Cách chăm sóc gà chọi, gà đá

24 2.1K 0
Cách chăm sóc gà chọi, gà đá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách chăm sóc gà chọi, gà đá Nuôi gà chọi theo “Cổ học tinh hoa” (6099) [08.13.09] Nuôi gà chọi Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”. Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”. Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi”. Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”. Kỷ Sảnh thưa: - Được rồi. Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông, thì tựa như gà gỗ; mà thực, thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy. (Theo Trang Tử) Lời bàn 1. Chưa trông thấy gà khác, đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được. 2. Trông thấy bóng gà khác, đã muốn chọi, thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được. 3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi, thế là còn hiếu thắng chớ vị tất chọi mà đã được. Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khoẻ, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài trơ ra như gỗ, là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ sợ mà trốn tránh rồi. Thế mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nên cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì tranh cạnh với ai, mà thiên hạ hồ dễ đã ai tranh cạnh nổi. Chờ những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, có tranh giành mới lấy làm vui lòng, có tham lam mới lấy làm mãn nguyện, còn những hạng tầm thường, có khi hại đến thân mà vẫn tự đắc cho là phải. (Theo “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân – NXB Trẻ) Kỹ thuật nuôi gà chọi Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt. Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí: - Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ). - Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. - Có khả năng tránh đòn tốt. Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra. Phân bố Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn. Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak. Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước. Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống. Chọn và nhân giống - Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). - Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. - Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. - Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng). - Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi. Chọi gà, một thú chơi công phu Nếu loại trừ tính chất cờ bạc ra khỏi trò chơi chọi gà thì đây quả là một thú chơi mang đầy tính nghệ thuật. Một nghề chơi công phu Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một con gà tài, việc then chốt là phải biết chọn dòng. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu “trả độ”. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Ðược hội tụ những tố chất trên, trong đám gà con được sinh ra thế nào cũng có được ít nhất là 1 con gà tài. Trước đây, những dòng gà mái “chiến” (gà dữ) đều tập trung ở các vùng phía Nam như: Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết), dòng gà của cụ Tôn Thất Ðệ ở Nha Trang, dòng “Xám rách” của ông Bảy Ðệ ở Vạn Giã (Khánh Hoà). Còn hiện nay, do qua nhiều năm các tay chơi trao đổi với nhau nên những dòng gà hay đã được rải đều ở các địa phương. Chọn gà tài phải được bắt đầu từ thuở “sơ sinh”. Trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một mình, hoặc đêm về không “rúc vào nách mẹ” ngủ mà lại nằm ngủ đối mặt với mẹ (gọi là gà chầu mỏ). Còn nếu chọn gà không do mình tự “đúc” thì dựa trên những tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết). Những con gà được xem là “linh kê” khi chúng có những biểu hiện “lập dị” như: chúm chân bước từng bước đi như lính đi diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gọi là gà né lồng). Dân chơi gà đã đúc kết những đặc điểm trên bằng mấy câu: “Nhất thời chân chúm bỏ ra, nhì thời lắc mặt thứ ba né lồng” ! Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, hiện vẫn có ý kiến cho rằng “kê đá, mã kỵ”, phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay dở, giống như chọn ngựa phải cưỡi thử. Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà. Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ: Một ngày chỉ cho ăn 2 diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh, vài ngày mới cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi kỹ quá gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt. Muốn gà dày da có sức chịu đựng tốt, son gà thì phải dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo, một chút phèn chua tất cả giã nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho phơi nắng (sáng) thường xuyên. Thường thì gà “chấm niên” (đúng 1 năm) mới được xây xổ tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Những con gà đã được xây xổ xong phải được nuôi kỹ hơn nữa; tối cho ngủ mùng để khỏi bị muỗi cắn. Ðến thời điểm gà phải được cho đá dợt với một con gà khác hoặc để gà khác ngoài giỏ tre nhử trên không để tập đòn, tập thế đá cho gà. Nếu có được trong tay một con gà chuyên cắn lưng, đá ngực hoặc “đâm đùi”, “xỏ dĩa” thì chẳng còn gì bằng! Chọi gà xưa và nay Ngày xưa, ông cha ta chơi gà có thể ấn định thời gian “chọi” của gà bằng các líu (cây nhang phân đoạn) ngắn hoặc dài để gà nghỉ dưỡng sức. Nay mỗi “hồ” đấu được ấn định là 20 phút, nghỉ cho nước 5 phút, sau đó tiếp tục “chọi” cho đến khi phân thắng bại. Xưa, nếu gà mệt quá có thể đứng tựa vào nhau mà nghỉ hoặc được xử huề, nay thì gà chẳng còn “được phép” như vậy mà người chơi sẽ nắm đuôi của chúng kéo ra rồi thả vào để giục hăng cho chúng nhanh tiến đến ăn thua. Xưa, để tạo độ bền cho gà, trong những cuộc chơi người ta có thể dùng nước ấm để áp, thoa gừng hoặc cho gà uống nước tiểu nhưng nay thì không một loại thuốc nào được tiếp sức cho gà. Gà được ăn cơm, uống nước của trường gà. Do tính chất “một đi không trở lại”của cuộc chơi nên chuyện thắng bại trong một cuộc đấu không còn tùy thuộc 100% vào tài năng của con gà mà tùy thuộc phần lớn vào tài năng của người chủ. Tài năng của người chủ được thể hiện qua cách “chạng” gà. Khi “chạng”, gà được nhốt trong 2 chiếc giỏ, 2 người chủ phải “chạng” gà bằng mắt. Nhìn nhầm là cầm chắc chuyện thất bại. Cách cho nước gà sau mỗi “hồ” đấu cũng quan trọng không kém, nhìn cách chọi của gà người chủ biết con gà của mình cần cho nước nhiều hoặc ít, cần được quạt hay cần ăn cơm. Nếu làm sai gà sẽ bị giảm sức thi đấu. Khi thực hiện bài viết này, tôi may mắn được gặp một “chuyên gia” chọi gà: anh Trần Ðình Văn (Bảy Quéo) 53 tuổi, ở thị trấn Bình Ðịnh (An Nhơn). Anh là một “chuyên gia” đúng nghĩa bởi anh đã biết chơi chọi gà từ năm 10 tuổi, nhắc đến cái tên Bảy Quéo trong giới chơi gà có lẽ không ai là không biết. Ngoài ra, từ năm 1996 đến nay anh đã đi chơi gà tại nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc… Giới chơi gà ở nước ngoài gọi anh là “Bảy Việt Nam”. Bề dày của nghề chơi đã cho anh nhiều kinh nghiệm từ việc chọn cho đến cách huấn luyện gà. Nhất là anh có đôi mắt rất tinh tường khi “chạng” gà. Rồi khi nhìn gà ra đòn với nhau, anh đã dám chắc trước mấy phần con gà nào thắng. Do đó gà của anh nuôi ra trường đấu ít khi phải chịu thất bại. Hiện anh đang có nguồn thu nhập rất cao từ việc cung cấp gà chọi cho dân chơi gà của các nước trong khu vực. Ngoài những con gà được “đúc” từ lò nhà, anh còn đến các trường gà xem “chân” để chọn mua gà cho “xuất ngoại”. Gà trong nước anh mua từ 500.000đồng đến vài triệu đồng/con, sang các nước bán được từ 100 đến cả ngàn USD/con. Mạnh mẽ vì tính chất quyết đấu của nó, còn dịu dàng là vì chăm một con gà chẳng khác gì chăm một đứa con. Có lẽ những tình cảm đáng quý ấy không còn tồn tại mấy trong những người chơi gà chọi hiện nay, bởi cái đích chính của những người chơi bây giờ là những đồng tiền cá độ ! Thật đáng tiếc ! Giá như trò chơi chọi gà còn nguyên tính nghệ thuật như thuở ban đầu thì quả là một thú chơi vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, rất hấp dẫn. Vũ Ðình Thung Thảo Hà Cứ mỗi dịp Tết về, trong đời sống con người chúng ta có biết bao trò chơi bổ ích, giải trí để vui xuân. Biết bao trò chơi để tiêu khiển hấp dẫn, rồi nhiều thú thư giãn nhộn nhịp trong 72 tiếng đồng hồ tồn tại của ngày đại lễ truyền thống cổ truyền dân gian Việt Nam có từ ngàn xưa. Nhưng có một trò chơi vốn không xa lạ, mang đậm tính văn hoá nghệ thuật dân tộc mà tất cả mọi người từ miền thôn quê hẻo lánh đến thị thành sầm uất đều đam mê không kém so với các trò chơi xuân khác như bài chòi, lô tô, hát xẩm, tam cúc, hát bộ, đua thuyền, đua ngựa, chọi trâu đó là chọi gà - một thú tiêu khiển dung dị đời thường, tao nhã luôn luôn làm say mê lôi cuốn nhiều người. đá, cầu thủ bên nào ghi được bàn vào lưới đối phương, thì cầu thủ đó lập tức nhận được sự tán thưởng của những người hâm mộ. Còn trong vòng đấu khắc nghiệt, sinh tử của hai chú gà trống chọi thì luôn được ví ngang như hai võ sĩ đang thi đấu trên vũ đài. Một lần ra đòn đúng ngay tầm đích, nhất là những đòn đánh, đá đẹp mắt vào yếu huyệt của đối thủ thì chú gà trống ấy được cổ vũ bằng những lời reo hò, động viên thích thú từ vòng người đang xem bên ngoài. Lúc sinh thời, tả tướng quân Lê Văn Duyệt rất mê nuôi và chơi gà chọi. Ông thường nói với thuộc hạ tả hữu xung quanh mình rằng một chú gà trống luôn hội tụ đủ 5 yếu tố, phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng, hoặc một đấng nam nhi đại trượng phu. Tức là có đủ cả trí-vũ-dũng-uy-nhân không thua gì đặc tính vốn có ở con người. Những yếu tố cơ bản ấy được phô diễn, biểu lộ ra hẳn bên ngoài ngay khi đang đứng, đang đi, đang chiến đấu với địch thủ. Chính vì thế mà có rất nhiều đức ông, thanh niên tuổi trẻ không những đam mê nuôi chơi gà chọi mà còn luôn ham thích, nâng niu, yêu quý chúng còn hơn những động vật nuôi khác trong gia đình. Người chơi gà chọi sành điệu, am tường kỹ lưỡng thì họ luôn rất rành chuyện chọn giống nào, nòi gì, tía, ô, xám, ô xám, tía ô , thuộc chủng loại nào, hay dở ra sao. Người chuyên nghề thì chọn lựa kỹ hơn với kiến thức rộng trong lĩnh vực chuyên môn của nhà nghề, ví dụ con này có vuốt cong thì bất lợi hay không, con nọ móng thẳng thì hay dở thế nào, mào rộng dài thì được thuận tiện ra sao, cựa dài sắc nhọn có phải là vũ khí lợi hại, sở trường cho nó lắm không khi xông ra trận. Cánh thon dài, nhịp vỗ chậm thì đem lại những phản ứng chậm chạp khi xoay sở đánh đòn. Vẩy, vi, lông mao, tiếng gáy, dáng đứng cũng là những yếu tố cơ bản rất cần thiết phải có đối với một chiến binh gà trống chọi dũng mãnh và thiện chiến. Vào ngày xuân, người miền Bắc thường thích chọi gà bằng các đôi gà trống kiến ta với những bộ lông đa màu sặc sỡ; người miền Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận dưới miền Tây như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Trà Vinh đến Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước thì thường đam mê gà tre chọi, là giống gà lai hao hao chủng loại kiến lùn, được trang bị hai cựa chân bằng hai lưỡi dao nhọn hoắt. Có nghĩa là trận đấu gà phải có một kết thúc đẫm máu khi một con phải bỏ mạng tại trường gà bởi bị một đòn nốc ao của đối phương đâm vào tử huyệt. Trận đấu bao giờ cũng được đánh dấu bằng một cây nhang cho từng hiệp đấu (cây nhang trầm đốt lên để đánh dấu) cũng có con bền bỉ đến 4-5 nhang, có khi cả ngày mà vẫn chưa chịu thua chạy. Sức chiến đấu ngoan cường và say đòn cho đến khi kiệt sức bất tỉnh khuỵu xuống và huyết nhuộm đỏ toàn thân. Người miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Phú Yên nhất là từ Khánh Hoà trở vào tới Bình Thuận, Đồng Nai thì thích chơi giống gà nòi cao giò - loại gà nặng ký ra đòn đau hơn, mạnh mẽ hơn, bền sức chiến đấu và ngoan cường dũng mãnh đến hơi thở cuối cùng với kẻ thù. Riêng ở Bình Thuận, những năm gần đây phong trào nuôi gà chọi hồi sinh trở lại có chiều hướng gia tăng phát triển, có điểm, sân, trường gà hẳn hoi, với lò đào tạo, nhân giống nuôi dạy rất tốt. Phong trào chọi gà ngày xuân ở thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa, Chợ Lầu, Thành phố Phan Thiết vào những ngày tết luôn luôn rất sôi nổi không thua gì sức hấp dẫn từ các trận cầu trên sân cỏ thế giới. Ở thị trấn Liên Hương, Chí Công, Phan Rí Thành có nhiều người nuôi các giống gà nòi nổi tiếng từ các tỉnh bạn, địa phương xa như giống Ninh Hoà, Cam Ranh, Nha Trang, nòi Đắc Lắc, Phan Rang, Quy Nhơn, Thành Diên Khánh để làm giống lưu truyền cho những mùa sau. Và mỗi khi Tết về, thú nuôi chơi gà trống chọi lại xuất hiện, rộ lên cùng với những lôi cuốn hấp dẫn mà nó đem lại như một niềm vui giải trí văn hóa cuộc sống cho con người, như một thú thư giãn, tiêu khiển tuyệt vời không thể thiếu trong 3 ngày xuân. Cách chăm sóc gà chọi, gà đá Thái Đoàn Cho gà chọi ăn để không có mỡ Nuôi gà đá, gà chọi (gà nòi) hoàn toàn khác với nuôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Để gà không có mỡ, phải cho ăn theo cách riêng: gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc? một lượng thóc không thay đổi. Vì tiết chế việc ăn như vậy nên gà chọi không có mỡ thừa. Song việc định mức thóc cho gà ăn hàng ngày là việc cực kỳ khó khăn, vì phải tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi con gà. Việc cho ăn này áp dụng từ tháng thứ 3 trở đi và từ đây gà cũng đã được nhốt riêng, có thể nuôi để đem đá chọi. Nhờ cách cho ăn rất giới hạn, nhưng không quá ít gà mới phát triển thể lực được. Nếu không cho ăn đúng cách thì một là gà mất sức, không phát triển bình thường, lại yếu ớt, hoặc là gà sẽ thừa mỡ, đây là điều hết sức kỵ đối với gà chọi. Vì lý do đó nên lượng thóc cho gà ăn phải định lượng cho đúng. Chọn thóc cho gà ăn, phải là loại thóc tốt, chắc hạt, nhặt kỹ thóc lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn nhiều khi phải đếm hạt cho ăn. Nghĩa là phải tính toán chi ly mỗi ngày gà ăn bao nhiêu. Với cách cho ăn nghiêm ngặt như vậy nên người xưa nuôi gà chọi rất công phu, tỉ mỉ và gà chọi sau thời gian được chăm sóc, cho ăn, cộng với khâu tẩm ướp thuốc thì da thịt gà chọi săn chắc, dai như da voi, cựa thường khó mà đâm thủng. Toa thuốc dùng để tẩm cho da gà dai, cứng Để cho da gà dai, cứng, cựa không đâm thủng, trong dân gian thường có những bài thuốc rất công hiệu. Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụt (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ xà cừ (100g), củ riềng (100g). Tất cả cho vào hũ ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp từ 2-3 tháng thì da gà dày, dai. Còn có cách "gọt giũa cựa" chỉ dùng cho gà đá cựa thường ở vùng Bắc bộ (không dùng cựa sắt như ở Nam bộ). Gà đá cựa thường, cựa không mọc dài ra, do người nuôi cứ nướng đỏ sắt tì vào, cho cựa lì đi, chỉ dài độ 1- 1,5cm, chuốt cho sắc, nhưng không nhọn. Đá bằng loại cựa này, gà chọi không bị chết như chơi cựa sắt, mà chỉ bị thương thôi. Và lúc này dùng toa thuốc ăn, tẩm như trên mới có tác dụng.1 Báo nông thôn số 157 ra ngày 6/8/2004 Xuất Xứ Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà nòi khác đều khan hiếm. Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi bặm trợn như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thailand, Indonesia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã đem đựơc trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công. Ngoài ra, chỉ có một nơi duy nhất có giống gà nhìn không khác gì gà nòi, đó là đảo Reunion Island. Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. Qúy độc giả có nhu cầu nghiên cứu có thể xem thêm tài liệu của nhóm chuyên gia Nhật Bản đựơc đăng tại địa chỉ www.accessexcellence.org. Tài liệu này cho biết gà đã đựơc thuần hoá cách đây 8000 năm tại Đông Nam Á trong một khu vực phạm vi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, nơi mà loại gà rừng đỏ hiện đang sinh sống ngày nay. (Qúy độc giả có thể đọc bản tài liệu bằng Anh ngữ tại đây.PROTOCHICKEN). Định Nghĩa Theo pho tự điển "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị" của tác giả Hùynh Tịnh Của (Quyển II, bản in năm 1896 - trang 155) thì chữ "Nòi" có những nghĩa sau: Nòi = dòng, giống. Gà Nòi = Gà người ta nuôi cá độ, chính là giống gà tốt. Rặt Nòi = thật giống, thật nòi, không lộn lạo, chính là một máu một thịt, không phải chạ. Để Nòi = Để nối sinh Nòi Ăn Cướp = Quân ăn cướp, con cháu kẻ cướp. Tự Điển Gustave Hue, xuất bản năm 1937 ghi: Lấy Nòi = Gây giống, cho nhảy đực Giữ Phường Nòi = Giữ giống dòng Tự Điển DICTIONNAIRE ANNAMITE-FRANCAIS soạn thảo bởi Génibrel, J-F-M xuất bản năm 1898 cũng có những định nghĩa tương tự. Danh từ gà nòi được dùng để gọi chung cho cả gà nòi đòn lẫn gà nòi cựa. (thường đựơc gọi tắt là gà đòn và gà cựa) http://www.ganoi.com/image/ganoi/malai.machi.gif Gà Đòn Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ. Qúy độc giả có thể xem chi tiết của hai loại gà này tại hai liên kết sau: Mã Lại và Mã Chỉ. http://www.ganoi.com/image/storypic/spurs/flatspur3.jpg Cựa của một con gà đòn 9 tháng tuổi. Đặc Điểm Chung Gà không cựa Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ "gà đòn" phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa. Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, - một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc. Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp. http://www.ganoi.com/image/ganoi/head/head4.jpg Gương mặt bặm trợn Đầu và diện mạo Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh đầu gà nòi. http://www.ganoi.com/image/ganoi/wrinkle.jpg Da cổ nhăn dày và xếp lớp Cổ lớn, da dày và nhăn Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi. http://www.ganoi.com/image/ganoi/10mgrey.jpg Gà 10 tháng tuổi trụi lông tự nhiên. Qúy độc giả có thể xem thêm về quá trình phát triển bộ lông của gà nòi trong phần Quá trình phát triển bộ lông Hình bên cạnh là một con gà xám tơ 10 tháng tuổi. Đầu, cổ, và đùi còn trụi lông tự nhiên vì gà còn tơ. Chân và vảy Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh. Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể bấm vào đây để xem thêm về chân vảy. http://www.ganoi.com/image/ganoi/frogeye.jpg Mắt ếch. nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao: “Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy” Những Đặc Tính Khác * Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản * Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng. * Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển. * Da: Dày và đỏ. * Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được ! * Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường. * Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống. * Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. . * Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó. * Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg) * Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng. * Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. . * Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,… Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem bản đồ địa danh Việt Nam. (Việt Nam đựơc chia ra thành ba miền: Bắc, Trung, Nam. Trung phần được tính từ Tỉnh Thanh Hóa xuống tới Đắc Lắc, Lâm Đồng, và Bình Thuận.) Gà Cựa http://www.ganoi.com/image/ganoi/gacua.gif Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như : * Mặt : gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn. * Mắt : mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng. * Cổ : cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi. * Chân : ngắn và nhỏ. * Cựa : gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài. * Lông : gà cựa có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp. * Đuôi : đuôi gà cựa là lọai lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng. * Trọng lượng : gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2.2ký-lô đến 3.2 ký-lô. Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi theo nhiều từ khác nhau. Ngòai miền Bắc gà nòi được gọi là “Gà chọi”, trong khi miền Trung gọi là “Gà đá”. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa. Trong miền Nam nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai lọai. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến lọai gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai lọai gà nay như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại – nguyên nhân chính là hai lọai gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường. Lịch Sử và Gà Nòi http://www.ganoi.com/viet/image/ganoi/spur.gif Cựa gà không chọc thủng áo da !!!. Thú chơi gà nòi và truyền thống đá gà tại Việt Nam đã có từ lâu đời, có thể hơn 700 năm trước vào thế kỷ thứ 12. Trong thời gian đầu khi sở thích chơi gà nòi được bắt đầu phát triển cho một số bậc vua chúa quyền quí và sau đó lan rộng ra chốn dân giã, những tài liệu về văn chương được truyền tụng đã bị thất lạc hoặc tiêu huỷ và lấy mất do những lần Việt Nam bị nước Tàu xâm lăng và thống trị. Lịch sử Việt Nam ghi lại những lần trở lại đô hộ Việt Nam, các sách vở quý giá đều bị Tàu tịch thâu và đốt cháy để áp dụng chính sánh "ngu dân" hòng thống trị Việt Nam lâu dài. Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tướng gà nòi chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763-1832), một Trung thần có công bình định và xây dựng tỉnh Gia định ngày nay dưới thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Tục truyền Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ Hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là "Kê Kinh" mặc dù do bản sao chép lại đã "tam sao thất bổn" nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm "kim chỉ nam" cho việc chọn và xem tướng gà nòi. Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 13 đó là dưới thời nhà Trần, cựa gà nòi được nhắc đến trong bài Hịch Tướng Sĩ trong Hưng Đạo Đại Vương Liệt Truyện. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian. Khi hiểm hoạ của giặc Mông Cổ với một đạo quân hùng hậu dưới thời vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giới để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. Ở vào tuổi 30 “Tam thập như lập” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lãnh quân đội để chống lại giặc "Thát Đát". Để cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà nòi mà quên đi mối họa "nước mất nhà tan" ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lời hiệu triệu: "Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu." Diễn thơ Đúng có lúc quân Mông, Thát tới, Cựa gà không chọc nổi áo da, Những nghề cờ bạc tinh ma, Phải đâu kế hoạch của nhà cầm quân? Ngày nay các tay chơi gà nòi có thể tham khảo về những kỹ thuật nuôi, tập luyện và chuẩn bị gà ra trường từ các tay chơi gà nòi đầy kinh nghiệm và lão luyện đã từng sống tại Hà Nội với giòng gà Mã lại (Mã mái) vào những năm của thập niên '30. Một số những tài liệu, ấn bản về nghệ thuật và văn chương truyền khẩu qua cách chơi gà nòi đã được ghi nhận lại vào thời kỳ tiền chiến (1945). Vào thời này ở miền Bắc có nhiều trường gà (sới) cho các tay chơi gà nòi so tài cao thấp với số người tham dự lên đến cả hàng ngàn người http://www.ganoi.com/image/storypic/hoquyen/minhmang.jpg Vua Minh Mạng. Môn Chơi Của Bậc Vương Giả Các triều đại vua chúa Việt Nam ngày xưa thường dùng súc vật để thi đấu hoặc biểu diễn trong những dịp lễ hội đặc biệt. Có ba loại chính được dùng trong thể loại thi đấu là: Hổ Quyền, Chọi Trâu, và Đá Gà. http://www.ganoi.com/image/storypic/hoquyen/ho.jpg Hổ Quyền Vua Minh Mạng sinh năm 1791 và băng hà năm 1840. Nhà vua có 40 vợ, 87 hoàng tử và 64 công chúa. Năm 1830, vua cho xây "Hổ Quyền" trên bờ sông Hương cách nội thành Huế khoảng 4 kilo mét về hướng Nam. Hổ Quyền rất đựơc các vua nhà Nguyễn ưa chuộng. Hổ đựơc dùng để đấu với voi và thường bị voi quật chết. Sử ta có ghi lại chuyện con nuôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi dùng tay không đả hổ trong dịp Sứ Thần Xiêm La (Thái Lan) ghé thăm khiến họ kinh phục. Qúy độc giả có thể tham khảo thêm về bộ môn này tại các trang sau đây: www.hueworldheritage.org.vn http://www.vietnamtourism.com/Hue/v_pages/kt_hoquen.htm http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang7/59438/ Chọi Trâu Loại trâu cổ, to con với sừng dài vuốt nhọn được dùng để tranh giải giữa các làng vùng Đồ Sơn - Hải Phòng. Ngày nay chính phủ Việt Nam đang khuyếch trương nghệ thuật chọi trâu lâu đời và truyền thống này tại miền Bắc. Một số tỉnh tại miền Nam như Bình Dương, Long Bình-Đồng Nai cũng đã thấy bắt đầu thi đấu và khởi sắc. Qúy độc giả có thể tìm hiểu thêm về môn chọi trâu tại đây Đá Gà http://www.ganoi.com/image/storypic/story10d.gif Một trận thư hùng. Trong khi "Hổ Quyền" là một nghệ thuật biểu diễn võ thuật được tổ chức trong giới hạn của cung đình cho các bậc vua chúa thưởng ngoạn thì "Chọi trâu" và "Đá gà" là hai thú vui dân gian. Tuy nhiên phải nói đá gà là một trong những loại thi đấu được nhiều người ưa thích và tham dự. Ngoài những bậc như vua, chúa và các quan cận thần chơi gà phải kể đến Tả Quân Lê Văn Duyệt và Nguyễn Nhạc (nhà Tây Sơn 1778 - 1802). Nhiều chuyện được dân gian truyền khẩu kể lại về Nguyễn Nhạc là người rất mê gà nòi, chính ông là người đã bỏ công ra sưu tầm về môn "Kê Quyền" là môn võ dựa trên các thế đánh và ra đòn của gà nòi. Ngày nay những thế võ này vẫn được lưu truyền lại tại vùng Bình Định thuộc miền Trung Việt Nam. http://www.ganoi.com/viet/image/storypic/vietstamp.jpg Những mẫu tem thư gà nòi đựơc chính quyền Việt Nam phát hành nói lên nét đặc sắc của truyền thống đá gà trong các dịp Tết và lễ hội. Gà nòi trong lịch sử và sinh họat. Muốn hiểu rõ hơn về truyền thống đá gà tại Việt nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ "Nòi" trong văn chương bác cổ. Chữ "Nòi" được dùng cách đặc biệt để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ "Nòi Giống Tiên Rồng" mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. [...]... Hơi 4,5.1=4,5ngày 3,5.1=3,5ngày Tổng = 8 ngày 3 3 Đòn + 3Hơi 3,5.3=10,5ngày 2,5.3= 7,5ngày Tổng = 18ngày 3 3 ngày (50v-90v-50v) Nghỉ 2 ngày thả rộng ( cân kiểm tra) 9 6 ngày như ô trên Nghỉ 3 ngày 1 ngày tập nhẹ 2 ngày sau n.t 2 2 Đòn + 2 Hơi 4.2 = 8 ngày 3.2 = 6 ngày Tổng =14ngày 6 6 ngày (50v-70v-90v) (90v-70v-50v) Nghỉ 2 ngày thả rộng ( cân kiểm tra) 40 ngày Nghỉ hết đợt kiểm tra cân Nghỉ hết đợt... 1 chuồng chạy lồng.Số gà mái : nuôi 2 giòng, mỗi giòng 3 con như vậy có khoảng 6 gà mái.Mỗi gà mái 1 năm cho 3 lứa gà con, mỗi lứa đậu ~5 gà, vậy số gà mỗi năm đúc được là: 5gà con / lứa 3 lứa / gà mái 6 gà mái = 90 gà con Muốn hạn chế số gà đúc ra, thì mỗi gà mái 1 năm chỉ lấy 2 lứa gà con ; ( vào mùa gà thay lông, tỷ lệ nở thấp), lúc này nên lấy 1 ổ trứng gà lộn (ấp dở~10 ngày) làm thức ăn bổ dưỡng... của đấu gà D) CÁCH CHỌN GÀ ĐÁ THEO ĐÒN LỐI: 1) Chọn gà thế công: Chân đánh gẫy, ra dọc mau như “chớp giật”,biết mượn mỏ quăng theo, rất quí Nếu không ra dọc, phải biết cườm cuốn 2 mang đá mé chật hoặc đấm giữ 2) Chọn gà thế thủ : a- Gà cưa cần 2 mang đá mé “suya”; nhỡ đà chui sâu thông vỉa hoặc thông cống, mọc lên đánh sốc nách hay rút gáy dữ b- Gà dựng kiệt 2 mang, biết tát dọc mau, đè mé đá chật... thú chơi đá gà cũng không thoát khỏi những thay đổi về cách thức và luật lệ sau năm 1975.) các tay chơi đá gà thường không dùng cân để cân trọng lượng của gà Tuy nhiên, cũng có sới dùng cân, tỷ như sới gà của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ thì có dùng cân khi qua cổng Thường thì các tay chơi gà định lượng con gà đối phương bằng cách dùng mắt quan sát để cáp độ Những tay cáp độ gà sẽ mang gà ngồi vào... tuyển lựa gà bố mẹ *Gà trống & mái phải hoàn toàn không gần gũi hoặc cùng huyết hệ ; Càng sinh trưởng ở những nơi xa nhau càng tốt *Nếu mái mẹ là gà dựng kiệt 2 mang, đưa gà trống cưa cần hoặc chui vỉa vào sẽ được gà lối *Nếu gà mái mẹ là gà lối hoặc gà cưa cần, phải đưa gà trống dong dựng, mới tạo được gà lối ;Nếu cũng đưa trống lối vào sẽ ra nhiều gà kê không chơi được .2- CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO GÀ BỐ MẸ... sương chưa tan Om: Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm với một nồi nước nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu, v.v,… để gíup gà khỏe mạnh Xổ: Gà được cáp với gà cùng chặng, cùng tuổi để đá thử sức” và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng... trường là nơi gà tranh tài trong những trận đá được gọi là "sới gà" (tiếng miền Bắc) hay "trường gà" (tiếng miền Nam) Các đấu trường ở miền Bắc và Trung đặc biệt dành riêng cho gà đòn Thú vui đá gà ở Việt Nam mặc dầu vi phạm luật pháp và không được chấp nhận nhưng nhà nước cũng dễ dãi cho thể loại đá đòn Trước năm 1975, hầu hết các trường gà tại miền Nam đều giành riêng cho gà đòn hay gà cựa Có rất... Vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển biến 1 gà “mộc” thành 1 gà chiến Có 3 hình thức vần gà : a) Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn b) Gà vần tập với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc” c) 2 gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng.(Các hình thức vần sẽ được trình bầy chi tiết ở phần sau) Cường độ vần gà : Nguyên... 2 ngày bắt đầu vào vần Công thức chung : - vần 1 hồ đòn (15 đến 20 phút), số ngày nghỉ sau khi vần là 4 ngày -Vần 1 hồ hơi (30 đến 40 phút), - n t 3 ngày Các hệ số trên thay đổi tuỳ theo số hồ vần ít hay nhiều (+/_ 0,5 ngày/ hồ) Kỳ vần Số hồ vần Tổng số ngày nghỉ Số ngày nghỉ sau khi vần Số ngày & số vòngchạy lồng Số ngày nghỉ trước khi vần 1 1 Đòn + 1 Hơi 4,5.1=4,5ngày 3,5.1=3,5ngày... bọ vào dưới ổ rơm & quanh trứng định kỳ vào những ngày thứ 5, 10,15 & 19 kể từ ngày đặt trứng Lưu ý : Nếu có trứng vỡ ta phải thay ổ rơm mới vào ngày 15 để ổ sạch chuẩn bị đón gà con sắp nở 4-Nuôi gà con từ khi mới nở đến khi rời mẹ: Khoảng 20 ngày ấp, gà con sẽ nở; sau ~ 1,5 ngày chờ gà nở hết & con gà nở cuối cùng khô lông, chọn lúc ấm trời,cho gà con xuống ổ Nếu trời rét phải trải bao tải trên nền

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan