Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
276,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. Bài dịch case study: 3 II. Tóm tắt tình huống 6 III. Văn hóa Nhật Bản: 7 2.2 Đặc điểm: 9 IV. Ảnh hưởng của văn hóa đến Nhật Bản: 11 1 Ảnh hướng đến giá trị truyền thống: 11 2. Ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của doanh nghiệp: 12 3. Ảnh hưởng đến kinh tế Nhật Bản: 13 V. Công ty Matsushita: 16 1.Giới thiệu công ty: 16 2.Giai đoạn phát triển công ty: 16 2.1Giai đoạn 1920-1980: 16 VI Bài học kinh nghiệm: 24 1.Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh: 24 2.Định hướng tương lai: 26 Phần trả lời câu hỏi cụ thể: 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 Lời mở đầu: Trong các cường quốc kinh tế trong thời đại phát triển hiện nay, Nhật Bản được biết đến với một nền văn hoá đặc biệt và làm cho cả thế giới phải nghiêng mình kính phục trước sự phát triển thần kì của mình sau những tổn thất nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên khi bước vào thời đại toàn cầu hoá, nền kinh tế rộng mở,các công ty đa quốc gia, đa văn hoá ra đời theo xu hướng tất yếu của nó. Sự giao thoa văn hoá được thể hiện ngày càng rõ ràng hơn trong những năm 90 của thế kỉ 20 và Nhật Bản phải tiếp nhận sự thay đổi mà trước giờ chưa hề có. Chính điều đó tạo nên một sự tác động mạnh mẽ làm thay đổi từ giá trị truyền thống lâu đời đến cách thức kinh doanh từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Nhật Bản. Đứng trước sự thanh đổi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản phải lựa chọn cho mình những bước đi phù hợp để thích nghi với bước đi của thời đại và vượt qua những khó khăn trong kinh tế hơn thế nữa là để trở nên lớn mạnh hơn. Trong số các doanh nghiệp đó, Matsushita là một ví dụ điển hình và sẽ được làm rõ hơn qua bài thuyết trình ngày hôm nay. Trong quá trình phân tích, nhóm chúng em sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót về kiến thức trong một số lĩnh vực mong thầy thông cảm và cho chúng em nhận xét để rút kinh nghiệm. Chúng em xin chân thành cám ơn! 2 I. Bài dịch case study: Được thành lập vào năm 1920, công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Matsushita đã phát triển vượt bậc và trở thành công ty điện tử hùng mạnh trong khi Nhật trở thành môt siêu cường quốc về kinh tế trong những thập niên 1970 và 1980. Cũng giống như những doanh nghiệp có từ lâu đời của Nhật, Matsushita được xem như là một thành lũy của giá trị truyền thống của Nhật dựa trên sự gắn bó tập thể một cách chặt chẽ, lợi ích qua lại, và sự trung thành đối với công ty. Một số người cho rằng sự thành công của Matsushita nói riêng và của Nhật nói chung là do sự tồn tại những giá trị của đạo Khổng ở nơi làm việc. Ở Matsushita, nhân viên được chăm sóc từ lúc “chào đời cho khi nhắm mắt xuôi tay”. Matsushita cung cấp cho họ rất nhiều lợi ích khác nhau bao gồm chi phí nhà rẽ, chế độ làm việc suốt đời, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, và những khoản tiền thưởng hưu rất hấp dẫn. Bù lại Matsushita kỳ vọng vào sự trung thành và làm việc chăm chỉ từ các các nhân viên của nó. Đối với thế hệ người dân Nhật sống sau chiến tranh, phải trăn trở để vượt qua nổi nhục thua trận, thì đó dường như là một sự thoả thuận hợp lý. Các công nhân viên đã làm việc rất chăm chỉ vì sự phát triển của Matsushita, và Matsushita đã bù đắp lại bằng những lợi ích rất thỏa đáng như trên. Tuy nhiên, văn hoá không đứng yên vĩnh viễn. Theo những nhà quan sát, thế hệ sinh sau 1964 thiếu đi sự cam kết với truyền thống văn hóa Nhật như cha mẹ của họ. Họ lớn lên trong một thế giới giàu hơn, nơi mà họ bị tác động bởi văn hóa phương Tây nhiều hơn, nơi mà sự thể hiện cá nhân dường như được ủng hộ hơn. Họ không muốn bị buột chặt vào công ty cả đời. Xu hướng này ngày càng rõ hơn trong năm 1990 khi mà sự đình trệ kinh tế của Nhật kéo dài. Các công ty của Nhật bị thúc ép phải thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống. Dần dần các công ty gặp khó khăn phải sa thải các công nhân lớn tuổi, và mong muốn xóa bỏ triệt để chế độ làm việc suốt đời. Khi những nguời trẻ tuổi nhận thấy điều đó, họ kết luận rằng sự trung thành với công ty có thể không được đền đáp xứng đáng; và điều đó cho thấy sự duy trì truyền thống là rất khó khăn. Matsushita là công ty cuối cùng quay lưng lại với các truyền thống của Nhật. Trong năm 1998 sau nhiều năm khó khăn, Matsushita buộc phải điều chỉnh những thông lệ truyền thống của nó. Việc điều chỉnh được khởi xướng từ một nhóm những nhà quản lý rất có kinh nghiệm trong các hoạt động của Matsushita ở nước ngoài, mà dẫn đầu là Kunio Nakamura, người sau này trở thành tổng giám đốc của Matsushita vào năm 2000. 3 Đầu tiên, Matsushita thay đổi cơ chế thưởng đối với 11.000 nhà quản lý của công ty. Trong quá khứ, hệ thống trả thưởng 2 lần trong năm dựa hoàn toàn trên thâm niên, nhưng bây giờ ở Matsushita việc trả thưởng phải dựa trên kết quả công việc. Trong năm 1999, Matsushita tuyên bố quá trình trả thưởng sẽ được thực hiện một cách minh bạch; các nhà quản lý phải chứng minh kết quả công việc của mình và mức thưởng mà mình xứng đáng được hưởng. Bằng cách đó, Matsushita đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc quản trị nguồn nhân lực. Cùng lúc đó Matsushita cũng nhắm vào hệ thống làm việc suốt đời và những quyền lợi có liên quan. Trong hệ thống mới, những nguời mới được tuyển dụng có ba lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất, họ có thể ký hợp đồng với các điều khoản truyền thống như là trợ cấp nhà, miễn phí các sự kiện do công ty tổ chức, sử dụng các dịch vụ giá rẽ do công ty trợ cấp. Họ cũng có thể nhận những khoản lương hưu bằng 2 tháng lương. Lựa chọn thứ hai, họ không được hưởng lương hưu được cam kết, nhưng bù lại họ được hưởng lương khởi điểm cao hơn và giữ lại những quyền lợi khác như chi phí nhà thấp. Lựa chọn thứ ba, họ sẽ từ bỏ tiền thưởng hưu và các dịch vụ được trợ cấp, bù lại họ sẽ nhận được tiền lương cao hơn tiền lương trong lựa chọn thứ hai. Trong 2 năm đầu tiên, số nhân viên mới chọn cách thứ ba chỉ chiếm khoảng 3%, điều đó cho thấy rằng sự ao ước về mối quan hệ gia trưởng truyền thống vẫn có còn ảnh hưởng rất lớn ở Nhật. Tuy nhiên số người chọn hình thức thu nhập thứ hai đã là 41%. Cuộc cách mạng về quản trị nhân sự của Matsushita diển ra sâu rộng hơn. Cụ thể, khi công ty chuyển sang những ngành công nghiệp mới như là phần mềm, kỹ thuật, và công nghệ viễn thông mạng, công ty bắt đầu thấy được hiệu quả của dân chủ hoá trong các công nhân viên, do đó nó khuyến khích tính cá nhân, sáng kiến, sự mạo hiểm, dám chịu rủi ro trong giới công nhân trẻ. Tuy nhiên, những sự thay đổi như vậy rất dễ để nói, nhưng việc thực hiện rất là khó khăn. Matsushita gặp nhiều khó khăn trong việc hủy bỏ các cam kết về chế độ làm việc suốt đởi đối với các nhân viên lâu năm được thuê mướn theo cách thức truyền thống. Điều này một lần nữa được nhấn mạnh vào đầu năm 2001 khi mà công ty còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Matsushita đã tuyên bố sẽ đóng cửa 30 nhà máy ở Nhật, cắt giảm 13.000 lao động trong đó có 1.000 lao động quản lý, và bán đi một lượng lớn tài sản trong 3 năm tới. Trong khi đó là cơ hội để kết liễu hệ thống thuê mướn nhân công suốt đời (đây là lần đầu tiên trong lịch sử công ty sa thải nhân công) tuy nhiên công ty vẫn thông báo rằng các bộ phận quản lý không cần thiết không nhất thiết phải sa thải mà thay vào đó họ sẽ được chuyển sang những bộ phận có mức tăng trưởng cao hơn như dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Với đội ngũ nhân viên quản lý đông đảo (hậu quả của hệ thống tuyển dụng truyền thống), một số người hoài nghi khả năng của công ty trong việc thực hiện cuộc cách mạng trong quản lý nhân sự. Khi mà tăng trưởng của công ty vẫn thấp, Matsushita phải cắt giảm việc thuê mướn thêm lao động, nhưng vẫn duy trì cam 4 kết của họ với những lao động lâu năm, thì độ tuổi trung bình của lực lượng lao động dần dần tăng lên. Trong năm 1960, độ tuổi trung bình là khoảng 25 thì đầu những năm 2000 con số này là 35. Xu hướng này đi ngược lại với nổ lực cách mạng hóa đội ngũ lao động của Matsushita bởi vì chắc chắn rằng những người có nhiều lợi ích từ hệ thống cũ không dễ dàng gì bỏ cái cũ và đi theo cái mới. Vào năm 2004 công việc kinh doanh của Matsushita bắt đầu có sự tiến bộ. Sau những khoản lỗ nghiêm trọng trong năm 2002, công ty bắt đầu hoà vốn vào 2003, và bắt đầu có lãi lại vào năm 2004. Những yếu tố như là việc tiêu thụ mạnh các thiết bị DVD chắc chắn thúc đẩy sự tăng trưởng, nhưng những thay đổi về văn hoá và tổ chức cũng góp phần rất lớn vào sự thành công đó. Nó giúp cho công ty có thể khai thác được những cơ hội tăng trưởng mới trong tương lai. Câu hỏi thảo luận: 1. Các anh chị hãy cho biết ngòi nổ nào khởi xuớng cho sự thay đổi văn hóa xảy ra ở Nhật trong những năm 1990? Sự thay đổi văn hoá đã ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của Nhật như thế nào? 2. Sự thay đổi văn hóa của Nhật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách thức kinh doanh của Nhật trong tương lai? Nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của Nhật? 3. Văn hóa truyền thống của Nhật đem lại lợi ích gì cho Matsushita trong giai đoạn 1950-1980? Những giá trị truyền thống có gây trở ngại cho công ty vào những năm 1990 và đầu năm 2000? Nếu có, thì nó diễn ra như thế nào? 4. Matsushita mong muốn đạt đến điều gì trong sự thay đổi quản lý nguồn nhân lực mà nó đã thông báo? Những trở ngại nào ngăn cản sự thành công của những sự thay đổi này? Những tác động đối với Matsushita nếu như (a) những thay đổi này được thực hiện một cách nhanh chóng; (b) nó diễn ra trong nhiều năm, và thậm chí là cần nhiều thập niên để thực hiện thành công những thay đổi này? 5. Matsushita dạy bạn điều gì về mối quan hệ giữa văn hóa xã hội và sự thành công trong kinh doanh? 5 II. Tóm tắt tình huống Công ty Matsushita là một trong những công ty điện tử hùng mạnh được thành lập vào năm 1920 ở Nhật. Công ty được xem là thành lũy giá trị truyền thống của Nhật dựa trên sự gắn bó tập thể một cách chặt chẽ, lợi ích qua lại và sự trung thành với công ty, họ chăm sóc nhân viên từ lúc “chào đời đến nhắm mắt xuối tay”, cung cấp cho họ những chế độ lương bổng theo thâm niên, chế độ làm việc suốt đời, tiền lương hưu hấp dẫn, bù lại là sự làm việc chăm chỉ của nhân viên. Nhưng dù là một công ty truyền thống cao, thì cùng với sự thay đổi của xã hội, suy nghĩ của giới trẻ, công ty vẫn phải thay đổi quan điểm của mình. Thứ nhất, công ty đã phải thay đổi cơ chế lương thưởng từ lương theo thâm niên sang kết quả làm việc. Thứ hai, công ty đưa ra hệ thống mới cho người mới vào làm lựa chọn. 1. Ký hợp đồng với các điều khoản truyền thống như trợ cấp nhà, miễn phí sự kiện công ty tổ chức, nhận khoản lương hưu bằng 2 tháng lương. 2. Lương khởi điểm cao hơn, giữ nhiều quyền lợi nhưng không có lương hưu. 3. Mức lương cao hơn trong lựa chọn 2, nhưng không có tiền thưởng hưu và dịch vụ trợ cấp. Sau đó, cùng với việc kinh doanh những ngành công nghiệp mới, công ty đã gặp khó khăn trong việc hủy chế độ làm việc suốt đời. Tuy nhiên, công ty đã sa thải 13000 nhân viên,và đây được xem là cơ hội để kết liễu hệ thống thuê mướn nhân công suốt đời, và thêm nhiều lần sa thải nhân viên sau đó. Vào năm 2004, kinh doanh của Matsushita đang có sự tiến bộ, phát triển vượt bậc, và thành công này có sự góp phần rất lớn của những thay đổi về văn hóa và tổ chức. Điều này cho thấy, với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, dù một công ty, tập đoàn nào có nền văn hóa truyền thống mạnh cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với thời đại. Nó giúp cho các công ty có thể khai thác được những cơ hội tăng trưởng mới và gạch hái nhiều thành công trong tương lai. 6 III. Văn hóa Nhật Bản: 1. Văn hóa truyền thống: 1.1) Bối cảnh: Văn hóa truyền thống của Nhật Bản được hình thành từ rất lâu đời, từ thời kì Jumon trải qua nhiều thời kì, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Nhật Bản là một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp nhưng văn hóa vẫn được giữa gìn, đặc biệt sau thế chiến thứ hai II, chứng kiến nhiều mất mát và đau thương tình thần võ sĩ đạo của Nhật Bản được phát triển mạnh mẽ và được giữ gìn qua thế hệ này đến thế hệ khác. Ở Nhật Bản, đạo Khổng du nhập vào rất sớm, cũng trong thời gian, Phật giáo được phục hồi và phát triển mạnh mẽ đơn cử các tổ chức lớn trong đó là Soka Gakkai, Risshò Kòseikai, Reiyùkai Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm thay đổi diện mạo văn hóa Nhật Bản từ lối sống đến sinh hoạt của mọi người dân Nhật Bản, làm giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản. Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay. 1.2) Đặc điểm: Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật Bản với các loại hình đặc sắc mang đậm chất dân tộc, không lẫn vào đâu so với các quốc gia khác như trà đạo, kiến trúc, ẩm thực như sushi, rượu sakê .Các môn võ thuật truyền thống như vật sumo, các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, rakugo. Đặc biệt là con người Nhật Bản sau khi trải qua nhiều thời kì biến cố chiến tranh , thiên tai thì tinh thần con người Nhật Bản lại được nâng cao và phát triển. Người Nhật luôn luôn đề cao tính nhân bản, nhân văn, chăm lo bồi dưỡng những giá trị văn hóa của con người và xây dựng một nền tảng văn hóa vững chắc để phục vụ con người. Người Nhật cần cù, tiết kiệm, yêu lao động, có kỷ luật cao, tôn trọng tập thể. kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là một đẳng cấp hàng đầu nên người Nhật Bản rất coi trọng: Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh 7 trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản. Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II, khiến Nhật Bản chỉ còn lại đống tro tàn và nhục nhã, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Điều này khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Trong thời kì này đã nổi lên trong xã hội Nhật Bản sự tôn vinh lao động xã thân vì doanh nghiệp và vì xã hội. Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với gia đình của mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức. Cạnh tranh và hợp tác được thúc đẩy song hành. Mặt khác, Nhật Bản có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Gia đình và những giá trị văn hóa của gia đình truyền thống Nhật Bản như đề cao thứ bậc, tôn ti, trật tự một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt mà mối quan hệ giữa các thành viên theo cấu trúc thẳng đứng, trực tiếp và luôn được củng cố, phát triển trên cơ sở mỗi thứ bậc và mỗi thành viên phải thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với các thành viên khác. Do gia đình có vai trò quan trọng như vậy nên các công ty Nhật Bản được tổ chức theo mô hình gia đình, trong đó các thành viên coi công ty như gia đình mình, các cấp quản lý quan tâm tới nhân viên như quan tâm tới người trong gia đình mình, nhờ thế mà tạo ra được tâm lý thoải mái, yên tâm phục vụ cho công ty suốt đời. 2. Văn hóa hiện đại: 2.1Bối cảnh: Vào suốt những năm 90, Nhật Bản lại chìm vào một thời kỳ trì trệ kinh tế và bế tắc chính trị kéo dài, cuối cùng khiến Nhật nhanh chóng mất đi ảnh hưởng và uy tín. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái và thiểu phát, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã tụt dốc, các khoản nợ xấu tăng vọt, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên những mức cao hơn và các vụ bê bối tham nhũng tăng theo cấp số nhân. Trong “thập kỷ bị đánh mất” này, khi mà hệ thống chính trị sụp đổ thì đã có tới 8 vị thủ tướng lần lượt nắm quyền và rồi lại ra đi. Sau đây là bảng thống kê GDP của Nhật qua các năm Năm 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 GDP 4,6 4,7 4,9 5,5 2,9 0,4 0,3 0,6 1,4 2,9 - 0,7 -1,9 0,5 1,2 Nguồn: Nikkei Shimbun và Japan Rearch Quaterly, Spring 1997 và Winter 1996/1997_1998_2000 Cuộc suy thoái năm 1990 kéo dài này, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống, cách suy nghĩ của người dân Nhật Bản, nhất là làm thay đổi cách thức kinh doanh 8 của các công ty Nhật – những công ty bị hứng chịu nặng nề từ cuộc suy thoái này. Bên cạnh đó, sự du nhập của các nền văn hóa phương Tây, đã hình thành nên cho Nhật một nền văn hóa mới, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đó là nền văn hóa hiện đại. 2.2 Đặc điểm: Mở cửa và học tập phương Tây từ nửa cuối thế kỷ 19 (Minh Trị Duy tân 1868), nhiều nền văn hóa được du nhập vào Nhật Bản nhưng họ vẫn duy trì được nền văn hoá thuần nhất của mình từ thời tiền sử đến nay, đó là nền văn hóa “lòng chảo”. Văn hoá Nhật Bản là dựa trên khả năng đóng góp và làm phong phú thêm văn minh thế giới bằng cách tạo ra sự chung sống và hoà đồng duy nhất giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây. Những nét truyền thống của văn hoá phương Đông, văn hoá Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn trong ý thức người dân Nhật như thuyết duy linh Thần đạo, quan niệm duy cảm với tự nhiên, khiếu thẩm mỹ, thiên hướng làm đẹp cuộc sống thường ngày, v.v Vậy có thể thấy rằng ở Nhật Bản truyền thống và hiện đại không tách rời nhau. Hơn nữa, mối liên hệ giữa văn hoá truyền thống với các hoạt động kinh tế chính trị và ngoại giao của Nhật Bản là nổi bật và mang ý nghĩa sâu sắc. Nhưng đợt suy thoái năm 1990, đã một phần nào làm thay đổi nền văn hóa của Nhật Bản bấy lâu nay, hình mẫu văn hóa và xã hội Nhật Bản không còn phụ hợp với giai đoạn này nữa, buộc người dân, các doanh nghiệp phải có lối suy nghĩ khác đi. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niêm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ. Ngoài ra, vì nạn thất nghiệp ở Nhật xảy ra trầm trọng, thu nhập gia đình giảm nên tư tưởng sinh ít con đã được người dân Nhật Bản được hình thành. Về văn hóa cơ chế, nhiều người Nhật vẫn suy nghĩ theo lối đóng khung “Thinking box” - tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây, theo những đường mòn lâu nay đã quá quen thuộc, trong khi cơ chế làm việc thời kỳ mới đòi hỏi thông thoáng hơn. Người nước ngoài nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Chắc chắn muốn phát triển lên nữa, Nhật Bản phải có sự điều chỉnh và thay đổi văn hóa, nghĩa là theo như cách gọi hiện nay là phải chia tay với sự tôn thờ tính độc nhất. Người Nhật đã tự hào rằng họ là một nòi giống đồng nhất, độc nhất và khác về về cơ bản tất cả các quốc gia khác, thể 9 hiện qua tính độc nhất về huyết thống chủng tộc, về văn hóa và quan niệm sùng bái Thần đạo của họ. 10 [...]... bậc của công ty giúp công ty trở thành một công ty điện tử hùng mạnh Trải qua 10 năm, tới năm 1960, Matsushita đã được công nhận là công ty được xếp thứ 74 trong 100 "Đại gia của thế giới" Để đạt được những điều đó chính là nhờ vào những chính sách lãnh đạo sáng suốt của công ty phù hợp với văn hóa và bối cảnh lúc bấy giờ Có thể nói, văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty lúc bấy... nhiều công ty phải thay đổi cách thức kinh doanh nhưng Matsushita vẫn trung thành với truyền thống Matsushita vốn là một công ty có lợi thế về công nghệ cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân viên cũng rất mạnh Khi tuyển dụng nhân viên mới, Matsushita sẽ huấn luyện họ về công việc chuyên môn để đảm bảo họ có thể làm việc lâu dài Như vậy, trong hoàn cảnh suy thoái, nếu công ty cũng... lợi ích qua lại, và sự trung thành đối với công ty Matsushita là công ty cuối cùng quay lưng lại với các truyền thống của Nhật Trong thập niên 1960 công ty này đã tạo nên một tư tưởng lớn về kinh doanh và quan niệm về lao động độc đáo đã để lại ảnh hưởng lớn cho Nhật bản ngày nay 2.Giai đoạn phát triển công ty: 2.1Giai đoạn 1920-1980: 2.1.1 Chính sách công ty: Thời kỳ này Nhật Bản thực hiện quá trình... mà mình xứng đáng được hưởng 15 V Công ty Matsushita: 1.Giới thiệu công ty: Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Matsushita đươc ông Konosuke Matsushita thành lập vào năm 1920 đã phát triển vượt bậc và trở thành công ty điện tử hùng mạnh trong khi Nhật trở thành môt siêu cường quốc về kinh tế trong những thập niên 1970 và 1980 Công ty đóng trụ sở ở Kadoma, tỉnh Osaka, Nhật Bản Sản phẩm của hãng này... hiệu quả Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ ( loại lớn ) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con ( loại vừa và nhỏ ) liên kết theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi thê tiềm năng của... cản cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển và cả tiến của mình Chi phí cao: Lợi nhuận ngày càng giảm công ty ngày càng giảm Trong khi đó, năm 1990, Matsushita bỏ ra 6.13 tỷ USD mua lại MCA Inc – 1 công ty hãng phim Hollywood theo làn sóng sáp nhập công ty điện tử và công nghiệp giải trí Công ty phải đối mặt với thách thức bởi chi phí sáp nhập rất tốn kém cộng thêm 18 chi phí cao bởi đội ngũ nhân... Chính sách công ty: - Thay đổi chính sách trả lương: Sau nhiều năm khó khăn, Matsushita buộc phải điều chỉnh những chính sách quản lý nguồn nhân lực Mà người dẫn đầu thực hiện là Kunio Nakamura, tổng giám đốc của Matsushita vào năm 2000 Thay đổi cơ chế thưởng đối với 11.000 nhà quản lý của công ty dựa trên kết quả công việc được thực hiện một cách minh bạch Các nhà quản lý phải chứng minh kết quả công việc... đối với công ty đã mang đến cho Matsushita một đội ngũ nhân viên trung thành và tận tụy, hết lòng vì sự phát triển của công ty Bởi lẽ, chính các lợi ích mà công ty mang lại cho nhân viên họ như là một cuộc sống ổn định là cách giữ chân nhân viên hiệu quả nhất Nói rõ hơn, chính văn hóa truyền thống đã giúp cho Matsushita bớt đi cái mối lo là các nhân viên có năng lực và thâm niên sẽ rời bỏ công ty Bên... nhân viên bị lung lay do sự thay đổi của văn hóa, sự biến động của nền kinh tế và sự thay quay lưng lại với truyền thống của các công ty khác Nền kinh tế khó khăn, rất nhiều công ty sa thải nhân viên hàng loạt, nhân viên lo ngại rằng Matsushita cũng sẽ sa thải họ vào một ngày gần đó; và họ cũng biết điều đó là không thể tránh khỏi, ngay khi chuẩn bị đầy đủ, Matsushita cũng sẽ thay đổi Điều này khiến nhân... hiến cho công ty như trước Độ tuổi trung bình của nhân viên cao: Với chế độ làm việc suốt đời, đội ngũ nhân viên của Matsushita không chỉ đông mà còn lớn tuổi Đến đầu thập niên 90, độ tuổi trung bình của nhân viên công ty đã là trên 30 Đối với 1 công ty kĩ thuật như Matsushita, độ tuổi nhân viên lớn là một bất lợi Họ không còn trẻ; sức ì lớn; không còn nhiệt huyết; khả năng học tập, tiếp thu công nghệ . viên. Nhưng dù là một công ty truyền thống cao, thì cùng với sự thay đổi của xã hội, suy nghĩ của giới trẻ, công ty vẫn phải thay đổi quan điểm của mình. Thứ nhất, công ty đã phải thay đổi cơ chế. Công ty Matsushita : 1.Giới thiệu công ty: Công ty sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Matsushita đươc ông Konosuke Matsushita thành lập vào năm 1920 đã phát triển vượt bậc và trở thành công ty điện. hóa đến công ty: Thời điểm từ 1920 -1980 được coi như thời điểm phát triển vượt bậc của công ty giúp công ty trở thành một công ty điện tử hùng mạnh. Trải qua 10 năm, tới năm 1960, Matsushita