1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

sổ tay trồng và chăm sóc cát lan - cattleya

76 2,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, các website, các diễn đàn về hoa lan trong và ngoài nước cũng được mở ra rất nhiều để những người yêu lan rút gần khoảng cách không gian

Trang 1

SỔ TAY

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÁT LAN - CATTLEYA

HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2010

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ CÁT LAN - CATTLEYA 4

TÔI ĐẾN VỚI CÁT LAN 11

QUY TRÌNH TRỒNG LAN CATTLEYA Ldl 14

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TÁCH CHIẾT, CHĂM SÓC LAN CATTLEYA 21

MẸO NHỎ TRỒNG CATTLEYA 26

NUÔI TRỒNG HOA PHONG LAN CATTLEYA 35

CATTLEYA - NUÔI TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ CHO RA HOA 40

Tôi trồng và chăm sóc cho Cát Lan của tôi như thế nào 47

How I grow and care for my Cattleya Orchids 47

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CATTLEYA RA HOA? 50

How to bloom Cattleya orchids? 50

CÁT LAN - CATTLEYA 55

KÍCH HOA CHO CATTLEYA 58

Hỏi đáp về trồng lan Cattleya 60

MÃ SỐ CATTLEYA ĐÀI LOAN VÀO VIỆT NAM 66

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, thú nuôi trồng và thưởng thức hoa lan đã trở nên phổ biến, rộng khắp góp phần tạo nên một không gian xanh nho nhỏ cho cuộc sống đô thị chật hẹp Tự tay mình chăm tưới những giò hoa lan yêu quý đã trở nên một thú vui thanh nhã, giải tỏa mệt nhọc giữa bộn bề cuộc sống của những người yêu lan Những người yêu lan đã tập hợp nhau lại thành các Câu lạc bộ, các Hội hoa lan…nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng và chăm sóc hoa lan, góp phần quảng bá cho một thú chơi đẹp, lành mạnh và bổ ích với cuộc sống Có người yêu lan đã thốt lên rằng:

Ước mong một khỏang sân thôi

Để tôi nối đất với trời bằng hoa

Để tôi thơ thẩn vào ra Ngắm hoa lan nở như là gặp tiên Dịu đi một chút ưu phiền Quên đi một chút bon chen nhọc nhằn Tôi cùng Hoa, Rượu với Trăng Cõi tiên trần thế đâu bằng nhà tôi.

(Tác giả: Lê Quang Vân)

Bên cạnh các giống hoa lan được khai thác từ môi trường tự nhiên mà chúng ta hay gọi chung là lan rừng, có rất nhiều loại hoa lan được lai tạo, ngoại nhập, với màu sắc rực rỡ, ngát hương thơm quyến rũ lòng người Trong số đó, Cattleya - loài hoa được mệnh danh là

Nữ hoàng của các loài lan, đã và đang được người yêu lan từ khắp trong Nam ngoài Bắc ưa chuộng, sưu tầm và bổ sung vào bộ sưu tập của mình

Có rất nhiều tài liệu chính thống về phương pháp nuôi trồng và chăm sóc lan Cattleya đã được phổ biến khắp nơi và hầu như người nuôi trồng lan nào cũng có một vài tập tài liệu “gối đầu giường” để nghiên cứu, áp dụng với vườn nhà Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, các website, các diễn đàn về hoa lan trong và ngoài nước cũng được mở ra rất nhiều để những người yêu lan rút gần khoảng cách không gian và thời gian, cùng giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan của mình với bạn bè gần xa

Sau một thời gian tìm hiểu về lan Cattleya trên các diễn đàn, các website trong và ngoài nước, tôi đã sưu tầm được một số bài viết và hình ảnh quý về phương pháp nuôi trồng, chăm sóc và thưởng thức lan Cattleya Nay xin tập hợp lại đây trong cuốn sổ tay nhỏ này, hi vọng chia sẻ những tài liệu quý cùng những người yêu lan chưa có điều kiện và thời gian để giao lưu trên mạng internet

Mặc dù đã hết sức cố gắng để biên soạn chỉnh sửa lại cho phù hợp với người đọc, song bản thân người biên soạn còn nhiều non kém về kiến thức cũng như kinh nghiệm, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định Kính mong quý đọc giả thông cảm và góp ý để tập tài liệu nhỏ này được hoàn thiện hơn

Trang 4

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ CÁT LAN - CATTLEYA

Trần Mạnh - CLB Hoa lan HN (Sưu tầm và biên soạn)

I - NGUỒN GỐC TÊN GỌI LAN CATTLEYA - NỮ HOÀNG CỦA CÁC LOÀI HOA

Năm 1818, William Cattley, một nhà chuyên nghiên cứu thực vật nhiệt đới người Anh, lúc bấy giờ đang làm việc ở Barnett, nhận được một kiện hàng toàn các loại thực vật được gởi

về nước từ Brazil Ông thấy một loại cây có lá lạ dùng để bọc và chèn các cây cỏ trong kiện hàng Ông đem trồng các cây lạ đó trong vườn ươm của mình

Đến tháng 11 cùng năm, các cây lạ đó trổ hoa Những đoá hoa đã gây sửng sốt cho giới quý tộc Anh vì vẻ đẹp rực rỡ, mê hồn cùng mùi hương thật quyến rũ Rất nhanh chóng người ta

đã đặt cho chúng cái tên Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa – The Queen of Flowers

Đến năm 1821, Dr John Lindley, một nhà phân loại thực vật được William Cattley nhận vào làm việc để thay thế Sir Joseph Banks, đã mất, tiếp tục công trình nghiên cứu mô tả và phân loại thực vật trong bộ sưu tập của Cattley; và Lindley đã lấy tên của Cattley đặt cho cây Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa là Cattleya labiata (labiata tiếng Latin có nghĩa là Cánh môi hoa tuyệt diệu) để vinh danh người đầu tiên ở Âu châu trồng nó ra hoa

Trang 5

Thân của nhóm này cao khoảng 8-30cm, lá thường xanh đậm dầy, dai, dài khoảng 20cm, rộng đến 7cm Phát hoa mang hoa rất to có thể lên đến 25cm đường kính Cattleya labiata

và trianaei là loài tiêu biểu nhất trong nhóm với nhiều loại phụ

Tuy nhiên bất cứ cái gì cũng đều có sự ngoại lệ Sự ngoại lệ ở đây là Cattleya luteola mặc

dù thuộc nhóm Cattleya Một lá nhưng lại có thân nhỏ và hoa cũng nhỏ

Trang 6

Phát hoa vươn cao từ một bọc xanh trên đỉnh, mang nhiều hoa có khi lên đến 15 hoa Hoa nhỏ hơn, chỉ khoảng 10-15cm đường kính và cánh hoa cũng thường thuôn dài hơn Trong nhóm Cattleya hai lá phổ biến nhất là Cattleya skinneri

Cattleya skinneri

Cattleya skinneri được Bateman phân loại và đặt tên để vinh danh nhà thám hiểm và chuyên săn lùng thực vật nổi tiếng George Ure Skinner.Cây thuộc loại phụ sinh trên cành cây, có khi sống trên các vách đá Thân cao đến 50cm mang 2 lá hình bầu dục dài 10-20cm, rộng 3-6cm trên đỉnh Phát hoa ra từ một bọc hình lá trên đỉnh các cây trưởng thành, mang 4-12 hoa màu hồng tím, lớn đến 8cm Môi hoa hình ống loe ra với họng màu trắng kem

Cattleya skinneri có nhiều loài phụ như trắng tuyền, hoặc trắng với họng màu tím Cattleya

Trang 7

Cattleya lai tạo

Cattleya hardyana là giống lai tự nhiên giữa Cattleya dowiana var aurea và Cattleya warscewiczii được tập đoàn của Hardy tìm thấy năm 1886 và đưa về Anh, khi cây trổ hoa được đặt tên của Hardy Sau đó ở vườn ươm người ta cũng đã lai tạo giữa hai giống trên và được kết quả tương tự

Trong thiên nhiên người ta tìm thấy khá nhiều loài Cattleya lai tạo tự nhiên như Cattleya guatemalensis được Linden và Reichenbach tìm thấy ở Guatemala, nó là kết quả của sự thụ phấn tự nhiên giữa Cattleya skinneri và Cattleya aurantiaca Sau đó ít lâu ở Honduras, Ames

và Correll tìm thấy một giống Cattleya mà họ đặt tên là Cattleya pachecoi, thực chất nó chính là Cattleya guatemalensis

Hoặc như Cattleya brasiliense là giống lai tự nhiên giữa Cattleya bicolor và Cattleya harrisoniana

Giống Cattleya lai nhân tạo đầu tiên là Cattleya Hybrida được tập đoàn Veitch đăng ký bản quyền ngày 1/1/1863 Cattleya Hybrida được nhân giống giữa Cattleya guttata và Cattleya loddigesii

Đến nay người ta đã lai tạo ra hàng ngàn giống Cattleya đủ mọi hình dáng và màu sắc, trong

đó rất nhiều giống đã được các nước in lên tem

Cattleya Carpa = C labiata x C amethystoglossa

Cattleya Francis = C Bow Bells x C Swan

Cattleya Fabia = C labiata x C dowiana

Cattleya Frasquita = C velutina x C bicolor

Người ta không những lai tạo các giống Cattleya mới trong cùng một chi mà còn lai chúng với các chi hoa khác trong cùng một phả hệ như Laelia, Brassavola, Sophronitis

Trang 8

Cattleya x Brassavola = Brassocattleya (thường được viết tắt là BC)

Cattleya x Laelia = Laeliocattleya (LC)

Cattleya x Sophronitis = Sophrocattleya (SC)

Cattleya x Schomburgkia = Schombocattleya

Không những thế, người ta còn lai 3 chi thậm chí 4 chi trong cùng một phả hệ với nhau như:

Cattleya x Brassavola x Laelia = Brassolaeliocattleya (Blc)

Cattleya x Laelia x Sophronitis = Sophrolaeliocattleya (Slc)

Cattleya x Brassavola x Laelia x Sophronitis = Potinara (POT)

Hoặc có những tổ hợp lai phức đến đáng kinh ngạc như SLC Estella Jewell được lai tạo qua rất nhiều thế hệ của 16 chi loài khác nhau

CATTLEYA - QUỐC HOA

Là Nữ Hoàng Của Các Loài hoa và xuất xứ ở Châu Mỹ Latin, nên có 3 quốc gia miền Trung-Nam Mỹ đã chọn Cattleya làm quốc hoa của mình là:

1 Costa Rica – Cattleya skinneri và Costa Rica cũng là quốc gia phát hành mẫu tem hoa lan đầu tiên trên thế giới vào năm 1938

Trang 9

2 Colombia – Cattleya trianae

III - CHỌN GIỐNG CATTLEYA PHÙ HỢP!

Do vậy, cần tìm hiểu được nguồn gốc xuất xứ của cây Catt mà mình mua, nó cũng là yếu tố quyết định đến việc nó có hoa tại nơi bạn trồng hay không?

VD như: các giống Catt trong miền Nam nhập từ Thái Lan, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày khá dài mới có thể cho hoa, nếu như trồng ngoài Bắc thì rất khó có thể cho nó ra hoa được

Muốn có hoa Calleya quanh năm hãy chọn các loại nguyên giống sau đây Những cây lai giống sẽ ảnh hưởng di truyền của cây cha hoặc mẹ

X = Xuân, H = Hạ, T = Thu, D = Đông

(nguồn tư liệu: www.hoalanvietnam.org)

Trang 11

TÔI ĐẾN VỚI CÁT LAN

Bài và ảnh: Tuấn Kiệt

Nhớ lại cách đây khoảng hai mươi năm, ở quê tôi bắt đầu rộ lên phong trào chơi lan ngoại Cattleya

đ ã dần dần thế chổ các nàng Thuỷ tiên, Dã hạt, Cẩm báo, Bò cạp Tuy rất đắt nhưng người nào cũng cố kiếm cho được vài chục chậu để trang điểm cho vườn lan của mình Ờ đâu dân chơi lan cũng trầm trồ ngợi ca về những đoá hoa rực rỡ, kiêu sa, toả hương thơm ngào ngạt, quý phái Thực

sự tôi đã sững sờ khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa Cattleya ở vườn nhà bên cạnh Lòng lâng lâng niềm cảm xúc

“ Vui hoa thưởng nguyệt đời tri kỷ

Đối ẩm men lòng trọn tình si ”

Và từ đó tôi đã quyết định đến với nàng tiên kiều diễm ấy ! Vâng ! chính Cattleya đã lấy mất của tôi biết bao thời gian và công sức Kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, tách chiết Cattleya đã đưa tôi vào “ mê hồn trận “ Thất bại này nối tiếp thất bại kia và đã nhiều lần làm tôi nản lòng Vào thời điểm ấy sách hướng dẫn trồng lan rất hiếm Những người mà tôi quen biết cũng đang trong giai đoạn mày

mò, tìm hiểu Khó quá ! Nhưng mà :

“ Hồng trần lỡ đoạ thì không tiếc

Chỉ tiếc tri âm ít ỏi là “

( Minh Đức - Triều Tâm Ảnh )

Chính sự đam mê đã giúp tôi vượt qua bao thử thách và đã cho tôi nhiều người bạn tri kỷ Nụ hoa Cattleya đầu tiên hé nở trong vườn tôi là Blc Amakee “ Tipmalee “ Vì chưa có kinh nghiệm, nên sắc hoa và kết cấu còn nhiều kiếm khuyết, hoa cũng rất nhỏ nhưng đó là ước mơ, là hạnh phúc của một thời chập chững bước vào “ nghề “ phải không các bạn ? Hoa nở rồi lại tàn, sức lực cạn kiệt dần và cơn mưa đầu mùa đã cướp đi nàng tiên của tôi Lòng trĩu nặng nổi buồn

“ Giăng giăng sương khói mờ giăng

Vườn xanh đẫm lệ khóc nàng biệt ly ”

Lặn lội đường xa, đến tận chùa Huyền Không, một địa điểm trồng lan nổi tiếng của quê tôi lúc bấy giờ, để tầm sư học đạo

Nhưng than ôi ! Cũng giống như vườn lan nhà mình, chỉ toàn lan rừng và Hồ điệp Người trồng lan lại rất bận rộn với công việc của một sư trụ trì Vòng về thêm vài vườn lan khác ở trong thành phố, qua sự giới thiệu của bạn bè cũng chẳng thu thập được gì thêm Thầm nhủ, thế là hết ! Ước mơ có được một vườn hoa Cattleya đầy sắc màu và hương thơm quyến rũ đã tưởng chừng tắt ngúm

Trang 12

trong tôi Thế nhưng, nhân một chuyến tham quan cùng bạn bè

đồng nghiệp vào thành phố Hồ Chí Minh, tình cờ tôi được một

một người bạn đồng hành tặng quyển sách " Kỹ thuật nuôi trồng

hoa lan " Ý định trồng lan Cattleya lại nảy sinh trong tôi

“…Ông mặt trời chưa đến

Nhưng vầng đông đã hé

Bóng tối dần tan…”

Tôi say sưa đọc từng trang…từng trang một Ôi ! cái thế giới hoa lan đầy bí ẩn Từ cách phân loại, đặt tên cho đến cách nuôi trồng : ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước, bón phân, tách chiết, cấy

mô, gieo hạt…sao mà phức tạp, ngỡ ngàng đến thế !

Chuyến tham quan ấy đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm Người bạn đồng hành đã dẫn tôi đến thăm một số vườn lan ở lân cận thành phố Trước mắt tôi là “ cánh đồng lan “ đầy ắp những cành hoa Mokara, Vanda…đang khoe sắc cười đùa với những tia nắng ban mai mở đầu cho một ngày mới

đ ang đến Thoang thoảng đâu đây hương Cattleya nhẹ nhàng quyện vào hồn tôi Tôi mê mẩn, đắm say…và ao ước có được một phần nhỏ trong khoảng trời mênh mông ấy Tôi và người bạn đồng

hành tên T đã trở thành đôi bạn tri kỷ từ dạo đó Sau này tôi mới biết T là người rất có uy tín và giao lưu rộng với các nghệ nhân trồng lan ở các tỉnh miền Nam Chính vì vậy, qua T, đến đâu các anh, các bác cũng mở rộng vòng tay ôm tôi vào lòng, cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu Hơn hai mươi đơn vị và một số chậu Cattleya được các anh, các bác nhượng lại làm tôi vô cùng phấn khởi, háo hức Ngày ấy tôi chưa biết nhiều về Cattleya nên chẳng quan tâm gì đến tên của chúng Nhờ các anh, các bác chọn cho mỗi thứ mỗi màu, hoa lớn và dế trồng là đã mãn nguyện

Kết thúc chuyến tham quan, tôi trở về quê, áp dụng những kiến thức cơ bản đã được trang bị trong những ngày qua, tân trang lại mảnh vườn bé xíu của mình Trước hết là thay đổi giàn che, hướng

mở cửa, dịch chuyển một số vị trí treo lan và bắt tay vào trồng hai mươi đơn vị vừa có Mảnh vườn trở nên ngăn nắp, thoáng mát Những đơn vị mới trồng, tuy để vào nơi im mát, bên dưới có hồ nuôi

cá nhưng vẫn từ từ teo tóp lại, không biết rồi sẽ ra sao ? Tôi hồi hộp, chờ đợi

“ …Chợt một sáng nắng nhìn qua kẽ lá

Nảy mắt sinh, rễ lún phún diệu kỳ

Em bừng tỉnh khiến hồn tôi cũng tỉnh

Vun chất trồng xây nhà mới cho em…”

Bánh xe thời gian quay đều theo năm tháng Các chậu lan ngày một lớn Rồi ngày ấy cũng đến,

Trang 13

Diamond và sau đó là những giống đến từ Đài Loan như : Blc Chunyeah, Blc Shinfong Louhyang, Blc ChiaLin, Blc Tainan Gold, Blc Sangyang Ruby, Pot Shinfong Beauty, Lc LongRiver Compton Và bây giờ, vô vàn những giống mới được lai tạo từ những cây cha mẹ ở trên, khiến tôi không tài nào nhớ nổi Để khỏi nhầm lẫn, tôi phải cố nhớ mã số những cây được nhập về từ các cửa hàng Kim Ngân, Hoa Phượng, Minh Huệ

Chiếc đũa thần sinh học đã tạo nên bao điều kỳ diệu Những đoá hoa tưởng chừng chẳng bao giờ có

đ ã làm cho khách thưởng ngoạn phải thẩn thờ , mê mẩn

“ Bướm vờn cánh bướm bao mộng ảo

Ai thả hồn ai một bóng hình ”

Hiện nay phong trào nuôi trồng hoa lan đã nhân rộng khắp mọi nơi Các nhà khoa học đã nghiên cứu đến từng chủng loại của từng giống, từng loài Các thông tin trên sách báo, internet cũng đã phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi trồng hoa lan Vì vậy việc nuôi trồng hoa lan để thưởng ngoạn không còn khó khăn như trước đây Mong rằng hoa lan ngày càng tô điểm thêm cái hay, cái đẹp và nâng cao giá trị tinh thần cho mọi người

Hy vọng thế hệ con cháu của chúng ta sẽ là những người tạo nên đột biến mạnh mẽ Ngành nuôi trồng hoa lan sẽ là một trong những ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước

Trang 14

QUY TRÌNH TRỒNG LAN CATTLEYA Ldl

Ks Nguyễn Trung Ái nguồn:

http://www.dalat.gov.vn

I Đặc điểm sinh trưởng :

Giống Cattleya có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi, độ cao từ 600

- 1800 m Gồm 60 loài nguyên thuỷ và vô số loài lai trong cùng một giống hay với giống khác Chúng được gọi là hoàng hậu của lan vì vẻ đẹp huy hoàng và đa dạng

Cattleya là loài phụ sinh, có giả hành cao trung bình, tròn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu hẹp lại Các giả hành hơi khít nhau, lúc non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khô trở nên có màu trắng bạc Ở mỗi đỉnh của giả hành có 1-2 lá khá to, dày, dai, bền, không có bẹ lá Phía trong lá, ngay đỉnh của giả hành, khi có hoa thì có một cái mo mà

ta gọi là lưỡi mèo bao bọc nụ hoa bên trong Phát hoa mang từ 1-10 hoa to, có màu tím, vàng, trắng Mỗi hoa có 3 lá đài hầu như bằng nhau, và hai cánh hoa bên luôn to hơn lá đài,

có khi rất to Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng lớn có mép cong về trên che kín trụ, thuỳ giữa trải ra rộng lớn, mép nhăn hay gợn sóng, đôi khi không phân biệt được 3 thuỳ rõ rệt Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che Bao phấn gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, phấn khối có hình đĩa màu vàng, mỗi cái có một vỉ phấn cong nhỏ Người ta thường phân ra hai nhóm :

-Nhóm 1 lá : chỉ có một lá trên mỗi giả hành, thường mang từ 2-6 hoa lớn, môi sặc sỡ

-Nhóm 2 lá : thường mang 2 lá trên mỗi giả hành, có hoa nhỏ hơn nhưng nhiều hơn (hoa chùm), môi nhỏ hơn và dày hơn

Đối với cây con được tạo ra qua con đường nuôi cấy mô thì phải trải qua giai đoạn nuôi cây

ở nhà ươm, khi cây phát rễ cứng cáp thì mới trồng vào chậu

Trang 15

Đối với Cattleya được tạo ra bằng con đường nuôi cấy mô thì sau khi cây được rút ra khỏi ống nghiệm cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thương rễ hay đứt rễ, rửa thật sạch các vết thạch còn lại trên rễ xong ngâm toàn bộ cây vào dung dịch thuốc Kasumin 2gam/lít khoảng

5 phút Vớt nhẹ cây ra và để ráo trong mát chuẩn bị trồng Ở Đà Lạt chất trồng phổ biến là dớn mút, dớn này cần được ngâm nước và xả kỹ từ 2-3 lần cho hết độ chát có trong dớn, xong xé nhỏ Dùng dớn xé nhỏ này bó xung quanh rễ cây cấy mô với độ rộng và dài gấp đôi

rễ, xếp nhẹ nhàng những cây này vào khay mà dưới đáy đã trải sẵn một lớp dớn để không làm tổn thương rễ

Chăm sóc : Cây nuôi cấy mô cần giữ ẩm liên tục trong vòng 7 -10 ngày đầu tiên sau khi

trồng, độ ẩm khoảng 75-80 %, không khô quá vì cây mất nước sẽ chết, và không ẩm quá vì

dễ gây thối cả cây Tuyệt đối không được tưới vào buổi tối vì sẽ làm cho cây dễ thối nhũn, thường dùng bét phun sương khoảng 4-5 lần trong ngày và tuỳ thuộc vào thời tiết Cây phải được đặt vào nhà có mái che bằng tôn sáng với độ sáng khoảng 40 -50% là thích hợp Sau khoảng 15 ngày khi thấy đầu rễ phát triển thì giảm dần lượng nước phun cho đến khi bình thường Trong thời gian này tiến hành phun phân bón lá có thành phần N:P:K=30:10:10 khoảng 5ngày/ lần Tiến hành phun thuốc phòng nấm như Ridomil Gold 20g/ 10 lit, 1 tuần phun 1 lần, chú ý phun thuốc diệt côn trùng khi phát hiện thấy hoặc theo định kỳ 15 ngày/ lần (có thể là ốc sên, nhớt, ruồi nhỏ ) Chăm sóc trong nhà ươm khoảng thời gian từ 1,5 -3 tháng là có thể chuyển cây mô này vào chậu lớn và chăm sóc bình thường

Đối với cây được tách chiết thì tách chiết sang chậu vào lúc chồi mới phát triển khi có rễ ló

ra ở gốc Nếu cây có nhiều hướng phát triển thì tách chúng ra 2 hay nhiều đơn vị để trồng Mỗi hướng là một đơn vị, mỗi đơn vị ít nhất phải có một giả hành già với một chồi mới thì cây phát triển tốt hơn Trong trường hợp có một chậu lớn và sang qua một chậu lớn hơn, muốn cho cây phát triển thành nhiều hướng thì sau khi thay chậu, cây phục hồi thì dùng dao tách 2 tép một và để nguyên như vậy giúp cây phát triển thành nhiều hướng, có thêm nhiều chối mới cùng trưởng thành 1 lúc nên khi có hoa sẽ cùng một lượt rất sum sê Cattleya chỉ cho hoa ở các giả hành mới, và các giả hành cũ dù có xanh tốt vẫn không cho hoa

Khi sang chậu hay tách chiết phải cắt bỏ rễ già chết, còn các rễ khoẻ phải giữ gìn cẩn thận, nhất là phần đầu rễ ở các chồi mới không được đụng chạm vào Buộc cọc tỳ sát mép chậu cho thật vững, hướng phát triển vào giữa và phần căn hành phải phơi bày lên mặt chất trồng Lớp mặt trên của chất trồng cũng phải được nén chặt không để cho cây lay động làm tổn thương đến sự phát triển của rễ

Đa số Cattleya chống chịu với mọi điều kiện miễn sao rễ thoáng, chất trồng không hư mục làm thối rễ Ẩm độ thích hợp là 50 - 80% Lúc cây phát triển cần tưới nước nhiều hơn so với khi cây nghỉ Sự nghỉ ở Cattleya rất khó quan sát, những cây Cattleya có hoa vào mùa mưa thì thường có kỳ nghỉ kéo dài 6 -8 tuần, lúc đó các giả hành đã phát triển đầy đủ, không có chồi mới, không có rễ mới hoạt động Trái lại những cây Cattleya ra hoa vào mùa khô thì không có sự nghỉ

Cattleya cần nhiều ánh sáng, ánh sáng phù hợp là khoảng 50% trở lên Nếu Cattleya khó ra hoa thì tăng ánh sáng và tăng bón phân có nhiều lân Biểu hiện của một cây lan thừa ánh

Trang 16

sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp, ngược lại cây thiếu ánh sáng có màu lá xanh đậm, dáng cây yếu đuối và rất dễ ngã Cây lan Catttleya có màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng nơi có vừa đủ ánh sáng Phân bón cho Cattleya thường có nồng độ thấp hơn so với phân bón cho Dendrobium, Vanda hay Cymbidium

Cattleya là loại lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới và đặc biệt đây là giống rất thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam với một biên độ rất rộng Chính vì thế nó được trồng và phát triển mạnh ở khắp nơi: Các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc và ngay cả trên vùng cao nguyên

Nhiệt Độ lý tưởng cho Cattleya là 21 độ C vào Ban ngày và 16 độC vào ban đêm Vùng thích hợp cho loại này là vùng Bảo Lộc Dù vậy lan Cattleya vẫn có thể sinh trưởng và phát triển ở một nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lý tưởng là 80C vào ban ngày và 50C vào ban đêm Nhưng nhiệt độ lý tưởng vẫn giúp cây sinh trưởng với điều kiện tốt nhất, cụ thể là ở Đà lạt Mặc dầu các nhà vườn ít sử dụng phân bón, nhất là phân vô cơ nhưng Cattleya vẫn phát triển với kích thước lớn hơn so với cùng loài trong điều kiện ở thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra lan Cattleya cũng phát triển tốt ở những vùng có khí hậu mùa đông với nhiệt độ

130 C vào ban ngày và 100C vào ban đêm Tuy nhiên ở vùng lạnh mát nên trồng loài Sophro Cattleya và loài Sophrolaelio Cattleya thì sự ra hoa của các loài này đều đặn hơn

Điều này là do các giống lan Cattleya được xuất phát từ 2 nguồn: Một nguồn từ vùng khí hậu nóng ẩm của Brazin và một nguồn từ vùng đồi núi cao nguyên ở Columbia và Mexico

Ở vùng Đà lạt vì thường xuyên có không khí ẩm nên chỉ tưới nước 1-2 lần/ tuần tuỳ theo ẩm

độ của giá thể vào mùa nắng và hoàn toàn không tưới nước vào mùa mưa Nhu cầu phân bón đối với loài lan Cattleyya: Các loài lan Cattleya có thể ra bông bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện bộ phận sinh dưỡng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới Chính vì thế việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển cho lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa các loài thuộc giống này (trừ một số rất ít ra hoa theo mùa)

Cattleya là loài thực vật sống phụ sinh do đó việc bón phân cho lan bằng phương pháp phun sương thì hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp tưới thẳng vào giá thể trong chậu Phân

sử dụng là phân bón lá có công thức N:P:K là 30-10-10 được phun theo nồng độ khuyến cáo của từng loại trên nhãn với cường độ là 2 lần/ tuần Khi các giả hành chớm ra nụ hoa thì sử dụng phân bón có công thức là 10-20-20 với cường độ như trên

Nếu cây Cattleya của bạn đã đủ sức khoẻ và bắt đầu mọc chồi mới, bạn muốn cho nó trổ bông vào 3 tháng tới thì dùng phân 6-30-30 phun cho cây 2lần/tuần

Có thể dùng phân vô cơ hỗn hợp với phân hữu cơ với nồng độ loãng hay các sản phẩm phân bón lá có nguồn gốc sinh học như: Rong biển, tinh cá, agostim rất tốt cho quá trình sinh trưởng của cây Vitamin B1 với nồng độ 0,01% phun 1lần/tuần cũng có tác dụng thúc đẩy

sự tăng trưởng của cây

Trang 17

Mùa nghỉ của Cattleya: Cattleya là giống lan có mùa nghỉ, ở điều kiện khí hậu Việt Nam ta nên cho cây nghỉ mỗi năm 1 tháng Mùa nghỉ của Cattleya ở các tỉnh phía Nam là trong suốt tháng 4, các tỉnh ở phía Bắc trong tháng 1, các tỉnh từ Thuận Hải đến Thừa Thiên Huế thì mùa nghỉ trong tháng 8

Trong mùa nghỉ, cây không đòi hỏi dinh dưỡng và không tưới nước (vì thế mùa này nên để cây vào chỗ khô và mát) nên chỉ duy trì lượng nước đủ để cây sống, tăng độ che sáng lên 10% và nhiệt độ thích hợp trong mùa nghỉ càng thấp càng tốt, khoảng 100C cho vùng lạnh

và 250 C cho vùng nóng

Thay chậu và nhân giống Cattleya :

Lan Cattleya phát triển rất nhanh do đó việc thay chậu phải được thực hiện tối đa là sau 2 năm kể từ lúc trồng Việc thay chậu nên tiến hành đồng thời với việc nhân giống Khi quan sát thấy giả hành bắt đầu mọc ra khỏi mép chậu thì nên thay chậu Việc thay chậu tốt nhất nên tiến hành vào đầu mùa mưa thì cây sẽ phát triển rất mạnh

Nên cắt tách cây vào lúc 4 tháng trước mùa nghỉ và để nguyên tại chỗ, trét sơn vào vết cắt

và phun hỗn hợp BA 1ppm +vitamin B1 20mg/l Khi đến mùa nghỉ mỗi cây tách sẽ có một giả hành trưởng thành để chịu đựng trong mùa nghỉ, khi mùa mưa đến ta tách mỗi cây và

đem trồng sang chậu mới

Muốn thay chậu Cattleya ta ngâm chậu vào một chậu nước có pha thuốc trừ rêu, trong vòng

từ nửa giờ đến 1giờ các rễ sẽ tróc ra Dùng kéo nhọn đã khử trùng cắt bỏ những rễ thối và những rễ quá dài chỉ chừa lại một đoạn 10cm Cuối cùng cột chặt cây lan vào chậu mới và đặt chậu vào chỗ ẩm mát cho đến khi ra rễ Lúc đó mới bắt đầu cho giá thể vào chậu và đưa chậu về vị trí cũ Có thể dùng dung dịch NAA 1ppm phun vào giai đoạn đầu

Lan Cattleya có thể nhân giống bằng cách tách chiết 3 giả hành một, nếu tách chiết dưới 3 giả hành thì cây sẽ phát triển rất yếu Nếu Cattleya bị bệnh thì mắt trên căn hành sẽ bị thối

đi, cây sẽ không tạo chồi ngọn và sự tạo thành chồi bằng hạt gạo hình thành trên giả hành nơi tiếp xúc với căn hành cây sẽ rất yếu và khó có thể ra hoa được

Phòng trừ sâu bệnh cho Cattleya:

I Sâu hại

1 Rệp son (Scale insects) : Là loại rệp có vỏ màu nâu che chở cho cơ thể rệp Các loài này

thường bám vào lá, giả hành và ngay cả trên căn hành để hút nhựa Nguy hiểm hơn là các loài này sẽ bám vào những mắt ngủ hút nhựa làm cho các mắt ngủ bị chết đi Các loài này phải phòng trừ thường xuyên nếu không sẽ sinh sản rất nhanh và gây tác hại cho vườn không ít Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay, dùng các thuốc mạnh như Regent, Lannate, polytrin, theo nồng độ khuyến cáo

Trang 18

2 Dán cánh và bọ trĩ (Thrips): Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ

dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bo, có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, confidor, sử dụng nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì , nên phun ngừa 2lần/ tháng

3 Ốc sên, nhớt : Phá hoại rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc Cần rải

thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm

4 Nhện đỏ (red spider mites): Là côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp

quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, nhện khi còn non thường có màu vàng, con trưởng thành chuyển sang màu đỏ Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa Sống ẩn nấp dưới lá già thành từng đám, nơi nhện ẩn nấp lá biến thành những chấm trắng nhỏ sau đó nối với nhau biến thành màu đen và héo tàn Rệp đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và con đẻ trứng, các thuốc thường dùng để phòng trừ nhện đỏ là: Commite, Nissorun dùng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì và thời gian xịt tốt nhất vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao

5 Rầy bông (Mealy bugs): Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp

màu trắng giống như bông và bóng như sáp Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds) Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả

II Bệnh do nấm :

1 Bệnh thối đen (black rot)

Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng, cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi non thối và có màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước Ở Cattleya đầu tiên bệnh thường phát sinh từ rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân Cây sẽ không thối hay rời ra như ở Dendrobium Pompadour nhưng chúng sẽ khô

và chết ngay trên chậu, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây khác Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp gây ra Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng trị: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử

dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch

Trang 19

2 Bệnh đốm vòng (Anthracnse)

Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay Nguyên nhân là do nấm Glocosporium

sp và Collectotrichum sp gây ra Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như: Mancozep, Dithal, Vicaben, theo nồng độ khuyến cáo

3 Bệnh khô lá (Leaf blight):

Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng, hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn Lúc đầu bệnh làm cho lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá

Nguyên nhân là do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió

Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt, phun 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh

4 Bệnh héo rễ (Wilt):

Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng Có thể nói rằng trừ Địa lan không bị bệnh này và nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan Hiện tượng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều

Nguyên nhân: Do nấm Selectrotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này

có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm

hư hết cả vườn

Biện pháp phòng trị: Có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Sumi eight, phun vào phần gốc rễ, phun 2 lần/ tuần khi bắt đầu chớm bệnh

III.Bệnh do vi khuẩn

1 Bệnh thối mềm(Soft rot):

Hiện tượng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí

đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp ở những vườn có độ

ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa Thường vi khuẩn này xâm hại đến cây qua các vết thương hoặc qua vết cắn của sâu bọ và lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh

Trang 20

Biện pháp phòng trị: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau

đó chuyển sang qua chậu mới Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh

2 Bệnh thối nâu (Brown rot)

Hiện tượng: Ở giống lan Cattleya xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh hình tròn, lan rộng rất nhanh Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn

và chứa đầy nước Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh Ở Cattleya thì dấu hiệu bình thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa

Biện pháp phòng trị: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày Có thể dùng 1gram Streptomycin+2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây

IV Bệnh do virus

Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như lá có đốm trong, màu xanh không đều,

có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn Cây thường cằn cỗi, không phát triển được Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa

Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại

Biện pháp phòng trị: Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan

Tóm lại

Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn

là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh /

Trang 21

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TÁCH CHIẾT, CHĂM SÓC LAN

CATTLEYA

TRẦN MẠNH (Tổng hợp)

Khi nào thì thay chậu và tách chiết?

Khi cây lan phát triển chật chậu hoặc giá thể trong chậu đã mục rữa, đọng muối, rễ cây không phát triển,….ta tiến hành thay chậu và tách chiết cho Cattleya Có thể thay chậu tách chiết Cattleya bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tốt nhất là nên tách chiết trong thời kỳ cây phát triển mạnh nhất sẽ tạo điều kiện cho cây nhanh chóng hồi phục và phát triển trở lại

ở Miền Bắc, thông thường nên tiến hành tách chiết vào mùa Xuân - Hè

H1: Cây đã phát triển chật chậu, sau khi tàn hoa sẽ tiến hành tách chiết

H2: Gía thể đã hư mục, rễ cây không phát triển, cần tiến hành thay chậu và tách chiết

Trang 22

Lưu ý khi tách chiết: Chậu Cattleya đem tách chiết tốt nhất nên để khô, không tưới nước

nhiều, tránh tách chiết trong ngày mưa vì độ ẩm không khí quá cao, nhựa trong cây nhiều làm cho vết cắt khó lành, hơn nữa để đề phòng nấm bệnh xâm nhập làm hư hại cây

Dụng cụ cần thiết gồm những gì?: Dao, kéo, cồn, bật lửa, kìm cắt cây, chậu, móc, giá thể,

thuốc xử lý vết cắt,…

Tách chiết như thế nào? Xin mời theo dõi bằng hình ảnh

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÁCH CHIẾT

B1: Tháo móc treo chậu ra, dùng hai tay bóp xung quanh thành chậu cho rễ bong khỏi thành chậu, bóc tách các rễ mọc chờm ra ngoài thành chậu và rút cả bụi lan ra khỏi chậu

B2: Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây

Trang 23

B3: Dùng que hoặc đũa chọc cho giá thể còn bám lại xung quanh ra hết

B4: Dùng kéo hoặc dụng cụ cắt thật sắc, đổ cồn vào dụng cụ và đốt trước khi cắt đề phòng lây lan nấm bệnh Cắt bỏ sạch những

rễ đã hư thối

B5: Xác định điểm cắt, tách: mỗi đơn vị tách

ra nên có từ 3 giả hành trở lên là tốt nhất, hướng tách ra phải còn mắt ngủ có thể phát triển thành chồi non Qúa trình tách chiết bước này là quan trọng nhất Cần xác định

điểm cần cắt trước, đánh dấu, sau đó tiền hành cắt Lưu ý dụng cụ cắt phải thật sắc, cắt thật ngọt Nếu vết cắt bị dập, dùng dao lam gọt lại cho ngọt Bôi vôi, sơn hoặc thuốc sát trùng vào vết cắt

Trang 24

Đơn vị lan mới tách ra, cần vệ sinh sạch sẽ ngay, cắt bỏ rễ thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước, để ráo, bôi vôi vào các chỗ cắt Tốt nhất để chỗ mát sau 01-02 ngày thì tiến hành trồng lại

B6: Chuẩn bị giá thể trồng Catt Có rất nhiều loại giá thể để trồng Catt, mỗi loại giá thể thích hợp với cách trồng và điều kiện trồng tại từng vườn, từng vùng miền Kinh nghiệm tại Hà Nội thường trồng catt bằng than củi kết hợp với dớn cọng đảm bảo cho cây phát triển tốt và ít bị hư cây Ngoài ra có thể trồng bằng đá bọt, sỏi nhẹ Than củi chọn loại thật chắc, sờ vào không tạo ra bụi than, ngâm xả nhiều lần khi nào than chìm xuống đáy xô nước là có thể đem trồng Dớn cọng có thể

xử lý bằng cách luộc qua nước sôi,…

B7: Chậu và giá đỡ: Chậu cũ dùng lại phải rửa sạch bằng xà phòng loãng Để giúp cây đứng vững thời gian đầu cần làm cọc đỡ hoặc cột dây cho cây đứng vững Dùng dây thép cứng cột ngang quang treo, dùng đũa gác ngang miệng chậu, dùng dây nhôm mềm, làm cọc ti tơ, dùng cước co dãn cố định lan,…đều được

Trang 25

B8: trồng lại: Đáy chậu nhét 1 ít xốp, xếp than vào chậu thứ tự to dưới, nhỏ trên Nên xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi Để vào chậu cây vào chỗ mát, chờ khi nào cây ra rễ trở lại bám nhiều xuống than thì bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt

Sau khi tách chiết thì chăm sóc như thế nào?

Sau khi tách chiết và trồng lại, đưa chậu lan vào chỗ râm mát khoảng 50-60% ánh sáng, không tưới trong vòng 7-10 ngày đầu Sau đó, pha B1 loãng khoảng 1cc/1lít phun sương hàng tuần cho cây nhanh ra rễ, cây ra nhiều rễ rồi thì có thể bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt, dùng phân 30-10-10 và B1 pha loãng ¼-1/2 liều lượng chỉ định bón hàng tuần Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20-20-20 nên pha loãng hơn hướng dẫn và bón định kỳ Khi cây thật khoẻ mạnh, có khoảng 5-6 giả hành ổn định thì có thể điều chỉnh dinh dưỡng nhằm thúc đẩy cây cho hoa bằng các loại phân bón có tỉ lệ P cao hơn, tăng ánh sáng cho cây, cắt giảm 50% lượng nước tưới bình thường

Trang 26

MẸO NHỎ TRỒNG CATTLEYA

Trồng lan là một thú vui tao nhã Không ít người chơi đã vô tình tự tạo cho mình thói quen luôn mân mê các giò lan, treo lên rồi hạ xuống, chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, quan sát lưỡi mèo đã xuất hiện mầm hoa hay chưa Khi thấy trong lưỡi mèo có tim (mầm hoa) lại tăng cường chế độ phân bón P,K và hồi hộp chờ đón những nụ hoa hé nở Hy vọng rằng những bông hoa sẽ to lớn, thắm đượm sắc màu Cả quá trình chăm bón rất chuyên cần, nhưng những mầm hoa cứ liên tục rơi rụng, hoa có nở cũng lấm lem, vặn vẹo Dần dần cảm thấy thất vọng và đành phải chia tay với nàng tiên kiều diễm này

XẾP THAN VÀO CHẬU THẲNG ĐỨNG HAY NẰM NGANG?

Than là loại chất trồng rất phổ biến Ngoài việc lựa than chắc, láng ngâm rửa thì việc cho than vào chậu cũng khá quan trọng trong việc nuôi trồng lan Cattleya Tại sao phải sắp than to dưới, nhỏ trên và lại sắp đứng ? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thường hay hỏi khi thấy tôi trồng cây mới

Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn thử trồng vài chậu với kiểu sắp than như hình trên xem sao Lần tưới nước đầu tiên trong ngày, cứ mạnh tay xối vào chất trồng và tuân thủ nguyên tắc giữa hai lần tưới, chậu phải khô ráo hoàn toàn Sau hai đến ba năm xem lại bộ rễ và tốc

độ cây phát triển như thế nào? có khá hơn so với việc sắp than ngang không nhé

TRỒNG CATT VÀO CHẬU NHƯ THẾ NÀO?

Có những cái tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng Ngoài việc chọn chậu, chọn và sắp xếp chất trồng thì cần phải chú ý khi cố định cây mới vào chậu Tại sao đầu rễ mới bị đen ? Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là do khi trồng cây mới không buộc chặt cây vào ti chống hay móc treo

Trang 27

Nhiều người rất sơ ý khi buột cây vào ti chống hay móc treo Thuận tay họ buột vào bất cứ

vị trí nào ở trên giả hành ( Ví dụ như Hình 1 )

Sợi dây điện vòng qua thân giả hành như hình trên là không hợp lý Sau một thời gian ngắn, giả hành mất nước sẽ teo lại Lúc đó sợi dây điện bị nới lỏng Cây không còn chặt như lúc mới trồng và sẽ bị lung lay khi có một lực nào đó tác động vào chậu Đầu rễ mới va chạm vào chất trồng hoặc thành chậu và sẽ bị đen

Khi buột cây vào ti chống hay móc treo nên buột vào những vị trí như hình 2,3 :

Và nhớ buộc cây thật chặt nghe các bạn Sau gần một tháng, em nó sẽ như thế này nè

Trang 28

Chăm sóc cây thời kỳ ra hoa

Chăm sóc chuyên cần là rất tốt, nhưng không vì yêu lan mà " nâng niu " quá mức Khi cây phát triển tốt thì không nên di chuyển vị trí Nếu cây không phát triển thì cần phải xem lại, trước hết là quan sát bộ rễ có vấn đề gì không, sau đó mới đến các yếu tố khác Bộ rễ tốt nhưng cây vẫn còi cọc,

èo ọt, lúc đó các bạn phải nghĩ đến vấn đề độ ẩm, ánh sáng ( nếu lá cây xanh đậm thì di chuyển cây vào nơi có nhiều sáng hơn, nếu lá cây vàng thì di chuyển vào chổ ngược lại ), chế độ phân bón ( nếu cảm thấy cây mềm yếu thì nên thay đổi phân có hàm lượng K cao hơn N và ngược lại), độ thoáng khí, tốc độ gió Những giàn lan trồng trên cao phải chú ý đến tốc độ gió Phải che chắn sao cho những chậu lan không được bị gió thổi đến mức gần va đập vào nhau Các bạn quan sát thấy ngọn

lá chỉ phe phẩy là tốt Một điểm nữa là phải hạn chế rét cho cây khi mùa Đông đến Tùy theo giá thể

và chất trồng mà chọn phương pháp cho thích hợp Gió rét sẽ làm cho nhựa cây không luân chuyển được Rễ cây chết dần, giả hành teo tóp, mất khả năng đề kháng, bệnh tật sẽ xuất hiện Không nên thường xuyên đưa cây lên, xuống để quan sát có mầm hoa hay chưa và xem nó phát triển như thế nào Việc làm này vô tình sẽ làm cho mầm hoa bị " động ", một số cây nhạy cảm sẽ rụng nụ Thời điểm này không nên thay đổi phân bón, môi trường hay bất cứ cái nào khác lạ Khi nào các bạn cảm thấy lưới mèo bắt đầu phình to ở hai bên ( lúc đó đa số cây, nụ hoa đã hình thành

và cao khoảng 2-3cm ) thì mới dịch chuyển cây theo phương thẳng đứng, cao hơn khoảng 10cm (

so với đỉnh ngọn lá của cây xung quanh

Việc làm này sẽ hạn chế được những bất cẩn và tạo thuận lợi cho chúng ta trong quá trình chăm sóc cây có nụ hoa Khi nụ hoa xé lưỡi mèo, theo mình các bạn không nên để nước hoặc phân bón tưới nhầm vào nụ Nếu tưới vào nụ thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng búp ngậm nước và lem bông, bông bị đốm nước Nếu các bạn thấy lưỡi mèo có vẻ chuyển màu, hơi ươn ướt thì hãy xé ngay Xé thật cẩn thận về hai bên để giữ mầm hoa (nếu để nguyên như vậy thì chắc chắn mầm hoa sẽ bị thối ) Để giữ

nụ hoa khi đậu trực tiếp hay sau khi xé lưỡi mèo , các bạn nên dùng bao Nilon trùm lại, nhưng đừng trùm kín, để hở miệng như hình dưới

Trang 29

Đưa cây lên cao như H.1 và cẩn thận với việc tưới nước Các bạn chỉ nên tưới phun sương và hạn chế bớt lần tưới

Rất nhiều người trong quá trình chăm sóc thì quá cần cù nhưng đến giai đoạn cần thiết để có hoa và hoa vừa ý thì lại làm biếng, nở để cho hoa lấm lem, ngã ngiêng trông rất tội nghiệp Thành quả sau gần một năm trời chăm sóc cần phải nâng niu nghen các bạn

Sắp xếp và uốn hoa để thưởng thức

Phần nhiều những giống Cattleya trước đây ( xuất xứ từ Thai lan ) đòi hỏi nhiều sáng và phải tác động bởi nhiều yếu tố mới chịu trổ hoa, người nuôi trồng nhiều lúc phải ép nắng, giả hành trở nên nhăn nheo trông rất tội nghiệp Hiện nay những giống catt mới ( xuất xứ từ Đài loan ) tương đối dễ nuôi trồng và dễ cho hoa hơn ( mặc dù nhiều vườn ánh sáng không tốt lắm ) Việc trồng Catt làm sao cho cây phát triển bình thường và trổ hoa không còn là vấn đề nan giải Tuy nhiên để cho hoa phẳng, trình bày bắt mắt đòi hỏi phải xử lý nhiều vấn đề Trước hết mình chia sẻ với các bạn cách trình bày hoa cho bắt mắt ( uốn cọng hoa cho hoa hướng về phía trước và sắp xếp vị trí hoa cho cân đối)

Đ a số hoa catt thường hay bị gục xuống, sắp xếp lộn xộn sau khi cuốn chín và hoa nở

Để uốn cuốn hoa, đưa hoa hướng về phía trước các bạn làm như sau :

Ban đầu chưa quen các bạn nên dùng ống ghen xẻ dọc và lồng vào cọng hoa ( sau nay thao tác nhuần nhuyễn thì không cần nữa )

-Dùng dây nhôm thật mềm để uốn cuốn hoa Một đầu dây nhôm vấn chặt vào móc treo hoặc ti chống

-Đầu kia cho vào giữa hai cọng hoa, hoa bên phải uốn ngược chiều kim đồng hồ

-Hoa bên trái uốn theo chiều kim đồng hồ

Trang 30

Uốn khoảng 2 vòng, uốn từ xa đến gần đài hoa Uốn như vậy sẽ làm cho hai hoa tách xa nhau và sau khi hoa nở rât dễ chỉnh , cuốn hoa sẽ ít bị xoắn

Chú ý thời điểm bắt đầu uốn dây nhôm quanh cuốn hoa là lúc búp đã gục xuống, cuốn hoa đã chín ( chuyển sang màu hơi nâu ) Nếu cuốn hoa chưa chín sẽ rất dễ gãy, làm mất công gần một năm chờ đợi đấy nhe và đừng dùng tay mân mê búp, một số cây có thể bị chai vì hơi tay Uốn dây nhôm quanh cọng hoa rồi để nguyên như vậy

Vài ngày sau hoa bắt đầu nở, lúc đó cọng hoa sẽ mềm dần, ta chỉnh dây nhôm dần dần cho các hoa cách xa nhau, đảm bảo không gian để hoa nở không chèn vào nhau

Sau khi hoa nở hoàn chỉnh mới bắt đầu chỉnh sửa vị trí hoa theo ý muốn.Theo mình nên bố trí hoa theo hình tháp ( nếu chiều dài cọng hoa cho phép ) hoặc bố trí thành hàng ngang

Thời điểm khi hoa nở hoàn chỉnh mới bắt đầu dùng dây nhôm vấn vào cọng hoa để uốn cũng được,

Trang 31

Làm cho cánh hoa phẳng

Trong khoảng thời gian cây đang đậu nụ hoa ( nhìn bằng mắt, thấy lưỡi mèo phình to, khi đó nụ hoa trong lưỡi mèo cao khoảng 2-3 cm ), các bạn không nên tăng cường phân bón NPK mà nên giảm bớt 1/2 liều lượng Khi nụ hoa chui ra khỏi lưỡi mèo các bạn phải quan sát nụ hoa để điều chỉnh chế độ tưới nước cho hợp lý ( điều này rất quan trọng ) Cảm thấy nụ hoa ngậm nước thì phải hạn chế tưới nước, đưa vào chỗ thật thoáng mát Nếu ngược lại phải tưới nước bình thường để bảo đảm

độ ẩm cho cây

Các bạn chú ý không nên tưới phân, nước nhằm vào búp (mình thường đưa cây lên cao hơn theo phương thẳng đứng nên cây sẽ thoáng hơn và khi tưới nước sẽ hạn chế được nước bắn nhầm vào búp ) Chú ý được điều này thì theo mình đa số các bạn đã giải quyết được trên 50% vấn đề làm thế nào cho hoa Catt nở phẳng Vấn đề còn lại là phải chỉnh hoa theo hướng sáng hay đôi lúc phải ép Phương pháp ép hoa có nhiều nhược điểm : Mất thời gian, một số hoa bị nhem, nếu ép không đúng thời điểm, hoa sẽ bị sượng, mất đi vẻ tự nhiên Vì vậy phương pháp này nên hạn chế sử dụng Các bạn chỉ nên áp dụng khi một số giống không thể điều chỉnh bằng ánh sáng ( Cánh hoa dài quá cỡ, mềm ) Phương pháp chỉnh hoa theo ánh sáng sẽ hạn chế được nhược điểm của phương pháp ép

- Điều chỉnh theo ánh sáng : Các bạn vấn sẵn dây nhôm như đã trình bày trước đây, chờ hoa nở Đa

số hoa nở sau một ngày sẽ cụp lại Các bạn cứ yên tâm, không phải hoa héo đâu Sau đó khoảng 1/2-1 ngày hoa sẽ bắt đầu căng ra Lúc này các bạn điều chỉnh dây nhôm cho hoa hướng theo ánh sáng Khoảng tầm 10-15 giờ chỉnh dây nhôm cho hoa ngữa thẳng lên trời ( Hình dưới)

Sau 1-1,5 ngày chỉnh hoa theo ánh sáng, các bạn chỉnh lại dây nhôm sắp xếp hoa cho cân đối

- Ép hoa : Hiện tại mình chưa có cây nở, đòi hỏi phải dùng phương pháp ép, nên lấy đại cây Blc Lucky Strike này nghen ( cây này mặc dầu cánh mỏng, size hoa lớn 20cm nhưng cánh không phải loại quá dài, nên chưa cần đến phương pháp ép, Mình chỉ ép một bông làm mẫu thôi nghen )

Những bước ban đầu ( vấn dây nhôm ) giống như đã trình bày

Lúc hoa căng lại, các bạn dùng tấm nilon để ép hoa ( ép vào thời điểm này hoa sẽ không bị sượng ) Phương pháp ép như sau :

Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị những vật dụng để ép như Nilon, kẹp Cho nilon vào hoa và dùng kẹp để kẹp lại

Trang 32

Xoay hướng hoa về phía ánh sáng Sau 1- 1,5 ngày các bạn tháo toàn bộ ra Chỉnh sửa lại hoa cho cân đối

Một điểm đáng lưu ý nữa là các bạn nên chỉnh luôn cái lưỡi cho mở rộng và cánh bên trái, bên phải, nữa lưỡi trái, nữa lưỡi phải đối xứng nhau qua đường thẳng nối từ đỉnh của đài trên cùng đến tâm trụ

Các bạn dùng một vật mềm như bông gòn, giấy vệ sinh vo lại và cho vào hai bên hốc lưỡi Độ lớn của hai viên này phụ thuộc vào độ rộng hai bên hốc lưỡi và can sao khi nhét vào hai bên hốc lưỡi thì sẽ tạo nên sự đối xứng Thời điểm nhét vào cùng lúc với khi hoa bắt đầu căng lại Nếu hai bên cánh cụp cánh xòe thì các bạn nên dùng thêm đây điện nâng cánh hoa lên cao hơn cánh bên kia một

tí, để sau khi chỉnh xong sẽ có sự cân xứng giữa hai bên

LỰA CHỌN CÂY

Trong mấy năm gần đây, người chơi lan Cattleya rất háo hức với những giống lan lai mới Tuần nào cũng phải đến các Shop lan để tranh nhau mua khi có hàng từ Saigon về Các cửa hàng rất đông khách vào buổi sáng chủ nhật Hàng về bao nhiêu bán sạch bấy nhiêu Tím lai tím, tím lai đỏ, vàng lai tím, đỏ lai vàng, trắng lai trắng thứ nào cũng mua rất vội vã, miễn là giống mới Người bán lan

kể cả người chơi lan rất hứng thú Nhưng mà thời gian dần trôi đi, những cây mô giống mới bắt đầu

Trang 33

mô giống mới lại rộ lên sau khi được chứng kiến cây 920,39,340,341, 351, 428, nở Thế là lại đặt hàng, lại chờ đợi nhưng rồi lại thất vọng Phong trào lại lắng xuống và hơn một năm trở lại đây, các cửa hàng không dám nhập về những loại giống mới (tuy các giống này được lai tạo từ những cây cha mẹ rất đẹp ) Qua đây tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài điểm như thế này :

Có nhiều đối tượng nuôi trồng hoa lan, nhưng TK chỉ đề cập đến những đối tượng chơi tài tử Tạm thời chia làm ba nhóm :

- Nhóm 1 : gồm những người bắt đầu nhập môn

- Nhóm 2 : gồm những người biết trồng cơ bản và trồng chỉ dăm ba chục chậu, đối với họ giá trị thư giãn, ngắm hoa đẹp là chính

- Nhóm 3 : gồm những người thích sưu tầm và đã có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng Cattleya Đối với nhóm 1, mình có lời khuyên cho các bạn như thế này : Trước hết hãy làm quen với những thứ giá rẻ, dễ nuôi trồng như Dendrobium, Vũ nữ sau đó mới nghĩ đến việc nuôi trồng những cây

có giá trị lớn Trong quá trình chăm sóc, nên học hỏi những người đi trước, xem thêm tài liệu và

đ úc rút kinh nghiệm cho bản thân mình

Đối với nhóm hai, chưa nên chạy theo những giống mới ( mua cây mô giống mới ), trước hết hãy tìm cách nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cho bản thân mình để tạo nên những bông hoa to, thắm đượm sắc màu, gần đạt với cây chuẩn Khi đó giá trị thưởng ngoạn sẽ cao hơn nhiều Tiện đây mình kể với các bạn nghe câu chuyện này

Cách đây hơn hai tháng, như thường lệ vào sáng CN, mình đến Shop bán lan Một thanh niên tầm khoảng dưới 30 tuổi cũng có mặt tại đó Sau khi quan sát khắp vườn và những chậu lan mới về, anh

ta hỏi chủ quán :

- Sao không có cây gì cả vậy ? Cattleya sao nghèo nàn thế ?

Nghe anh ta hỏi chủ quán một loạt cây lai như 44, 7, 030, 094 mình cứ nghĩ : Tay này chắc xịn

đ ây, thử giao lưu xem sao ? Cùng anh ta về nhà mới ngớ người, mình không thấy giàn lan đâu cả, chỉ thấy khoảng gần ba chục chậu cây lai giống mới treo ở mái hiên và dưới tán lá cây vú sửa Nhìn gốc cây thấy có quá nhiều bệnh tật, bộ lá bị cháy nắng, các giả hành không thấy phát triển tí nào Sau một hồi nghe anh ta kể về cách chăm sóc , mình càng thấy tiếc của cho anh ta

Thế đấy các bạn ạ! chưa biết cách chăm sóc mà đã vội vàng chạy theo những giống mới đắt tiền thì

có ngày cũng nghĩ chơi luôn Các bạn cứ nghĩ xem, trong lúc chưa sưu tầm được cây Hắc mai quế, Blc Sangyang Ruby mà đã đòi có cây 44 thì có nên không ?

Trang 34

Vì vậy đối với nhóm hai, trồng chỉ dăm ba chục châu, ngắm hoa là chính thì với suy nghĩ của mình các bạn chỉ cần mua những cây đã có tên riêng, bông đẹp Vừa rẻ lại vừa đẹp, việc gì không mua phải không các bạn? Rất nhiều cây như vậy, mình liệt kê không thể hết được nhưng giới thiệu với các bạn một số cây đại diện như sau ( Cây TW cho dễ nuôi trồng)

- Vàng : Blc Chunyeah #1, #10, #11, #15, Tzeng- Wen, Blc Tainan Gold " Bắc kiếm ", Blc Shinfong Luohyang, Vĩnh khang

- Tím nhạt, tím đậm, hồng : Blc Shinfong Lucky, Đại nam thiên, Blc King of Taiwan, Blc Mem Crispin Rosales, Seto, Blc Pink Empress, Hoa đen, Blc Mahina Yahiro " Ulii "

- Cam, đỏ : Dưa hấu, Lc.Tainan City, Blc Chialin, Blc Sangyang Ruby, Pot Shingfong Beauty

- Trắng : Lc LongRiver Compton, Bạch ngọc, Tàu mã lai, Ngũ kiếm

- Xanh và bệt : Dòng Ports of Paradise sau này, Blc Young Kong # 16, Vua mèo, Mèo rồng, Mèo hỏa diệm, Phụng hoàng lửa, Blc Taiwai Queen, Blc Kusuma " Rainbow "

Đối với nhóm 3 thì mình không dám, nhưng cũng xin mạo muội thế này :

Khi mua, các bạn nên quan sát kỹ thân lá, sẽ giảm bớt rủi ro hơn Nếu thấy bông cây lai nào đẹp thì

cố ghi nhớ cách mọc măng, giả hành, hình dáng ngọn lá để sau đó săn lùng những cây mô giống mới như vậy Những cây lai dù cao to, nhưng trên giả hành đã có dấu cần bông bị cắt thì không nên mua ( 99% là bông sẽ không đẹp- Ai dại gì bán cây bông đẹp với giá rẻ cho người lạ phải không các bạn! ) Bông bói chưa chắc đã chuẩn màu và kết cấu, nhiều cây phải nở đến lần thứ ba mới đúng là

nó Nếu cứ mãi sưu tầm giống mới thì bao giờ mới hết được Vì vậy chỉ mua những cây lai đặc biệt như vàng lai đỏ, những cây lai với cây Rồng, Đại đồng, Oconee, Shingfong Lisa

Bài và ảnh: Tuấn Kiệt (TP Huế)

*Tên bài do người biên tập đặt

Trang 35

NUÔI TRỒNG HOA PHONG LAN CATTLEYA

(cây con sau khi ra khỏi chai từ 12-15 tháng)

I / Môi trường và nguồn nước quyết định 60 – 70 %

- Ánh sáng đầy đủ mỗi ngày từ 8 tiếng trở lên

- Thông thoáng gió

- Độ ẩm 60 – 70 %

- Lưới che

Cây con mới trồng , cây mới tách chiết che 70%

Cây mới trưởng thành 50 – 60 %

- Nguồn nước tưới: Nước máy chứa vào bồn 24 tiếng trở lên, nước mưa…

II / Kỹ thuật

- Chọn giống lan thích hợp với thời tiết (nhiệt độ ôn đới)

- Chọn cây siêng ra hoa, hoa đẹp

- Dùng chậu nhựa đường kính 16 – 18 cm

- Chất trồng : dớn cọng, than, than gáo dừa…

- Nếu trồng than chặt nhỏ cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái, sau khi chặt nhỏ than xong

đem ngâm nước cho trôi hết bụi, dung than sạch ,nếu trồng dớn cọng cũng phải ngâm như than

* Trồng cây con:

- Cây con từ Đài Loan nhập về ở trong chậu nhựa mềm đường kính 6 – 8 cm

Ta bóp nhẹ xung quanh chậu mềm cho rễ bong tróc ra, sau đó lật úp chậu lấy cây con cùng chất trồng ra, đặt hoặc cột dây nylon giữ cho cây không bị nghiêng ngã, bỏ thêm than hoặc dớn cọng vào phần còn trống ,treo chậu lan vào chỗ lưới che 70 % nắng

- Dùng Physan 20 với liều lượng 1% pha 1 lít nước phun xịt ướt toàn than rễ lá…để diệt khuẩn, ngừa rêu để khô 1- 2 ngày, sau đó tưới B1 pha 1cc/ 1 lít để dưỡng rễ va kích thích ra

rễ mới

- Đến khi cây ra rễ mới mạnh, bắt đầu dùng phân NPK 30 10 10 liều lượng loãng (1/2 liều lượng bình thường) kết hợp với tưới đạm cá nửa tháng 1 lần Lúc thấy bộ rễ đã ổn định, nhiều rễ, chuyển từ từ sang liều lượng bình thường

- Khi cây nhảy chồi mới, phát triển mạnh đổi sang phân NPK 20 20 20 (hoặc tỷ lệ tương đương)

* Trồng cây tách chiết:

- Cắt đơn vị 2-3 tép, cắt đúng khi cây vừa nhú rễ non

Trang 36

- Sau khi cắt đơn vị, nhúng đơn vị vào physan pha 1cc/l ít, để khô rồi ngâm tiếp vào thu ốc nấm, đem theo ở chỗ râm mát một vài ngày tiến hành trồng

- Cột chặt đơn vị vào cây ti, hoặc móc chậu để cây không bị lay động khi tưới hoặc gió mạnh, xoay hướng phát triển vào trong chậu, bỏ chất trồng vào chậu cho đầy lên cách đầu rễ non khoảng 1-2 cm, cẩn thận đừng để chất trồng va chạm vào đầu rễ non

- Đem chậu lan mới trồng vào chỗ lưới che 70% nắng Tưới vitamin B1 Pha 1cc/ 1 lít để kích thích ra rễ, lúc cây ra rễ mạnh, dùng phân 30 - 30 - 30 pha loãng (50 % liều lượng) kết hợp với B1 tưới xen kẽ 5 ngày 1 lần, đến khi vây nhảy chồi mới , ra rễ nhiều có thể tăng kiều lượng phân bình thường và đạm cá

- Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20 – 20 - 20 (tỷ lệ cân bằng) chủ yếu dùng phân NPK 20 - 20 - 20 và đạm cá

+ Nuôi trồng lan Cattleya tan ên dùng phân với liều lượng loãng, tưới nhiều lần (nếu có điều kiện)

VD: liều lượng bình thường : 1gam / 1lít/ 1 tuần/ 1 lần

Ta dùng : 1gam/ 2lít/ 1tuần / 2 lần

Như thế không sợ cây bị sốc

Trang 38

III / Giai đoạn ra hoa:

- Cây Cattleya con sau khi trồng khoảng 12 – 15 tháng nếu thấy cây phát triển tốt, giả hành cao lớn, nhảy chồi mới mập, khỏe, cây trồng đơn vị được 6 – 7 tép, phát triển tốt là những cây có thể ra hoa

- Chỉ kích hoa những cây khỏe mạnh:

Dùng phân NPK có tỷ lệ Lân cao như 19 – 31 - 17 , 11 - 35 - 15, 6 - 30 - 30… để kích ra hoa

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w