Tình hình chuyển dịch cơ cấu vùng trong sản xuất nông – lâm – thủy sản của Thị xã Quảng Yên .... Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã Quảng Yên còn chậ
Trang 1i
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận được sử dụng có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2014
Tác giả
ơ
Đinh Thị Thiêm
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với sự cố gắng của bản thân cùng
với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và bạn bè, tôi đã hoàn thành đề tài “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh”
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Tiến
sĩ Vũ Đình Hòa - Học viện Chính sách và Phát triển, chú Đinh Công Được - Chủ tịch UBND phường Đông Mai đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài của mình
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND thị xã Quảng Yên, Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên… đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài do thời gian, kiến thức
và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 2
4.2 Phương pháp so sánh 3
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê 3
4.4 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 3
4.5 Phương pháp biểu đồ, phân tích số liệu 3
5 Cấu trúc của khóa luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 4
1.1 Khái niệm nông nghiệp 4
1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 8
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 9
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 9
1.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 12
1.5 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 14
1.5.1 Nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa 14
1.5.2 Nông nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về sự phân hóa lãnh thổ và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hóa 18
Trang 5iv
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH 20
2.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 20
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Đánh giá chung 25
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên 27
2.2.1 Khái quát chung 27
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thị xã Quảng Yên 30
2.2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu vùng trong sản xuất nông – lâm – thủy sản của Thị xã Quảng Yên 44
2.3 Đánh giá chung 47
2.3.1 Những thành tựu chủ yếu 47
2.3.2 Những tồn tại và hạn chế 48
2.3.3 Nguyên nhân 49
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH 50
3.1 Quan điểm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên 50
3.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên 51
3.2.1 Mục tiêu tổng quát 51
3.2.2 Phương hướng cụ thể 53
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp thị xã Quảng Yên 58
3.3.1 Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh 58
3.3.2 Giải pháp về thị trường 59
Trang 6v
3.3.3 Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 593.3.4 Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp 613.3.5 Sự liên kết 4 chủ thể 623.3.6 Phát triển các thành phần kinh tế 623.3.7 Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC
Trang 7vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KT – XH Kinh tế - xã hội
Trang 8
Bảng 1.2 Cơ cấu ngành thủy sản cả nước giai đoạn 1990 - 2012 17
Bảng 2.1 Phân tích SWOT về điều kiện tự nhiên, KT- XH đến
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thị xã
26
Bảng 2.2 Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp thị xã Quảng Yên
(theo giá cố định)
27
Bảng 2.4 Cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) 31 Bảng 2.5 Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại thị xã Quảng Yên 32 Bảng 2.6 Cơ cấu sử dụng đất trồng lúa tại thị xã Quảng Yên 34 Bảng 2.7 Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm tại thị xã
Quảng Yên
36
Bảng 2.8 Cơ cấu chăn nuôi thị xã Quảng Yên thời kỳ 3008 – 2012 38 Bảng 2.9 Tình hình phát triển ngành thủy sản thị xã Quảng Yên 42 Bảng 2.10 Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản của thị xã 43 Bảng 2.11 Cơ cấu nông – lâm – thủy sản trên hai vùng 46 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản 29 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi 31
Trang 9Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, trên 60% dân số sống ở nông thôn và khoảng 50% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta
Quảng Yên là một thị xã thuần nông của Quảng Ninh với trên 80% dân
cư sống ở nông thôn và 75,7% lao động nông nghiệp Đời sống của nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 2% Trong những năm qua, vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp tại thị xã luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã Quảng Yên còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn còn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thủy sản chưa được khai thác tốt Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã Quảng Yên một cách hợp lý
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 102
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận thực tiễn về nông nghiệp và phát triển bền vững nông nghiệp, đánh giá tiềm năng và thực trạng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên trong thời gian qua Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại thị xã một cách có hiệu quả
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiềm năng và hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ; phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía Tây giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu; phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng)
Thời gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn từ năm
2008 đến năm 2012 và đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu thông tin từ những tài liệu sẵn có hoặc số liệu thu thập được trong quá trình thực địa Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã thu thập tài liệu từ những văn bản, các quyết định, bản quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thị xã Quảng Yên Các số liệu về tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, dân số lao động, kết quả chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của thị xã được thu thập từ Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên, Phòng Nông nghiệp của thị xã, Niên giám thống kê, các công trình nghiên cứu liên quan, internet,…
Trang 113
4.2 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh các số liệu nghiên cứu từ năm
2008 đến năm 2012, các thời điểm khác nhau nhằm đánh giá kết quả đạt được của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại thị xã
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê
Từ những số liệu, thông tin thu thập được từ nhiều tài liệu khác nhau và các chuyên gia, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích những thông tin cần thiết cho đề tài, tổng hợp thành các mục để phù hợp với mục tiêu của bài nghiên cứu này Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên
4.4 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Quá trình khảo sát thực địa được thực hiện ở các vùng nông nghiệp tại các phường Đông Mai, Quảng Yên, Cộng Hòa, Minh Thành và các xã Sông Khoai, Tiền An trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm
2014 Kết quả của quá trình thực địa đã mang lại cho tác giả cái nhìn rõ nét hơn về tiềm năng và hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên để đề tài có tính thực tiễn cao hơn
4.5 Phương pháp biểu đồ, phân tích số liệu
Tác giả đã sử dụng các tài liệu, số liệu đã xử lý để xây dựng các biểu đồ chuyên đề phục vụ cho đề tài
5 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Trang 124
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một hoạt động kinh tế truyền thống của nhân loại Hoạt động nông nghiệp đa dạng và phức tạp với nhiều hoạt động khác nhau do đó
có nhiều cách quan niệm khác nhau về nông nghiệp Dưới đây là một số quan niệm về nông nghiệp trong các từ điển và giáo trình
Theo Từ điển Tiếng Việt: nông nghiệp “Là ngành sản xuất chủ yếu của
xã hội, có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi”
Theo Từ điển kinh tế học “Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc”
Theo Bách Khoa toàn thư: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của xã hội, sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản”
Trong nền nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp phải là một ngành phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chứ không chỉ dừng lại của một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp
Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa được hiểu là sản phẩm của nông nghiệp được mang ra trao đổi trên thị trường và chịu sự chi phối của Quy luật cung, cầu và Quy luật cạnh tranh Nếu cung vượt cầu thì
sản phẩm đó hoặc thừa hoặc chịu bán với giá thấp, chịu thua lỗ Ở một khía cạnh khác, cùng một loại nông sản lưu thông trên thị trường nhưng sản phẩm nào có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dung, có giá cả hợp lý, rẻ hơn thì sản phẩm đó được tiêu thụ dễ dàng Như vậy, sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển nông nghiệp của mối quốc gia So với nền nông nghiệp tự
Trang 135
cung, tự cấp, nông nghiệp hàng hóa có những ưu thế nổi bật Vì trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông sản chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh buộc các tổ chức, các tập thể và các cá nhân sản xuất phải tổ chức lại, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với người tiêu dùng Từ
đó, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất được hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại Vì vậy, nó luôn có vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay Cho nên phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Theo phân ngành kinh tế quốc dân của quốc tế cũng như của nước ta, nền kinh tế quốc dân được chia thành 3 khu vực chính:
- Khu vực I: bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
- Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng
- Khu vực III: gồm tất cả các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất
và tiêu dùng cá nhân
Từ đó cho thấy, nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong
hệ thống nền kinh tế quốc dân Nhưng đồng thời bản thân nông nghiệp cũng là một hệ thống nhỏ được cấu thành bởi các bộ phận khác nằm trong tổng thể hệ thống kinh tế quốc dân Quá trình phát triển dẫn đến sự thay đổi của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nói chung, đòi hỏi bản thân ngành nông nghiệp cũng phải có
sự chuyển đổi phù hợp với các điều kiện và xu hướng phát triển chung
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp tùy theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường được nghiên cứu theo những nội dung cơ bản sau:
Trang 14- Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn nuôi Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả… Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm… Những ngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp Hiện nay, trong cơ cấu nông nghiệp có hai vấn đề quan trọng là cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm Chuyển từ trạng thái độc canh cây lương thực sang đa canh cây trồng là xu hướng khách quan nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện và các nguồn lực như đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội cũng như phát huy được một cách triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong quá trình phát triển
- Ngành lâm nghiệp bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật rừng Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng Rừng là một nguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, hạn chế lũ lụt, phát triển du lịch Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các nội
Trang 15Hai là, cơ cấu vùng (lãnh thổ)
Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động
xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu kinh tế vùng lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý Cơ cấu vùng và
cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế Ở nước ta, trong các năm qua các vùng kinh tế sinh thái đã được hình thành và phát triển từng bước tạo nên các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có trình độ chuyên môn hóa cao như vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả
Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành từ chế độ sở hữu: “Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống, tổ chức kinh tế với chế độ
sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội”
Ở nước ta, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế hộ; trong đó, kinh tế hộ gia đình nông dân là chủ yếu và đang chiếm vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế nông nghiệp nước ta
Ngoài ba loại cơ cấu chính nêu trên, trong sản xuất nông nghiệp còn có các loại cơ cấu khác nhau như cơ cấu mùa vụ, cơ cấu công nghệ sử dụng trong nông nghiệp…
- Cơ cấu mùa vụ nói lên thời điểm gieo trồng các loại cây, chu kỳ sinh trưởng và thu hoạch chúng Việc bố trí mùa vụ cho từng loại cây phụ thuộc
Trang 168
vào các yếu tố chính như thời tiết, đất đai, đặc điểm sinh học của giống cây trồng, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Trong sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng bao gồm sự thay đổi cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Cơ cấu công nghệ nói lên tỷ trọng và mức độ áp dụng các loại công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ lạc hậu, tiên tiến và hiện đại Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng thì việc thay đổi từ công nghệ sản xuất
cũ, lạc hậu sang công nghệ tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các loại nông sản của mỗi quốc gia
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định Đó là sự thay đổi số lượng các ngành (nông, lâm, ngư nghiệp) hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do
sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi của
cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu kinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu kinh tế cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên 3 mặt biểu hiện của cơ cấu (ngành, vùng, thành phần) nhằm hướng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định cho từng thời kỳ phát triển
- Mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trang 17- Các điều kiện đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan:
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phản ánh khả năng khai thác các điều kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trong cả nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của khu vực và trên thế giới
Bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay đòi hỏi nền nông nghiệp Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng với sự biến động của quan hệ cung – cầu nông sản hàng hóa ở cả thị trường trong nước và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đất trồng
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô
và phương hướng sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng Đất không chỉ là môi trường sống mà còn
là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K và các nguyên tố vi lượng)
Trang 1810
Những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú Chẳng hạn những vùng đất đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở những vùng ôn đới của châu Âu, Bắc Mĩ trở thành những vựa lúa mì lớn trên thế giới Những kho lúa gạo của nhân loại thuộc về các vùng phù sa châu thổ sông Mê Công, Trường Giang, sông Hằng, sông Hồng của vùng châu Á gió mùa Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với việc phát triển và phân bố nông nghiệp như “đất nào cây ấy”; “tấc đất tấc vàng”
Tài nguyên đất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ chiếm 12% quỹ đất tự nhiên của thế giới Xu hướng bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm do gia tăng dân số, do xói mòn, rửa trôi, do hoang mạc hóa và do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công nghiệp và xây dựng, do đô thị hóa và đất cho cơ sở hạ tầng Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có, duy trì và nâng cao độ phì cho đất
- Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng
có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa
vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm
Mỗi cơ thể sống chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định Vượt qua giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết Những vùng dồi dào về nhiệt, ẩm và lượng mưa, về thời gian chiếu sáng và cường độ bức xạ có thể cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng có khả năng xen canh gối vụ, chẳng hạn như vùng nhiệt đới Còn như vùng ôn đới, với một mùa đông, tuyết phủ nên
có ít vụ trong năm Trên thế giới, sự hình thành 5 đới trồng trọt chính (đới nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hòa có mùa hè dài và nóng, đới ôn hòa có mùa
hè mát và ấm và đới cận cực) phụ thuộc rõ nét vào sự phân đới của khí hậu
Ngày nay, những biến đổi của khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và phân bố nông nghiệp Hiện tượng nước biển dâng do tác động của sự nóng lên toàn cầu làm băng ở các vùng cực và tuyết ở các vùng núi cao tan chảy Điều
Trang 1911
này làm cho một phần diện tích đất nông nghiệp ở những vùng đất thấp ven biển bị nhiễm mặn, bị ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô đe dọa sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân Sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng Ví dụ: mùa đông ở miền Bắc Việt Nam có thể rút ngắn lại, điều này đòi hỏi thay đổi kĩ thuật canh tác…Những hiện tượng thời tiết cực đoan làm gia tăng tần suất thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, tố lốc… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân
- Nguồn nước
Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho vật nuôi Nước đối với sản xuất nông nghiệp là cần thiết như ông cha ta đã khẳng định: “nhất nước, nhì phân”
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Những nơi có nguồn nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phú, chẳng hạn như vùng
hạ lưu các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hằng Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển được ở những nơi khô hạn, hiếm nước như vùng hoang mạc, bán hoang mạc Đối với ngành thủy sản, không có nước thì không thể có ngành thủy sản
- Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật, hay nói cách khác về loài cây, con là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái Trên thế giới, sản lượng lương thực (lúa, ngô, khoai ) và các cây công nghiệp quan trọng (cao su, cà phê, ca cao, bông, đay ) tập trung ở vùng nhiệt đới vì tại đây có tới 6 trên 10 trung tâm phát sinh cây trồng
Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ
sở thức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Trang 2012
Ngày nay, mặc dù ngành chăn nuôi được đẩy mạnh nhờ ứng dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp dựa trên nguồn thức ăn được chế chế biến theo phương pháp công nghiệp, nhưng thức ăn tự nhiên vẫn còn vai trò quan trọng
1.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
Có nhiều nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tựu chung lại, chúng được phân ra thành các nhóm nhân tố chính như nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối phát triển nông nghiệp,…
a Nguồn lao động
Dân cư và lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp dưới góc độ
là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản
+ Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo
chiều rộng, (mở rộng diện tích, khai hoang ) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ ) Các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố những nơi đông cư, nhiều lao động Không phải ngẫu nhiên, vùng lúa gạo được thâm canh cao nhất của nước ta lại xuất hiện ở đồng bằng sông Hồng Các cây trồng, vật nuôi tốn ít công chăm sóc hơn có thể phân bố ở những vùng thưa dân
Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng như trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
+ Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, cần quan tâm đến truyền thống, tập
quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm
b Khoa học – công nghệ
Khoa học công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của nông nghiệp Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn
Trang 2113
trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, con mới cho năng suất
và hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa
Các biện pháp kĩ thuật như điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, sinh học hóa nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và của một người lao động sẽ thực sự được nâng cao
Trên thế giới có sự chênh lệch lớn về năng suất lao động, Ở các nước phát triển, bình quân một lao động nông nghiệp có thể sản xuất từ 8 đến 14 tấn lương thực, từ 1,5 đến 2 tấn thịt các loại, đủ nuôi sống từ 30 đến 80 người Trong khi đó, ở các nước đang phát triển tương ứng chỉ là 1 tấn lương thực,
50 – 100 kg thịt, đủ nuôi sống từ 2 – 4 người
c Quan hệ sở hữu và các chính sách nông nghiệp
Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp Chính sách khoán 10 ở Việt Nam từ những năm 1980 là một thí dụ sinh động Hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển sản xuất, được tự do trao đổi hàng hóa, mua bán vật tư Kinh tế hộ nông dân đã tạo đà cho việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có, sản xuất nông nghiệp nước ta tăng lên rõ rệt Có thể nói, chính sách khoán đã tạo động lực cho tăng trưởng nông nghiệp trong những năm 90 của thế kỉ 20
Ngoài ra, các chương trình giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ
d Nguồn vốn, thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông
nghiệp và giá cả nông sản
+ Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với sự phát triển và phân bố nông
nghiệp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, đưa tiến bộ KH – CN vào trong nông nghiệp )
Trang 2214
+ Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự
phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với
sự hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa Những biến động của thị trường tiêu thụ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu, quy mô và giá trị sản phẩm Nhu cầu của thị trường quyết định đến hướng chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp Thị trường là nhân tố quyết định hướng dẫn và điều tiết sản xuất
e Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp ngày nay đang chuyển dần từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, vấn đề này đòi hỏi mạng lưới giao thông vận tải phát triển đáp ứng kịp thời các nông sản thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân
Mạng lưới thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp Việc có nguồn thông tin liên lạc nhanh, kịp thời và chính xác giúp cho các nhà quản lí, các nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường về các sản phẩm nông nghiệp, từ đó sẽ có kế hoạch mở rộng, thu hẹp hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả cao nhất
Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp được xác định là nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Hệ thống thủy lợi phát triển, tạo điều kiện để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, tăng khả năng thâm canh
1.5 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
1.5.1 Nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng
mở rộng nền kinh tế hàng hóa
Đối với một nước mà nông nghiệp vẫn giữ địa vị trọng yếu như nước ta thì việc chuyển đổi cơ cấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì thế, việc tổ chức lại nền nông nghiệp tạo ra cơ cấu hợp lý trở thành vấn đề cấp thiết
Trang 23(Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2009, 2012)
Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn bước đầu
có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt Hướng sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề, dịch vụ… đang được coi trọng Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt quan tâm tới việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến, phát triển mạnh ngành nghề, nhất là các nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm thúc đẩy kinh tế nông
Trang 24+ Trong nội bộ từng phân ngành của nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) cùng diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu với xu hướng giảm dần tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp Năm 1990, trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, sản xuất lương thực chiếm 66,6%, cây công nghiệp 14,5%, cây ăn quả 9,7%, rau đậu 6,8%, còn lại là cây khác (2,4%) Đến năm 2012, tỉ trọng tương ứng là 55,2% (lương thực), 26,8% (cây công nghiệp), 6,5% (cây ăn quả) và 10,2% (cây rau đậu) Phần còn lại không đáng kể là thuộc nhóm cây trồng khác (1,3%)
+ Trong chăn nuôi với quãng thời gian từ 1990 đến 2012, chăn nuôi gia súc tăng lên, chăn nuôi gia cầm giảm đi chút ít, còn sản phẩm không qua giết
mổ không ổn định Trong giá trị sản xuất của chăn nuôi, tỉ trọng chăn nuôi gia súc từ 63,9% năm 1990 tăng lên 69,9% năm 2012 Còn lúc tăng lúc giảm là giá trị của các sản phẩm không qua giết mổ (12,9% và 9,7%) Trong lúc đó, tỉ trọng chăn nuôi gia cầm giảm từ 19,2% (1990) xuống 18,6% (2012) Thời gian gần đây do dịch bệnh nên đàn gia súc bị tiêu hủy nhiều, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi
- Thủy sản bao gồm hai phân ngành là đánh bắt và nuôi trồng, trong đó phân ngành thứ hai đang chiếm ưu thế
Trang 25(Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2009, 2012)
Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản, xu thế là giảm tỷ trọng ngành đánh bắt và tăng dần tỷ trọng của ngành nuôi trồng
Trong cơ cấu sản lượng hải sản, cá biển chiếm ưu thế tuyệt đối Tỷ trọng của cá biển đạt 68,5% Phần còn lại là tôm và mực Tình hình khai thác hải sản có nhiều biến động thăng trầm Thời kỳ 1976 – 1980 là thời kì khó khăn nhất đối với ngư nghiệp của cả nước Cho đến năm 1995, thủy sản nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng, nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp Trong những năm gần đây, ngành này đã chú ý đầu tư vào các phương tiện đánh bắt xa bờ
và cơ sở hạ tầng của nghề cá Từ đó, thủy sản có bước ngoặt trong quá trình phát triển và đạt hiệu quả cao hơn Việc đánh bắt hải sản hiện nay tập trung ở
Trang 26- Về ngành lâm nghiệp, nguồn tài nguyên rừng biến động mạnh cả về
số lượng và chất lượng Rừng tự nhiên liên tục giảm suốt thời kỳ 1976 –
1995, giảm gần 2 triệu ha Trung bình mỗi năm mất gần 19 vạn ha Sau năm
1990, diện tích rừng có giảm, song chậm hơn (chỉ bằng 1/4 thời kỳ trước đó) Rừng trồng có xu hướng ngày càng tăng lên rõ rệt Số rừng này phong phú về loài cây, đa dạng về mục đích và có hiệu quả rõ rệt Tính đến năm 2011, cả nước có 13.515,1 nghìn ha rừng, trong đó gồm 10.285,4 nghìn ha rừng tự nhiên và 3.229,7 nghìn ha rừng trồng Độ che phủ rừng đã tăng lên và đạt 39,7% Việc khai thác, chế biến gỗ và lâm sản phát triển không ổn định
1.5.2 Nông nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về sự phân hóa lãnh thổ
và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hóa
Sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa là quá trình đầy gian khổ Kết quả là cơ cấu lãnh thổ của nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ rệt Thay cho việc sản xuất manh mún trước đây là các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa tập trung, quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong nước, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu
Căn cứ vào tiềm năng sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, các vùng sản xuất chuyên môn hóa chính của nước ta đã được hình thành Về lương thực, thực phẩm, hai vùng chuyên canh lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm
số một của nước ta Ở đây hiện tập trung tới 53,9% diện tích cả năm 55,6%
Trang 2719
sản lượng lúa cả năm của toàn quốc Ngoài ra đây còn là vùng dẫn đầu cả nước về sản xuất đậu tương, mía, cây ăn quả Vùng biển tiếp cận có các ngư trường lớn, đầy triển vọng về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về lương thực, thực phẩm với 14,7% diện tích và 15,7% sản lượng lúa cả năm của nước ta Thế mạnh của vùng, ngoài lúa là rau quả, lợn, gia cầm
Về cây công nghiệp đã xây dựng ba vùng chuyên canh quy mô lớn Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm) lớn nhất của cả nước Nơi đây có nhiều thế mạnh về tự nhiên và kinh tế Đất đai phần lớn là đất xám phù sa cổ, phân bố trên địa hình bằng phẳng; nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cùng với nhiều cơ sở chế biến Tây nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với các sản phẩm chính là cà phê, cao su,
hồ tiêu, chè, dâu tằm Tiềm năng của vùng còn khá lớn, tuy cũng có những khó khăn nhất định, nhất là nước tưới trong mùa khô Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải ở hầu khắp các khu vực đồi trung du và một số cao nguyên (Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá ở Lạng Sơn, Bắc Giang
Ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi đại gia súc (Trung du và miền núi Bắc Bộ), gia cầm (các đồng bằng), vùng nông nghiệp – thực phẩm (vành đai xanh) ven các thành phố lớn
Trang 2820
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH 2.1 Đặc điểm tự nhiên - xã hội thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện nằm ở phía Tây nam tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40km và cách Hải Phòng 20km, với tọa độ địa lý: 20045’06’’ – 210
02’09’’ vĩ độ Bắc và 106045’30’’ –
1060 0’59’’ kinh độ Đông
Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ; phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía Tây giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu; phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) Nằm trong vùng duyên hải của vùng địa lý tự nhiên Đông Bắc nhưng khu vực này được hình thành bởi sự tương tác của cả sông và biển, trong đó sông lớn nhất là hệ thống sông Bạch Đằng nằm ở phía Tây khu vực và các chi lưu của nó
Thị xã Quảng Yên có diện tích tự nhiên là 314,12 km2, có bờ biển dài
30 km Đến nay thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính, gồm 11 phường
và 8 xã Với tài nguyên vị thế có giá trị cao thị xã Quảng Yên là không gian
mở rộng phát triển kinh tế ven biển, kết nối giao thương giữa Quảng Ninh với thành phố Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá thuận tiện
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a Địa hình
Quảng Yên nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng cánh cung Đông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt thành các đào nhỏ Sông Chanh là một nhánh sông lớn của Bạch Đằng, chia Quảng Yên thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng Hà Bắc (phía Bắc sông Chanh) có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp mang dáng dấp của một miền trung du dốc thoải về phía biển
Trang 2921
Vùng Hà Bắc gồm 8 phường và 3 xã, rộng 168,97 km2, chiếm 53,9% diện tích tự nhiên toàn thị xã Đất đai chủ yếu là đất dốc núi, gò đồi, ruộng bậc thang và xen kẽ có dải đồng bằng nhỏ hẹp… được hình thành trong quá trình hoang hóa trên đá mẹ và bồi tụ Riêng các xã Sông Khoai, phường Tân An và phường Hà An là những vùng được khai phá do lấn biển nên địa hình bằng phẳng
- Vùng đảo Hà Nam (phía Nam sông Chanh) là vùng bãi bồi được khai phá từ thế kỷ XV bằng việc quai đê lấn biển Đảo Hà Nam được bao bọc bởi 33,1 km đê biển cao 5,5m, có 3 phường và 5 xã với diện tích khoảng 145,15 km2 chiếm khoảng 46,3% diện tích tự nhiên toàn thị xã Đây là vùng chảo thấp so với mặt nước triều nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển
Vùng bãi triều ngoài đê của thị xã khá lớn Quảng Yên hiện có 12.000
ha bãi triều, phần lớn đã được đắp đê khoanh vùng nuôi trồng thủy sản
b Khí hậu
Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, cũng như chuyển tiếp từ lục địa ra biển, nên khí hậu Quảng Yên chịu ảnh hưởng của cả khí hậu miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ Nhìn chung khí hậu Quảng Yên thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, khá ôn hòa Nhiệt độ trung bình năm 23-240C, độ ẩm trung bình năm đạt 81%, lượng mưa trung bình đạt gần 2000 mm/năm Khí hậu được chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa hè và mùa đông Nhìn chung, khí hậu nơi đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thích hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng
c Tài nguyên đất
Với vai trò là tư liệu sản xuất của nông – lâm – ngư nghiệp – 1 tư liệu đặc biệt không thể thay thế được và là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống của con người, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá
Trang 3022
Thị xã Quảng Yên có khoảng 19.054,71 ha đất dành cho nông nghiệp, chủ yếu là đất chua mặn do phù sa bồi đắp đã được cải tạo qua nhiều thế hệ và đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên tạo nên nhiều dải đồng bằng nhỏ hẹp, vùng đất bằng phẳng, trũng nước thuận lợi cho gieo trồng và phát triển nhiều loại cây lương thực
Bên cạnh đó, thị xã Quảng Yên còn có diện tích đất feralit phân bố ở vùng đồi thấp, dốc núi thích hợp phát triển lâm nghiệp
Mặt khác, đất còn được dùng để sản xuất xây dựng như gạch, ngói, đá hoa và đồ sành sứ Do đó, đất đai còn là nguyên liệu quan trọng, là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp tại thị xã
d Nguồn nước
Thị xã Quảng Yên có hệ thống sông ngòi, ao đầm trải khắp thị xã, là nguồn tài nguyên quý giá phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thủy lợi và phát triển thủy sản của thị xã Trong đó phải kể đến một số nguồn nước quan trọng như sau:
Hồ Yên Lập được thiết kế với quy mô lớn, có dung tích thường xuyên
là 127,5 triệu m3, dung tích hữu ích là 113,2 m3 Hồ có hệ thống chính dài 28,37 km và 45 tuyến kênh cấp I dài 107,1 km, nhiều tuyến kênh cấp II đảm bảo đủ nước tưới cho 10.000 ha đất canh tác Đây là nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, có khả năng thỏa mãn nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong thị xã
Sông Bạch Đằng chạy theo hướng Bắc – Nam, nằm ở phía Tây của huyện Tuy chỉ dài 20 km nhưng sông Bạch Đằng là một con sông rộng nối liền với sông Lục Nam và sông Thái Bình là những con sông lớn của đồng bằng Bắc bộ Vượt qua núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng chia nước cho 2 chi lưu là sông Chanh và sông Rút
Nguồn nước ngầm của Quảng Yên trữ lượng nhỏ, nước ngọt ở một số
xã vùng Hà Bắc chỉ đủ để sử dụng phục vụ sinh hoạt của nhân dân
Trang 3123
Chất lượng nước: Nhìn chung nước trong sạch, ngọt, pH trung tính, chất lượng nước đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp Nước hồ Yên Lập qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân
e Tài nguyên biển
Có thể nói, biển và tài nguyên biển là ưu thế nổi trội của thị xã Quảng Yên với bờ biển dài trên 30 km, nhiều ngư trường lớn Đặc biệt thị xã có 12.000 ha bãi triều nằm trong vùng cửa sông Bạch Đằng, có các sông lớn chảy qua như sông Chanh, sông Nam, sông Bến Giang… tạo cho bãi triều có môi trường sinh thái sạch Bãi triều được chắn sóng, chắn gió của hàng ngàn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long tạo sự lắng đọng phù sa hình thành nên các vùng nông sâu, vịnh kín thuộc bờ biển Quảng Yên Đây là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều loài hải sản quý giá có giá trị như: tôm he, tôm sú, tôm rảo, cá song, bào ngư, hải sâm, cua bể, sò huyết, hầu hà… Vùng bãi triều của thị xã có địa thế tự nhiên thuận lợi, có nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo nên một hệ sinh vật biển phong phú, đa dạng, một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển
Với những ưu thế về biển, chắc chắn trong tương lai không xa Quảng Yên sẽ phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, đưa ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn
Rừng tự nhiên: có 2.067,59 ha thuộc rừng phòng hộ
Rừng trồng: có 2.532,06 ha
Trang 3224
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số, nguồn nhân lực
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước nói chung
và kinh tế thị xã Quảng Yên nói riêng Dân số là lực lượng sản xuất xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp luôn cần nhiều lao động Mặt khác, dân số cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn, kích thích sản xuất
Dân số thị xã Quảng Yên năm 2012 là 135.166 người, chiếm 11,6% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số khá cao, 434 người/km2 và phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn Mật độ tập trung cao nhất ở thị xã Quảng Yên (2.850 người/km2
), thấp nhất ở phường Tiền Phong (103 người/km2) Dân thành thị chỉ khoảng 16.395 người, chiếm 12,12% dân số toàn tỉnh
Tuy đã thực hiện triển khai công tác kế hoạch hóa gia đình nhưng tốc
độ tăng dân số tự nhiên của thị xã vẫn giữ ở mức từ 1,01% năm 2001 và giảm được 0,01% xuống còn 1,00% năm 2012 Trong vài năm trở lại đây, tỷ suất sinh của thị xã ở mức khá cao từ 13,6‰ năm 2005 lên 19,9‰ năm 2012
Năm 2012, toàn thị xã có khoảng 79.145 lao động, chiếm khoảng 58,6% tổng dân số, trong đó có 2.134 lao động được giải quyết việc làm mới Đây là lực lượng lao động dồi dào tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
Trang 3325
b Thủy lợi
Trên địa bàn thị xã có nhiều công trình thủy lợi: Có 5 đập bê tông quy
mô tưới cho 100 ha Có 6 kênh bê tông dẫn nước được bê tông hóa dài 15 km,
có 2 công trình trung thủy nông, 100 công trình tạm và 2 trạm bơm điện Nhìn chung hệ thống thủy lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu còn khó khăn, đặc biệt
là không đảm bảo nước cho việc thâm canh cây trồng
c Điện lực
Hiện nay toàn thị xã đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã có đường trục chính tới tất cả trung tâm 11 phường và 8 xã Tỷ lệ hộ dân dùng điện trên địa bàn thị xã đạt 100% trên tổng số hộ Hiện nay nguồn điện chính đang được sử dụng trong thị xã là nguồn điện 35 KV qua trạm trung gian Chợ Rộc
và Phong Hải; đang hoàn thiện đường dây 110 KV để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn Hệ thống chiếu sáng đô thị được đầu tư hầu hết các tuyến đường nội thị, tuyến Quốc lộ 18 và tuyến Km 11 – Chợ Rộc
d Hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trong những năm qua với mục đích phục vụ cho kinh tế nông nghiệp Thị xã đã tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp Đã hình thành các mạng lưới: Trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến lâm, các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, các đại lý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm thôn bản Trong thời gian qua, các trung tâm giống cây trồng của Thị xã đã tự nghiên cứu cung cấp các loại giống cây trồng và một số giống cá
có giá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay Hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của thị xã chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
2.1.3 Đánh giá chung
Trên cơ sở phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thị xã Quảng Yên nói riêng, thị xã
có nhiều thế mạnh nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều những khó khăn và thách thức, có thể rút ra một số nhận xét được tổng hợp theo bảng như sau:
Trang 3426
Bảng 2.1 Phân tích SWOT về điều kiện tự nhiên, KT- XH đến chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp của thị xã
- Vị trí địa lý thuận lợi là lợi thế cho
phát triển nông nghiệp
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu là
những lợi thế để mở rộng và phát
triển ngành nông nghiệp Quảng Yên
theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với
- Chất lượng nguồn lao động còn thấp
- Hệ thống bảo quản chế biến còn thô
sơ
- Đồng ruộng giáp sông, biển còn bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Rủi ro, ảnh hưởng bởi thời tiết đến phát triển nông nghiệp (bão, lũ, hạn hán)
- Các chính sách quan tâm đến nông
nghiệp của Nhà nước
- Nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước ngày càng tăng cao tạo điều
kiện để mở rộng thị trường
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho
nông nghiệp ngày càng phát triển
- Khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong thị xã còn yếu kém
- Kinh nghiệm quản lý chưa đồng bộ
- Thị trường không ổn định
- Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch chậm và thiếu bền vững
Trang 3527
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thị xã Quảng Yên
2.2.1 Khái quát chung
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt và với chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế các loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ
đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành, loại nào có khả năng tập trung phát triển Kinh tế nông nghiệp của thị xã Quảng Yên lĩnh vực trồng trọt vẫn
là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 55,6% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Trong 5 năm (2008 – 2012 ), thị xã đã tập trung khai thác các tiềm năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lực đầu
tư phát triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Năm 2012, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn thị xã đạt 2.733,0 tỷ đồng (theo giá cố định), tăng 1.144,5 tỷ đồng
Tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt 55.621 tấn, năm 2008 đạt trên 45.682,6 tấn, tăng 1,2 lần so với năm 2012
Tình hình phát triển ngành nông nghiệp thị xã Quảng Yên được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp thị xã Quảng Yên
(theo giá cố định)
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng giá trị sản phẩm 570,218 593,900 627,200 650,400 Nông nghiệp
Trong đó: + Trồng trọt
+ Chăn nuôi
256,143 160,083 96,060
272,000 167,000 105,000
299,500 172,100 127,400
315,200 175,400 139,800
Trang 36Từ năm 2008 đến năm 2012, giá trị sản xuất của cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng, trong đó ngành chăn nuôi tạo ra giá trị sản xuất thấp hơn ngành trồng trọt (năm 2012 nhỏ hơn gấp 1,3 lần), nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn (năm 2012 ngành trồng trọt 1,1 lần, ngành chăn nuôi tăng 1,5 lần so với năm 2008) Giá trị ngành thủy sản tăng qua các năm nhưng có xu hướng tăng chậm (từ 262,169 tỷ đồng lên 276,100 tỷ đồng)
Trong khi giá trị sản phẩm ngành thủy sản, chăn nuôi tăng qua các năm thì giá trị sản phẩm ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm, nhưng với mức dao động nhỏ, chỉ chiếm 1,7% trong tổng giá trị sản phẩm của ngành Nhìn chung,
từ năm 2008 – 2012, giá trị nông nghiệp liên tục tăng do thị xã Quảng Yên thực hiện tốt các chính sách và biện pháp, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao giá trị của các thành phần trong nông – lâm – thủy sản Sự thay đổi giá trị sản phẩm các ngành thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đã dẫn đến sự biến đổi tỷ trọng của những ngành này trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung theo hướng:
Trang 3745,8 28,1 17,7
47,8 27,4 20,4
48,5 27,0 21,5
Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp Dịch vụ nông nghiệp
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản
Sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thời kỳ 2008 – 2012 được phản ánh trong bảng và biểu đồ trên
Bảng số liệu cho thấy, trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản thị xã Quảng Yên thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu
Trang 3830
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản của thị xã nói chung trong suốt từ 2008 – 2012 Tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng tăng từ 44,9% lên 48,5% ( tăng 3,6%) Trong giai đoạn từ 2001 – 2006 tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm thì trong giai đoạn này tỷ trọng của ngành có xu hướng tăng do sự tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp Trong khi đó, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm (giảm 1,1%), tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 4,7% sau 5 năm
Thủy sản được coi là ngành kinh tế thế mạnh và mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản nói riêng và trong cơ cấu kinh tế thị xã Quảng Yên nói chung Nếu như thời kỳ 2001 – 2006 là sự không ngừng gia tăng tỷ trọng của ngành thủy sản (tăng 16% trong 6 năm) thì trong giai đoạn 2008 –
2012 tỷ trọng ngành này lại có xu hướng giảm từ 46% xuống 42,5% (giảm 3,5%) Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 40%) trong cơ cấu kinh tế nông – lâm – thủy sản của thị xã
Tỷ trọng ngành lâm nghiệp vốn nhỏ và chiếm tỷ trọng rất ít trong cơ cấu, giảm với mức không đáng kể từ 1,9% xuống 1,8% do trước đây gỗ đã bị khai thác cạn kiệt, rừng trồng mới chậm phát triển, phát nương làm rẫy, hiện tượng cháy rừng thường xuyên xảy ra
Như vậy, cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản thị xã Quảng Yên trong thời kỳ này đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp
và giảm tỷ trọng ngành thủy sản; trong nông nghiệp giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thị xã Quảng Yên
Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm chăn nuôi và trồng trọt, luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị xã Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp Vấn đề đặt ra cho cả nước nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng là phải xây dựng cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm
Trong bảng 5, từ năm 2008 – 2012, giá trị sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng Trong đó, giá trị của cả ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng:
Trồng trọt tăng 15,317 tỷ đồng, gấp 1,1 lần so với năm 2008
Chăn nuôi tăng 43,740 tỷ đồng, gấp 1,45 lần so với năm 2008