Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
681 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Tôn Đức Thắng Mã số: ……………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG “CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN” Người thực hiện : Nguyễn Phú Phước Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. Năm học 2013 - 2014 Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Phú Phước 2. Ngày tháng năm sinh: 20/ 04/ 1984 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: Tổ 04, Ấp 03, Xã Phú Lập - Tân Phú – Đồng Nai Điện thoại: 0986913225 5. Fax: E-mail: phuocvatli@gmail.com 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2013 - Chuyên ngành đào tạo: LL và PPDH môn Vật lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy. - Số năm có kinh nghiệm: 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây. Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. Mục lục Phần 1: Mở đầu Tr1 Phần 2: Nội dung Tr 3 Phần 3: Kết luận Tr 26 Tài liệu tham khảo Tr 28 Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 4 BẢNG VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ BT bài tập BTVL bài tập vật lý DH dạy học DHVL dạy học vật lý HS học sinh GV giáo viên SGK sách giáo khoa SGV sách giáo viên THPT trung học phổ thông Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là một hệ thống lớn trong hệ thống xã hội, có liên quan mật thiết đến việc hình thành và phát triển con người, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng quan tâm đến giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một trong những yêu cầu bức thiết của toàn xã hội đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay. Với lí do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông CTC và sử dụng hệ thống bài tập đó trong dạy học để phát triển tư duy của học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập vật lý trong quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Bài tập chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông CTC. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một hệ thống BTVL chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn bảo đảm tính khoa học Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 6 Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. và vận dụng vào quá trình dạy học một cách hợp lý thì sẽ góp phần phát triển được tư duy và nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập trong quá trình dạy học vật lý ở trường THPT . Thực nghiệm sư phạm. 6. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống được cơ sở lý luận để xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vào quá trình dạy học vật lý nhằm phát triển tư duy của học sinh. Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 7 Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học giải bài tập vật lý ở trường THPT 2.1.1. Dạy học bài tập trong tiết học làm bài tập Vào đầu tiết học làm bài tập hoặc trước khi làm bài tập nào đó, giáo viên phải giúp học sinh nhớ lại, hệ thống lại các kiến thức lý thuyết đã được học trước đó liên quan đến tiết học. Trong tiết học giải bài tập người ta thường sử dụng chủ yếu hai hình thức làm việc của lớp học là: Giáo viên làm bài tập trên bảng cho học sinh theo dõi, hoặc là hướng dẫn học sinh tự làm bài tập trên bảng vào vở. Hình thức thứ hai được áp dụng để hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành, để kiểm tra kết quả học tập của cá nhân, của nhóm học sinh. Khi trình bày phương pháp giải những bài tập loại mới, giáo viên phải giải thích cho học sinh nguyên tắc giải, sau đó phân tích một bài tập mẫu làm cho học sinh hiểu rõ lôgic để từ đó vận dụng vào làm bài thực hành. Có thể vận dụng các biện pháp như: - Nêu ý nghĩa, mục đích của việc giải bài tập làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc luyện tập. - Tổ chức đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, hoặc giữa các học sinh với nhau về nội dung bài tập để đưa ra một giả thuyết hoặc một vài giả định có thể mâu thuẫn nhau làm cho học sinh xem xét, nghiên cứu hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau, chống thói quen suy nghĩ rập khuôn, máy móc. - Sử dụng các bài tập vui, các bài tập nghịch lý và ngụy biện. - sử dụng các tài liệu trực quan (tranh ảnh, mô hình, các video clip…) và các thí nghiệm vật lý. - Kết hợp làm việc tập thể và cá nhân một cách có hiệu quả. Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 8 Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. Trước khi giải một bài tập nào đó phải hướng dẫn cho học sinh dự kiến các cách giải theo khả năng tư duy của các em và để cho các em suy nghĩ vài phút. Trong quá trình giải bài tập, giáo viên phải luôn lưu ý tới những học sinh còn yếu, nhắc nhở, động viên, khích lệ và đặt ra những câu hỏi nhằm giúp các em gỡ bỏ được những khúc mắc mà do tâm lý e ngại không dám thể hiện ra. 2.1.2. Dạy học bài tập trong tiết ôn tập Trong tiết ôn tập, loại bài tập thường sử dụng là các bài tập có tính phát triển, cho phép khái quát hóa nội dung các bài tập tạo điều kiện đi sâu vào giải thích các hiện tượng vật lý. Đặc biệt là các bài tập có tính chất tổng hợp giúp học sinh liên hệ rộng tới các đơn vị kiến thức đã học, khắc sâu thêm kiến thức, hệ thống hóa các khái niệm, các định luật, các công thức cần nắm để vận dụng chúng. 2.1.3. Dạy học bài tập kiểm tra Dạy học bài tập kiểm tra là một hình thức để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Vì khi giải bài tập loại này, học sinh phải làm việc hoàn toàn độc lập. Tùy theo việc đánh giá mà giáo viên có thể vận dụng một trong hai hình thức sau đây: - Kiểm tra nhanh: Hình thức này thường dùng để tìm hiểu trình độ, khả năng xuất phát của học sinh để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chọn lựa nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cho phù hợp, sát đúng với đối tượng học sinh. Hoặc cũng nhằm để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về một khía cạnh của một đề tài nào đó. Các bài tập được chọn là những bài để học sinh làm trong thời gian ngắn (từ 10-15 phút). Ở đây nên lựa chọn các câu hỏi và các bài tập có nhiều đáp án, buộc học sinh phải tư duy nhiều hơn để phân tích chọn lựa được phương án đúng (câu hỏi có nhiều lựa chọn). Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 9 Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn”. - Kiểm tra tổng kết: Hình thức này cho phép giáo viên đánh giá nhận thức của học sinh không phải chỉ một vài khía cạnh mà cả một đề tài nào đó, hoặc cả một phần bài nào đó của tài liệu. Các bài tập được chọn là những bài kiểm tra tổng kết phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải hiểu và vận dụng kiến thức ở phạm vi rộng, hoặc phải phân tích bài tập để nhận ra được những đặc điểm tinh tế ở trong bài. Tuy nhiên, để có tác dụng tốt hơn các bài tập kiểm tra tổng kết phải chọn lựa sao cho vừa sức với học sinh. 2.1.4. Quan hệ giữa hoạt động giải BTVL với việc phát triển tư duy cho học sinh Trong học tập vật lý, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho HS là hoạt động giải bài tập. Vì vậy GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này thì năng lực tư duy được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới như: - Năng lực phát hiện vấn đề mới. - Tìm ra hướng mới. - Tạo ra kết quả học tập mới. Để có được những kết quả trên, người GV cần ý thức được mục đích của việc giải BTVL, không phải chỉ tìm ra đáp số đúng mà còn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy vật lý cho HS. BTVL phong phú đa dạng, để giải được BTVL cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…Qua đó HS thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân. - Thông qua hoạt động giải bài tập sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của HS. Trường THPT Tôn Đức Thắng Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước 10 [...]... Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn 2.2 Xây dựng hệ thống bài tập dạy học chương “dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn Từ cơ sở lý luận và thực tiển, tôi đã tiến hành tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập tự luận dạy học chương “Dòng điện không đổi lớp 11 THPT chương trình chuẩn Hệ thống. .. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn + Sử dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch để giải + Đoạn mạch chứa nguồn điện: • Dòng điện đi vào cực âm của nguồn: U AB + ξ UAB = (R+r ) I - ξ hay I= R + r • Gọi RAB là điện trở tổng cộng trên đoạn mạch AB, ta có: UAB = RAB I- ξ hay I= U AB − ξ RAB • Bài tập minh họa: Bài tập. .. dòng điện qua bóng bóng đèn 25W: I1 = P 25 1 = A= 0,23A U 110 Cường độ dòng điện qua bóng đèn 100W: Trường THPT Tôn Đức Thắng 20 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn I2 = P2 100 10 = = 0,90 U = 110 11 A Vậy I 2 〉 I1 b/ Điện trở bóng đèn 25W: R1 = U 110 110 2 = = 25 I1 25 110 ... thu điện đặc trưng bởi 1 suất phân điện của máy thu : ξ ’= q A’: Điện năng chuyển thành cơ năng, hóa năng,…( Không phải nội năng) ξ ’: Suất phân điện của máy thu Trường THPT Tôn Đức Thắng (V) 18 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn q: Điện lượng chuyển qua máy • Bài tập. .. Ω vào nguồn điện có hiệu điện thế U không thay đổi So sánh công suất tiêu thụ trên các điện trở này trong các trường hợp: Trường THPT Tôn Đức Thắng 19 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn a/ R1 và R2 mắc nối tiếp b/ R1 và R2 mắc song song HD giải : a/ Trường hợp R1 và. .. tính bằng Ampe (A) Q: Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong thời gian t, đơn vị Cu-lông (C) Trường THPT Tôn Đức Thắng 12 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn • Bài tập minh họa: Bài tập 1 Đặt vào hai đầu một điện trở 20Ω một hiệu điện thế 2V trong khoảng... lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R của đoạn mạch đó I= U R Hay U= IR Trường THPT Tôn Đức Thắng 13 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn + Điện trở - Công thức tính điện trở của vật dẫn đồng chất: a) Điện trở: Điện trở của vật... Nguyễn Phú Phước Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn ξ = (R+r)I hay I= ξ R+r ξ : Suất điện động của nguồn r: Điện trở trong của nguồn R: Điện trở mạch ngoài ( điện trở của đoạn mạch AB) Hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn ( giữa cực + và cực -) : U= ξ - rI • - Trường hợp mạch hở (I=0) hoặc điện trở r = 0 thì : U=...Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn Hình 1: Quan hệ giữa hoạt động giải bài tập vật lý với phát triển tư duy BTVL Hoạt động giải BTVL Nghiên cứu đề bài Phân tích Xây dựng tiến trình luận giải Tổng hợp, phê phán Giải So sánh Khái quát Trừu tượng hóa... Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn 28 Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt là U 1= 110 V , U2= 220V Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của chúng bằng nhau R2 A R = 2 1 R2 B R = 3 1 R2 C R = 4 1 R2 D R = 8 1 29 Khi hai điện trở giống nhau mắc song song và mắc vào nguồn điện thì . sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn . 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập dạy học chương “dòng điện không đổi” lớp 11 trung. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn . 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập chương “Dòng. Phú Phước 6 Đề tài Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dạy học chương “Dòng điện không đổi” lớp 11 trung học phổ thông chương trình chuẩn . và vận dụng vào quá trình dạy học một cách hợp lý