế thế giới WTO đã tạo cho nhà kinh doanh Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng lắm thách thức Như một lẽ tự nhiên nhà kinh doanh muốn doanh nghiệp mình ton tai và phat trién trén thi trường thì phải tìm cách nâng cao năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Một trong những cách tăng thêm năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp được các nhà kinh
doanh thực hiện phổ biến trong kinh doanh là tập trung các nguồn lực kinh tế lại với nhau
Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của các nhà kinh doanh, theo các nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập hội được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện Điều này, ở nước ta được ghi nhận trong Hiến pháp,
Bộ luật Dân sự và trong Luật Doanh nghiệp Tuy nhiên tự do nào cũng cần có giới hạn
Tiếng gọi của lợi nhuận nhiều khi đã làm cho các doanh nghiệp vơ tình hay có ý vượt qua biên giới của quyền tự đo đó Và vào điểm giới hạn đó, pháp luật cạnh tranh xuất hiện đảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận cùng những khả năng sẵn có của mình bằng những phương thức chân chính Chính vì thế hiểu biết về môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng giúp các nhà kinh doanh thực hiện tập trung kinh tế thành công, trong chương II này chúng tôi mạn phép phân tích về hành lang pháp lý kiểm soát tập trung kinh tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Dưới đây là bảng thống kê những văn bản luật và văn bản dưới luật quy định về tập trung kinh tế
Trang 14
Luat Doanh nghiép Diéu 152, 153 Luat Canh tranh Diéu 16 dén 24
im Điều 21, 25, 26
Í Luật Chứng khoán Điều 29,32, 69
Nghị định
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày I5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy
định chỉ tiết thi hành Luật Cạnh tranh
'_Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30
tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
cạnh tranh
Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 8 năm 2006 Về đăng ký kinh doanh
Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc đăng ký lại, chuyền đồi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh
Trang 15Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy
định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành 2006 một số điều của Luật Đầu tư
Các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành (tài chính, thuế, ngân
hàng, bảo hiểm, đất đai, bắt động
sản, bưu chính viễn thông )
Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh
1 Quy định pháp lí về kiểm sốt tập trung kinh tế
1.1 Khái niệm về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh và các và các văn bán pháp
luật có liên quan
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam không thiết kế mơ hình kiểm sốt tập trung kinh tế theo các dạng như các nước trên thế giới mà thiết kế theo các hình thức pháp lý của tập trung kinh tế nhằm tạo cơ sở cho các quy định có liên quan Theo Điều 16 Luật Cạnh tranh do Quốc hội ban hành ngày 3/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005 thì: "Tập rung kinh té là hành vì của doanh nghiệp bao gôm: (1) Sáp nhập doanh nghiệp; (2) Hợp nhất
Trang 16doanh nghiệp; (3) Mua lại doanh nghiệp; (4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (5) Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật"
* Tập trung kinh tế ” là khái niệm dùng dé chỉ sự tích tụ, tập trung của doanh nghiệp
trên thị trường nhằm hình thành doanh nghiệp lớn hơn
Luật cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới ngoài việc quy định các hình thức tập trung kinh tế cơ bản như: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp, còn đưa ra các hình thức tập trung kinh tế khác thông qua việc kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp như:
° Một doanh nghiệp dành được quyền sở hữu hoặc quyền định đoạt cô phần theo ủy quyền ( gọi tắt là doanh nghiệp kiểm soát) của doanh nghiệp khác ( gọi tắt là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ để chiếm được tên 50% quyền bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh
nghiệp bị kiểm soát đủ đề doanh nghiệp kiểm soát chỉ phối các quyết định quan trọng của doanh nghiệp bị kiểm soát
° Thành viên trong ban giám đốc của một doanh nghiệp kiêm nhiệm thêm chức vụ
trong ban giám đốc của doanh nghiệp khác ( đối thủ cạnh tranh trên thị trường) và có ảnh
hưởng nhất định đến môi trường cạnh tranh Ví dụ: việc kiêm nhiệm có thé dẫn tới việc
kiểm sốt hành chính nếu quyết định cuả họ liên quan đến đầu tư và sản xuất, ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược chung của các doanh nghiệp về giá cả, về phân chia thị trường và các hoạt động thông đồng khác; kiêm nhiệm chức vụ có thể tạo ra sự liên kết theo chiều dọc giữa nhà cung cấp và khách hàng
Cụ thể hơn, Điều 17 Luật Cạnh tranh đưa ra khái niệm pháp lý của các hình thức tập
Trang 17© Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt su ton tại của doanh nghiệp bị sáp nhập
o Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,
đồng thoi cham ditt su tôn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhát
So Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phan tai san
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chỉ phối tồn bộ hoặc một ngành nghề của
doanh nghiệp bị mua lại
o Liên doanha giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phân tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới
Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định các hình thức tập
trung kinh tế theo luật định, phân biệt với các hình thức tích tụ vốn khác
Định nghĩa về hành vi sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp tại khoản 1, khoản 2 điều 17 Luật cạnh tranh về cơ bản là phù hợp với điều 94, điều 95 của Bộ luật Dân sự; điều
152 và điều 153 Luật doanh nghiệp 2005 Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 xác định cụ
thé việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp được thực hiện ở những doanh nghiệp cùng loại Do vậy có thê hiểu các định nghĩa nêu trên một cách đầy đủ thơng qua các quy định có liên quan tại luật doanh nghiệp 2005
4 Thông thường ở Việt Nam, cứ nói đến liên doanh là chúng ta nghĩ ngay đến liên doanh với nước ngồi vì hình thức này được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên thuật ngữ liên doanh cũng xuất hiện ở một số văn bản khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước nhưng khơng có định nghĩa cụ thể Luật Cạnh tranh đã đưa ra khái niệm về liên doanh nhưng khơng nói đến quốc
tịch của các bên liên doanh, do đó có thẻ hiểu rằng việc liên doanh có thể tiền hành giữa các doanh nghiệp
'Việt Nam với nhau hoặc giữa một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam với một hoặc nhiều doanh nghiệp
nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập một doanh nghiệp mới
Trang 18Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp
một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới
Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cũng nhằm mục đích tạo ra chủ thể pháp lý mới trên thị trường có sức mạnh kinh tế lớn hơn, song sự khác biệt cơ bản giữa hai hành vi được thể hiện ở chỗ: đối với hành vi hợp nhất hợp nhất doanh nghiệp, sau khi chuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp đề hình
thành doanh nghiệp mới thì sự ton tại của các đoanh nghiệp bị hợp nhất chấm đứt về mặt
pháp lý Còn đối với hành vi liên doanh, các doanh nghiệp chỉ góp mot phan tai san, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hình thành một doanh nghiệp mới, song các doanh nghiệp góp vốn liên doanh vẫn tồn tại địa vị pháp lý của mình
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua một phần hoặc toàn bộ tài sản, cô phần của doanh nghiệp khác đủ đề kiêm soát, chỉ phối hoạt động một hoặc toàn bộ ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại
Hành vi mua lại doanh nghiệp có sự khác biệt cơ bản với hành vi sáp nhập, hợp
nhấp hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp Hành vi mua lại doanh nghiệp là việc doanh
nghiệp dùng sức mạnh tài chính để mua tồn bộ hoặc một phần tài sản, cổ phần của doanh
nghiệp khác và tài sản bị mua lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mua lại sau khi mua lại doanh nghiệp, doanh nghiệp bán tài sản khơng cịn quyền tài sản như đối với doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập hay doanh nghiệp bị hợp nhất trong các trường hợp liên doanh, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp mà tài sản được chuyển quyền sở hữu sang doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp bị mua lại thường trở thành công ty con hoặc chi nhánh của doanh nghiệp mua lại
Trang 19Hình 2.1: Tập trung kinh tế trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh
Thảo thuận hạn chế =
Lam dung vi tri thing)
lĩnh thị trường Lạm < dụng vị trí độc quyền hành vi
Nguồn: cục quản lý cạnh tranh
Trang 20Từ các quy định trên, có thé thấy:
Thứ nhất, về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại Việc mua lại khơng phải là q trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên Sau khi mua lại, doanh nghiệp nắm quyền sở hữu có thé thực hiện việc sáp nhập
hoặc không Nếu thực hiện việc sáp nhập thì sự thơng nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập và việc mua lại chỉ là tiền đề đề có được quyết định sáp nhập Khi các
doanh nghiệp tham gia đang hoạt động trên cùng thị trường liên quan thì việc mua lại đã làm
cho quan hệ cạnh tranh giữa họ khơng cịn tồn tại Các hình thức mua lại không bị coi là
tập trung kinh tế bao gồm: "Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh
nghiệp khác nhằm mục đích bản lại trong thời hạn dài nhát là 01 năm Doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chỉ phối doanh nghiệp bị mua lại; hoặc
Doanh nghiệp thực hiện quyền kiểm soát/chỉ phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt
được mục đích bán lại" (Điều 35 Nghị định 116/2005)
Thứ hai, Về quyền chỉ phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, pháp luật cạnh
tranh quy định quyển kiểm soát hoặc chỉ phối được hiểu là trường hợp doanh nghiệp mua
lại dành được quyển Sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ chiếm được trên
50% quyên bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy
định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp mua lại chỉ phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soáis Luật Doanh
nghiệp năm 2005 không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thề hiện mối quan hệ sở hữu
được xác lập từ việc mua lại hay góp vốn Theo đó, một cơng ty được coi là công ty mẹ của
công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phô thông đã phát hành của cơng
ty đó;
Š Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005
Trang 21(b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tắt cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
(c) Có quyền quyết định việc sửa đồi, bổ sung Điều lệ của cong ty dds
Về ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản trên là tương đồng, song về căn cứ xác định và giá trị ứng dụng lại có những khác biệt đáng kể Luật Doanh nghiệp cơ bản dựa trên mức vốn sở hữu hoặc giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh
nghiệp trong khi Luật Cạnh tranh đã quy đôi mức sở hữu thành giá trị của quyền biểu quyết trong bộ máy quản lý đẻ xác định Mặt khác, Luật Doanh nghiệp còn sử dụng quyền quyết định đến việc sửa đôi, bỗ sung điều lệ làm một trong những trường hợp xác lập quan hệ mẹ -
con, trong khi Luật Cạnh tranh sử dụng, quyền chi phối các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ xác định
Hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phẫn tài sản, quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình đề hình thành một doanh nghiệp mới: Liên doanh là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua việc cùng tham gia thành lập một doanh nghiệp mới Nói cách khác, sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo nên mối liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia Xét về bản chất, hoạt động liên doanh đồng nghĩa với hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Đầu tư Thế nên, ngoài các
quy định của Luật Cạnh tranh, hoạt động liên doanh còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy định
về đăng ký kinh doanh, về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư trong các văn bản nói trên
1.2 Các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế
Luật Cạnh tranh sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và là tiêu chí duy nhất đề xác định cách thức xử lý Những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn làm
hạn chế cạnh tranh Theo đó, việc tập trung kinh tế đã hình thành một doanh nghiệp hoặc
nhóm doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan và làm cho các doanh nghiệp còn lại chỉ là thiểu số trên thị trường Điều này cho thấy sự thay đồi cơ bản, đột ngột trong tương quan cạnh tranh và câu trúc cạnh tranh trên thị trường Do đó, những trường hợp
“Khoản 15 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005
Khoản 4 điều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004
Trang 22trên luôn bị coi là làm giảm, làm cản trở và sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể Đối với những trường hợp này, doanh nghiệp bị cấm thực hiện tập trung kinh tế, trừ khi nếu doanh
nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và có thể được xem xét miễn trừ:
() Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản (thẩm quyền xem xét quyết định thuộc về Bộ trưởng Bộ Thương
mại - nay là Bộ Công thương);
(ii) Viéc tap trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiền bộ kỹ thuật, công nghệ (Do Thủ tướng Chính phủ quyết định) (điều 18, 19, 25
Luật Cạnh tranh)
Khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên thị trường liên quan thì sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thơng lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau khi tập trung Lúc này, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh chỉ là các biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường nên chưa chứa đựng những nguy cơ đe dọa đến trật tự cạnh tranh trên thị trường
Việc sử dụng yếu tố Zhj phân kết hops lam can cir dé kiểm soát tập trung kinh tế cho thay Luật Cạnh tranh của Việt Nam chỉ kiếm soát các trường hợp tập trung kinh tế theo chiều ngang Vì vậy, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp không
cùng thị trường liên quan thì khơng chịu sự kiểm soát của Luật Cạnh tranh
Bên cạnh Luật Cạnh tranh, các văn bản luật khác cũng có những quy định liên quan đến tập
trung kinh tế như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng khốn được tóm lược ở dưới đây
ÊKhoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh quy định: thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh
nghiệp tham gia vào tập trung kinh tê
Trang 231.3 Thú tục thông báo tập trung kinh tế
Luật Cạnh tranh quy định về thủ tục thông báo (từ Điều 20 đến Điều 26) trong đó đề cập đến những van dé sau day:
- Đối tượng áp dụng: Các trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp doanh
nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Trách nhiệm của các doanh nghiệp có liên quan: Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải làm hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo điều 21 Luật Cạnh tranh đề nộp cho co quan có thấm quyền và chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế cung cấp những thông tin cần thiết về tài chính, về sản phẩm, về thì phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan trong hai năm liên tiếp gần nhất làm co sở đề cơ quan có thầm quyền phân tích, đánh giá vụ việc
- Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh: Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền kiểm sốt tập trung kinh tế bằng việc xem xét hồ sơ thông báo và trả lời thông báo tập trung kinh tế Nội dung trả lời thông báo tập trung kinh tế phải xác định tập trung kinh tế thuộc
một
trong hai trường hợp sau:
() Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cắm; hoặc
(ii) Tap trung kinh tế bị câm theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này, lý do câm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời
- Quan hệ giữa thủ tục thông báo và các thủ tục khác có liên quan đến tập trung kinh té Ngồi thủ tục thơng báo, tùy từng hình thức tập trung kinh tế mà các doanh nghiệp tham gia có thể phải thực hiện các thủ tục khác nếu được tiến hành tập trung kinh tế Đối với
hình thức sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp phải thực hiện thêm thủ tục tổ chức lại theo
Trang 24von, chuyén nhuong cổ phần, ); hình thức liên doanh cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh hoặc
thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư đề thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật về
doanh nghiệp hoặc luật đầu tư Về thời gian giữa thủ tục thông báo theo Luật Cạnh tranh và các thủ tục có liên quan nói trên, thủ tục thơng báo phải được thực hiện trước Các doanh
nghiệp chỉ được các thủ tục khác sau khi cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản khăng định việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cắm
- Quy định về thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế: 45 ngày kê từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, có thể gia hạn trong những trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp theo quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh Việc gia hạn không quá 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày
- Trách nhiệm đảm bảo tính trung thực của hô sơ: Các doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm này
- Mẫu hô sơ, giấy tờ ban hành kèm Quyết định 17/QĐ-QLCT của Cục QLCT về việc
ban hành một số mẫu giấy tờ theo quy định của Luật Cạnh tranh ban hành ngày
04/07/2006 (xem Phụ lục 1)
Quy trình và thủ tục xem xét miễn trừ đối với các vụ việc tập trung kinh tế được minh
họa như trong sơ đồ sau:
Trang 25Hình 2.2: Thủ tục xem xét miễn trừ | Doanh nghiệp mD uyêt định miêt
Trang 261.4 Chế tài
Việc xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế (tiến hành tập trung kinh tế trong những trường hợp bị cắm hoặc tập trung kinh tế mà không thông báo khi thuộc những trường hợp phải thông báo) được thực hiện theo quy trình tố tụng cạnh tranh, trong đó cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Các biện pháp xử phạt bao gồm: phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi Theo đó, phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh bị cắm;
phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung
kinh tế đối với sáp nhập, mua lại bị cắm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc
doanh nghiệp khác phải sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc một phần tài sản; phạt tiền từ 5%
đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với hợp nhất, liên doanh bị cắm trong trường hợp làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan một cách đáng kể; phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo
quy định của Luật Cạnh tranh Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị buộc thực hiện chia tách
các doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bị
buộc phải bán tài sản đã mua (Điều 25 đến điều 29 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng
09 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh) 2 Cơ quan quản lý
Theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, việc kiểm soát các hành vi nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan là:
(1) Cơ quan quản lý cạnh tranh» có chức năng: Kiêm sốt q trình tập trung kinh tế;
° Co quan quản lý nhà nước về cạnh tranh là Cục Quản lý Canh tranh được thành lập theo Nghị Định 06/2006/NĐ-
CP ngày 09/01/2006
Trang 27Thẩm định hồ sơ thông báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ
chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung
kinh tế) ;
(đi) Hội đằng cạnh tranhuo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện việc thông báo;
(ii) Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kê hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch - Đầu tư) thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhat,
mua lại, liên doanh
(iv) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, )) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các trường hợp tập trung kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật
3 Đánh giá về môi trương pháp lý cúa hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam Qua việc phân tích pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế và các quy định có liên quan trong một số lĩnh vực pháp luật khác trên đây, có thê đưa ra một số đánh giá khái quát trên
tinh than pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam hiện nay về cơ bản đã hình thành với
đầy đủ những nội dung cần thiết về quy định pháp lý, thể chế giám sát, kiểm soát tập trung kinh tế Các quy định về các vấn đề này về cơ bản được xây dựng theo đúng truyền thông của pháp luật cạnh tranh hiện đại Tuy nhiên, vi ra doi trong bối cảnh một nền kinh tế chuyên đổi, nên môi trường pháp lý về tập trung kinh tế vẫn còn một số điểm khiếm khuyết
cân được bô sung, hoàn thiện như sau:
'° Hội đồng Cạnh tranh được thành lập theo Nghị Định 05/2006?NĐ-CP ngày 09/01/2006 Ngày 12/06/2006 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định só 843/2006/QĐ-TTg bổ nhiệm các
thành viên của Hội đồng Cạnh tranh Chủ Tịch Hội đồng Cạnh tranh là ông Phan Thế Ruệ nguyên Thứ trưởng Bộ
Thương mại; 2 phó Chủ Tịch là các ơng Đình Trung Tụng Thứ trưởng Bộ Tư pháp và Trương Chí Trung Thứ
Trưởng Bộ Tài chính cùng 8 vi Ủy viên Hội đồng ngày 8/8/2008 Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 1076/QĐ-
TTg cử ông Lê Danh Vĩnh Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Hội đồng Cạnh tranh thay cho
ông Phan Thế Ruệ
Trang 28Thứ nhất, Luật Cạnh tranh chưa đề cập đến việc kiểm soát đối với tập trung kinh tế theo kinh tế này, có khả năng xảy ra trong tương lai cùng với sự đa dạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường, và vẫn có thể gây hạn ché cạnh tranh ở mức độ nhất định trong những điều kiện nhất định
Thứ hai, Ngồi các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong mục 3
chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II - Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh
tranh, hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể Luật Cạnh tranh vẫn chưa có quy định để
trao quyền cho cơ quan quán lý cạnh tranh trong việc xây dựng nội dung thẩm tra trong thủ tục thông báo, thủ tục miễn trừ các trường hợp tập trung kinh tế và quy ché kiêm soát tập trung kinh tế Nếu khung pháp lý này được hoàn thiện, doanh nghiệp có thể hình dung được phạm vi của quyền tự do kinh doanh liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, góp vốn thành lập doanh nghiệp: ' mà họ muốn thực hiện
Thứ ba, về tông thể pháp luật liên quan đến tập trung kinh tế bao gồm các quy định thuộc nhiều chế định pháp luật khác nhau, trong đó cơ bản là pháp luật về tô chức lại doanh nghiệp, pháp luật về thực hiện quyền góp vốn, mua cơ phần, chuyên nhượng vốn góp: ;
pháp luật đầu tư, pháp luật chứng khoán ' Trong các lĩnh vực này, bước đầu đã có sự quan tâm ở mức độ nhất định đến việc kiểm soát kinh tế bằng quy định dẫn chiếu đến các quy định của Luật Cạnh tranh Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế với thủ tục quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu
tưi i., chưa có quy chế liên kết làm việc giữa cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm sốt
tập trung kinh tế là Cục QLCT với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nói trên Mặc dù đã có sự liên kết về mặt pháp lý nhưng thiếu quy định về cơ chế phối hợp trong quá trình thực thi thì việc kiểm sốt tập trung kinh tế trên thực tế là khó thực hiện
Trang 29CHƯƠNG III THUC TRANG VE KIEM SOAT TAP TRUNG KINH TE TAI VIET NAM
1 Những vấn đề bắt cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về hiện tượng tập trung kinh tế
Như đã phân tích ở chương II thì tại Việt Nam hiện nay, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động tập trung kinh tế được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác
nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng
khoán 2006; Luật Đầu tư 2005,
Do chịu sự điểu tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động tập trung kinh tế vẫn tôn tại những cách hiểu khác nhau như:
- Luật Cạnh tranh 2004, hoạt động tập trung kinh tế được xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động tập trung kinh tế được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”;
Tuy nhiên các quy định trong các văn bản hiện hành không đối chọi nhau mà tạo ra cơ chế phối hợp đề kiểm soát tập trung kinh tế, ví dụ sự phối hợp giữa pháp luật canh tranh và pháp Luật doanh nghiệp — theo đó pháp luật về doanh nghiệp sẽ thừa nhận quyền được
tập trung kinh tế của nhà kinh doanh, quy định về thủ tục pháp lý đề họ thực hiện các hoạt
động sáp nhập, hợp nhất, mua lại và góp von dé bao dam trật tự pháp lý trong kinh doanh,còn Pháp luật cạnh tranh kiểm soát các hiện tượng tập trung kinh tế có khả năng đe dọa đến trật tự cạnh tranh của thị trường bằng hai cơ ché, đó là: (1) Cắm đoán các trường hợp tập trung kinh tế làm tốn hại đến tình trạng cạnh tranh; (2) Kiểm sốt các trường hợp có khả năng tôn hại đến cạnh tra Nhưng chúng ta cũng không thê phủ nhận được những
Trang 30lỗ hồng còn đang tồn tại trên thực tiễn cũng như nhưng trở ngại do chúng tạo ra cho những người hoạt động trong lĩnh vực này
1.1 Những vấn đề pháp luật còn để trống:
Theo một số chuyên gia, hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam trong thời gian gần đây bùng nô rầm rộ và phát triển mạnh mẽ trên thị trường, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn, bởi hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu
Điều 94 và điều 95 BLDS 2005 quy định việc sáp nhập hợp nhất chỉ được tiến hành giữa các pháp nhân cùng loại, nhưng lại không đưa ra khái niệm pháp nhân cùng loại dẫn đến nhiều kho khăn cho người áp dụng Như vậy muốn thực hiện tập trung kinh tế giữa các pháp nhân không cùng loại chỉ có hai cách là mua lại hoặc liên doanh, tuy nhiên hiện tại lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn hoạt động tập trung kinh tế giữa các pháp
nhân không cùng loại
Ngay cả trong Luật Cạnh tranh cũng không định nghĩa rõ ràng về hoạt động mua lại Chính điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi xác định giữa việc mua cổ phần và việc mua
lại tài sản của một doanh nghiệp
Bên cạnh đó việc pháp luật cạnh tranh chỉ kiểm soát và cắm đoán các hành vi tập trung theo chiều ngang cho thấy giới hạn điều chỉnh của pháp luật Trong khi đó, các hiện
tượng tập trung kinh tế theo chiều dọc hoặc tập trung hỗn hợp cũng đã được các nhà kinh
tế học khuyến cáo về khả năng gây hai cho thị trường cạnh tranh.¡
Luật Cạnh tranh hiện nay cấm những hoạt động sáp nhập và mua lại có thé dẫn tới
việc một doanh nghiệp có mức “tập trung kinh tế” lớn hơn 50% “thị trường liên quan”
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật khơng có quy định
rõ ràng về khái niệm “thị trường liên quan” Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh
11 Trích kiểm sốt tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam - “Nguyễn Ngọc Sơn” - Nghiên cứu Lập pháp thang 07/2006
Trang 31doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tuỳ theo các cách tính khác
A»
nhau có thé dẫn tới kết quả là doanh nghiệp đó có thé bi coi là có “tập trung kinh tế” trên 50% hoặc có thể dưới Ví dụ đưới đây là trong lĩnh vực ngân hàng co thé minh hoa
56% 38% 25% 44%
Ngân hàng A sáp nhập với Ngân hàng B Các ngân hàng đều có 3 loại dịch vụ chính: cho vay, mở thư tín dụng và bảo lãnh, và buôn bán ngoại hồi Ngân hàng A có thế mạnh về việc cho vay, trong khi đó ngân hàng B là ngân hàng yếu về mọi dịch vụ Đề xác định xem việc sáp nhập ngân hàng A với B có vi phạm quy định về cạnh tranh hay khơng thì
có thể có hai cách tính
Cách tính 1:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính gộp tất cả các dịch vụ của 2 ngân hàng này lại và so sánh với tổng thị trường của các dịch vụ đó Trong trường hợp như trên, mức tập trung kinh tế là 44% - không vi phạm quy định về cạnh tranh Cách tính 2:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính riêng rẽ từng dịch vụ một thì ta sẽ thấy là đối với dịch vụ cho vay ngân hàng A+B sẽ có mức tập trung kinh tế là 56% thị phần của dịch vụ này — vi phạm quy định về cạnh tranh
Trang 32Néu nhu chúng ta không quy định rõ cách tính thị thi trường liên quan thi trong tương lai sẽ có những trường hợp áp dụng luật pháp không thống nhất xảy ra như trường hợp hai cách tính như trên
Các doanh nghiệp luôn hing túng với những vấn đề như các hình thức giao dịch, thảm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng
1.2 Những trớ ngại khi tiến hành tập trung kinh tế tại việt nam
Với những phân tích trên chúng tôi đưa ra những trở ngại trên thực tế thường gặp khi
tiền hành hoạt động tập trung kinh tế
° Thiếu tính rõ rang trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền so
hữu cho nha dau tư nước nước ngoài theo cam kết với WTO
Pháp luật về quyền sở hữu quy định tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự đang có nhiều điểm bắt cập và bat hợp lý Hiến pháp năm 1992 quy định có 3 hình thức sở hữu: toàn
dân, tập thể và tư nhân Bộ luật Dân sự quy định các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể,
tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp Những quy định này mang tính liệt kê, chung chung hiện không giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể do thực
tiễn đặt ra, và sẽ gây nhiều bất lợi cho chính Việt Nam khi thực thi Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, cũng như khiến cho các nhà đầu tư khác e ngại ° Công ty nước ngồi khơng thé thành lập các công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam
° Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất việc mua bán tài sản
° Có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cầu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhừng các cơ quan có thâm quyền chưa quen với việc áp dụng
Trang 33Hién nay, quy dinh vé hoat động tập trunh kinh tế của Việt Nam nằm rải rác trong
BLDS, Luật doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh, Việc thiếu thông tin trong các quyết định
tập trung kinh tế sẽ mang lại nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp Ví dụ trong trường hợp của Việt Nam - thông tin tài chính thiếu minh bạch cũng như chất lượng thông tin thấp; khung khô pháp lý chưa đầy đủ và chặt chẽ - tý lệ rủi ro được đánh giá là khá cao
Bên cạnh đó việc thiếu thông cũng làm Các doanh nghiệp luôn lúng túng với những
vấn để như các hình thức giao dịch, thâm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp
đồng
° Các vấn đề xung quanh việc sửa đôi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm
chậm tiến trình hồn tất các giao dịch
Ngoài ra về thủ tục còn nhiều khâu của Việt Nam đã làm nhiều nhà đầu tư “ngán” mỗi
khi có ý định tập trung kinh tế tại Việt Nam Chăng hạn, khi mua 10% hoặc 20% cô phần của một doanh nghiệp, ở nước ngoài chỉ cần mắt khoảng 1 đến 2 ngày thì thời gian đó tại Việt Nam ít nhất cũng phải mat vài tháng mới xong khâu thâm tra, phê duyệt
Mặt khác pháp luật quy định kết quả của tập trung kinh tế tạo thị phần từ 30% trở lên phải thông báo với cơ quan quản lý Tuy nhiên việc xác định được bao nhiêu phần trăm là điều rất khó mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý cũng khó xác định được
2 Nhóm biện pháp thực hiện
Theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực tập trung kinh tế thì hoạt động tập
trung kinh tế có u tố nước ngồi ngày càng tăng và tính chất ngày càng phức tạp Do đó, khó tránh khỏi xu hướng tập trung kinh tế chỉ tập trung vào vài lĩnh vực nhằm thống
lĩnh thị trường và hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp khác => đề kiểm sốt cần có
biện pháp phát hiện và ngăn ngừa kịp thời Cục Quản lý cạnh tranh cũng thừa nhận, số vụ
tập trung kinh tế được báo cáo đến Cục là rất ít so với thực tế Điều này khiến cơ quan
quản lý bị động trước những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình tập trung kinh tế Thực tế, ai cũng biết tập trung kinh tế là giải pháp tăng cường quy mô vốn, công nghệ và quản lý trong điều kiện bình thường của nền kinh tế Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng
Trang 34hoang kinh tế toàn cầu hiện nay thì tập trung kinh tế theo nhận định của các chuyên gia nó sẽ gia tăng mạnh bởi nó là giải pháp phù hợp
Đồng thời, các văn bản pháp luật hiện cũng chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với co quan hữu quan trong việc xử lý vụ việc tập trung kinh tế, vì vậy sẽ rất khó phối hợp kiểm soát khi tiến hành vụ việc cụ thể
Những lo ngại cho số phận của các doanh nghiệp nội địa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dường như lại sôi động khi các diễn biến của lộ trình Việt Nam gia nhập WTO phát triển theo chiều hướng thuận lợi Những lo ngại xuất phát từ tình trạng hơn 90% doanh nghiệp nội địa có quy mơ vừa và nhỏ Điều đó phản ánh tình trạng manh mún trong đầu tư và năng lực cạnh tranh hạn chế của doanh nhgiệp trong nước Cũng cần khẳng định rằng, trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhà nước chỉ đóng vai trị hỗ trợ, còn các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tìm cách nâng cao khả năng kinh doanh và cạnh tranh cho chính mình Lịch sử phát triển của thị trường đã cho thấy, khi cạnh tranh diễn ra khốc liệt thì tất yếu nảy sinh nhu cầu liên kết hoặc tập trung
các nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hòng tìm kiếm cơ hội tồn tại, phát
triển Mặt khác, có một vài tập đồn kinh tế đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam đã thực hiện chiến lược phân khúc thị trường dé chiếm lĩnh bằng các liên doanh theo vùng, miền
Sau khi khang định được vị trí, những tập đồn này đã thực hiện hành vi sáp nhập hoặc
hợp nhất đề thành lập nên tập đoàn duy nhát trên thị trường Những điều trên cho thấy nhu cầu và triển vọng sáng sủa của lĩnh vực pháp luật kiểm soát độc quyền trong thời gian
tời trên thị trường Việt Nam.12
Mặt khác là loại pháp luật điều tiết thị trường, pháp luật cạnh tranh có mối liên hệ chặt
chẽ với kinh tế và phải phù hợp với các chuẩn mực kinh tế Do đó, khi thực thi pháp luật
cạnh tranh, phân tích kinh tế là những thao tác rất quan trọng khơng thê thiếu Vì Vậy, các điều tra viên trong tố tụng cạnh tranh không chỉ phải biết kiến thức pháp luật và/hoặc quản trị doanh nghiệp thuần túy Họ phải có khả năng nhìn thấu cả cấu trúc thị trường và phân tích được hệ quả tích cực và tiêu cực, so sánh chúng với nhau đề tìm giải pháp có lợi
12 Trích Kiểm sốt tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam (Nguyễn Ngọc Sơn - Nghiên cứu Lập pháp tháng 07/2006)
Trang 35chung cho nén kinh té, cho môi trường cạnh tranh mà không làm tơn hại đến lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Và pháp luật cạnh tranh là pháp luật lưỡng tính, bao gồm cả mảng luật công và luật tư Vì vậy, các chế tài được áp dụng là cũng đa dạng ( dân sự, hành
chính, kinh té .) Theo đó, việc áp dụng các chế tài phạt của Cục quản lý cạnh tranh
không chỉ đơn thuần là phạt hành chính theo nghĩa thông trường
Những thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh đều cần có các yếu tố sau: (i) Phải được trao đầy đủ quyền han; (ii) Hoat dong phai dam bao tinh tin cay cao; (iii) Phải đảm bảo
việc hoạt động và ra quyết định một cách độc lập; (1v) Phải đảm bảo tính minh bach trong thực thi nhiệm vu.13
3 Một số giao dich M&A dién hinhis
Bảng dưới đây tóm lược một số giao dịch M&A được công bố đáng chú ý trong những năm
gần đây Phần lớn các giao dịch lớn thường là do các công ty nước ngoài mua lại một phần
hoặc toàn bộ một doanh nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước, tuy
nhiên cũng có những trường hợp ngược lại khi công ty Việt Nam mua lại cơng ty nước ngồi Các thương vụ thành công đáng ké nhất có thé ké dén là trường hợp Kinh Đô - một
doanh nghiệp tư nhân lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, bánh kẹo đã mua lại bộ
phận kinh doanh Kem Wall's của tập đoàn đa quốc gia Unilever và tận dụng tốt hệ thống phân phối sẵn có đề phát triển Ngồi ra, cơng ty này còn mua lại một phần hàng loạt các doanh nghiệp khác hoạt động trong những ngành liên quan như Công ty nước giải khát Sài Gịn và có kế hoạch tiến hành sáp nhập hai công ty Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc Một trường hợp tương tự là thương vụ ICA Pharmaceuticals Việt Nam mua lại thương hiệu Tobicom của hãng dược phẩm Hàn Quốc Ahn Gook Pharm
Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức mua lại giữa các
công ty 100% vốn nước ngoài (chang hạn, vu Savills Vietnam mua lai toan b6 Chesterton Petty trong linh vuc dich vu bat động san)
13 Trích Khia cạnh pháp lý và cầu trúc thương vụ M&A ( Nguyễn Như Phát - 74P CHÍ KHPL SO
4(41)/2007)
!4 Chưa bao gồm các giao dịch thâu tóm cổ phiếu diễn ra trên thị trường chứng khoán
Trang 36Bảng 2.6: Một số giao dịch M&A điển hình
Trang 37STT 10 11 12 13 Thoi diém 2003 2003 2003 2005 2004 2005 2006 2006 2006 2006 2006 2007 2007 Bén mua Vinabico Kính Đơ ICA Phannaceutical Cơng ty CP kinh đô
vinamilk
CTCP Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai CTCP Giấy Hải
Phịng Cơng ty liên doanh
nhà máy bia VN
vinaland
Prudentical vinaland Daiichi mutual Life(
Bén ban
CTLD Kotobuki Viét
Nam
Kem Wall’s ( Unilever) Tobicom ( Ahn Gook phann)
Công ty CP nước giải khát Sài Gịn
Saigon Milk
Cơng ty sữa Bình Dinh
Cheefield rama
Dệt Hai Phòng
Bia Foster’s
Khach san Hilton Ha
Nội Công ty CP Giảng Võ Omni Saison Bảo Minh CMG 38 Tỷ lệ sở hữu/ Giá trị giao dịch Không được công
bố
Không được công
bố
Không được công
bố
35.60%
Sáp nhập và mua lại phần vốn góp liên
doanh
Không được công
bố
Không được công
Trang 3814 15 16 17 18 19 20 21 22) 23 24 25 26 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 Nhật Bản) Dong Tam CPR ( Nhat Ban) Anco Qantas ( australia) Dong Tam
PVEC, ABC, Kinh Đô, SINCO Indochina Capital Indochina Capital Vietnam Holding Indochina Capital Vietnam Holding Sojitz ( nhật Bản) HSBC Isurance Holding Limited Lotte confectionery Co Ltd Morgan Stanley international
Da trang tri Vinh Cuu Sara
Nhà máy sữa Nétle
Pacific Arilines
CTCP Thién Thanh eximbank
CTCP Địa ốc Hải Quân CTCP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ Địa ốc Hoàng MEKONG Quân- CTCP Vietnam Interflour VietNam CTCP VietNam
Công CP Bánh kẹo Biên Hịa
Cơng ty Tài chính Dầu
Trang 3927 28 29 30 31 32 33 34 35 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 2007 Holdings HSBC Prudential Vietnam Investment Fund Management, Temaseek Holding vinaCapital, Dragon Capital va Temasek Holding Prudential Vietnam Investment Fund Management Saint Gobain Sojitz (Nhat Ban)
IDJ Venture CT Đường Quảng
Ngãi
Savills Việt Nam
khi
Techcombank
vinasun
CTCp Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh CTCP Âu Lạc Vĩnh Tưởng
CT TM và Hương Thủy CTCP Tài Việt
Nhà Máy Đường Quảng Bình
Chesterton petty Việt
Nam 15%( 33,7 triệu USD) 41% 18% Cp 15.60% 100% 25.01% 20% 100% 100%
Nguồn: cục quản lý cạnh tranh
Một số giao dịch thâu tóm điển hình trên thị trường chứng khoán
Đặc điểm đáng chú ý của các giao dịch thâu tóm cơ phiếu trên thị trường chứng khoán là: các giao dịch (mua) thường do các quỹ đầu tư hoặc các định chế tài chính nước ngồi tiền
hành và với mục đích chủ yếu là đầu tư sinh lợi dựa trên sự biến động giá chứng khốn Chỉ có
Trang 40một số không nhiều trường hợp thâu tóm cổ phiếu của một doanh nghiệp dé tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đó (như ANZ, Daiwa với SSI, Swiss Reinsurance với
Vinare,L') Các loại cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung giao dịch là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao (như FPT, REE, Vinamilk, ACB, STB, SJS, SAM) Tỷ lệ sở hữu nước ngồi trong các cơng ty dạng này thường rất cao (xap xi 30% đối với ngân hàng niêm yết và 49% đối với doanh nghiệp khác)
Bảng 2.7: Một số giao dịch thâu tóm cơ phiếu điển hình trên thị trường chứng khoán niêm yết
STT Thời Bên mua Bên bán Tỷ lệ sở hữu
TẢ
điêm
VOF Investment Ltd CTCP CO Dién Lanh
REE 8.83%
CTCP Tai Bao hiém Viét Nam
Nguôn: Cục Quản lý Cạnh tranh tổng hợp từ dữ liệu của HOSE và HASTC