1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TAY GIANG

54 1.2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TAY GIANG Tây Giang nói riêng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu của việc tăng cường quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN tại địa phương. Trong 6 năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, tạo nhận thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, hình thức tuyên truyền có nhiều sáng kiến mới, nội dung tuyên truyền phong phú, cô động, dễ hiểu với hơn 278 đợt triển khai và hơn 18.863 lượt người tham gia học tập. Việc đó, thể hiện rõ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân như hạn chế việc phát rừng già, rừng đầu nguồn làm nương rẫy, trẻ em được quan tâm chăm sóc và học tập; việc tảo hôn, yêu sách của cải trong hôn nhân củng giảm nhiều so với trước; các sự kiện hộ tịch phát sinh được đăng ký kịp thời; thanh niên thực hiện nghĩa vụ Quân sự hằng năm đạt 100%; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đặc biệt là ít án hình sự, dân sự Điều này đã cho chúng ta thấy được rằng giữa công tác PBGDPL với việc tăng cường pháp chế XHCN thể hiện sự đan xen và có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, với đặc thù địa lý tự nhiên phức tạp, thời tiết thay đổi thất thường; thông tin nghe nhìn còn hạn chế; mạng lưới điện thắp sáng mới chỉ đến một số xã vùng thấp và khu trung tâm hành chính huyện, trình độ dân trí còn hạn chế; tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao, phong tục tập quán nhiều nơi còn lạc hậu Công tác PBGDPL vẫn chưa ngang tầm với việc quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ và rộng khắp, còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác này. Mặt khác: - Đội ngũ báo cáo viên pháp luật huyện và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật các xã hầu hết là kiêm nhiệm nên đôi nơi, đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền củng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác PBGDPL xuống cơ sở còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Một số cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ, đảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. - Một số lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa vận động và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức tham gia học tập qua các đợt triển khai hội nghị PBGDPL tại huyện và các địa phương tổ chức. - Nhiều địa phương không tạo điều kiện về kinh phí để trang trải cho hoạt động PBGDPL, chưa có kế hoạch tổ chức tập huấn cho lực lượng tuyên truyền viên pháp luật và hoà giải viên cơ sở. - Các ngành, các địa phương chưa thực sự phối hợp chặt trong công tác PBGDPL và coi đây là một nhiệm vụ độc lập của ngành Tư pháp. - Các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ huyện đến cơ sở chưa có kế hoạch giám sát việc thực hiện công tác này theo Quy chế của Hội đồng phối hợp đề ra. - Tủ sách pháp luật đã được xây dựng tại huyện và 10/10 xã nhưng hiệu quả khai thác và sử dụng còn thấp, số lượng người tham gia mượn đọc, nghiên cứu sách báo pháp luật còn quá ít. - Kinh phí đầu tư cho công tác PBGDPL còn quá hạn hẹp, thậm chí có địa phương không phân bổ mục chi theo quy định. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, đưa công tác PBGDPL lên một tầm cao mới thì các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cần phải triển khai, tổ chức thực hiện những giải pháp sau đây: 1. Phát huy cao những thành quả đã đạt được trong thời gian qua và những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình PBGDPL giai đoạn 2005-2010; Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án chi tiết thuộc chương trình hành động quốc gia PBGDPL và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010 và Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý cho người nghèo thuộc chương trình 135, giai đoạn II. Đổi mới công tác PBGDPL theo hướng mở rộng quy mô, phối kết hợp với nhiều cấp, nhiều ngành, sử dụng nhiều hình thức phổ biến sinh động, phong phú, thiết thực, liên tục và bề bỉ như thông qua hình thức tuyên truyền miệng, các hội thi, cuộc thi, các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, thông qua Tủ sách pháp luật lưu động, thông qua xét xử án lưu động, hoà giải cơ sở, giải quyết các vụ việc 2. Kiện toàn và ổn định bộ máy hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL huyện và cơ sở, mở rộng và thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật, phân công thành viên Hội đồng phối hợp phụ trách cụm để theo dõi hoạt động của các địa phương. 3. Đội ngũ báo cáo viên và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật phải năng động, nhiệt tình, tâm huyết nắm vững kiến thức pháp luật. Đặc biệt là báo cáo viên tuyên truyền miệng cần sử dụng cả tiếng Việt và tiếng C’tu nhằm giúp cho nhân dân tiếp thu một cách nhanh hơn và dễ hiểu hơn. 4. Cần phải có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác PBGDPL. Đưa công tác PBGDPL vào trường học để có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên. 5. Nâng cao vai trò hoạt động của tổ chức Đảng, Ban nhân dân, Mặt trận đoàn thể thôn, Câu lạc bộ TGPL và các Tổ hòa giải cơ sở nhằm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng thôn, từng khu dân cư và từng người dân. 6. Phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong việc xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực. 7. Cần có một nguồn kinh phí nhất định, có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho công tác PBGDPL hằng năm đạt kết quả cao. 10. Tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng chuyên trang, chuyên mục “Tìm hiểu pháp luật” trên sóng truyền thanh, Bản tin Tây Giang để phục vụ cho nhân dân tìm hiểu pháp luật luôn được thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Tóm lại, việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của người dân. Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ, công chức; phụ thuộc vào việc họ thực thi pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật. Bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ nâng cao văn hóa pháp lý đòi hỏi không chỉ nâng cao trình độ văn hóa chung của nhân dân mà còn phải tăng cường cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật là do trình độ văn hóa pháp lý của một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, công chức còn thấp. Rõ ràng, việc nâng cao văn hóa pháp lý có quan hệ gắn bó mật thiết với việc tiếp tục tăng cường pháp chế XHCN. Trong điều kiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong cả nước nói chung và huyện Tây Giang chúng ta nói riêng./. CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG Trước hết, công tác chỉ đạo trong toàn ngành đã trở thành nề nếp. Từ năm 2004 đến nay, Bộ GD - ĐT đã ban hành và phối hợp ban hành 18 văn bản chỉ đạo trực tiếp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Năm 2009, Bộ GD - ĐT đã chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20.11.2009 Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Hằng năm, Bộ đã ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để chỉ đạo trong toàn ngành. Các kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo chuyên đề như kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… cũng được xây dựng, ban hành ngay sau khi các luật này được QH thông qua. Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD - ĐT và các địa phương, các sở giáo dục và đào tạo, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các kế hoạch công tác chung để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị. Tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được kiện toàn. Bộ GD và ĐT đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ từ năm 2005 gồm 18 thành viên do một Thứ trưởng làm Chủ tịch. Các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với chức năng tham mưu, phối hợp các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong đơn vị. Một số thiết chế khác bước đầu hình thành và hoạt động có hiệu quả như Văn phòng tư vấn pháp luật, Chi hội Luật gia, các câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ phòng chống tội phạm v.v… Hệ thống cán bộ pháp chế ngành giáo dục từ Bộ đến các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng đã được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ để thực hiện tốt chức năng tham mưu, tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị. Đội ngũ giáo viên pháp luật, giáo dục công dân được chú ý bổ sung. Hàng năm, Bộ đều tổ chức tập huấn cho giáo viên giảng dạy pháp luật ở Trung cấp chuyên nghiệp, cán bộ pháp chế và báo cáo viên pháp luật của các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học. Năm học 2006 - 2007, đã tổ chức bồi dưỡng cho toàn bộ giáo viên môn giáo dục công dân các trường THPT trong toàn quốc dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới. Nội dung tuyên truyền, phổ biến được lựa chọn phù hợp đối tượng. Đối với cán bộ, công chức, người lao động nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào ba nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là các quy định về cán bộ, công chức, viên chức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; khiếu nại, tố cáo; thi đua, khen thưởng Thứ hai, các quy định pháp luật mới liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Bộ Luật tố tụng Dân sự Thứ 3, Luật Giáo dục, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và các văn bản liên quan trực tiếp đến công tác chuyên môn như các chương trình giáo dục mới, cuộc vận động “hai không”, các quy định về đạo đức nhà giáo, về dạy thêm, học thêm, về kiểm định chất lượng nhà trường… Đối với học sinh, sinh viên, nội dung pháp luật được thực hiện qua chương trình môn học Đạo đức ở tiểu học, môn học Giáo dục công dân ở THCS và THPT, môn học Pháp luật ở trung cấp chuyên nghiệp, môn học Pháp luật đại cương ở đại học, cao đẳng không chuyên luật. Bên cạnh đó, các nội dung pháp luật liên quan còn được tích hợp ở một số môn học khác như các môn tự nhiên, xã hội, lịch sử, địa lý, ngữ văn, giáo dục quốc phòng, an ninh ở phổ thông, các môn luật chuyên ngành ở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục đại học. Các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến học sinh, sinh viên như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật về giao thông, pháp luật về phòng chống ma túy, pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy chế đào tạo, rèn luyện còn được tuyên truyền, phổ biến thường xuyên bằng nhiều hình thức ngoại khóa phong phú khác. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đồng bộ. Bộ GD - ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT trong đó Chương trình môn học Giáo dục công dân được xây dựng có tính liên thông từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung pháp luật trong chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm phát triển phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Một số quy định về an toàn giao thông, bảo vệ môt trường bắt đầu được đưa vào chương trình giáo dục mầm non. Đối với các trường đại học, cao đẳng hiện nay, Bộ đã ban hành 19 chương trình khung giáo dục đại học có học phần Pháp luật đại cương hoặc các học phần liên quan đến pháp luật. Gần 50% số trường đại học đã đưa môn pháp luật đại cương vào chương trình chính khoá của các ngành đào tạo. Đối với trung cấp chuyên nghiệp môn học Pháp luật được đưa vào giảng dạy chính thức ở tất cả các chương trình từ năm học 1997 - 1998 với thời gian 35 tiết. Năm 2008, Bộ đã ban hành chương trình Pháp luật mới đối với trình độ trung cấp chuyên nghiệp và tổ chức biên soạn, xuất bản giáo trình thống nhất trong toàn quốc. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa được triển khai với nhiều hình thức phong phú như phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hội nghị tập huấn, giới thiệu văn bản pháp luật mới; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc biên soạn, phát hành các loại tài liệu; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, Bộ cùng với các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trong ngành đã triển khai nhiều hình thức phong phú như: lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; các tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu năm, đầu khoá học; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các câu lạc bộ, chào cờ đầu tuần, ký cam kết Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, các cơ sở giáo dục tổ chức thường xuyên. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc. Khó khăn đầu tiên bắt nguồn từ nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên chưa đúng mức. Có nơi còn coi là môn phụ nên chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này. Chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật chưa thống nhất. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thực hành, chưa hấp dẫn. Sách giáo khoa, giáo trình chưa cập nhật và chưa phù hợp với các vùng miền khác nhau. Trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa còn nhiều khó khăn, chưa thường xuyên, chưa có tính hệ thống, hình thức còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn Pháp luật, Giáo dục công dân còn thiếu nhiều. Tình trạng dạy không đúng chuyên môn ở THCS, TCCN còn khá phổ biến. Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn. Nhiều sở, trường chưa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật thành khoản riêng để chủ động tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cùng với đó, ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên tuy có được nâng lên song còn không ít bất cập. Hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về giáo dục trong người học vẫn xảy ra trong đó có cả những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như cướp của, giết người, hiếp dâm… Hiểu biết pháp luật của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khi ra trường còn rất hạn chế. Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, ngành giáo dục đang tiến hành triển khai Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong nhà trường trong đó tập trung vào 5 nhiệm vụ. Một là, tổ chức việc giảng dạy các kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân. Hai là, thường xuyên triển khai việc phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đội ngũ nhà giáo, công chức, người lao động trong ngành. Ba là, bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật và môn giáo dục công dân, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục. Bốn là, chuẩn hóa, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Năm là, bổ sung, hoàn thiện các tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Căn cứ Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, bao gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung phối hợp; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo (gọi chung là cơ quan quản lý giáo dục); Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp (gọi chung là cơ quan tư pháp); các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường). Điều 2. Mục đích, yêu cầu của việc phối hợp 2.1.1 Mục đích phối hợp a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học; b) Bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; c) Kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch và sự chỉ đạo đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường khi có sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 2.1.2 Yêu cầu đối với việc phối hợp a) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị và đảm bảo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương; b) Phải có nội dung cụ thể, thiết thực, không phô trương, hình thức và được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; c) Phát huy vai trò chủ động của mỗi cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp. Chương II NỘI DUNG PHỐI HỢP Điều 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 1. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan tư pháp trong nhà trường. 2. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật liên ngành giữa cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan tư pháp cùng cấp. Chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm chương trình, kế hoạch hàng năm, dài hạn hoặc theo chuyên đề phù hợp với các đối tượng trong nhà trường. Điều 4. Xây dựng và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường 1. Khảo sát, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Pháp luật; cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành giáo dục, báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục. 2. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này. 3. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đổi mới phương pháp giảng dạy theo giáo trình, sách giáo khoa các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức, Giáo dục công dân phù hợp với lứa tuổi, điều kiện nhà trường, vùng miền. 4. Huy động đội ngũ cán bộ tư pháp, báo cáo viên pháp luật các cấp tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Điều 5. Phối hợp biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng danh mục các thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức và Giáo dục công dân. 2. Biên soạn sách hướng dẫn và tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy và học tập các môn học Pháp luật, môn học Đạo đức và Giáo dục công dân. 3. Xây dựng, biên soạn, phát hành các tài liệu, danh mục thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Điều 6. Phối hợp xây dựng tủ sách pháp luật, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, tư vấn pháp luật 1. Hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong nhà trường theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Hướng dẫn các trung tâm nghiên cứu, tư vấn pháp luật theo nội dung quy định tại Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 7. Phối hợp nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn học Giáo dục công dân và môn học Pháp luật 1. Nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó ưu tiên việc nghiên cứu nhu cầu tìm hiểu pháp luật, đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp vào tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. 2. Xây dựng nội dung và tổ chức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn học Giáo dục công dân và môn học Pháp luật. 3. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật trong cán bộ, nhà giáo, người học ở các cấp học và trình độ đào tạo. 4. Khảo sát thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giáo dục; chia sẻ các thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 5. Đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của người học và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên, giảng viên. Điều 8. Phối hợp kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 2. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong nhà trường; khen thưởng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 3. Tiến hành giao ban hàng năm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giữa cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tư pháp cùng cấp. LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; góp phần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác này và thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước ta khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về tổ chức, cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều 3. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân). Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cóa qui định khác với qui định của Luật này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó. Điều 4. Giải thích từ ngữ 1. Phổ biến, giáo dục pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩ. 2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thông qua, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc là một bên ký kết, tham gia; các thông tin về hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. 3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật [...]... thc hin trờn mng thụng tin mỏy tớnh (Internet, Intranet) Vi chc nng l phng tin thụng tin i chỳng, bỏo chớ Vit Nam ó thc hin tt nhim v ca mỡnh, trong ú cú nhim v tuyên truyền, phổ biến đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc Vi c tớnh c bn ca bỏo chớ l tớnh ph cp, nhanh chúng, kp thi v rng khp, trong cụng tỏc tuyờn truyn, ph bin, giỏo dc phỏp lut, bỏo chớ úng vai trũ quan trng,... hun, hi ngh giao ban gii thiu vn bn phỏp lut mi, õy l mt hỡnh thc c bn v c t chc thng xuyờn - PBGDPL trờn cỏc phng tin thụng tin i chỳng: Tip tc phi hp tuyờn truyn vi Bỏo Bc Giang, i Phỏt thanh-Truyn hỡnh Bc Giang, Tnh on Bc Giang ch o thc hin cú hiu qu cụng tỏc PBGDPL - PBGDPL trờn website ca B GD&T v s GD&T cp nht thng xuyờn cỏc vn bn quy phm phỏp lut mi c ban hnh liờn quan trc tip n cỏn b, giỏo... núi - Cỏc tp chớ nghiờn cu, bỏo chớ, sỏch chuyờn kho phự hp vi ni dung tuyờn truyn l ngun ti liu rt quan trng Qua cỏc ti liu ny cú th thu thp khi lng ln kin thc cú h thng cho ni dung bi núi - S tay tuyờn truyn, s tay bỏo cỏo viờn l nhng ti liu cung cp ni dung v nghip v tuyờn truyn rt thit thc, b ớch - Cỏc bn tin ni b, ti liu tham kho (dựng cho bỏo cỏo viờn) c bit thụng tin c cung cp qua hi ngh bỏo cỏo... v ngha v ca ngi lao ng v t chc Cụng on, c bit chỳ trng vic sa i, b sung lut Cụng on, b lut Lao ng Tuy nhiờn cụng tỏc ph bin giỏo dc phỏp lut cho i ng CNVCL tht s hiu qu, t tỏc dng tt thỡ cn s chung tay gúp sc ca cỏc cp y ng, s phi hp cht ch gia cỏc c quan, ban, ngnh Song song ú, Nh nc tip tc hon thin phỏp lut v cỏc th ch liờn quan trc tip n quyn li, ngha v ca CNL v t chc Cụng on Cỏc c quan chc nng... nm gim 10% s v phỏ rng, mua bỏn, vn chuyn lõm sn trỏi phộp) Nhiu tnh, thnh ph xut hin nhng mụ hỡnh PBGDPL cú hiu qu, phự hp vi c im tỡnh hỡnh a phng nh: Tuyờn truyn thụng qua l hi, phiờn ch vựng cao (H Giang) ; Thi sỏng tỏc th tuyờn truyn phỏp lut, trin khai ỏn em lut v lng (Hi Phũng); Tp hun kin thc phỏp lut cho cỏc v chc sc trong chựa Khmer (Tr Vinh) Tuy nhiờn, tng kt 10 nm thc hin Ngh quyt liờn tch... nghip, tuyn sinh ban hnh nm 2010 v cỏc vn bn phỏp lut khỏc v giỏo dc cú liờn quan trc tip n nhim v chuyờn mụn ca tng i tng trong ngnh - Ngh Quyt s 24/2009/NQ-HND ngy 09/12/2009 ca Hi ng nhõn dõn tnh Bc Giang v Hng dn s 156/HD-SGD&T ngy 24/02/2010 ca S Giỏo dc v o to v vic thc hin Ngh Quyt s 24/2009/NQ-HND v dy thờm hc thờm - Tp trung vo cỏc ni dung c bn, cỏc quy nh mi v phũng chng tham nhng; v thc hnh... tuyờn truyn chớnh sỏch, phỏp lut, bỏo chớ cũn úng vai trũ l cu ni gia ng, Nh nc vi nhõn dõn Bờn cnh vic tuyờn truyn ch trng, ng li, chớnh sỏch ca ng, phỏp lut ca Nh nc n nhõn dõn, bỏo chớ cũn l din n thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân Bỏo chớ phn ỏnh nhng xut, kin ngh ca ngi dõn vi ng, Nh nc v cỏc chớnh sỏch, cỏc quy nh phỏp lut cha tht phự hp, v nhng bt cp, nhng vng mc, bc xỳc trong thc

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:56

Xem thêm: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TAY GIANG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng trong tuyên truyền pháp luật

    2. Quy mô và đối tượng tuyên truyền miệng về pháp luật

    3. Kỹ năng gây thiện cảm cho người nghe

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w