MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

16 1.6K 5
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH: I.Cán bộ,công chức: 1.Nguyễn văn A có hành vi gây rối trật tự công cộng.A bị chủ tịch UBND xã ra quyết định phạt tiền,A không có tiền nộp UBND xã buộc A lao động công ích tại ủy ban 10 Ngày hành vi lao động công ích của A có phải là hành vi công vụ không.Giả sử A là công chức. - Trả lời : Hành vi lao động công ích của A không phải là hành vi công vụ. Căn cứ vào điều 2 luật cán bộ,công chức. 2.Ông X là công chức làm việc tại văn phòng UBND huyện, X nghiện hút, chủ tịch UBND huyện ra quyết định đưa X vào cơ sở chữa bệnh cai nghiện, việc X vào cơ sở cai nghiện có phải là hành thức kỷ luật không. - Trả lời : Đây là xử lý vi phạm hành chính. 3.Trần văn B là công chức làm việc tại văn phòng UBND huyện gần đây B có hành vi vi phạm kỷ luật cơ quan, chủ tịch UBND ra quyết định kỷ luật B với hình thức hạ một bậc lương việc áp dụng hình thức kỷ luật trên đúng hay sai, tại sao. - Trả lời: Hành vi vi phạm của anh B bị kỷ luật là đúng nếu liên quan đến đạo đức công vụ. 4.Bà Xuân là công chức địa chính, có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện công việc được giao nên cách đây 6 tháng bị kỷ luật ở hình thức hạ một bậc lương nay lại tái phạm lên bị cơ quan có thẩm quyền ở mức hạ nghạch việc xử lý trên đúng hay sai.tại sao. - Trả lời : Việc ra quyết định hạ nghạch đối với bà Xuân là sai. 5.Công chức A thực hiện hành vi vi phạm 1/1/2010 theo quy định của pháp luật A phải bị xử lý kỷ luật.Ngày 1/5/2010 hành vi vi phạm bị phát hiện,1/11/2010 thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật về hành vi nêu trên. + Có ý kiến gì về việc trên. + Giả sử cuối tháng 12/2011 mới phát hiện vi phạm thì việc xử lý vi phạm sẽ như thế nào. - Trả lời : + Vụ việc trên đã hết thời hạn xử lý. + Giả sử đó phải khẩn trương xử lý kỷ luật đến ngày 31/12/2011. 6.Nguyễn văn B là chuyên viên của sở kế hoạch- đầu tư tỉnh H, theo yêu cầu công tác B được biệt phái về văn phòng UBND huyện C, B có hành vi vi phạm kye luật ở mức cảnh cáo,chủ tịch UBND huyện C đã ra quyết định với hình thức cảnh cáo đối với B. + Thời hạn biệt phái là bao lâu. + Theo anh chị B được biệt phái về bộ phận nào của văn phòng UBND huyện C. +Chủ tịch UBND huyện C, ban hành quyết định có đúng thẩm quyền không. - TRả lời : + Thời hạn biệt phái không quá 3 năm. + Chủ tịch UNND huyện ra quyết định là sai, vì phải do hội đồng kỷ luật xem xét quy định tại khoản 2 – điều 10- nghị định 35. 7.Ông C là giám đốc một sở thuộc ủy ban nhân dân tỉnh H, Ông C là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh H do có sai phạm trong quản lý lên ông C đã bị chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với chức vụ giám đốc sở và đại biểu hội đồng nhân dân. Hãy bình luận về ý kiến trên. - Trả lời : + Theo Khoản 3 điều 6 nghị định 13 quy định chủ tịch ủy ban nhân dân ra quyết định là đúng thẩm quyền ( K2- D81 luật cán bô, công chức). + Chủ tịch tỉnh không thể tạm đình chỉ công tác chức danh đại biểu hội đồng nhân dân. 8.Cán bộ công chức và vi phạm hình sự: - Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến cán bộ, công chức trong bộ luật hình sự có những tội phạm gắn với việc thực thi công vụ ( khoa học pháp lý gọi là tội phạm có tính chất đặc thù ) bên cạnh đó có những tội phạm không gắn với hoạt động công vụ, gọi là tội phạm không có tính chất đặc thù. - Những tội phạm gắn với thực thi công vụ: + Nhận hối lộ Điều 279 bộ luật hình sự. + Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( điều 281 bộ luật hình sự). + Tội lạm quyền trong thi hành công vụ điều 282. + Tội giả mạo trong cong tác điều 284. + Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng điều 285. + Chủ thể thực hiện những tội này là người có chức vụ theo quy định bộ luật hình sự là người được giao thục hiện một công vụ nhất định có quyền hạn nhất định trong thi hành công vụ. - Tội phạm không gắn với hoạt động công vụ: + Trong trường hợp cán bộ, công chức thực hiện tội phạm không gắn với hoạt động công vụ thì họ se bị truy tố như những công dân khác phạm tội,Tuy nhiên nếu có sự lợi dụng chức vụ quyền hạn của cán bộ công chức đây có thể là tình tiết tăng nặng để xử lý nghiêm khắc hơn so với các công dân khác cùng phạm tội đó. Ví dụ : điều 156 quy định, tội sản xuất buôn bán hàng giả nếu người phạm tội này lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi tội phạm thì phải chịu hình phạt quy định tại khoản 2 trong trường hợp tương tự thì công dân khác chỉ phải chịu hình phạt quy định ở khoản 1. 9.Cán bộ,công chức và vi phạm hành chính: - Cán bộ công chức vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định về vi phạm hành chính. - Một số vi phạm hành chính chỉ được thực hiện bởi cán bộ - công chức.Đây là những vi phạm gắn với hoạt động công vụ của cán bộ - công chức Ví dụ : hành vi “ từ chối trái pháp luật việc cung cấp dịch vu bưu chính dịch vụ chuyển phát thư quy định tại điều 6-9 nghị định 142/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện. - Trong trường hợp cán bộ - công chức vi phạm hành chính không gắn với hoạt động công vụ thì bị xử lý vi phạm hành chính như các công dân khác.vid dụ : vượt đèn đỏ. 10.Cán bộ, công chức và vi phạm dân sự: - Điều 619 bộ luật dân sự cán bộ,công chức trong khi thi hành công vụ gây tổn hại vật chất cho người khác cơ quan tổ chức bồi thường sau đó cán bộ,công chức hoàn trả lại cho cơ quan. - Cán bộ,công chức vi phạm luật dân sự bị xử lý như các cá nhân khác. 11. Phạm vi điều chỉnh luật cán bộ,công chức năm 2008: - Luật cán bộ- công chức quy định về nhưngc vấn đề cơ bản nhất quan trọng nhất liên quan đến cán bộ- công chức. - Luật này tách cán bộ - công chức với viên chức đây là cải cách lớn nhất trong lịch sử nền công vụ việt nam.gần 1.5 triệu người làm việc trong khu vực sự nghiệp công lập từ cấp trung ương chở xuống được tách riêng ra để điều chỉnh trong văn bản khác.Nhờ có việc phân rõ các đối tượng cán bộ - công chức với viên chức nên các chính sách đối với các đối tượng được quy định rõ ràng không có sự lẫn lộn phù hợp với đặc thù vị trí việc làm của từng đối tượng. 12.Ý Nghĩa của luật cán bộ - công chức: - Luật cán bộ - công chức ra đời nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính hoàn thiện chế độ công vụ xác định đúng địa vị pháp lý của cán bộ - công chức là công bộc của dân. - Luật này tách cán bộ công chức với viên chức. - Vấn đề năng lực công tác tai năng của cán bộ,công chức được coi trọng chẳng hạn trong việc đánh giá cán bộ,công chức năng lực công tác là một trong những tiêu chí quan trọng cán bộ công chức dù hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực kém vẫn bố trí công tác khác. Trong việc tuyển dụng cán bộ công chức không chỉ người có công, người dân tộc thiểu số được ưu tiên mà người có tài năng được ưu tiên. - Trong việc nâng nghạch phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong thi nâng ngạch nhằm chọn người giỏi hơn. - Vấn đề đạo đức và văn hóa giao tiếp đã được luật hóa nhằm nhấn mạnh cán bộ công chức xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân. - Thời hiệu xử lý kỷ luật được kéo dài nhằm xử lý triệt để nghiêm minh các vi phạm. 12.Tôi làm việc trong cơ quan nhà nước và vi phạm bị tòa án phạt tù cho hưởng án treo.Tháng 4/2010 trước khi bị tòa tuyên cơ quan tôi ra quyết định tạm đình chỉ công tác 6 tháng .Từ đó không có hình thức kỷ luật tôi làm đơn nhiều lần xin cơ quan bố trí công việc khác nhưng đến nay vẫn không được giải quyết. - Trả lời : Thời gian đình chỉ công tác 6 tháng là sai. II.Vi phạm hành chính : 1.Khi nào một người được coi là vi phạm hành chính: - Khi hội tụ đủ các dấu hiệu của vi phạm hành chính : tính trái pháp luật, hậu quả, có lỗi , năng lực chịu trách nhiệm hành chính. 2.Khi nào một người không bị coi là vi phạm hành chính: - Khi người đó thiếu một dấu hiệu thì không bị coi là vi phạm hành chính. 3.Cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định hành vi vi phạm hành chính và cách thức biện pháp xử lý: - Được quy định tại điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính : Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. 4.Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính : - Được quy định tại điều 3 của pháp lệnh. 5.Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: - Được quy định tại điều 28 – 42 của pháp lệnh. 6.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: - Được quy định tại điều 53 – điều 61. 7.Tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính: - Khoản 3 – điều 2. - Điều 12. - Điều 66- 67. - Điều 54. III.Xét xử hành chính ở việt nam: 1.Mọi quyết định hành chính đều là đối tượng xét xử của tòa án nhân dân. - Sai, theo quy định tại điều 11,12. 2.Chỉ cá nhân mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính. - Sai , khoản 5 – điều 4. 3.Chỉ cơ quan hành chính nhà nước mới có thể là người bị kiện trong các vụ án hành chính: - Sai, khoản 6 điều 4 và điều 12. 4.Người khởi kiện có quyền kháng cáo lại bản án ở các cấp xét xử. - Sai, đương sự chỉ có quyền kháng cáo đối với bản án của cấp sơ thẩm. 5.Mọi quyết định hành chính bị khởi kiện đều phải qua khiếu nại lần đầu. - Đúng. 6.Người khởi kiện luôn là người bị quyết định hành chính xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Sai, Khoản 5 điều 4 âu 1: (3đ) Phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống Ngân sách nhà nước. Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: (3đ) So sánh đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế Thu nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành. Câu 3: (4đ) Công ty TNHH Minh Nguyệt chuyên kinh doanh mặt hàng xe ôtô nhập khẩu. Đầu năm 2009, công ty nhập 100 chiếc xe về Việt Nam để bán, trong đó có 20 xe tải, 5 xe chuyên dụng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, số còn lại là xe ôtô chở khách từ 4-16 chỗ ngồi. Giữa năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước. Hỏi: Công ty TNHH Minh Nguyệt phải nộp những loại thuế nào? Giải thích tại sao? (đề không sử dụng tài liệu) Vì thế cho nên có những nguồn tin cho rằng chỉ cần học Lý thuyết phần ngân sách là không chính xác Các bạn cẩn thận ná Học hết cho an toàn ^^ Đề 19 môn Tài chính đây : Câu 1 : thế nào là hoàn thuế GTGT? Tại sao việc gian lận trong hoàn thuế GTGT lại nhiều hơn các loại thuế khác ? Câu 2 : Trình bày nguyên tắc " Ngân sách nhất niên " ? Ý nghĩa của nguyên tắc này trong hoạt động thu chu Ngân sách nhà nước? Câu 3 : hè hè bài tập thuế dài lắm đại khái chỉ hỏi về các loại thuế mà cty phải chịu thui đề 30 môn tài chính: câu 1- trình bày đặc điểm của ngân sách nhà nước câu 2- trình bày cơ cấu pháp lý của 1 đạo luật về thuế câu 3- hợp tác xã X trong năm 2004 có tiến hành các hoạt động sau: -sản xuất 20000l rượu trong đó 10000l đem xuất khẩu 10000l đem bán cho công ty dược Y để chế biến làm rượu thuốc -làm dịch vụ xay sát nông sản,thu đc 80 triệu đồng Hỏi: hợp tác xã X sẽ phải nộp những loại thuế j? tại sao? 1 số câu phụ: -nguyên tắc của luật ngân sách nhà nước -căn cứ tính thuế TNDN - đối tượng nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất - cái câu j liên wan đến khoản 1 điều 59 luật ngân sách ý Bài tập lớn HK môn Luật Tài chính Khối KT, QT - K30 1. Tìm hiểu thực tiễn thực hiện quy trình quyết định dự toán ngân sách NN tại Quốc hội ở VN trong những năm gần đây và đưa ra các ý kiến bình luận cần thiết 2. Bình luận các quy định về thu ngân sách từ phí, lệ phí và bước đầu đề xuất các giải fáp hoàn thiện. 3. Bình luận khoa học các quy định về fân fối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa fương theo Luật ngân sách 2002. 4. PT các quy định về vđề công khai trong hoạt động ngân sách NN. 5. PT vtrò kiểm soát các khoản chi ngân sách NN của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, Kho bạc NN, cơ quan tài chính. 6. Bình luận về các đk cho ngân sách NN (quy định PL và thực tiễn áp dụng). 7. Tìm hiểu chế độ chi tiêu hành chính ở VN và những nhận xét, đánh giá ban đầu. 8. Tìm hiểu về ngtắc cân đối trong hoạt động ngân sách NN theo Luật Ngân sách và thực tế áp dụng 9. Vtrò của PL thuế ở nước ta hiện nay - các giải fáp chủ yếu để fát huy vtrò đó trong đk fát triển ktế thị trường và hội nhập qtế 10. PT những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi PL thuế GTGT ở VN hiện nay. 11. Pt những yếu tố ảnh hưởng dến việc thực thi PL thuế nhập khẩu ở VN hiện nay 13. Bình luận các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập DN theo luật thuế thu nhập DN 2008. 14. Bình luận các quy định về đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. 15. Giảm trừ gia cảnh theo quy định tại luật thuế thu nhập cá nhân - cơ sở lý luận và thực tiễn. 16. PT những bất cập của PL thuế về đất đai hiện hành và hướng hoàn thiện 17. Những vđề lý luận và thực tiễn của việc ban hành Luật thuế sử dụng đất 18. Thực trạng PL quản lý thuế ở nước ta hiện nay - những vđề càn hoàn thiện 19. Vđề thanh tra, ktra và xử ký VPPL thuế - thực trạng và những vdề cần hoàn thiện ở VN hiện nay 20. Các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng gian lận, trốn lậu thuế và giải fáp khắc fục Câu 1: Thế nào là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp? Nêu một vài ví dụ về chi phí không được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp? Quy định hiện hành về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Câu 2: Ông M làm việc tại công ty TNHH Bình Minh với mức lương 8 triệu 1 tháng. Ông còn nhận được cổ tức ừu việc đầu tư vốn vào công ty Ánh sáng 1 năm là 36 triệu đồng. Bên cạnh đó ông còn là quản lý trực tiếp, chủ doanh nghiệp tư nhân với mức lương 10 triệu/tháng. Xác định nghĩa vụ thuế thu nhập của ông M? Hỏi thêm: 1. Điểm mới của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007? 2. Khẳng định mức thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay khởi điểm là 4 triệu VND đúng hay sai? 3. Phân biệt các phương pháp tính thuế thu nhập giá trị gia tăng? Tài chính là môn cuối cùng, nên thầy giáo cũng hỏi theo cái kiểu cuối cùng, chẳng ai trượt và cũng chẳng ai điểm quá cao ( lớp tớ ) đọc chán thì ra, đọc hay 6, hay hơn tí 7. Đề: 1. Phân tích những đặc điểm của thuế, và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng và thực thi pháp luật thuế 2. Công ty X tiến hành các hoạt động sau - Bán thu được 5000 tỷ tiền khí đốt - Chuyển quyền sử dụng 500 ha đất của công ty Hỏi công ty X phải nộp những loại thuế j và thuộc nguồn thu ngân sách cấp nào. 3.Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thuế VAT và thuế TTDB 4.Khái niệm thuế, phí , lệ phí, so sánh ? - Thẩm quyền ban hành lệ phí. phí 5. Tại sao thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN 6. MQH giữa NSTW và NS ĐP 7. Quyền hạn của HDDND cấp tỉnh. 8. ĐK chi NSNN 9.phương pháp xác định trị giá tính thuế đv hàng hóa xnk 10. Quy trình ngân sách gồm những khâu nào? vai trò từng khâu 11. Nêu khái quát cấu trúc hệt thống NSNN. 12. Mức thuế suất GTGT, TTDN hiện hành 13. Chi phí nào ko đc tính để khấu trừ thuế, khoản chi phí thực tế nào ko đc khấu trừ thuế 14. so sánh chịu thuế 0% với ko chịu thuế Công ty A NK oto 18 chỗ, sau 2 năm bán 100 triệu -> xdd thuế 15. coong ty A khai khác đá vôi để sk xi măng, 1 phần tiêu thụ trong nước, 1 phần bán XK > xd thuế 16. Bệnh viên khám chữa phục vụnhu cầu ng dân, mở thêm dịch vụ ăn uống - chịu thuế gì? 17. công ty A sx rượu, 1 phần xk, 1 phần bán trong nước > chịu thuế j Bài tập Luật Ngân sách nhà nước Bài 01 Ông A chứng thực giấy CMND tại UBND Quận X. Lệ phí chứng thực 01 bản theo quy định là 1000 đ. Quận X thu của ông 2000 Đ/ bản với lý do là phụ thu thêm để thực hiện cho nhanh. Nhận xét của anh (chị) về lý do phụ thu là đúng hay sai?Vì sao? Bài 02 Đại học công lập D là 1 trường chưa thực hiện chế độ tự thu tự chi, trong năm 2005 đã tiến hành : thu học phí và lệ phí thi của học viên và sinh viên; tổ chức giữ xe và phục vụ căn tin cho sinh viên để tăng thêm nguồn thu cho trường. Số thu từ học phí và lệ phí thi, đại học D không nộp về Kho bạc nhà nước mà giữ lại trường để: _ Trả lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ, giáo viên của nhà trường; _ Xây dựng thêm 1 số phòng học mới, và trang bị thêm máy chiếu và máy vi tính cho các phòng học; _ Xây dựng một số phòng tập thể thao cho giáo viên; _ Tặng quà cho con em của cán bộ, giáo viên học giỏi; _ Tặng quà, và xây nhà tình thương cho các gia đình chính sách, hộ dân nghèo trên địa bàn của trường. Sau khi quyết toán, số tiền thu học phí vẫn còn dôi dư, nên phòng Kế toán _ tài vụ đã quyết định dùng số dư này để phục vụ cho hoạt động liên hoan, khen thưởng cuối năm của nhà trường, và 1 phần gửi vaò ngân hàng lấy lãi bổ sung vào quỹ phúc lợi của nhà trường. Câu hỏi: _Đại học D có phải là đơn vị dự toán NSNN hay không? Tại sao? _ Đại học D có quyền thu tài chính từ hoạt động giữ xe và phục vụ căn tin hay không? Vì sao? _Việc Đại học D sử dụng nguồn thu từ học phí và lệ phí thi như trên là đúng hay sai, theo quy định của pháp luật NSNN? Bài 03 Trong năm 2005, UBND phường D đã thực hiện một số hoạt động sau đây: _Thực hiện phụ thu thêm 2000 đồng/ một bản chứng thực sao y hồ sơ, giấy tờ của người dân nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ, nhân viên và nâng cấp cơ sở vật chất của phường. _Yêu cầu đơn vị Kho bạc nhà nước không áp dụng biện pháp xử lý chậm nộp như trích tài khoản tiền gửi, kê biên tài sản đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn phường chậm nộp thuế do các doanh nghiệp này có đóng góp rất nhiều cho chương trình xoá đói, giảm nghèo của phường. _ Sử dụng nguồn tăng thu so với dự toán ngân sách phường để thưởng cho các đơn vị có đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách phường. _ Thực hiện vay từ quỹ dự trữ tài chính của ngân sách thành phố để xử lý cân đối ngân sách phường, nhằm khắc phục hậu quả nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm. Ví dụ: hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống; tiêu huỷ gia cầm, cung ứng vắc xin cho nhân dân. Những hoạt động trên của UBND phường D là đúng hay sai theo pháp luật NSNN? Vì sao? BÀI 04 TAND tỉnh A năm 2005 được cấp kinh phí hoạt động là 05 tỷ VND. Kết thúc năm 2005, lãnh đạo TA tỉnh A thấy số kinh phí trên chưa sủ dụng hết nân Ban lãnh đạo quyết định sử dụng số kinh phí 01 tỷ VND còn lại để mua cổ phiếu tại thị trường chúng khoán để kiếm lời nhằm sử dụng số tiền này để tăng quỹ phúc lợi, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của TA. Tháng 03/2006, Thanh tra tài chio1nh kiểm tra và phát hiện vụ việc trên. Căn cứ vào quy định của pháp luật NSNN, anh( chị) giải quyết vụ việc trên như thế nào? Hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích ? 1- Nguồn vốn vay nợ của CP được sử dụng để đảm bảo họat động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính NN. 2- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 3- Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%. 4- Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP. 5- Kết dư NSNN hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ NN theo qui định của Pháp luật NS hiện hành. 6- Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách. 7- Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN. 8- Việc lập phê chuẩn dự toán NSNN do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là QH thực hiện. 9- Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải được QH thông qua trước ngày 15/11 của năm trước. 10- UBND là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán NSNN cấp mình. 11- Các đơn vị dự toán NS được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị. 12- Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai. 13- Số tăng thu NSNN được dùng để thưởng cho caác đơn vị dự toán NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND. 14- HĐND các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý. 15- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành NSNN. 16- Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng. 17- Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN. 18- Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào kho bạc NN. 19- Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN. 20- Tất cả các cơ quan NN đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi NSNN. 21- Bộ trưởng bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách trung ương. 22- Khách thể của quan hệ pháp luật tài chính có thể là hành vi tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. 23- Hệ thống tài chính gồm có 4 khâu. 24- Các khâu tài chính trong hệ thống tài chính là hoàn toàn độc lập với nhau. 25- Chỉ có các đơn vị dự toán NSNN mới tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN. 26- Quan hệ vay tiền trong dân chúng của CP là quan hệ tín dụng. 27- Chức năng giám đốc quyết định chức năng phân phối của tài chính. 28- Pháp luật tài chính là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện họat động kinh doanh tiền tệ. 29- Đơn vị dự toán là cấp NSNN. 30- Bất kỳ cấp NS nào cũng có khoản thu bổ sung. 31- Khoản thu 100% do cấp nào thu thì cấp đó được thụ hưởng. 32- Khoản thu điều tiết chỉ có ở cấp NS Tỉnh và Xã. 33- Dự toán NSNN do QH lập và phê chuẩn. 34- Ngân hàng NN và kho bạc NN là cơ quan quản lý quỹ NSNN của CP. 35- Cấp NSTW điều hành NSNN cấp Tỉnh. 36- Mọi khoản chi có chứng từ hợp lệ đều được quyết toán. 37- Các khoản thu NSNN chỉ bao gồm các khoản thu phí, lệ phí. 38- Khoản vay nợ của nước ngòai là khoản thu NSNN. 39- Họat động của Đoàn TNCS HCMđược hưởng kinh phí từ NSNN. 40- Chi cho họat động quản lý NN là khoản chi không thường xuyên. 41- Các đơn vị dự toán được trích lại 50% kết dư NSNN để lập quỹ dự trữ. 42- Phương thức cấp phát hạn mức áp dụng đối với các đơn vị trúng thầu công trình xây dựng cơ bản. 43- Mọi tài sản có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng đều được xem là tài sản cố định. 44- Nguồn vốn của các DN có thể hình thành từ việc phát hành cổ phiếu. 45- Mọi DN đều có thể kinh doanh bảo hiểm. 46- Nguyên tắc thế quyền được áp dụng trong BH nhân thọ. 47- Đối với BH trùng trong BH tài sản thì mọi thiệt hại trong các điều kiện BH đều được hoàn trả tương ứng với từng hợp đồng BH. 48- Hình thức của hợp đồng BH chỉ có thể là giấy chứng nhận. 49- Thị trường tiền tệ chỉ được thực hiện giữa 2 chủ thể là tổ chức tín dụng có nhu cầu về vốn ngắn hạn. 50- Thị trường chứng khoán là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành. 51- Bộ tài chính là cơ quan điều hành thị trường ngoại hối. 52- Các đơn vị dự toán được trích 50% kết dư để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị mình. 53- Tài chính dân cư là 1 bộ phận cấu thành chủ yếu của khâu NSNN. 54- NSNN là đạo luật NS thường niên. 55- Chủ thể của quan hệ PL tài chính là chủ thể của quan hệ PL NSNN. 56- Ngân hàng nhà nước VN là cơ quan quản lý NSNN. 57- Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lý quỹ NSNN. 58- Mọi DN đều là chủ thể của quan hệ PL NSNN. 59- Luật NS thường niên còn gọi là Luật NSNN. 60- Tín dụng NN là hình thức tạo lập nguồn thu cho NSNN. 61- Họat động kinh doanh BH là đối tượng điều chỉnh của Luật tài chính. 62- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là BH đối với tài sản của người mua BH. 63- Mọi rủi ro khách quan ngẫu nhiên xẩy ra đều được bồi thường BH. 64- Các đơn vị dự toán NSNN đều được lập quỹ dự trữ NSNN. Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích: 1 - Khoản thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt là khoản thu được phân chia tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. 2 - Việc lập, phê chuẩn và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước do chính phủ thực hiện. 3 - Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách. 4 - Bội chi là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng tạm thời thiếu hụt ngân sách. 5 - Ngân sách nhà nước được thực hiện trong 02 năm Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích và cho biết cơ sở pháp lý? 1- Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thu ngân sách nhà nước. 2- Kết dư ngân sách hàng năm được nộp vào quĩ dự trữ tài chính theo qui định của pháp luật hiện hành. 3- Tiền lương là khoản chi được áp dụng theo phương thức : chi theo lệnh chi tiền. 4- Bộ trưởng bộ Tài chính là cơ quan duy nhất được quyền quyết định đối với các khoản chi từ quĩ dự trữ tài chính. NGUỒN: http://luathoc5c.net Đề thi Luật ngân sách nhà nứoc lớp TM32B - DS32B - QT32B Thời gian làm bài 75 ph sinh viên đựoc use tài liệu I/LÝ THUYẾT 1. - Kết dư ngân sách nhà nứơc là gì? Quỹ dự trữ tài chính đựoc tạo lập từ 1 phần kết dư ngân sách nhà nứoc sẽ đựoc ué như thế nào? 2 - Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nứoc là gì? Việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nứoc đựoc thực hiện trong những trừong hợp nào? 3- Nguồn vốn vay nợ của chính phủ có được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước không? Vì seo? 4- Đơn vị dự toán ngân sách là j? Lúc nào thi đơn vị dự toan được chuyển khoản chi của năm trước chưa chi sang năm sau chi tiếp? Khoản chi này được hạch toán như thế nào? II/BÀI TẬP Trong dự toán ngân sách của tỉnh H có những nội dung sau: a. Trích 3% tổng chi ngân sách huyện để đưa vào quỹ dự trữ tài chính Tỉnh. b. Giao cho UBND tỉnh tiến hành phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để xây dựng phần đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh( con đường này thuộc nhiệm vụ chi của NS trung ương) c. Sử dụng 20% số tiền thưởng do thu vượt dự toán thuộc khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và địa phương để lập quỹ xoá đói giảm nghèo của tỉnh. d. vay 2 tỷ đồng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi khhi ngân sách tỉnh chưa tập trung kịp nguồn thu. Các anh, chị cho biết theo quy định của pháp luật hiệnn hành, những nội dung trên trong dự toán của NS tỉnh H là đúng hay sai? Tại sao? ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LUẬT TÀI CHÍNH Thứ 3 ngày 10 tháng 8 năm 2010 (3 TIẾT) [...]... Có sự giao thoa giữa Tài chính công và tài chính tư 2 Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính: - Nhà nước có sự can thiệp Pháp luật vào lĩnh vực tài chính để thiết lập sự công bằng giữa các nhóm lợi ích trong XH - NN can thiệp bằng cách: + Đối với TC công: Can thiệp sâu hơn bằng các quy định chặt chẽ của Pháp luật Vì: • Nguồn tài chính công được hình thành tự sự đóng góp của nhân dân • Chi tiêu... (tài sản phi NN) - Phân phối thu nhập của tổ chức cá nhân 3, Nội dung cơ bản của Luật TC: Gồm 5 chế độ: - Lập, chấp hành quyết tóan NSNN - Chế độ phân cấp quản lý NSNN - Chế độ thu nộp NS (thu thuế, phí, lệ phí) - Chế độ chi tiêu NSNN - Chế độ quản lý quỹ NSNN 4, Nguồn của Luật TC: Là nguồn gốc của các QPP được áp dụng + Nguồn gốc của luật quốc gia + Nguồn gốc của luật quốc tế: - Điều ước quốc tế - Tập... câu hỏi thi vấn đáp Luật Tài chính Phòng Đào tạo - CTSV công bố bộ đề thi vấn đáp học phần Luật Tài chính, áp dụng hình thức thi vấn đáp cho các Lớp Luật hệ chính quy, đại học bằng hai, VLVH Mọi thông tin phản hồi của sinh viên xin gửi về địa chỉ email: law@hueuni.edu.vn BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT TÀI CHÍNH Câu 1: Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố được cấp phát... nội dung của đạo luật thuế - - Chuyển nghĩa vụ hành chính về thuế sang nghĩa vụ dân sự về thuế: người dân thấy được lợi ích từ việc đóng thuế c Vai trò của thuế: - Tạo nguồn thu cho NSNN - Điều tiết nền kinh tế: tăng ưu đãi thuế, giảm thuế đối với lĩnh vực kinh tế cần khuyến khích - Hướng dẫn tiêu dùng: d Cấu trúc của đạo luật thuế: - Chủ thể nộp thuế: who? Người chịu thuế có được ghi trong luật không?... NN thu được là thuộc sở hữu của tòan dân + Đối với TC tư: Hạn chế can thiệp sâu Vì: Sở hữu tư nhân là bất khả xâm phạm NN phải tôn trọng quyền sở hữu và chỉ kiểm sóat những HV bất hợp pháp của cá nhân đó VD: đánh bạc, buôn ma túy (vì nó ảnh hưởng đến người khác) II/ Tổng quan về Luật tài chính: 1, Định nghĩa Luật tài chính: LTC là tổng hợp các quy phạm pháp luật do NN ban hành thừa nhận nhằm điều chỉnh...CHƯƠNG I: NHẬP MÔN LUẬT TÀI CHÍNH I/ Khái niệm Tài chính và vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính 1, Khái niệm tài chính: - Tài chính là tổng hợp các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị mà nó phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ... trình tạo lập, quản lý, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ của Nhà nước + Tài chính tư: Là tổng hợp các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị mà nó phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng các nguồn vốn, tài sản của tư nhân * Tư nhân: là của riêng một chủ thể nào đó: cá nhân, hộ gia đình, Tổ chức phi chính phủ… VD: Doanh nghiệp A mới thành lập, vốn được huy động từ những người sáng lập doanh... quỹ tài sản trong xã hội 2, Phạm vi điều chỉnh của LTC a, Phạm vi điều chỉnh của Luật TC công: - Điều chỉnh các qh TC công như: - Lập, chấp hành và quyết tóan ngân sách nhà nước (NSNN) - Phân cấp quản lý NSNN - Thu nộp NS (tạo lập quỹ NSNN) - Chi tiêu NSNN (sử dụng NSNN) - Qh quản lý quỹ NS b, Phạm vi điều chỉnh của Luật TC tư: - QH tạo lập vốn tài sản của các tổ chức, cá nhân - Qh về quản lý, sử dụng... biệt luật ngân sách nhà nước và đạo luật ngân sách nhà nước thường niên? Câu 8: Thuế trực thu là gì? Cho biết các loại thuế trực thu theo quy định hiện hành? Ưu điểm và hạn chế của loại thuế trực thu? Câu 9: Thuế gián thu là gì? Cho biết các loại thuế gián thu theo quy định hiện hành? Ưu điểm và hạn chế của loại thuế gián thu? Câu 10: Cho biết các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng? Ý nghĩa của việc... hình thức của đạo luật Có ngoại lệ “thuế không ở dưới hình thức đạo luật - Ví dụ: “Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cá nhân và tổ chức kinh tế” - - Quyền lợi (interest) ≠ quyền (right): lợi ích về kinh tế và tinh thần - - Quyền (right) >< nghĩa vụ (duty) - - Đây là nghĩa vụ hợp đồng phát sinh từ cam kết song phương giữa Quốc hội (đại diện của dân) với NN Trong đó nội dung cam kết chính là

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài tập Luật Ngân sách nhà nước

  • Bộ câu hỏi thi vấn đáp Luật Tài chính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan