Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
127,5 KB
Nội dung
Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - MỘT SỐ CÁCH NÊU CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THPT A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có một câu nói rất hay: “ Điều quan trọng không phải là dạy cho trẻ biết nhiều tri thức, mà là gieo cho chúng niềm khát khao học hỏi.” J. Lubbok Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì khối lượng tri thức tích lũy được ngày càng lớn. Vì thế trường học không thể tuần tự truyền dạy tất cả tri thức nhân loại cho các em học sinh, người Thầy không thể cứ lần lượt nhồi nhét tất cả khối kiến thức đồ sộ ấy vào đầu óc học sinh. Do đó, không có gì hiệu quả hơn việc gieo được vào lòng học sinh niềm khát khao học hỏi. Có sự khát khao và niềm đam mê ấy, mỗi con người sẽ có cách phát huy nội lực bản thân một cách rất riêng và đầy sáng tạo Trong các môn học, Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với đời sống thực tiễn và sản xuất. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khoa học vật lý có một vai trò quan trọng. Do đó, việc dạy tốt và học tốt môn vật lý là mong muốn của toàn xã hội. Là một người Thầy, tôi luôn băn khoăn trăn trở: “ làm thế nào để học sinh hứng thú, tích cực hơn trong việc học vật lý và ứng dụng được những hiểu biết đó vào cuộc sống của các em sau này?”. Với suy nghĩ đó nên tôi chọn đề tài “MỘT SỐ CÁCH NÊU CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THPT” với mong muốn đóng góp một chút kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân để cùng các thầy cô, các bạn đồng nghiệp thảo luận và tìm ra con đường hiệu quả nhất trong việc dẫn dắt học sinh đến với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân tạo và sức sáng tạo vô cùng ở mỗi chủ nhân tương lai của đất nước. B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I.Thuận lợi - Bản thân tôi là giáo viên trẻ cũng như các đồng nghiệp trong tổ năng động, nhiệt tình, chịu khó tìm tòi và ham học hỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng lại được sống trong thời kỳ của “ Thế giới phẳng” nên việc tiếp vận thông tin cũng như tài liệu có phần dễ dàng. - Sự phong phú và hiện đại của phương tiện, thiết bị trong dạy học kính thích sự sáng tạo, tìm tòi cũng như nhận thức của học sinh. - Trong nhiều năm qua cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, trường chúng tôi cũng được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất. Điều đó cũng tạo thuận lợi không nhỏ. - Bộ môn Vật Lý nói riêng và các môn khoa học thực nghiệm nói chung đã và đang được quan tâm, chú trọng đầu tư cung cấp đầy đủ các thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học. - Giáo viên bộ môn Vật Lý được tham gia tập huấn các lớp thay sách giáo khoa. Trang 1 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - - Sự nhiệt tình, yêu nghề của giáo viên mặc dù đời sống còn gặp rầt nhiều khó khăn. II. Khó khăn: - Trình độ tiếp thu kiến thức của HS không đồng đều. Đa số các em bận phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian để nghiên cứu SGK trước. -Thời gian nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài ngắn, chưa đúc rút được nhiều kinh nghiệm C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận - Yêu cầu của việc đổi mới nội dung, phương pháp để đạt hiệu quả cao. - Từ thực tế giảng dạy của bản thân . Như vậy, việc nêu câu hỏi trong dạy học làm tăng thêm sức hấp dẫn và tăng tính kích thích chủ động của học sinh trong việc học môn Vật lý cần phải được đầu tư soạn giảng. Thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết, cần nhân rộng trong giáo viên giảng dạy môn Vật lý. Xin được trình bày và chia sẻ cùng quý thầy cô, đồng nghiệp. II. Nội dung, biệp pháp thực hiện đề tài. Chúng ta đã nói rất nhiều về việc thay đổi phương pháp dạy học, song một phương tiện đắc lực được sử dụng trong dạy học, đặc biệt là trong các phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa được đề cập đúng mức, đó là câu hỏi và vấn đề sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học. Trong dạy học câu hỏi dùng để giao tiếp thầy- trò, trò- trò, câu hỏi dùng để đánh giá kết quả học tập, câu hỏi dùng để khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học… cũng như các chiến lược sử dụng câu hỏi là những vấn đề không được nhiều người quan tâm. Việc nghiêm túc bàn đến những nội dung này cũng là thiết thực góp phần thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường. Câu hỏi trong đời thường biểu hiện mong muốn sự tìm tòi, hiểu biết của con người từ thuở mới bắt đều tập nói. Con người phát triển trí tuệ của mình theo tuổi tác, điều đó cũng được thể hiện qua khả năng và cấu trúc câu hỏi của họ. Từ đơn giản ( lúc nhỏ) đến phức tạp (khi trưởng thành), kể cả hình thức câu hỏi lẫn nội dung cần trả lời. Một đứa trẻ, trước một vật lạ chỉ có thể hỏi “ Cái gì đây?”mà câu trả lời chỉ cần một danh từ. Khi trưởng thành nó có thể hỏi thêm “ Từ đâu có cái này?” hoặc “ Làm thế nào để tạo ra được cái này?”… Song một người có tri thức có thể hỏi “ Cái này được cấu tạo như thế nào?”, “Sự tồ tại của cái này có mối liên hệ gì đối với sự vật xung quanh?” hay thậm chí “ Có thể thay thế nó bằng một cái khác được không?”. Những loại câu hỏi như vậy cũng là nguồn gốc để có kho tàng tri thức của nhân loại ngày nay. Vì vậy trong quá trình dạy học, người giáo viên phải dùng câu hỏi một cách gương mẫu và có khoa học, vừa để tổ chức dạy học tốt , vừa để dạy cho học sinh cách sử dụng câu hỏi cho việc nhận thức tự nhiên và xã hội. Có thể coi câu hỏi là một “ vũ khí” sắc bén cho cả thầy lẫn trò trong quá trình dạy học. Với ý nghĩa đó, bài viết sẽ Trang 2 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - nêu một số quan niệm về việc phân loại câu hỏi và một số cách sử dụng câu hỏi thường thấy trong dạy học tích cực. III.CÁC KIỂU PHÂN LOẠI CÂU HỎI Nhiều nhà nghiên cứu câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau ( giáo dục, ngôn ngữ, nghiên cứu khoa học, khoa học hình sự…) có cách phân loại câu hỏi khác nhau dựa trên những cơ sở phân loại riêng cho các lĩnh vực ấy. Ở đây tôi chỉ đề cập đến việc phân loại các câu hỏi ở khía cạnh lí luận dạy học nhằm giúp cho người giáo viên ý thức hơn khi cấu trúc và sử dụng chúng sao cho đúng đối tượng, đúng ý đồ đã định ra trong giáo án và đúng mục đích trong kiểm tra và đánh giá. Có thể có nhiều cách phân loại, ở đây tôi nêu ra một số kiểu phân loại cho riêng mình. 1. Phân loại câu hỏi theo mục tiêu lý luận dạy học của bài học: a. Các câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức Câu hỏi để học sinh cùng xây dựng bài giảng: Các câu hỏi này thường đặt xen kẻ bài giảng, theo mạch phát triển của bài giảng để học sinh tự khai thác nội dung tiếp theo, thay vì thầy có thể giảng hoặc trình bày tất cả như: yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận, học sinh tự tìm ví dụ minh họa cho nội dung, học sinh lí giải một số vấn đề đơn giản. Nếu có một hệ thống câu hỏi cho mục đích này thì đó là một phương pháp đàm thoại gợi mở. Ví dụ: Trong bài sự rơi tự do. Ta đồng thời thả nhẹ nhàng hai vật rơi xuống từ cùng một độ cao, rồi quan sát xem vật nào rơi tới đất trước. -Thí nghiệm 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi nhỏ ( nặng hơn tờ giấy) -Thí nghiệm 2: Như thí nghiệm 1 nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt. -Thí nghiệm 3: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, nhưng một tờ giấy để phẳng còn tờ kia thì vo tròn và nén chắt lại. -Thí nghiệm 4: Thả một vật nhỏ ( chẳng hạn, hòn bi ở trong líp của xe đạp) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang. Trong từng thí nghiệm học sinh quan sát kĩ thí nghiệm và trả lời câu hỏi của giáo viên Câu hỏi để học sinh thảo luận: Các câu hỏi này có thể coi là phương tiện để học sinh làm việc nhóm, yêu cầu học sinh đánh giá một qui trình làm việc, phân loại, so sánh. Ví dụ: Hãy so sánh các thể khí , lỏng, rắn về các mặt sau đây: loại phân tử, tương tác phân tử, chuyển động phân tử. Câu hỏi để học sinh khám phá: Câu hỏi này là những tình huống yêu cầu học sinh trao đổi , khám phá trong một thời gian ngắn từ 2-3 phút. Câu hỏi khám phá cần chuẩn bị trước trong giáo án, có cấu trúc ssao cho chứa đựng tình huống buộc học sinh phải cùng trao đổi nhắn để có lời giải. Ví dụ: Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện. Nếu làm thí nghiệm với tấm kẽm tích điện dương thì góc lệch của kim tỉnh điện kế sẽ như tthe61 nào khi chiếu vào tấm kẽm bằng ánh sáng hồ quang? b. Các câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng: Thông thường những câu hỏi này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà ( kiểm tra đầu giờ). Trang 3 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - Ví dụ: hãy cho biết lực kéo về tác dụng vào con lắc lò xo có đặc điểm gì? c. Câu hỏi là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa thầy và trò: Trong dạy học tích cực, giao tiếp giữa thầy và trò tuy không có ý nghĩa về mặt nhận thức nhưng rất có ý nghĩa về phương diện phương pháp dạy học. Nó thể hiện sự quan tâm của thầy đến trò, sự bao quát lớp học trong suốt tiết học đồng thời cũng là sự nhắc nhở, động viên học sinh học tập. Ví dụ: Em có hiểu thầy nói gì không? Hình như em có thắc mắc gì ,phải không? d. Câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học: Dùng loại câu hỏi này chứng tỏ giáo viên đã có nghệ thuật dạy học cao. Khi cần nhắc nhở để lôi kéo học sinh vào bài giảng ( khi học sinh đã mệt mỏi, mất tập trung), thay vì dùng mệnh lệnh ( hãy chú ý, hãy trật tự…) giáo viên đưa ra những yêu cầu buộc học sinh phải chú ý tiến trình của bài giảng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: Hãy nhắc lại nhận xét mà bạn… vừa phát biểu. Thầy muốn biết ý kiến của các em về câu chuyện mà thầy sẽ kể sau đây. 2. Phân loại câu hỏi theo mức độ phát triển trí tuệ: Trong dạy học tích cực, chúng ta cần khai thác tối đa sự đóng góp vào bài giảng của học sinh. Sự đóng góp ấy không chỉ ưu tiên cho học sinh khá giỏi mà phải huy động cả học sinh yếu kém. Vì vậy cần thiết kế nhiều loại câu hỏi ứng với các mức độ về năng lực trí tuệ của học sinh để sử dụng cho từng đối tượng cụ thể. Việc làm này không những có ý nghĩa về phương pháp dạy học mà còn có ý nghĩa về tâm lí. Học sinh kém mà trả lời được câu hỏi của thầy sẽ tăng thêm lòng tự tin cũng như có thêm động cơ học tập. Khi thiết kế bài kiểm tra tự luận cũng cần phối hợp các loại câu hỏi sao cho không có học sinh nào bỏ giấy trắng, đồng thời có thể phát hiện được học sinh giỏi, xuất sắc. Những bài kiểm tra như vậy có thể dùng để phân loại học sinh khá chính xác. a. Câu hỏi bình thường: Chữ “ bình thường” ở đây vừa mang ý nghĩa về nội dung trả lời không có gì sáng tạo vừa mang ý nghĩa đơn giản về cấu trúc. Tuy nhiên trong các câu hỏi này cần có chỉ dẫn hoặc giới hạn yêu cầu của giáo viên để học sinh dễ định hướng, không bị hoang mang. Câu hỏi chỉ để kiểm tra trí nhớ ( biết và lặp lại): -Từ tính chất đồng nhất của thời gian, hãy suy ra định luật bảo toàn cơ năng. Đây là một câu trong một bài tự luận. Tuy có yêu cầu suy ra nhưng thực chất học sinh chỉ cần học thuộc lòng vấn đề đó trong bài giảng của thầy. -Trình bày cấu tạo và hoạt động của ống Cu-lít-giơ. b. Câu hỏi tình huống: Trong dạy học tích cực, các hoạt động của học sinh trong lớp tập trung vào việc giải quyết các tình huống học tập mà các tình huống ấy thông thường xuất phát từ những yêu cầu ( câu hỏi )của giáo viên đã được chuẩn bị trước trong giáo án. Các câu hỏi tình huống là những câu hỏi có chứa đựng một trở ngại trong nhận thức: giữa biết Trang 4 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - và chưa biết, giữa biết chưa chính xác với biết chính xác, một sự giải thích, một sự tìm kiếm ví dụ trong thực tế, một phán đoán cái mới… Ví dụ: Định luật I NewTon cho phép ta phát hiệ ra rằng mọi vật đều có một tính chất mà nhờ nó vật tiếp tục chuyển động được, ngay cả khi các lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất đó gọi là quán tính. Em hãy cho một vài ví dụ về quán tính? c. Câu hỏi mở: Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần khai thác sự đóng góp tùy theo năng lực của học sinh, nghĩa là cần có những câu hỏi để các em trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân. Đôi khi giáo viên dùng câu hỏi loại này ở mức độ khó để học sinh suy nghĩ mà chưa có câu trả lời nào đúng, thậm chí không có câu trả lời nào. Câu hỏi như vậy gọi là câu hỏi “ treo”, nhằm nêu tình huống, tập trung sự chú ý của học sinh vào bài giảng mới hoặc đoạn bài giảng tiếp theo. Ví dụ: Hãy kể những ứng dụng trong kĩ thuật có liên quan đến hiện tượng nở vì nhiệt của vật rắn. ( Học sinh tham gia bài giảng, học sinh càng khá thì ví dụ càng sắc sảo và càng có nhiều ví dụ). 3. Phân loại câu hỏi theo kiến thức trả lời và mức độ tư duy: Cơ sở để phân loại câu hỏi là: - Kiến thức mà học sinh phải trả lời: mức độ khó ,dễ và dung lượng nhiều hay ít - Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của học sinh để trả lời câu hỏi. Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi a. Câu hỏi loại “ phát biểu”( loại 1): - Kiến thức: có sẵn, ngắn ( một định nghĩa, một khái niệm, một quy luật đã học) - Mức độ tư duy: Không sáng tạo, chỉ cần tái hiện, lặp lại hoặc bắt chước. Mẫu câu hỏi: Hãy nhắc lại ( phát biểu)… ( Mềm hóa câu hỏi: Em cho biết… được định nghĩa như thế nào?) Hãy cho biết kết quả đo từ thí nghiệm… ( Mềm hóa: Em hãy cho biết kết quả đo của thí nghiệm…. được không?) Hãy cho một ví dụ khác về…. ( Mềm hóa: Em có thể cho một ví dụ khác về… được không?) b. Câu hỏi loại “ trình bày” (loại 2): - Kiến thức: đơn giản ( Trình bày hoặc mô tả một vấn đề, một sự kiện mới được xem, được nghe…) - Mức độ tư duy: Phát biểu không theo khuôn mẫu có sẵn, có lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của bản thân. Mẫu câu hỏi: Hãy mô tả ! Hãy trình bày ! Hãy chứng minh ! ( Mềm hóa: Em có thể mô tả, trình bày, chứng minh…. được không?) Chuyện gì sẽ xảy ra nếu….? c. Câu hỏi loại “ giải thích” ( loại 3): - Kiến thức: phải trả lời nhiều, phức tạp Trang 5 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - - Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự cấu trúc câu trả lời. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi này có ngầm chứa một sự gợi ý. Có hai cách đặt câu hỏi: * Cách đặt câu hỏi dùng từ hỏi trực tiếp: ( Từ hỏi)+ ( nội dung hỏi có ngầm chứa sự gợi ý) Tại sao khi rót nước nóng vào một ly thủy tinh người ta hay bỏ vào ly một cái muỗng bằng kim loại? Hãy lí giải vào buổi sáng khi sương tan thì trời lại lạnh đi? *Cách đặt câu hỏi dùng từ mệnh lệnh: ( mệnh lệnh+ nội dung cần trả lời+ gợi ý) Hãy giải thích ở chỗ đường vòng, mặt đường lại nghiêng về phía tâm chính khúc của cung đường d. Câu hỏi loại “ luận chứng” ( loại 4): - Kiến thức: phải trả lời nhiều, phức tạp -Mức độ tư duy: truy xuất các hoạt động tư duy, tự tìm phương án trả lời, tự cấu trúc câu trả lời, có sáng tạo Câu hỏi loại này đòi hỏi học sinh có năng lực tư duy cao. Tính sáng tạo ở đây là tự tìm các phương án trả lời, phương án tối ưu, tự biện luận lời giải ( nếu cần). *.Loại câu hỏi có một phương án tối ưu: ( Một bài tập vật lí chỉ có một cách giải duy nhất) *.Loại câu hỏi có nhiều phương án giải quyết: ( Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông ở đoạn đường cong?) ->Có 4 phương án: mặt đường nghiêng, giảm vận tốc, tăng ma sát mặt đường, đi nghiêng. Cách phân 4 loại câu hỏi này là tổng hợp hai cách phân loại trên. Tính ưu việt của cách phân loại này là: - Giáo viên có thể xuất phát từ nội dung cần có ( câu trả lời của học sinh) để cấu trúc câu hỏi - Tạo điều kiện cho giáo viên khi có ý đồ phát triển tư duy học sinh - Tạo điều kiện cho giáo viên có mẫu câu hỏi cho đối tượng cụ thể nhằm tạo động lực trong học tập của học sinh, nhất là các học sinh yếu kém đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức trong dạy học. 4. Những lưu ý khi cấu trúc câu hỏi: Dù là loại nào, khi cấu trúc câu hỏi cũng cần phải hết sức cẩn trọng để học sinh không hiểu sai câu hỏi. a Cần kiểm tra lại nhiều lần để tránh việc thừa, thiếu từ ngữ. Cần tự trả lời trước để định lại độ khó dễ, phạm vi trả lời, định thời gian cho phù hợp đối tượng trả lời. Đối với câu hỏi cho kiểm tra viết càng phải nghiêm ngặt hơn trong vấn đề này. b Trong đàm thoại, cần chuẩn bị câu gợi ý để sử dụng khi cần thiết c Hệ thống câu hỏi trong phương pháp đàm thoại cần có hướng mục đích rõ ràng và có dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. d Hành văn đơn giản, đúng ngữ pháp, chú ý đến tính logic của câu hỏi để câu hỏi được trong sáng, đơn trị. Trang 6 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - IV. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG CÂU HỎI: Ý nghĩa lý luận dạy học của câu hỏi là việc sử dụng chúng như thế nào trong quá trình dạy học. Một phần ý nghĩa ấy xuất phát từ cách lựa chọn câu hỏi và cấu trúc câu hỏi. Trong phần này tôi đề nghị một số kiểu sử dụng câu hỏi trong dạy học mà tôi gọi là chiến lược sử dụng câu hỏi. 1. Sử dụng câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh: Rõ ràng là một học sinh kém không thể trả lời câu hỏi loại “ giải thích” và “ luận chứng” ( loại 3 và loại 4), trong khi ở các phương pháp dạy học tích cực, người giáo viên cần sự đối thoại với mọi học sinh nhằm kích thích, đặc biệt là đối với học sinh có học lực yếu, nhút nhát để tạo động lực trong học tập cho các em này. Câu hỏi loại “ phát biều ” và “ trình bày ” ( loại 1 và loại 2) rất cần trong đối thoại hoặc trong kiểm tra đầu giờ đối với những học sinh loại này. Câu hỏi loại 3 và 4 nên dành cho học sinh khá giỏi trong đối thoại, kiểm tra đầu giờ hoặc sử dụng trong kiểm tra viết. Một vài ví dụ: -Trình bày ý nghĩa của hệ số công suất ϕ cos ? ( Học sinh trung bình có thể trả lời được) -Nêu sự khác biệt giữa giả thuyết Plăng với quan niệm thông thường về sự phát xạ và hấp thụ năng lượng( Giành cho học sinh khá, giỏi) Định luật I Newton có nhiều cách đặt câu hỏi: -Hãy phát biểu định luật I Newton -Hãy mô tả một thí nghiệm để từ đó rút ra định luật I Newton -Tại sao ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, khi xe thắng gấp thì tất cả mọi người, đồ đạc trong xe đều “ chuyển động” về phía trước? -Hãy tìm những ứng dụng trong kĩ thuật có liên quan đến định luật I Newton và giải thích chúng. 2. Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom: Trong các bài kiểm tra viết bình thường ( 15 phút- 45 phút) yêu cầu đánh giá học sinh ở 3 bậc đầu tiên ( biết, hiểu và vận dụng) phù hợp với các câu hỏi loại 1 , 2 và 3. Ví dụ: Tia X là gì? Nêu những tính chất và ứng dụng của tia X? 3. Sử dụng hệ thống câu hỏi cho phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở: Đàm thoại gợi mở ( gọi tắt là đàm thoại) là một phương pháp dạy học trong đó thầy và trò cùng xây dựng bài giảng ( hoặc một đoạn) bằng cách thầy chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh đi đến kết quả cuối cùng của đoạn bài học. a. Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu giải thích cụm từ: Khi xây dựng cho học sinh hiểu một khái niệm mới hợp bởi một số khái niệm đã biết trong cuộc sống hoặc kiến thức đã học như: khách hàng tiềm năng ( khách hàng- tiềm năng), phương pháp đàm thoại gợi mở ( phương pháp – đàm thoại- gợi mở)… có thể giải thích từng từ đả biết sau đó tổng hợp lại thành khái niệm mới. Tất nhiên công việc này không phải là một phép cộng thông thường. Ví dụ: Em hiểu như thế nào về hai từ” nội năng”? b. Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn dịch: Trang 7 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - Thực chất đây là một kiểu tập cho học sinh nghiên cứu tài liệu bằng sách giáo khoa trước ở nhà. Thông thường các em chỉ đọc và ghi nhận sự kiện lẻ tẻ chưa phân tích và tổng hợp vấn đề một cách khái quát. Ví dụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha c. Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn tiến: Hệ thống câu hỏi này dùng cho việc khai thác kiến thức trong giờ học. Ví dụ: Xây dựng đoạn bài học “ Xe chuyển động trên cầu vồng lên” trong bài “ Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều” Đặt vấn đề: Xe chuyển động đều với vận tốc v trên cầu vồng. Hãy tìm tất cả các lực đặt lên xe trong trường hợp này. Xe chuyển động đều nên k F và ms F là triệt tiêu nhau, còn lại trọng lực P và phản lực Q . Nếu xe đứng yên thì hai lực này bằng nhau. Nhưng xe chuyển động “tròn” ( trên cầu vồng) cần có lực hướng tâm hướng xuống. Lực hướng tâm là lực nào? ( gợi ý bằng định nghĩa lực hướng tâm, nếu cần). Hãy chiếu phương trình này lên phương thẳng đứng F ht = P – Q -> QP R mv −= 2 -> R mv PQ 2 −= Nếu xe đứng yên ( v = 0) thì P và Q như thế nào? Còn nếu 0≠v ? Vậy ta có thể kết luận gì về lực nén của xe lên cầu vồng khi xe chạy? Kết luận……… Nói cách khác: Trọng lượng xe “ góp một phần ” vào đóng vai trò lực hướng tâm để xe chuyển động trên cầu vồng, do đó hình như xe nhẹ đi, nghĩa là xe nén lên cầu một lực nhỏ hơn trọng lượng của nó V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường THPT Thanh Bình, huyện Tân Phú , tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là áp dụng giảng dạy ở học kì II cho các lớp 10A 3, 10A 5 . Kết quả là do các em có sự chuẩn bị bài tốt hơn nên số lượng các em học sinh bị điểm kém giảm đi rõ rệt VI. KẾT LUẬN: Việc cấu trúc và sử dụng câu hỏi trong dạy học vẫn còn là một vấn đề cần phải trao đổi nghiêm túc, trên đây là những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế giảng dạy mà chúng tôi có được. Đặt câu hỏi tốt không những có tác dụng trong dạy học mà còn là những kiểu mẫu cho học sinh học tập để các em mang vào cuộc sống khi giao tiếp hoặc tiếp tục khai thác tri thức cho mình. Không phải vô cớ mà ông cha ta lâu nay vẫn dùng từ “ học hỏi”. Cho nên “ muốn biết thì hỏi, muốn giỏi thì học”. Tóm lại, để phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy Vật Lý THPT , giáo viên cần biết khéo léo kết hợp nhiều phương pháp, biết tận dụng các phương tiện có thể để phục vụ cho phương pháp sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, với những điểm nội dung riêng của từng đơn vị bài học sao cho mỗi học sinh đều nhiệt Trang 8 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - tình tham gia vào việc tìm hiểu nội dung bài, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, và nhất là luôn cảm thấy thích thú với môn Vật Lý! Trên đây là những kinh nghiệm bản thân cùng với những hiểu biết chủ quan của cá nhân tôi. Vì thế chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp nhằm tìm ra những phương cách hữu hiệu nhất trong việc giảng dạy môn Vật Lý. Tôi chân thành cảm ơn. VII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả thu được, tôi có một số kiến nghị sau: Việc sử dụng câu hỏi bước đầu có hiệu quả trong dạy học vật lý. Tuy nhiên để đạt được kết quả này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ. Cần tránh: a Hỏi chung chung: -Tại sao buổi sáng lạnh? -Tại sao có từ trường? b Yêu cầu không rõ: Nêu một số cách làm cho từ trường biến thiến c Phạm vi trả lời quá rộng Tại sao khi ống Cu-lit-giơ hoạt động thì người ta phải đặt vào giữa a nốt và ca tốt một hiệu điện thế rất lớn ( cỡ vài chục kilôvôn)? Cần tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các trường để phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương tiện dạy học - Tô Xuân Giáp - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1996 2. Một số tư liệu tham khảo trên trang web của Bộ giáo dục: www.edu.net.vn 3. Nguyễn Văn Cường- BERND MEIER : Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Bộ GD&ĐT- Dự án phát triển GD THPT Hà Nội -2007 4.Lê Phước Lộc: Lí luận dạy học, Đại học Cần Thơ 2004 5. Sách giáo khoa vật lý lớp 10 và l1 và 12 NGƯỜI THỰC HIỆN Dương Việt Toàn Trang 9 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - MỤC LỤC A.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1 B. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài…………………………1 I. Thuận lợi ………………………………………………………………… 1 II. Khó khăn ………………………………………………………………….2 C. Nội dung đề tài ………………………………………………………………… 2 I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………….2 II. Nội dung, biện pháp thực hiện đề tài …………………………………… 2 III. Các kiểu phân loại câu hỏi ……………………………………………….3 1.Phân loại câu hỏi theo mục tiêu lý luận dạy học của bài học………………3 a.Các câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức ………………………3 b.Các câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức kĩ năng ……………………4 c.Câu hỏi là phương iện giao tiếp chủ yếu giữa thầy và trò … 4 d.Câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học ………… 4 2.Phân loại câu hỏi theo mục tiêu phát triển trí tuệ ………………………….4 a.Câu hỏi bình thường ……………………………………………… 4 b.Câu hỏi tình huống …………………………………………………5 5.Câu hỏi mở …………………………………………………………5 3.Phân loại câu hỏi theo kiến thức trả lời và mức độ tư duy ……………… 5 a. Câu hỏi loại “ phát biểu” ( loại 1) ………………………….5 b. Câu hỏi loại “trình bày” ( loại 2) ……………………………6 c. Câu hỏi loại “ giải thích” ( loại 3)………………………… 6 d. Câu hỏi loại “ luận chứng” ( loại 4)…………………………6 4.Những lưu ý khi cấu trúc câu hỏi ………………………………………….7 IV. Chiến lược sử dụng câu hỏi …………………………………………… 7 1.Sử dụng câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh ………………………7 2.Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom …………… 8 3.Sử dụng hệ thống câu hỏi cho phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở ………………………………………………………………………… 8 a.Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu giải thích cụm từ…8 b.Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn dịch …………8 c.Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn tiến………… 8 V. Hiệu quả của đề tài………………………………………………………9 VI. Kết luận ………………………………………………………………….9 VII. Đề xuất kiến nghị ……………………………………………………….9 Trang 10 [...].. .Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn -VIII Tài liệu tham khảo ……………………………………………………10 Mục lục…………………………………………………………………… . Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - MỘT SỐ CÁCH NÊU CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ THPT A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có một câu nói rất hay:. câu hỏi để câu hỏi được trong sáng, đơn trị. Trang 6 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: Dương Việt Toàn - IV. CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG CÂU HỎI: Ý nghĩa lý luận dạy học. chuẩn bị trước trong giáo án. Các câu hỏi tình huống là những câu hỏi có chứa đựng một trở ngại trong nhận thức: giữa biết Trang 4 Một số cách nêu câu hỏi trong dạy học vật lý THPT GV thực hiện: