1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong ôn tập chương i cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12

22 632 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Vỉnh cửu Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện: ………………………… Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Trường THPT Vĩnh cửu Số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG ÔN TẬP CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC 12” Người thực hiện: Nguyễn Lan Phương Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC ===== *@* ===== I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Nguyễn Lan Phương 2. Ngày sinh : 17 - 10 -1979. Nam, nữ : Nữ 3. Địa chỉ: 34/ 13 - Khu phố 5 - Phường Trảng Dài - Biên Hòa - Đồng Nai 4. Điện thoại di động: 0908316978. Cơ quan: 0613865022 5. Chức vụ: Giáo viên Sinh học 6. Nhiệm vụ được giao năm học 2013-2014: - Giảng dạy môn Sinh học: 12A7, 12A8, 10A1, 10A2, 10A11, 10A12 - Chủ nhiệm lớp 10A2 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân - Năm nhận bằng: 2001 - Chuyên ngành: Sinh học - Nơi đào tạo : Đại học sư phạm Vinh III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học - Số năm kinh nghiệm: 12 năm - Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học phần Sinh thái học, lớp 12 2 “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG ÔN TẬP CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC 12” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện việc đổi mới giáo dục, phương pháp dạy học đã và đang được đổi mới: từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, hình thành phương pháp tự học, con đường chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, giúp người học thực hiện “học tập suốt đời”. Theo Tony Buzan: “Trong vòng 24 giờ, ít nhất 80% thông tin chi tiết của một giờ học sẽ bị quên”. Điều đó cho thấy ở bất kỳ môn học nào ôn tập cũng là một khâu vô cùng quan trọng, đúng như tục ngữ Việt Nam đã nói: "Văn ôn, võ luyện". Nó không nằm ngoài xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay. Ôn tập nhằm hệ thống hóa kiến thức, làm cơ sở cho việc phát triển tư duy, hình thành kỹ năng, kĩ xảo cho học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Phần di truyền học (DTH) sinh học 12 là một phần có tầm quan trọng rất lớn trong chương trình sinh học trung học phổ thông là phần có nhiều kiến thức lý thuyết, bài tập trong các bài thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Dạy tốt phần DTH góp phần rất lớn vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết thực tế về thế giới sống, ứng dụng của sinh học trong cuộc sống, trong các khoa học ứng dụng như: nông lâm ngư nghiệp, y dược học, Nhưng để dạy bài ôn tập phần Di truyền lớp 12 hiệu quả và có chất lượng là không dễ dàng với đa số giáo viên. Nguyên nhân chính là dung lượng kiến thức lớn, nhiều kĩ năng đòi hỏi phải rèn luyện củng cố cho Học sinh đặc biệt là rèn luyện kỹ năng tư duy mà thời gian lại có giới hạn. Một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ việc ôn tập do đó chưa đầu tư đúng mức cho loại bài này. Mặt khác, phần nhiều học sinh cho rằng kiến thức ôn tập đã khá quen thuộc nên các em thường không muốn nghe lại. Trước những thực trạng như vừa trình bày trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong ôn tập chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12” như một cố gắng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học bộ môn Sinh học ở trường trung học phổ thông. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu 2.1.1 .1. Trên thế giới Khi nghiên cứu vấn đề ôn tập, các tác giả như NM Iaccôlép, NM Veczilin cho rằng việc ôn tập là một trong những việc học tập cơ bản, nếu thiếu nó người học khó đạt được thành công trong học tập. Cần phải có hệ thống ôn tập để phát triển những khái niệm (KN) cơ bản. Theo J. Mekeachia cho rằng, cần phải dạy cho Học sinh chiến lược học tập, trong đó chiến lược ôn tập được coi là chiến lược quan trọng đảm bảo cho sự thành 3 công trong học tập của Học sinh. Chiến lược ôn tập được thực hiện bằng hình thức: Lặp đi lặp lại nhiều lần, tóm tắt tài liệu, vẽ sơ đồ minh họa nội dung học tập. Theo Robert Fishes, vẽ sơ đồ nhận thức là một công cụ đắc lực trợ giúp trí nhớ, hiểu biết và phát triển KN, bởi vì tất cả những gì cần phải nhớ chỉ là những ý tưởng chốt. Vẽ sơ đồ nhận thức không chỉ là cho Học sinh tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về thông tin ấy, giải thích nó và kết nối nó với tư cách cấu tạo mới tạo nên những hiểu biết về chúng. 2.1.1.2. Ở Việt Nam Với bộ môn SH, nhiều tác giả cũng đã vận dụng được thế mạnh của các phương pháp dạy học để đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy học, củng như đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả bài ôn tập để hoàn thiện tri thức như các tác giả: Nguyễn Quang Vinh, Trần Bá Hoành theo các ông “Trong quá trình dạy học, khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng lĩnh hội các kiến thức là khâu nghiên cứu tài liệụ mới. Nhưng kiến thức có trở nên vững chắc, sâu sắc hay không, còn phụ thuộc một phần vào khâu ôn tập, củng cố và tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học qua từng bài trong chương. Đây cũng là lúc có điều kiện kiểm tra trình độ hiểu và nắm vững kiến thức của Học sinh, đồng thời thấy rõ những lỗ hổng, những sai sót về mặt kiến thức mà sửa chữa, uốn nắn và bổ sung”. Đinh quang Báo cho rằng ôn tập, củng cố và hệ thống hoá bù đắp những lỗ hổng kiến thức của học sinh. “Việc hệ thống hoá kiến thức có tầm quan trọng bậc nhất vì nó giúp Học sinh thông hiểu tài liệu trong một hệ thống khái niệm nhằm vạch ra bản chất của các tư tưởng, học thuyết lớn, đặc biệt là các khái niệm Sinh học đại cương, các nguyên lý áp dụng vào nông học. Như vậy, bài lên lớp hoàn thiện kiến thức còn có chức năng kiểm tra đánh giá kiến thức mà Học sinh đã tiếp thu được ở mức cao hơn…”. Như vậy, các tác giả đã chỉ ra được vai trò, ý nghĩa của việc ôn tập, các loại hình tổ chức ôn tập, những yêu cầu để tổ chức bài ôn tập có hiệu quả. Nhiều tác giả đã có nghiên cứu về vấn đề dạy bài ôn tập như: Vũ Văn Tảo sơ đồ của tự học là: Học → Hỏi → Hiểu → Hành và như vậy chỉ có hành mới là khâu quan trọng việc học. 2.1.2. Bài ôn tập 2.1.2.1. Khái niệm bài ôn tập Bài ôn tập ứng với kiểu bài lên lớp hoàn thiện tri thức, thực hiện sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần của chương trình các môn học. Theo từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học: Ôn là học lại hoặc nhắc lại để nhớ điều đã học hoặc đã trải qua. Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, nắm chắc. Bài ôn tập là dạng bài lên lớp nhằm nhắc lại, hệ thống lại kiến thức mà học sinh đã học trước đó qua một số bài học, một chương hoặc một phần của chương trình một cách rời rạc thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một lôgic nhất định để củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh. 2.1.2.2. Tầm quan trọng của bài ôn tập Bài ôn tập có giá trị nhận thức sâu sắc và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phương pháp phát triển tư duy cho học sinh: 4 - Bài ôn tập giúp học sinh nhớ lại, củng cố kiến thức một cách có hệ thống. - Bài ôn tập giúp đào sâu, nâng cao, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn - Qua bài ôn tập, giáo viên phát hiện những kiến thức mà học sinh chưa hiểu đúng. Từ đó, giáo viên điều chỉnh, bổ sung, làm cho kiến thức được Học sinh hiểu chính xác và đầy đủ hơn. - Trong bài ôn tập, học sinh có cơ hội rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức Từ đó học sinh có phương pháp học tập, phương pháp nhận thức và phát triển tư duy độc lập, sáng tạo. 2.1.3. Xây dựng và sử dụng BĐKN để ôn tập 2.1.3.1. Định nghĩa về khái niệm, khái niệm sinh học Khái niệm là những tri thức khái quát về những dấu hiệu bản chất và thuộc tính chung nhất của từng nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; về những mối liên hệ và tương quan tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng khách quan. Khái niệm Sinh học phản ánh các dấu hiệu và thuộc tính bản chất của các cấu trúc vật chất sống, của các hiện tượng quá trình sống. Khái niệm Sinh học còn phản ánh những mối liên hệ, mối tương quan giữa chúng với nhau. 2.1.3.2. Định nghĩa về BĐKN Theo Nguyễn Phúc Chỉnh, Phan Đức Duy: BĐKN là công cụ dạng sơ đồ, dùng để sắp xếp và trình bày kiến thức. BĐKN là một dạng hình vẽ có cấu trúc không gian 2 chiều, gồm các khái niệm và các đường nối. Khái niệm được đóng khung trong các hình tròn, elip, hình chữ nhật. Đường nối đại diện cho mối quan hệ giữa các khái niệm, có gắn nhãn nhằm miêu tả rõ ràng hơn mối quan hệ đó. Những khái niệm được sắp xếp theo trật tự lôgic, mỗi khái niệm là một nhánh của bản đồ. Nhãn thường là từ nối hay các cụm từ nối, định rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm. Ví dụ: BĐKN "Các loại đột biến". Trong BĐKN có các khái niệm là đột biến, đột biến gen, đột biến NST, đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit, đột biến số lượng Các từ nối (nhãn) là gồm, xét đột biến điểm. Hình 1.1. BĐKN các loại đột biến Cấu trúc BĐKN gồm: - Các ''nút'' tượng trưng cho các khái niệm - Các từ nối (nhãn) - Các đường liên kết tương trưng cho mối quan hệ giữa các khái niệm tạo nên một phát biểu có ý nghĩa. 2.2. Cơ sở thực tiễn 5 Qua khảo sát: - Đối với Giáo viên: Khi dạy bài ôn tập, biện pháp mà đa số GV sử dụng nhiều như: bổ túc kiến thức cho HS, hướng dẫn HS trả lời CHNLC, hướng dẫn HS trả lời CH định hướng và bài tập bổ trợ do GV đặt ra. Một số GV còn áp dụng các biện pháp khác như giới hạn một số bài cho HS tự ôn tập. Còn một số biện pháp như hệ thống hóa kiến thức cho HS bằng cách sử dụng BĐKN, hệ thống hóa kiến thức bằng cách sử dụng bản đồ tư duy ít được GV sử dụng. GV nhận thức biện pháp nhằm giúp cho HS hệ thống hóa kiến thức như BĐKN là rất cần thiết nhưng đôi khi do hạn chế về thời gian, trình độ HS, GV vẫn chưa có đủ điều kiện để thực hiện. - Đối với học sinh: Qua các khảo sát trên ta thấy việc ôn tập của HS vẫn là cách học để đối phó với thi cử thông thường, kiến thức thu được còn vụn vặt, thiếu tính hệ thống nên phần lớn chưa hiểu được bản chất vấn đề của kiến thức. Do đó, với thời gian có hạn và để thu được kết quả cao trong học tập việc lựa chọn các biện pháp ôn tập là hết sức cần thiết. Do vậy, việc tổ chức cho HS ôn tập bằng các biện pháp tích cực là rất cần thiết. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương 1. Phần - Di truyền học 3.1.1.Mục tiêu  Về kiến thức . Sau khi học xong chương 1 phần di truyền học. Học sinh: - Trình bày được cơ sở vật chất và cơ chế của các hiện tượng Di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào. - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. - Trình bày được các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện, ý nghĩa và vai trò của các dạng biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá.  Về kỹ năng. - Học sinh phát triển được tư duy thực nghiệm quy nạp và tư duy lý luận, phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá. - Học sinh phát triển kỹ năng tự học, tra cứu tài liệu và làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng lập sơ đồ và học theo sơ đồ. - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập.  Về thái độ . - Học sinh có niềm tin vào khoa học, có căn cứ khoa học để tin rằng: hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật rất phức tạp, song cũng là những hình thức vận động của vật chất của những cấu trúc bên trong tế bào theo những cơ chế xác định. - Học sinh nhận thức được các đặc tính di truyền của mỗi loài không phải bất biến mà luôn biến đổi trong mối liên hệ phức tạp với ngoại cảnh. 3.1.2. Cấu trúc chương trình theo sách cơ bản Phần năm: DTH bao gồm 23 tiết và được chia thành 5 chương, nhưng đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện chương 1. Chương 1 "Cơ chế di truyền và biến dị":Là chương đầu tiên của phần Di truyền lớp 12 nên nội dung chương 1 kế thừa rất nhiều kiến thức đã học ở lớp trước như: thành phần, cấu trúc và chức năng của axit nuclêic, prôtêin, quá trình nguyên phân và giảm phân (lớp 9 và lớp 10). Mặt khác, chương 1 còn đứng trước các chương: Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Ứng 6 dụng di truyền học nên nội dung của chương 1 là cơ sở cho học sinh tiếp thu kiến thức của các chương sau. Chương 1 có 7 bài (từ bài 1 đến bài 7), gồm những nội dung chính sau: Vật chất di truyền (ADN và NST). Những hiểu biết về gen (một đoạn phân tử ADN có chức năng tổng hợp một sản phẩm xác định: ARN và protein) và NST. Các cơ chế di truyền (tái bản ADN, phiên mã và dịch mã. Mỗi cơ chế cần làm rõ hai nội dung: cơ chế truyền đạt thông tin di truyền và ý nghĩa của quá trình). Còn cơ chế biến dị có ở 2 cấp độ: cấp phân tử là đột biến gen, cấp tế bào là đột biến cấu trúc và số lượng NST. Như vậy thành phần kiến thức của chương 1 bao gồm: Kiến thức KN (KN gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, điều hòa hoạt động của gen, đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội); Kiến thức các cơ chế và quá trình (Cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen, cơ chế phát sinh đột biến gen, cơ chế phát sinh đột biến NST, cơ chế phát sinh tự đa bội, cơ chế phát sinh dị đa bội và quá trình tự nhân đôi ADN). Dựa vào các KN đã hệ thống trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đã thiết kế một số BĐKN ở bảng sau: Bảng. Các BĐKN thiết kế trong chương 1, chương 2 phần DTH của SH 12 Chương Các BĐKN đã thiết kế Chương 1 Cơ chế di truyền và biến dị. 1. BĐKN ''Cơ sở vật chất di truyền" 2. BĐKN ''Các cơ chế của hiện tượng di truyền" 3. BĐKN ''Qúa trình phiên mã" 4. BĐKN ''Qúa trình dịch mã" 5. BĐKN ''Các loại biến dị" 6. BĐKN ''Đột biến gen" 7. BĐKN ''Đột biến cấu trúc NST" 8. BĐKN "Đột biến số lượng NST" Trong 1 BĐKN trên, có 2 BĐKN thuộc kiến thức tổng quát cho từng chương. Như: + Chương 1 có : - BĐKN ''Các cơ chế của hiện tượng di truyền" - BĐKN ''Các loại biến dị" Những BĐKN còn lại là những bản đồ chi tiết dùng để mô tả lại các cơ chế, quá trình của từng bài. 3.2. Quy trình chung thiết kế BĐKN. Theo Nguyễn Phúc Chỉnh, Phan Đức Duy, quy trình xây dựng BĐKN gồm các bước: Bước 1: Xác định chủ đề, khí niệm trọng tâm bằng cách xác định câu hỏi trọng tâm. Mỗi BĐKN đều trả lời cho một câu hỏi trọng tâm và một câu hỏi tốt có thể dẫn đến một BĐKN phong phú. Bước 2: Xác định và liệt kê những khái niệm quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề. Thông thường, cứ có từ 15 đến 25 khái niệm là đủ để xây dựng một BĐKN. Bước 3: Các khái niệm được sắp xếp ở những vị trí phù hợp: khái niệm tổng quát xếp trên đỉnh, tiếp theo là các khái niệm cụ thể hơn. Các khái niệm được đóng khung trong hình tròn, elip hoặc hình chữ nhật. 7 Bước 4: Nối các khái niệm bằng các mũi tên có kèm từ nối mô tả mối quan hệ giữa các khái niệm. Bước 5: Tìm kiếm các đường nối ngang, nối các khái niệm thuộc những lĩnh vực khác nhau trong bản đồ. Các đường nối ngang cho thấy sự tương quan giữa các khái niệm. Bước 6: Cho các ví dụ (nếu có) tại đầu mút của mỗi nhánh. Ví dụ được đóng khung trong hình tròn, elip hoạc hình chữ nhật có nét đứt. Bước 7: Sửa chữa, hoàn chỉnh bản đồ (có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và nội dung bản đồ). Ví dụ minh họa: Thiết kế BĐKN ôn tập "Các loại biến dị" Bước 1: Hệ thống các loại biến dị: bao gồm KN biến dị di truyền (do biến đổi liên quan đến vật chất di truyền) và KN biến dị không di truyền (biến đổi không liên quan đến vật chất di truyền). Chủ đề trọng tâm của BĐKN là trả lời cho câu hỏi "Các loại biến dị của sinh vật gồm những dạng nào"? Bước 2: Xác định và liệt kê các KN - KN biến dị không di truyền. - KN biến dị di truyền gồm: KN đột biến, KN biến dị tổ hợp. - KN đột biến: KN đột biến gen (đột biến điểm: mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit) và KN đột biến NST (gồm: KN đột biến số lượng NST và KN đột biến cấu trúc NST) - KN đột biến số lượng NST gồm KN đột biến lệch bội và KN đột biến đa bội (gồm: KN tự đa bội và KN dị đa bội ) - KN đột biến cấu trúc NST gồm: KN đột biến đảo đoạn, KN mất đoạn, KN chuyển đoạn, KN lặp đoạn NST. Bước 3: Sắp xếp các KN (BĐKN các loại biến dị là dạng BĐKN phân cấp trình bày thông tin theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông tin quan trọng nhất, tổng quát nhất đặt lên đỉnh, dưới nó là các KN cụ thể hơn) nên để thiết kế BĐKN này, chúng tôi tạm gọi KN quan trọng nhất là KN cấp 1, KN cấp 2 và KN cấp bậc giảm dần đến KN cấp 6. Như sau:. - KN cấp 1: KN biến dị. - KN cấp 2: KN biến dị không di truyền, KN biến dị di truyền - KN cấp 3: KN đột biến, KN biến dị tổ hợp - KN cấp 4: KN đột biến gen và KN đột biến NST - KN cấp 5: Mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêôtit và đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST - KN cấp 6: KN đột biến lệch bội, KN đột biến đa bội, KN đột biến đảo đoạn, mất đoạn, chuyển đoạn, lặp đoạn Bước 4: Nối các KN bằng các mũi tên có gắn nhãn mác. Bước 5: Xác định đường nối ngang giữa các lĩnh vực khác nhau (BĐKN này không có) Bước 6: Đưa ra các ví dụ (BĐKN này không có) Bước 7: Hiệu đính và hoàn thiện bản đồ (Hình 2.2) 8 2.3. Sử dụng BĐKN để ôn tập  Sử dụng BĐKN đã thiết kế để tổ chức các hoạt động ôn tập Bảng. Quy trình sử dụng BĐKN để ôn tập Giai đoạn Giáo viên Học sinh 1.Chuẩn bị trước giờ ôn tập - Giáo viên cho học sinh về tự ôn lại kiến thức đã học trong chương. - Học sinh tự ôn những kiến thức đã học thông qua các câu hỏi và bài tập sách giáo khoa. 2. Tổ chức ôn tập trên lớp Bước 1: - Giáo viên cung cấp BĐKN khuyết hoặc câm (là những BĐKN dạng tổng quát của chương) - Giáo viên chia nhóm và đưa ra nhiệm vụ cho học sinh trên phiếu học tập có các câu hỏi trả lời ngắn. - Xác định các khái niệm đã học trong nội dung kiến thức ôn tập. - Xác định các khái niệm còn thiếu trong BĐKN và hoàn thiện bản đồ. - Học sinh sử dụng kiến thức để giải đáp các câu hỏi có trong phiếu học tập. - Học sinh cử đại diện lên trình bày. Bước 2: - Giáo viên nhận xét và hoàn thiện BĐKN tổng quát. - Học sinh trình bày lại BĐKN hoàn chỉnh. - Học sinh trình bày câu hỏi và đối chiếu BĐKN. Bước 3: Giáo viên cho Học sinh nghiên cứu một số BĐKN chi tiết liên quan đến các KN của BĐKN tổng quát, dưới hình thức BĐKN khuyết hoặc hoàn chỉnh. - Học sinh thảo luận nhanh, báo cáo, sửa chữa. 9 Bước 4: Giáo viên đánh giá, kết luận và giao nhiệm vụ về hoàn thiện các BĐKN đã ôn tập. - Học sinh về hoàn thiện lại các BĐKN  Lưu ý: Mức độ này có thể được sử dụng như sau: - Giáo viên sử dụng BĐKN dạng khuyết hoặc câm để tổ chức ôn tập. Cách sử dụng này, BĐKN được coi là công cụ tổ chức Học sinh vừa tự ôn lại kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức. (thường sử dụng đối với Học sinh có học lực khá). - Ngoài ra cũng qui trình này, Giáo viên có thể sử dụng BĐKN hoàn chỉnh cung cấp cho Học sinh. Học sinh thông qua đó nhớ lại các KN đã học chứ không hoạt động nhóm như trên (thường sử dụng đối với Học sinh có học lực trung bình) khi nắm được BĐKN tổng quát lúc đó Giáo viên mới tiếp tục cho Học sinh nghiên cứu một số BĐKN chi tiết liên quan đến các KN cuả BĐKN tổng quát.  Tổ chức Học sinh ôn tập bằng cách tự thiết kế BĐKN Bảng. Quy trình tự thiết kế BĐKN để ôn tập Các bước hoạt động Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Bước 1 - Giáo viên đưa ra CH định hướng liên quan đến chủ đề. ( Câu hỏi định hướng phải xác định được các KN trong chủ đề và mạch lôgic ôn tập). - Giáo viên chia Học sinh thành các nhóm. - Từng nhóm Học sinh nghiên cứu và trả lời CH định hướng. Bước 2 - Giáo viên quan sát và định hướng cho Học sinh thiết kế BĐKN - Từng nhóm Học sinh dựa trên các câu hỏi đã trả lời để tự xác định các KN, các từ nối và sắp xếp các KN trong mối quan hệ phù hợp để hoàn thiện 1 phần BĐKN ứng với CH định hướng. Bước 3 - Giáo viên cho các nhóm báo cáo - Học sinh báo cáo, thảo luận, sửa chữa và lắp ráp thành BĐKN hoàn chỉnh dựa vào các từ chung của các phần BĐKN Bước 4 - Giáo viên nhận xét và hoàn thành BĐKN. 10 [...]... của Học sinh (thường sử dụng đ i v i Học sinh có học lực khá, gi i) Ví dụ minh họa: Tổ chức Học sinh ôn tập các cơ chế di truyền bằng cách tự thiết kế BĐKN “Các cơ chế của hiện tượng di truyền" Bước 1:  Giáo viên đưa CH định hướng liên quan đến chủ đề và chia Học sinh thành 4 nhóm: Câu 1: Cơ chế di truyền gồm những cấp độ nào? Cơ sở vật chất của các cấp độ đó? Câu 2: Các cơ chế di truyền ở cấp độ phân... thành của các cơ chế di truyền đó? Câu 3: Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào? Hoạt động của NST trong các cơ chế di truyền đó? Câu 4: M i quan hệ của quá trình giảm phân và thụ tinh? *M i nhóm trả l i một CH: Câu 1: Cơ chế di truyền gồm cấp độ phân tử và cấp độ tế bào - Cấp độ phân tử: vật chất di truyền là axit nuclêic (ADN và ARN) - Cấp độ tế bào: vật chất di truyền là NST Câu 2: Cơ chế di truyền ở cấp... tìm được hứng thú trong việc học bộ môn Sinh học  Về phía giáo viên: 17 - Giáo viên sẽ giảm được việc thuyết trình trong các tiết dạy, tạo được bầu hông khí s i n i trong giờ học V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: - BĐKN giúp Học sinh hệ thống hoá các kh i niệm các quá trình cơ bản qua đó rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic và giúp học sinh ghi nhớ, nắm vững kiến thức tốt hơn Đặc biệt thông qua tổ chức... khi Học sinh tự thiết kế BĐKN hoàn chỉnh xong Giáo viên cho Học sinh nghiên cứu tiếp các BĐKN chi tiết có liên quan đến các KN của BĐKN tổng quát giống như bước 3  Lưu ý: Mức độ này có thể được sử dụng như sau: Giáo viên hướng dẫn Học sinh tự thiết kế và sử dụng BĐKN đã thiết kế Mức độ này có ý nghĩa không những đ i v i các b i học trên lớp mà còn có ý nghĩa đ i v i việc tự học suốt đ i của Học sinh. .. Phương pháp giảng dạy Sinh học 9 Nguyễn Thị Nghĩa (2 012) , Dạy học sinh học 11 theo tiếp cận hệ thống, Kỷ yếu H i thảo Quốc gia về Giảng dạy sinh học ở trường phổ thong Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam 10.Trần Khánh Phương (2008), Thiết kế b i giảng Sinh học 12 - tập 1, Nxb Hà N i 19 L I CẢM ƠN .∗ Hoàn thành đề t i này, t i xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường THPT... luận dạy sinh học – phần đ i cương, NXB Giáo dục, Hà N i 3 Nguyễn Phúc Chỉnh (2010), "Cơ sở lý thuyết của bản đồ kh i niệm" , Tạp chí Giáo dục số 210, tr, 18-20 4 Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm thị Hồng Tú (2009), "sử dụng phần mềm Cmap Tools lập bản đồ kh i niệm" , Tạp chí Giáo dục (số 218) 5 Phan Đức Duy (2008), Bản đồ kh i niệm trong dạy học Sinh học bậc THPT Kỷ yếu h i thảo khoa học dạy học Sinh học ở trường... l i trong hệ thống b i dưỡng quan i m hệ thống cho Học sinh Ngo i những vai trò trên, BĐKN có một số nhược i m như có thể tốn th i gian v i những kh i niệm cần gi i thích rõ ràng và chi tiết, học sinh có thể lúng túng nếu BĐKN phức tạp Vì vậy khi sử dụng BĐKN nên chuẩn bị trước và dạy có kèm theo máy chiếu để tiết kiệm th i gian 2 Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu đề t i chúng t i có một số kiến... BĐKN, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự thiết kế BĐKN trong tự học - i u này có ý nghĩa quan trọng trong việc tự học suốt đ i của m i học sinh - BĐKN giúp học sinh có c i nhìn tổng thể về các kh i niệm đang nghiên cứu cũng như m i quan hệ giữa các kh i niệm trong một chỉnh thể thống nhất, nếu hỏng một cấu trúc hoặc r i loạn một chức năng nào đó thì đều ảnh hưởng đến cấu trúc và các... và hoàn thành BĐKN "Cơ chế di truyền" + Giáo viên cho Học sinh quan sát BĐKN hoàn chỉnh và nhấn mạnh các KN "Phiên mã", KN "Tự sao", KN "Dịch mã" Do th i gian có hạn của tiết học, chúng t i chọn 2 BĐKN đã thiết kế: - BĐKN khuyết "Phiên mã" để ôn tập những kiến thức liên quan đến KN "Phiên mã" có trong BĐKN tổng quát Giáo viên cho Học sinh hoạt động độc lập và tìm ra các KN còn thiếu và hoàn thành bản. .. thông theo chương trình SGK m i, NXB Nghệ An 6 Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn (2013), Sinh học 12, Nxb Giáo dục, Hà N i 7 Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn (2007), Sinh học 12, Sách GV, Nxb Giáo dục, Hà N i 8 Nguyễn Đình Nhâm (2010), Hình thành và phát triển kh i niệm trong dạy học Sinh học, T i liệu dành cho học viên cao học chuyên ngành lý luận và . sơ đồ trong dạy học phần Sinh th i học, lớp 12 2 “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KH I NIỆM TRONG ÔN TẬP CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC 12 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ T I Thực hiện việc đ i. các kh i niệm còn thiếu trong BĐKN và hoàn thiện bản đồ. - Học sinh sử dụng kiến thức để gi i đáp các câu h i có trong phiếu học tập. - Học sinh cử đ i di n lên trình bày. Bước 2: - Giáo viên. ôn tập "Các lo i biến dị" Bước 1: Hệ thống các lo i biến dị: bao gồm KN biến dị di truyền (do biến đ i liên quan đến vật chất di truyền) và KN biến dị không di truyền (biến đ i không liên

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w