1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cách soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài làm văn ở lớp 11 tại trường thpt trần phú

18 536 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 176,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2 2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 2 2.2 Cơ sở thực tiễn 3 2.2.1 Thuận lợi 3 2.2.2 Khó khăn 4 2.2.3 Thực trạng dạy và học 4 2.2.4 Số liệu thống kê 5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 6 3.1 Khâu chuẩn bị 6 3.2 Phần nội dung của một bài soạn tiết trả bài làm văn 6 3.3 Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của học sinh 8 3.4 Chữa lỗi 8 3.5 Thống kê chất lượng 10 3.6 Đọc bài văn, đoạn văn hay hoặc giới thiệu bài làm đạt điểm cao 10 3.7 Giải đáp thắc mắc, động viên, nhắc nhỡ học sinh các bài làm sau 11 IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 11 4.1 Những kết quả đạt được 11 4.2 Bài học kinh nghiệm 12 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 12 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 VII. PHỤ LỤC 15 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến CÁCH SOẠN GIẢNG ĐỂ DẠY CÓ HIỆU QUẢ TIẾT TRẢ BÀI LÀM VĂN Ở LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú so với các trường bạn ở khu vực Long Khánh thấp. Bởi tập làm văn là một môn học khó. Môn học này yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học ở môn đọc văn và Tiếng Việt vào làm văn. Mặt khác, ý thức học môn văn của học sinh chưa cao. Không hiếm tình trạng giáo viên chỉ chú trọng đến giờ Đọc văn, xem nhẹ giờ Làm văn, đặc biệt là ở tiết trả bài viết làm văn nên chỉ dạy qua loa chiếu lệ. Biểu hiện rất rõ của học sinh trong tiết trả bài làm văn là thường tỏ ra lúng túng, thiếu tập trung trong giờ học. Khi được giáo viên yêu cầu: Hãy tìm hiểu nội dung ở phần lập dàn ý thường chỉ đứng dậy trả lời qua loa theo trình tự nhiều khi thiếu lôgíc, nghĩ sao viết vậy, lắp ghép câu chữ tuỳ tiện, quanh quẩn lặp lại những điều đã viết, đến lúc không nghĩ ra gì nữa thì đứng im như phỗng. Học sinh chỉ mong nhận được bài bài làm của mình để xem điểm số đạt được là bao nhiêu có ở mức “an toàn” hay không?. Trong thực tế vẫn còn nhiều bài văn lạc đề, lệch đề, không có kết cấu rõ ràng, từ ngữ thiếu chính xác, sai chính tả. Một số giáo viên trong tiết trả bài thường dạy chiếu lệ, đặc biệt ở việc thiết kế bài soạn cho tiết học này quá khái quát, chưa có sự đầu tư đúng mức cho bài soạn. Nên tiết dạy trả bài làm văn trở nên chiếu lệ, hình thức, chưa phát huy hết tác dụng và ý nghĩa của tiết trả bài đối với học sinh. Làm thế nào để học sinh phổ thông hứng thú trong tiết trả bài? Làm thế nào để tiết trả bài làm văn thực sự có hiệu quả đối với học sinh là câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn. Vậy để điều đó trở thành hiện thực đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức tìm tòi phương pháp phù hợp. Riêng đối với tôi, qua thực tế giảng dạy cũng như trong quá trình làm công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án ngữ văn của các giáo viên trong tổ tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên soạn giảng để dạy có hiệu quả hơn tiết trả bài Làm văn ở trường THPT Trần Phú. Nhưng do điều kiện khách quan, do yêu cầu của một sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi hẹp “Cách soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài ở lớp 11 tại trường THPT Trần Phú”. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Theo luật giáo dục Việt Nam, tại điều 3: Tính chất, nguyên lý giáo dục. Trang 2/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến 1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Như vậy nguyên lí của giáo dục trong dạy và học Ngữ văn là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của môn học mà còn giúp học sinh khám phá đời sống, nhận thức được các phạm trù thẩm mĩ, cái đẹp, cái cao thượng, cái hài hoà, cái xót thương,… giúp các em hoàn thiện nhân cách bởi “văn học là nhân học”. Chỉ thị số 40/2008/CT-GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/07/2008 về mục tiêu phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp hiệu quả là cơ sở cho các giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới các phương pháp dạy học của mình. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Thuận lợi a. Về giáo viên Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,… Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hướng dẫn học sinh cách khai thác nội dung trong phần lập dàn ý, chú ý sữa các lỗi sai cho học sinh trong các bài viết… Trong quá trình dạy đã có sự kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy trả bài làm văn, vì vậy giờ dạy tiết trả bài làm văn không còn là một giờ học khô khan mà đã trở nên sinh động và hứng thú đối với học sinh. b. Về phía học sinh Đối với học sinh đều tập trung chú ý và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong tiết trả bài làm văn. Đặc biệt học sinh rất thích thú khi được nhìn lại bài viết của mình, điểm số đánh giá trên mỗi bài viết đã phản ánh khá chính xác quá trình học tập của các em. Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt kiến thức trọng tâm qua tiết học trả bài làm văn. Trang 3/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến 2.2.2 Khó khăn a. Về phía giáo viên Việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp để soạn giảng tiết trả bài làm văn đã được các nhà giáo dục khám phá nghiên cứu trong một thời gian dài. Nhưng để vận dụng có hiệu quả các phương pháp đó vào tình hình dạy học thực tế không phải bất kỳ giáo viên nào cũng đều thực hiện thành công. Mối quan hệ giữa việc chuẩn bị bài giảng ở trên lớp và kiểm tra hiệu quả vẫn chưa được ý thức đầy đủ trong quá trình soạn giảng và dạy học tiết trả bài làm văn. Một số giáo viên trong việc thiết kế tiết trả bài làm văn chưa có sự đầu tư đúng mức cho bài soạn. Soạn bài còn chung chung, qua loa chiếu lệ. Vẫn còn một số giáo án của các tiết trả bài làm văn lớp 11 phần lập dàn ý quá khái quát, phần nhận xét và sữa lỗi cho học sinh còn quá ít. Giáo viên dạy tiết trả bài làm văn chỉ tập trung chủ huy động số học sinh khá, giỏi trả lời các câu hỏi, chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh yếu vì vậy khiến cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và đó là một trong những nguyên nhân khiến các em giảm dần hứng thú trong môn học Ngữ văn. b. Về phía học sinh Học sinh trường THPT Trần Phú mặc dù là trường công, nhưng chỉ xét tuyển ngay từ khi vào lớp 10 vì vậy chất lượng đầu vào vẫn còn thấp so với các trường công trong khu vực Long Khánh. Học sinh còn thiếu ý thức trong quá trình học tập, chưa có sự đam mê đối với môn Ngữ văn, một bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, chưa phát huy được khả năng sáng tạo trong quá trình làm văn. 2.2.3 Thực trạng dạy và học Ở trường THPT Trần Phú, đa số học sinh còn thiếu ý thức và hứng thú trong việc học môn Ngữ văn đặc biệt là trong các tiết trả bài tập làm văn, vẫn còn một số học sinh thiếu tập trung trong giờ học vì vậy sau tiết trả bài làm văn việc nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học ở những học sinh này chưa cao. Bởi vậy nên giờ học trở nên đơn điệu các em dễ nảy sinh tâm lí nhàm chán với bài học. Mặt khác, giáo viên dạỵ môn Ngữ văn ở trường, trong giờ dạy tiết trả bài làm văn, việc đầu tư cho soạn giảng tiết học này chưa phù hợp. Các bước lên lớp và các hoạt động của thầy và trò còn thiên về hình thức, quá đơn điệu nên tiết học trở nên tẻ nhạt. Kết quả điểm số qua các bài kiểm tra ở phân môn bài viết làm văn 11 ở một số lớp vẫn còn thấp và tỉ lệ học sinh yếu vẫn nhiều. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường khơi gợi và giúp các em yêu Trang 4/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến thích và hứng thú hơn trong môn Ngữ văn. Đặc biệt nhằm giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm trong soạn giảng tiết trả bài làm văn lớp 11. 2.2.4 Số liệu thống kê Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 và 12. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh và vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua các tiết dạy. Việc điều tra được thể hiện thông qua hỏi đáp, câu hỏi phát triển tư duy ở lớp, kiểm tra 45 phút. Các kết quả thống kê cụ thể như sau: Bảng 1 Số liệu thống kê về mức độ hứng thú và hiểu bài của học sinh Lớp Số học sinh hứng thú/ Số học sinh của lớp Số học sinh hiểu bài/ Số học sinh của lớp 11a5 30/39 37/39 11a6 32/41 40/41 12a4 34/39 41/41 Trang 5/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 3.1 Khâu chuẩn bị Cần chuẩn bị các bước bài soạn của tiết trả bài một cách đầy đủ: a. Mức độ cần đạt. b. Kiến thức trọng tâm. c. Phương pháp. d. Tiến trình lên lớp. Đây là trình tự các bước trong tiết soạn giảng trả bài làm văn. 3.2 Phần nội dung của một bài soạn tiết trả bài làm văn. Phân môn làm văn lớp 11 trong năm học học sinh cần trải qua 7 bài làm văn: 4 bài trong học kỳ I và 3 bài trong học kỳ II. Học sinh lớp 11 được tiếp cận với hai loại nghị luận: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Năm học lớp 11 học sinh được thực hành hai bài văn nghị luận xã hội và năm bài văn nghị luận văn học. Giáo viên cần căn cứ vào năng lực của học sinh khối lớp mình giảng dạy để ra đề văn phù hợp. Trong bài soạn giảng tiết trả bài giáo viên cần hướng dẫn lại kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học, các thao tác lập luận trong bài văn, cách làm các kiểu bài nghị luận cụ thể trong tiết trả bài làm văn không thể coi thường lí luận cơ bản. Vì trình trạng mù mờ về lí thuyết đưa học sịnh đến tình trạng làm văn một cách vô ý thức. Chúng ta bắt gặp không ít trường hợp học sinh đã làm nhầm kiểu bài mà đề văn yêu cầu. Nhiều bài viết còn dài dòng, tản mạn hoặc quá ngắn tới mức “què, cụt” về nội dung và thiếu trọng vẹn về hình thức. Trong bài soạn tiết trả bài làm văn nghị luận, giáo viên cần dự kiến các đơn vị kiến thức chính trong tiết dạy, sữa chữa, những bài làm, những đoạn văn hay. Giáo viên có thể phát bài cho học sinh trước tiết trả bài 2 đến 3 ngày để học sinh xem trước. a. Tìm hiểu đề Đây là khâu đầu tiên trong tiết trả bài làm văn. Tìm hiểu đề để xác định yêu cầu của đề, thể loại, phạm vi đề tài, tư liệu để làm bài. Từ đó xác định yêu cầu chính trong đề ra. Tìm hiểu đề là công việc mà người viết phải xác định đúng trọng tâm, chính xác. Nếu xác định sai yêu cầu đề sẽ dẫn đến bài viết bị lạc đề hoặc lệch đề. Khi ấy chẳng khác gì người đi giữa đại dương mà không có la bàn. b. Tìm ý và lập dàn ý Trang 6/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến Giáo viên giúp học sinh biết cách tìm ý, lập dàn ý cho bài viết và có thói quen phân tích để tìm ý và lập dàn ý trước khi làm bài. Giáo viên yêu cầu học sinh của lớp chia làm hai nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm phân tích một đề văn sau đó cử người lên trình bày, các thành viên còn lại của nhóm có thể bổ sung các ý kiến đánh giá. Giáo viên nhận xét, chỉnh lại và chốt vấn đề, từ đó yêu cầu học sinh tập làm dàn ý ở bảng phụ. Đây chính là quá trình xây dựng dàn bài mẩu để cả lớp rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài. Từng học sinh qua đó có thể tự mình rút kinh nghiệm chỗ được, chỗ chưa được của bản thân qua bài viết. Giáo viên nên dành 7 đến 10 phút cho học sinh trao đổi thắc mắc về dàn bài mẩu. Học sinh chép dàn bài mẩu vào vở để về nhà rút kinh nghiệm thêm và tự chữa bài văn của mình. Ví dụ 1 Em hiểu như thế nào về hạnh phúc gia đình? - Giới thiệu vấn đề bàn luận và nêu nhận xét khái quá về vấn đề đó. - Giải thích. + Gia đình là gì? + Hiểu như thế nào là hạnh phúc gia đình? + Hạnh phúc gia đình phải được thể hiện ở cả vật chất và tinh thần. + Làm thế nào để có được hạnh phúc gia đình. - Những suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc gia đình. Ví dụ 2 Viết một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. a. Giải thích - Lòng yêu thương là gì? Cho ví dụ: mối xúc động trước nỗi đau trong cuộc sống, cảm thông và biết chia sẻ với đồng loại, theo tinh thần của dân tộc: “Thương người như thể thương thân”. Trong tình thương con người sẽ cảm thấy hạnh phúc. Không biết yêu thương, con người sẽ tự làm mình bất hạnh và cô đơn. - Tại sao lòng yêu thương người của tuổi trẻ lại được đặt ra trong chính mọi thời đại nói chung và trong xã hội ta hiện nay nói riêng? Cần nhấn mạnh sự vô cảm trước nỗi đau của đồng loại trong xã hội hiện đại là một vấn đề bức xúc ngày nay. Trang 7/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến Chứng mình bằng những sự kiện diễn ra hàng ngày mà học sinh chứng kiến, báo chí đưa tin: vụ em Hào Anh, Hồng Anh, vụ bảo mẫu hành hạ trẻ tại Đồng Nai. b. Bình luận - Tình yêu thương con người của tuổi trẻ cho học sinh thấy sự gắn bó và trách nhiệm với cộng đồng, sự chung tay giải quyết đối với vấn nạn xã hội. - Tình yêu thương con người của tuổi trẻ đặt ra cho học sinh sức mạnh tinh thần, sống quả cảm có ý nghĩa hơn ở cuộc đời. c. Hướng giải quyết vấn đề đặt ra: Học sinh sẽ làm gì để chứng tỏ lòng yêu thương con người. 3.3 Nhận xét ưu, khuyết điểm trong bài làm của học sinh. Lời nhận xét thường có hai phần được và chưa được về quan điểm, về nội dung, về phương pháp và hành văn. Cần tránh những lời nhận xét chung chung như “tạm được”, “bài làm khá”, “bài làm sơ lược”,… những lời nhận xét ấy ít bổ ích cho học sinh, cũng nên tránh những lời phê, lời nhận xét thiếu trân trọng, khích lệ học sinh. Lời nhận xét vừa biểu dương những mặt tốt, vừa tập trung chỉ ra chổ thiếu sót chính tiêu biểu nhất của học sinh đồng thời phải nói được điểm có tiến bộ hay chưa để học sinh có hướng phấn đấu thêm. Lời phê bình bao giờ cũng ân cần chu đáo, trân trọng và câu chữ của giáo viên phải ngay ngắn, chuẩn mực, lời nói phải chính xác rõ ràng. Lời nhận xét của giáo viên trong bài làm văn và trong tiết trả bài làm văn có tính thúc đẩy trong quá trình học tập của học sinh, giúp học sinh nhận ra được mặt ưu điểm và mặt còn hạn chế trong bài làm của chính mình. Bởi kết quả bài làm của học sinh phản ánh tư duy tái tạo và sáng tạo của người học. Chính qua các tiết làm văn viết bài ở lớp hoặc ở nhà, học sinh được rèn luyện cá tính, năng khiêu riêng của mỗi người. Các bài viết đã giúp học sinh bộc lộ, giãi bày ngôn từ trên mặt giấy mọi suy tư, cảm xúc, kinh nghiệm, nhận xét của con người về thiên nhiên, xã hội, cuộc sống,… Xem lời phê ở bài làm văn của học sinh, lời nhận xét trong tiết trả bài có thể đoán nhận được người dạy văn đó như thế nào, nói vậy cũng không quá lời. 3.4 Chữa lỗi Thiếu sót lớn nhất trong giảng dạy tiết trả bài làm văn hiện nay là việc chấm bài. Bên cạnh phần đông các giáo viên tận tuỵ, vẫn còn một số giáo viên chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc chấm trả bài cho học sinh. Nhiều giáo viên chấm bài qua loa, nhận xét chung chung bỏ mặc nhiều lỗi của học sinh trong bài làm. Bởi hiện nay có quá nhiều học sinh văn kém.Tình trạng đó chính là hậu quả của việc chấm bài chưa đầy đủ tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Trang 8/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến Trong tiết trả bài làm văn chỉ diễn ra trong 45 phút mà phải dạy tuân thủ tiến trình của phương pháp làm văn nên giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lấy những lỗi của mình trong bài làm văn, chưa chú ý cân đối đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ rõ sai sót, đến nội dung và hình thức diễn đạt trong bài của học sinh. Giáo viên cần có quy định các bài làm văn viết rời cần đính lại thành tập để giáo viên có thể theo dõi sự diễn biến của học sinh qua từng bài làm. Nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng một số học sinh sau khi nhận được bài làm, biết được kết quả của bài làm văn đã vượt qua mức điểm trung bình đã là an phận không cần quan tâm đến việc sửa lỗi nữa. Trong mỗi bài làm văn, người giáo viên phải xây dựng thang điểm chuẩn chính xác dựa trên những tiêu chí để đánh giá bài làm của học sinh. Để tránh tình trạng chấm từng bài văn sai đâu sữa đó và không có một trọng tâm, có yêu cầu riêng cho từng bài. Đành rằng chấm một bài văn là phải xem xét tất cả mọi mặt, nhất là những sai sót nặng nề về tư tưởng, về kiến thức giáo viên không thể bỏ qua, nhưng không phải vì thế mà chấm bài tràn lan. Người giáo viên có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm bao giờ cũng theo dõi quá trình chuyển biến của học sinh qua các bài làm văn trước ở tiết trả bài. Vậy để sửa các lỗi về cấu trúc câu, lỗi diễn đạt, dùng từ sai, sai chính tả, sai lôgíc, trùng lặp luận điểm,… đương nhiên trong quá trình chấm bài và soạn bài giảng cho tiết trả bài người giáo viên không thể đọc lướt, đọc kiểu “thủ vĩ”. Nghĩa là chỉ chấm mở đầu và kết thúc, chấm theo ấn tượng và định kiến đối với từng học sinh. Chấm bài làm văn cần phải tuân thủ các kỉ thuật chấm bài. Việc sửa lỗi cho học sinh cũng rất quan trọng bời nhờ sự dẫn dắt của người giáo viên, học sinh nhận ra được các lỗi thường gặp phải trong bài làm văn để từ đó có kinh nghiệm trong làm văn, hạn chế được tốt đa những sai sót thường gặp khi viết bài. - Lỗi sai về cấu trúc ngữ pháp: khi phát bài cho học sinh, giáo viên hướng dẫn chung cả lớp để các em nhìn lại sản phẩm bài làm của mình, phát hiện các lỗi sai và tự sửa khi cấu trúc ngữ pháp của câu không đúng. - Lỗi sai về sử dụng từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh hoặc đối tượng được nói đến trong bài văn. Cách sữa lỗi sai này cần căn cứ vào bài làm thực tế của từng học sinh để rèn luyện cách sử dụng từ ngữ đúng với đối tượng được nói tới và ngữ cảnh. - Lỗi sai về chính tả do viết thiếu thanh điệu hoặc phát âm sai, nhầm lẫn giữa nguyên âm và phụ âm, sắp xếp các âm tiết không đúng…Khi chữa lỗi sai về chính tả trong bài viết cho học sinh, trước lớp cần nhắc chung các nguyên nhân dẫn đến sai chính tả để từ đó học sinh có thói quen phát âm đúng và viết đúng. Trang 9/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến - Lỗi sai vì nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết. - Lỗi sai vì luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. - Lập luận mâu thuẫn, thiếu lôgíc. Trong tiết dạy trả bài, giáo viên nên để dành thời giờ cho học sinh hỏi trực tiếp giáo viên về bài làm của mình. Giáo viên có thể đến với một vài em mà giáo viên dự đoán có những vấn đề thắc mắc hay thất vọng sau khi đã hướng dẫn học sinh tự chữa lỗi theo lời ghi. Giáo viên có thể kiểm tra một vài trường hợp tự chữa bài ở nhà. Nếu có thể, chấm bài sữa bài “tay đôi” với một vài học sinh còn yếu cần phải giúp đỡ thêm. Mục đích cuối cùng của việc sửa lỗi trong bài làm văn là giúp học sinh phát hiện, phân tích và sữa chữa được các lỗi về ngữ pháp, dùng từ, chính tả, về lập luận, … Nên trân trọng từng tìm tòi, cảm thông từng sai sót vừa nghiêm khắc vừa độ lượng trước từng khuyết điểm của học sinh. 3.5 Thống kê chất lượng Năm học 2013-2014, tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy hai lớp 11 (gồm 11A5 và 11A6) cụ thể kết quả điểm số qua các bài kiểm tra hai lớp như sau: Lớp % điểm trên trung bình của các bài viết số 1 2 3 4 5 6 7 11A5 76,9 82,0 89,7 92,3 94,8 94,8 89,7 11A6 82,9 82,9 95,1 81,3 97,6 95,1 95.1 Kết quả kiểm tra điểm số qua bảng thống kê trên cho thấy khi có sự đầu tư soạn giảng tiết trả bài làm văn, chất lượng bài làm văn qua cac bài viết của học sinh đã có sự tiến triển khá khả quan. Chính việc thống kê tỉ lệ trên điểm trung bình của từng học sinh qua các bài kiểm tra giúp các em nhìn thấy rõ hơn sự tiến bộ và nỗ lực cố gắng của bản thân qua từng bài viết. Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong tiết trả bài làm văn. 3.6 Đọc bài văn, đoạn văn hay hoặc giới thiệu bài làm đạt điểm cao. Kinh nghiệm của bản thân tôi trong tiết soạn giảng trả bài làm văn, tôi thường cẩn thận sưu tầm những bài văn, đoạn văn hay, photo thành tài liệu phát vào thời điểm hết giờ cho học sinh về nhà tham khảo để tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Riêng đối với những bài làm tốt của học sinh, giáo viên giới thiệu để tất cả học sinh Trang 10/17 [...]... thành kiến đối với các em Khâu cuối kết thúc tiết trả bài làm văn là nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong bài viết để làm tốt hơn ở các bài làm văn định kỳ tiếp theo IV HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1 Những kết quả đạt được Việc vận dụng soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài làm văn ở lớp 11 tại trường THPT Trần Phú ở hai lớp 11A5 và 11A6 qua 7 tiết dạy trả bài làm văn tôi thấy: - Hầu hết học sinh đều nắm... ở học sinh sự đam mê văn chương - Với học sinh lớp 11, giáo viên bộ môn cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư vào soạn giảng tiết trả bài làm văn, phải tỉ mĩ, công phu, gắn liền với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn  Kết luận: Qua thực tế áp dụng đề tài Cách soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài làm văn ở lớp 11 tại trường THPT Trần. .. môn làm văn nói riêng và Ngữ văn nói chung Trang 11/ 17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến - Kết quả kiểm tra viết trung bình của hai lớp 11A5 và 11A6 qua bảy bài viết trong năm như sau: + Giỏi: + Khá: 42% + Trung bình: 46% + Yếu: 4.2 8% 4% Bài học kinh nghiệm - Trong khi soạn giảng tiết dạy trả bài làm văn lớp 11, trong mỗi tiết dạy giáo viên cần nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, ... thời gian phù hợp - Trong quá trình chuẩn bị bài soạn ở tiết trả bài phải được chuẩn bị công phu để khi lên lớp để tiết dạy trở nên sinh động và có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh - Tuyệt đối người soạn giảng tiết trả bài không nên có suy nghĩ hạn hẹp, sai lầm trả bài làm văn chỉ đơn giản là hướng dẫn học sinh làm dàn bài mẫu và công bố điểm số của bài văn cho học sinh” - Giáo viên cần khuyến khích... được thực hành ở bài viết - Học sinh hứng thú hơn trong tiết trả bài, tạo nên không khí vui tươi trong tiết học, trong tranh luận tìm hiểu các vấn đề đã được thể hiện ở bài viết - Tránh được việc dạy học thụ động, giáo viên ý thức được sâu sắc hơn giờ trả bài làm văn đúng với ý nghĩa cần có và vốn có của nó Khi có sự đầu tư thoả đáng cho bài soạn giảng tiết trả bài làm văn, tiết dạy đã trở nên sinh động,... có hiệu quả tiết dạy trả bài làm văn lớp 11 có hiệu quả Do hiểu biết và kinh nghiệm chưa nhiều nên bản thân tôi chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp để góp phần hoàn thiện đề tài hơn nữa Long Khánh, ngày 29 tháng 4 năm 2014 Người viết Dương Thị Tiến Trang 13/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương pháp dạy. .. tiết dạy trả bài làm văn nào cũng đạt được kết quả hoàn hảo Tiết dạy trả bài làm văn đòi hỏi sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật, cần có tinh thần trách nhiệm cao của người giáo viên, cần đòi hỏi năng lực tư duy và hành động của mình trước giáo dục học sinh, cho nên cần phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên Trên đây là một số kết luận nhỏ của tôi khi áp dụng cách soạn giảng để dạy. .. THPT Trần Phú , tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học tích cực Dẫu sáng kiến kinh nghiệm này với đề tài không mới nhưng bằng chính suy nghĩ của bản thân tôi đã mạnh dạn cải tiến một vài bước nhỏ trong trình tự của tíêt trả bài làm văn, tôi cũng đã từng dự giờ của nhiều giáo viên ở tổ bộ môn khi dạy tiết trả bài làm văn và kết quả cũng rất khả quan Tuy nhiên tính hiệu quả của tiết dạy còn phụ... Trang 14/17 THPT Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến VII PHỤ LỤC 1 Giáo án áp dụng Tiết 87 - Làm văn TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 (NLXH) A M ức độ cần đạt Giúp học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm văn Biết cách làm văn nghị luận xã hội thành thạo B Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1 Kiến thức: Suy nghĩ về tết cổ truyền của dân tộc 2 Về kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận... còn cảm giác tiết trả bài đối với học sinh là những phút giây căng thẳng chờ đợi kết quả điểm số bời vì trước tiết trả bài 2 đến 3 ngày giáo viên đã chủ động phát trước bài đã chấm cho các em xem trước Vì vậy không khí phân tán ồn ào trong lớp đã được hạn chế ở mức tối thiểu - Học sinh thu hoạch được bao nhiêu điều bổ ích thiết thực cho những bài văn tiếp theo - Áp dụng để làm các dạng đề mở nhằm phát . HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1 Những kết quả đạt được Việc vận dụng soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài làm văn ở lớp 11 tại trường THPT Trần Phú ở hai lớp 11A5 và 11A6 qua 7 tiết dạy trả bài làm. Trần Phú – SKKN năm học 2013-2014 GV: Dương Thị Tiến CÁCH SOẠN GIẢNG ĐỂ DẠY CÓ HIỆU QUẢ TIẾT TRẢ BÀI LÀM VĂN Ở LỚP 11 TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chất lượng môn Ngữ văn ở trường. nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn Ngữ văn.  Kết luận: Qua thực tế áp dụng đề tài Cách soạn giảng để dạy có hiệu quả tiết trả bài làm văn ở lớp 11 tại trường THPT Trần Phú , tôi

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w