Phương pháp luyện dịch Việt - Anh

138 1.1K 7
Phương pháp luyện dịch Việt - Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dương Ngọc Dũng Giảng viên khoa Anh Đại học tổng hợp TP HCM Phương pháp luyện dịch Việt - Anh 1991 INTRODUCTION Page PART ONE Colloquial Style - 10 Selections PART TWO Literary Style- 15 Selections PART THREE Formal Style - 15 Selections DẪN NHẦP Không ai không biết câu ngạn ngữ đã trở thành một sáo ngữ của Ý: "Traduttore, traditore" (Dịch tức là phản), đặc biệt là khi chúng ta dịch các ngôn ngữ tây Phương, vì các ngôn ngữ này thuộc về một nền văn hoá khác biệt hẳn với nền văn hoá chúng ta. Tuy Hán văn là một cổ ngữ khó khăn, nhưng chúng ta vẫn có thể dịch gần sát với tinh thần văn bản, nhờ vào mối tương giao đồng cảm đã được thiết lập sẵn qua bao nhiêu thế kỷ giao lưu văn hoá. Nhưng khi bắt tay vào việc dịch tiếng Anh, Pháp, Đức sang tiếng Việt hay ngược lại, người dịch vấp phải nhiều khó khăn ( đặc biệt là khi dịch từ tiếng Việt sang một ngôn ngữ Tây Phương) trong việc lột tả được cái cốt lõi nhất trong nguyên bản. Xin lấy ví dụ hai câu thơ Kiều sau đây: " Lạ gì bỉ sắc tư phòng Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" Chỉ có hai câu ngắn gọn như thế mà Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra hết sức lòng thòng như sau: "Quoi de surprenant dans cette Loi des compensations qui veut que I'abondance ne de manifeste quelque part, que comme pendant d'une pénurie qui se manifeste autre part La ciel bleu a contracté I'habitude livrer avec les joues roses le combat de la jalousie" Bản thân Nguyễn Văn Vĩnh viết tiếng Tây đã nặng nề khi dịch hai câu thơ trên, ông còn phạm những lỗi lầm chính như sau: 1.Không phải là dịch, mà là giải thích. Như câu đầu " Lạ gì bỉ sắc tư phong" Nguyễn Văn Vĩnh đã diễn tả ra thành " Không có gì đáng ngạc nhiên về cái luật bù trừ, luật này muốn rằng chỗ này đầy đủ, dư thừa (abondance) thì chỗ khác phải chịu sự thiếu thốn (pénurie). Trong câu thơ Nguyễn Du, có chỗ nào là "Luật bù trừ " đâu?. 2. Dịch sát từng chữ, từng câu, bất chấp vấn đề ý nghĩa, thanh âm, vần điệu ra sao. Trời xanh = Le ciel bleu = trời màu xanh Má hồng = Les joues roses = má màu hồng đánh ghen = Le combat de la jalousie = trận đánh do lòng ghen tuông quen thói = contracté I' habitude de = nhiễm thói quen Ngày nay, có không còn ai dịch theo kiểu Nguyễn Văn Vĩnh ( ngoại trừ các sinh viên mới bắt đầu tập dịch ), nhưng không phải là kém nguy hiểm nếu chúng ta nhảy về thái cực thứ hai: nghĩa là dịch quá thoát, quá phóng, không cần ngó ngàng gì đến cấu trúc, từ vựng của nguyên bản. Thí dụ đây là 4 câu thơ của André Snerval Le soir descend sur ma pensée La sinlence sur ma chanson Voici ma gerbe ramassée Voice ma derniere moisson (Vers d'oubli) Một dịch giả đã dịch ra: Chiều tà đã xuống trong lòng Im hơi tôi cũng đứt giòng ngân nga Tay tôi nâng một bó hoa Mới vừa nhặt ở khóm hoa cuối cùng (Huỳnh Khắc Dụng) Câu thơ của André Snerval cô đọng, xúc tích. Chúng ta thấy động từ "descendre" ở hai câu đã bị giản lược, đúng ra đầy đủ cả câu phải là: Le silence descend sur ma chanson Do đó khổ thơ 4 câu trên được chia làm hai phần có cấu trúc song song và đỗi xứng nhau. Hai sự kiện khách quan / Lesoir = chiều, Le silence = im lặng/ đã tràn ngập vào thế giới chủ quan / La pensée = tư tưởng, la chanson = bài ca / cộng thêm vào đó là lời thơ tận dụng hầu hết là âm "s" / soir, silence, pensée, chanson, ramassée / để tạo cảm giác thì thầm, kéo dài, chậm rãi của một mùa thu buồn ủ rũ. Bản thân dịch giả Huỳnh Khắc Dụng chắc cũng ý thức rõ điều này nhưng ông đã cố dịch thoát ra nguyên bản nên ý của bài dịch có hơi khác với bản tiếng Pháp. Ví dụ câu: " Im hơi tôi cũng dứt giòng ngâm nga" Cấu trúc câu theo thể chủ động, có vẻ mạnh mẽ dứt khoát, tôi im hơi, tôi không hát nữa/ trong khi câu của André không hề có ý ấy. Vả lại, khi chọn thể lục bát để chuyển 4 câu thơ tiếng Pháp như trên, dịch giả không nghĩ rằng đã đặt bản dịch của mình vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Theo nhà phong cách học Phan Ngọc khi ông nghiên cứu về phong cách thơ Nguyễn Du, thì thể lục bát là thể thơ khó làm cho hay nhất, vì non tay một chút là biến thành vè ngay. Để đạt được sắc thái thơ và để giữ lại cái kiến trúc đối xứng trong bài thơ nguyên bản, đúng ra dịch giả nếu đã chọn sử dụng thể loại lục bát thì phải cân nhắc tạo cho câu bát một kiến trúc đối xứng nhau, thí dụ như: Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ xương (Kiều) Hai câu cuối cùng lệch so với nguyên bản. Đọc câu tiếng Việt ta hình dùng ra có một khóm hoa và tác giả hái một bó hoa từ khóm hoa ấy, trong khi câu tiếng Pháp cho thấy rõ cái " ma gerbe ramassée" ấy cũng chính là "ma dernière moisson". Đây là lần hái hoa cuối cùng của tôi. và dịch giả không lột tả được ý này. Nêu nên ví dụ trên không phải để chỉ trích dịch giả, nhưng để chúng ta thấy rõ sự khó khăn trùng điệp của công tác phiên dịch một ngôn ngữ Phương Đông sang một ngôn ngữ Phương tây cũng như ngựơc lại. Những khó khăn ấy có thể đại lược tóm lại như sau: 1. Chưa nắm vững cả hai ngôn ngữ ( dịch và được dịch ). Điều này phổ biến ở sinh viên học khoa ngoại ngữ và có thể dần dần khắc phục nếu được hướng dẫn tốt. Bước đầu giải quyết chỉ nên cho dịch từng loại chuyên đề một, củng cố kiến thức dùng từ và kiến thức ngữ pháp, đồng thời bổ sung thêm các hiểu biết về khoa phong cách học ( stylistics) cũng như hiểu biết rõ ràng về chuyên đề dịch của mình. 2. Cơ cấu ngôn ngữ khác nhau. Đây là điểm rất khó khắc phục bởi vì cấu trúc ngôn ngữ mẹ đẻ đã ăn quá sâu vào đầu óc người dịch nên rất khó mà loại bỏ ảnh hưởng của nó trong khi đi tìm một lối dịch đạt nhất. Ngay cả vấn đề từ cũng phức tạp bởi vì ngôn ngữ Tây Phương là ngôn ngữ đa âm, còn ngôn ngữ Việt là đơn âm. Vậy phải vận dụng sao để thoả mãn yêu cầu dịch không phải là việc đơn giản. 3. Thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, nhảy xáp lá cà vào dịch đại. Dịch kiểu đó thì dù cho có bằng tiến sĩ Anh văn hay Pháp văn cũng dịch sai, dịch bậy. Thử mời một giáo sư dạy văn học Anh đi dịch một chuyên luận về y khoa thì chúng ta sẽ biết ngay. Không nói chuyện y khoa cho xã hội, ngay cả lĩnh vực văn học mà thiếu thận trọng thì vẫn đưa đầu làm trò cười cho thiên hạ. Thí dụ câu sau đây của Shakespear. O Love! O Life! not life, but love in death. (Act 3, Scene 5) Trần Thiện Đạo, một cây bút phiên dịch tiểu thuyết Anh, Pháp có tiếng ở miền Nam trước đây, dịch ra như sau: O tình yêu! O cuộc sống! Nhưng không phải là cuộc sống mà là tình yêu trong cõi chết. /đăng trong báo Văn, đặc san về Albert camus, trước bản dịch vở kịch les Justes, do Trần Phong Giao. Rõ ràng là dịch đại, dịch ẩu vì Trần Thiện Đạo không đọc vở kịch Romeo and Juliet. Nếu đọc thì anh sẽ biết đó là câu than thở của bá tước Paris sắp cưới được vợ đẹp mà ngày tân hôn đã thấy vợ chết cứng nằm đó. Nếu hiểu như vậy sẽ tránh được việc đưa ra một câu ngớ ngẩn đọc không hiểu gì cả như trên. Giáo sư Đỗ Khánh Hoan trong bản dịch vở kịnh Hamlet đã dịch câu: - To be or not to be that is the question Ra thành Sống hay thôi không sống, vấn đề là đây Có nghĩa là giáo sư Đỗ Khánh Hoan hiểu to be = to tive và not to be = to die /To Be được hểu như một intransive verb/ Bản mới đây của Bùi ý, Bùi Phượng, Bùi Anh Kha (nxb văn học 1986, tr. 91) cũng dịch giống như thế. Sống hay không nên sống, đó mới là vấn đề Nhưng nếu nghiên cứu vở kịch kỹ lưỡng hơn ta sẽ khám phá ra một câu là Hamlet đang băn khoăn không biết hồn mà trở về có thực phải là hồn ma của ch chàng hay không / vấn đề này đỏi hỏi phải nghiên cứu kỹ các trào lưu tư tưởng tôn giáo trong thể kỷ 16, thời đại Shakespaeare / Hiểu như vậy, ta phải dịch là "Có phải là hồn ma của cha ta không, đó mới là vấn đề " Cũng như câu thơ trên, trích trong Romeo and Juliet, cần phải hiểu là: "Ôi mối tình của anh, cuộc sống của anh ! em không còn sống nữa nhưng vẫn là tình yêu của anh trong cõi chết" 4. vấn đề chót là vấn đề gay go nhất : đấy là phong cách đặc biệt của mỗi nhà văn. Nếu một bản dịch văn của Ngô Tất Tố ra tiếng Anh có cùng một thứ tiếng Anh trong bản dịch Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài thì đúng đó là một sự thất bại. Đọc bản tiếng Viết ta nhận ra ngay văn Tô Hoài khác một trời một vực với văn Nguyễn Công Hoan, nhưng người dịch cho ra lò hai bản tiếng Anh với phong cách như nhau, ngữ pháp trơn tru tròn trịa, cách dúng chữ gống hệt văn Anh thế kỷ 20/ một loại văn vô ngã, không có ca tình/ thì quả thật mọi sự khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn nọ đã bị san phẳng. ở phương Tây năm noà người ta cũng dịch lại các tác phẩm lớn của Goethe, Dostoierski, Flaubert v.v Chính là vì họ ý thức được khuyết điểm này và thường thì người dịch đi thật sâu vào một tác giả nào đó, tìm hiểu cặn kẽ, tư tưởng, tình cảm, tiểu sử cá nhân, bối cảnh xã hội của nhà văn đó, để đảm bảo dịch thuật tốt, thí dụ ở Mỹ, Constance Garnett là chuyên viên dịch các tác giả Nga cổ điển, đặc biệt là Dostoierski. Chúng tôi nêu lên tất cả các khó khăn trong khi phiên dịch không có nghĩa là chúng tôi có đầy đủ khả năng để giải quyết những kho khăn nói trên, đặc biệt và vấn đề dịch tác phẩm văn học. vấn đề còn cần phải nghiên cứu và góp sức của rất nhiều chuyên viên (ngôn ngữ, phong cách học, nghiên cứu văn họcv.v ) Tập tài liệu này được biên soạn chỉ nhằm cho đối tượng chủ yếu là sinh viên khoa Ngoại ngữ Anh và những đang tự trau dồi tiếng Anh nói chung. Nó không phải là một chuyên luận lý thuyết viết dành riêng cho các ngôn ngữ học. Mục đích của chúng tôi là nhằm đạt các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Giúp sinh viên người dạy môn phiên dịch Việt Anh một số tài liệu tham khảo. 2. Giúp sinh viên tự trau dồi thêm vốn tiếng Anh ngữ và nắm vững hơn cách sử dụng từ vựng và cấu trúc của tiếng Anh. 3. Ý thức được sự khác biệt sâu xa trong cơ cấu việt Ngữ và Anh ngữ vì do đó thận trọng hơn trong khi phiên dịch. Chắc chắn là sự giải quyết dịch một số văn bản còn nhiều điểm cần phải tranh luận ( controversial). Mong được sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp. MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHIÊN DỊCH Nói một cách lý tưởng nhất thì một bản dịch hoàn hảo cần đáp ứng các đòi hỏi sau đây: A. Phương diện ngữ nghĩa phải bảo đảm tuyệt đối trung thành với nguyên tác. Không được làm sai lệch tư tưởng chính của nguyên bản. B. từ và cấu trúc câu trong bản dịch có sự song đối chặt chẽ với từ và cấu trúc câu của nguyên bản. Thí dụ: I am a homme ( Pháp) Ich bin ein Mensch ( Đức) Ngã thị nhân ( Hán) Tôi là người ( Việt) Tính chất song đối này cũng cần được hiểu một cách uyển chuyển, linh động chứ không phải chỉ căn cứ trên thứ tự bề mặt của các từ xếp trong một chuỗi câu. c. Các từ kết lại thành câu, các câu kết lại thành một hệ thống văn bản, và hệ thống này có mối liên hệ nội tại khăng khít với nhau để tạo ra một hiệu quả nhất định nào đó đối với người đọc. Như vậy ta có thể dịch sát từng từ mà lại chia ra một câu lệch với nguyên bản hoặc là xét từng câu thì dịch đúng mà xét chung toàn bộ hệ thống văn bản thì lại tạo ra một hiệu quả ngược lại. thí dụ như câu " To be or not to be" nói trên nếu tách rời khỏi văn bản và ngữ cảnh (context) thì dịch sao cũng được " tồn tại hay không tồn tại , hiện hữu hay không hiện hữu, sống hay là chết, v. v " Nhưng đặt vào một tổng thể chung của toàn vở kịch thì ý không đạt. Trong khi một bản dịch có thể sai nếu xét chi ly về từng từ một, nhưng có thể tạo ra một hiệu quả tương ứng như hiệu quả của nguyên bản, thế là đạt. Ví dụ một câu của nhà văn Albert camus. " Il faul savoir se preter au rêve Lorsque Le rêve se prête à nous" Nhà thơ B.G. đã dịch ra như sau: "Phải nên biết thuận xuôi buông mình theo cơn mộng Lúc cơn mộng về gạ gẫm thuận xuôi ta". Nếu bám vào từng chữ ta thấy B.G đã dùng đến 4 từ để dịch một từ "se prêter" và thay đổi từ sử dụng trong hai vế / " thuận xuôi buông mình" và " gạ gẫm thuận xuôi"/ nhưng sự hài hoà trong thanh điệu câu dịch đã lột tả được sự êm đềm ý nhị trong câu nguyên bản. D. Phong cách của bản dịch phải trùng khớp với phong cách của nguyên tác (hội thoại, tiếng lóng, văn học, khoa học, báo chí ) không thể dịch một câu chưởi thề của một tài xế Mỹ ra một thứ tiếng Việt trang nghiêm đứng đắn được, ví dụ như bản dịch Bắt trẻ đồng xanh ( the catcher in the Rye) trước đây đã thất bại trong việc tìm ra một phong cách hội thoại thích ứng cho ngôn ngữ của J. Da Salinger hoặc nếu dịch văn kiên chính trị Đảng mà lại dùng thứ tiếng Anh trong bộ Streamline và New English 900 thì thật là hỏng kiểu! Thơ của Byron rất thích dùng điển tích ( allusión ) chơi chữ ( puns) thậm chí tiếng lóng ( slangs), nên không thể dịch ra một loại thơ rõ ràng, thăng bằng, mộc mạc của cụ Đồ Chiểu được. E. vấn đề ngữ âm, thanh điệu của nguyên bản cũng cần phải được quan tâm kỹ ( điệp thanh, láy âm, hài âm ) đặc biệt là khi dịch tác phẩm văn học, bởi vì võ ngữ âm của một từ và thanh điệu của nguyên một câu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyên chở thêm ý nghĩa của câu văn ( các nhà ngôn ngữ học gọi đây là các yếu tố siêu đoạn tính = suprasesmental elements). Âm điệu toàn thể của bản dịch phải phần nào mô phỏng hay tái tạo lại được các âm điệu của nguyên tác, đôi khi phải sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau ( ngắt câu, thay đổi từ này bằng một từ khác, xóa bỏ hẳn hoặc thêm vào một vài từ ) Xin nhắc lại, dù sao các nguyên tắc được đề ra như trên vẫn mang tính cách lý tưởng, nghĩa là, khi va chạm với văn bản cụ thể, người dịch thường phải chọn lựa hy sinh điều này hay điều khác và hầu như rất hiếm khi đạt đến một bản dịch hoàn toàn, chính là vì, trong việc cố gắng nối lại bến bờ của hai ngôn ngữ quá xa nhau, người dịch đã phần nào phải gánh vác trách nhiệm của một người sáng tạo hơn là việc đối chiếu thuần tuý máy móc của hai ngôn ngữ. Part one PHONG CÁCH HỘI THOẠI ( Colloquial Style) Phong cách hội thoại là phong cách được sử dụng trong giao dịch, đàm thoại hàng ngày. Nói một cách nôm na đơn giản, đó là ngôn ngữ Anh chủ yếu dùng để nói năng ( spoken English) xem các ví dụ sau: 1. Isn't she cute! 2. Fool that he was! 3. This goddam window won't open! 4. We buddy- budddied together! 5. This quickie tour didn't satisfy our curiosily. Câu 1, 2 đảo lộn trật tự từ trong câu. tức là phong cách hội thoại của câu được đạt đến bằng phương thức cú pháp ( Syntachical means) Câu 3,4 sử dụng phương thức từ vựng ( lexical means), nghĩa là dùng hai từ goddam và buddy - buddied. Câu 5 sử dụng phương thức hình vị ( morphological means), bằng cách thêm ie vào chữ quick thông thường có thể tạm dịch các câu trên như sau: [...]... ràng đầu óc anh ta rất căng thẳng " "Có thể là một người có thiện chí, song quá non!" - Luân đánh giá Phan Lạc Tôi hỏi thẳng anh và xin lỗi trước nếu câu hỏi làm anh khó chịu Anh còn giữ liên lạc với "phía bên kia" không ! - Phan Lạc úp mở - Chi vậy? - Luân mỉm cười - Tất nhiên, tôi hỏi là có chủ ý - Đành phải không làm vừa lòng anh Tôi không thấy lợi ích gì khi phủ nhận hay công nhận điều anh muồn biết... Syntax, V.V Buzarov, Moscow, 1986, tr 5 7-6 6-6 7) Nhưng vấn đề quan trọng hàng đầu của phong cách hội thoại không phải là phương thức cú pháp mà chính là phương thức từ vựng Để dịch tốt lớp từ hội thoại trong tiếng Việt sang tiếng Anh, cần phải biết nhiều về lớp từ hội thoại Anh Xin liệt kê những từ tiêu biểu, chọn lọc một cách ngẫu nhiên trong báo chí, tiểu thuyết Anh, Mỹ To be gone one somebody = yêu... Cao: - Chú mày tạo mọi dk thuận lợi cho nhà báo làm việc nhé! Anh phải trở về thành phố để dự phiên họp đặc biệt tối nay Thiếu tá Cao ôm tôi và nói với đồng chí Lê Ta, - Anh Hai khỏi lo Tôi sẽ làm mọi việc cho anh Ba hài lòng Tôi vui miệng : - Xin cám ơn, đại tá quá chu đáo Đồng chí Lê Tam siết tay tôi và Cao rồi lên xe lái đi Thiếu tá Cao trách tôi: - Ông dám cách chức anh Hai à! Tôi hơi ngẩn người -. .. khi nào! - Thế mà anh Ba cũng bày đặt làm nhà báo! - Cao vui vẻ tiếp - ảnh lên tướng 2 năm nay, anh không biết thật à! (cf Huỳnh Bá Thành, báo CATP) Selection 5 Tới cổng, xuống xe, móc túi, không có bạc lẻ, ông dặn phụ xe mai tới lấy tiền - Tội quá, xin thầy cho ngay - Không có cắc lẻ, đi đi, con tườu! ông đạp cửa bước vào Gian phòng tối đen như hũ nút - Năm, năm thắp ngay cái đèn ra đây! Bà Phương. .. Selecstion 10 - I'm under aninterrogation, I suppose - said I - Yes, an interrogation Indeed, it's not like the other cases -Which cases! - An extremely terrible crime - answered he - Dorothra was murdered In what way, is that what you'd like to ask me She's thrown from the top - floor window or the flat roof Like your flat foor, for instance Her body was smashed, bones, excuse me gor telling you so - Why... job) - A good patron = người đỡ đầu ngon lành - So far = từ xưa đến nay - To bow one's head to something = phải cúi đầu trước việc gì - What's the use of knowing that! = Biết thì có lợi cái gì - We aren't good for nothing fellows = chúng ta không phải là kẻ bất tài Selection 8 In a tour round the USM Gorki had a conversation with an America big capitalist - What do you think about art? - Pardon? - he... ông cố ngáp thật dài rồi buông lửng - Hết rồi! Mặt mụ tròn xoe lên - Sao! Làm cái chi mà hết rồi ! gã cố nén sự lúng túng trong lòng mình - Đi tắt xitừ bên đây qua đấy Bộ năm chục bạc to lắm sao? Tiếng mụ đàn bà hét lên - Ui cha, khỉ đột học đòi bưng quần Bộ làm cái thá gì mà huy hoắc vậy chớ! Selection 10 - Theo như tôi hiểu thì ông đang thẩm vấn tôi - tôi nói - Vâng, tôi thẩm vấn ! Quả thật không... không giống như các trường hợp tương tự - Các trường hợp nào kia! - Một tội ác cực kỳ khủng khiếp - ông đáp Đô-rô-tê-a đã bị giết chết Giết như thế nào ấy à, ông muồn hỏi thế chứ gì! Cô ấy đã bị ném từ cửa sổ tầng gác trên cùng hoặc từ sân thượng trên cao xuống, như sân thượng nhà ông chẳng hạn thân thế cố ấy bị dập nát, xương gãy, xin lỗi tôi phải nói với ông điều đó - tại sao ông lại cho rằng cô ấy bị... the fire ( Colloquial) 2 It will only make the situation worse ( Neutral) Văn phòng đàm thoại thường là đi chệch với ngữ pháp quy định chặt chẽ Do đó, nếu để cho một người nông dân Việt Nam nói tiếng Anh hoàn toàn đúng ngữ pháp trong bản dịch là không đạt yêu cầu dịch Thí dụ tiếng Anh đàm thoại thường dùng them như hình thức số nhiều của this và that thay vì là these và those/ Giáo sư Whiteshall có... Selection 8 Trong chuyến đi thăm nước Mỹ, M Gooc-ki có nói chuyện với một nhà đại tư bản Mỹ - Ngài có ý nghĩ gì về nghệ thuật? - Ông nói gì ? Hắn hỏi - ờ - hắn thản nhiên nói - tôi chẳng nghĩ gì đến nó cả, tôi chỉ việc bỏ tiền ra mua thôi - Tôi biết vậy Nhưng có lẽ ngài cũng có một cách nhìn, có những yêu cấu đối với nó? - ờ đúng, cố nhiên là có Nó phải mua vuiđó là điều tôi yêu cầu ở nghệ thuật Phải là cho

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • INTRODUCTION

  • PART ONE

  • PART TWO

  • PART THREE

    • Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"

      • Le soir descend sur ma pensée

        • Mới vừa nhặt ở khóm hoa cuối cùng

        • " Im hơi tôi cũng dứt giòng ngâm nga"

          • Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ xương

            • MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHIÊN DỊCH

            • PHONG CÁCH VĂN HỌC

            • CHÚ THÍCH

            • CHÚ THÍCH

            • CHÚ THÍCH

            • BÀI DỊCH MẪU

            • CHÚ THÍCH

            • BÀI DỊCH MẪU

            • CHÚ THÍCH

            • NOTES

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan