skkn kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng trung

5 383 4
skkn kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, hơn bao giờ hết ngoại ngữ mà trong đó môn tiếng Trung cũng được xem như một trong những công cụ thiết yếu, góp phần quan trọng cho sự thành công của việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với cơ cấu kinh tế trong đó công nghiệp chiếm gần 60%, trong nhiều năm qua Đồng Nai luôn nằm trong TOP các tỉnh phát triển đứng đầu cả nước .dẫn đầu về phát triển các khu công nghiệp với 24 khu công nghiệp đang hoạt động, đứng thứ ba về thu hút đầu tư nước ngoài với sự hiện diện của các nhà đầu tư đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ của nhiều châu lục. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, nhu cầu học ngoại ngữ tại Đồng Nai không ngừng tăng cao. Thống kê gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng các trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ tại Đồng Nai, với khoảng 140 đơn vị, thu hút gần 40.000 lượt học viên mỗi năm, trong đó có 16 cơ sở chuyên giảng dạy tiếng Trung, với trên năm nghìn học viên theo học và gần 100 giáo viên giảng dạy tiếng Trung. Để có thể hỗ trợ cho người học tiếng Trung tại Đồng Nai trong việc tiếp cận với trình độ tiếng Trung trong khu vực, đồng thời góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiếng Trung tại địa phương và đặc biệt khi hệ thống đánh giá trình độ Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được thể hiện qua chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia gồm ba cấp độ A,B,C chưa tương thức với khung trình độ ngoại ngữ chung trên thế giới, việc phổ biến rộng rãi và tăng cường dạy và học tiếng Trung theo chuẩn quốc tế tại Đồng Nai là một việc cần làm ngay. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi - Việt Nam đang hội nhập sâu và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng ngày càng có nhiều hơn các đối tác nước ngoài, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. - Một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh đặt mục tiêu và đòi hỏi sự đầu tư vào việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, viên chức và học sinh trong tỉnh. Cụ thể, Chương trình 2 do Sở Khoa học và Công nghệ chủ nhiệm hỗ trợ đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước, Chương trình 5 do Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai chủ nhiệm hỗ trợ đào tạo năng khiếu, trong đó có năng khiếu về Tiếng Anh, cho học sinh trong tỉnh và Chương trình 6 do Sở Nội vụ chủ nhiệm tập trung bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức trong tỉnh và đào tạo đội ngũ biên phiên dịch tiếng Trung cho tỉnh nhà. 1 - Sự phát triển về kinh tế đã góp phần tăng cao sự đầu tư vào giáo dục nói chung và tiếng Trung nói riêng, công cụ cần thiết cho học tập và công việc, của người dân trong tỉnh. - Xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giảng dạy tin học và ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng, đang trong giai đoạn cao trào với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở dạy tiếng Trung thu hút một số lượng lớn người học trong tỉnh hàng năm. - Lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo Đồng Nai quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, khuyến khích việc hợp tác quốc tế nhằm cải thiện và đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ. - Đồng Nai đang có một đội ngũ giáo viên tiếng Trung khá đông và rất nhiều thầy cô đã tự rèn luyện, trao dồi nghiệp vụ, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác dạy và học tiếng Trung tại địa phương. - Khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có qui định khung chương trình chính thức cho việc giảng dạy tiếng Trung, vì vậy trong những năm gần đây Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai cần sự tư vấn và hỗ trợ về chuyên môn của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cụ thể là Khoa Trung văn. - Một bộ phận giáo viên đang giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở Hoa văn dưới huyện trực thuộc Sở quản lý đã lớn tuổi và tình độ học vấn chưa đạt yêu cầu, phần nào cũng hạn chế đến công tác giảng dạy. Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân tôi và anh em trong phòng Giáo dục Thường xuyên, tôi xác định những khó khăn trên sẽ có thể vượt qua nếu chúng tôi quyết tâm. Số liệu thống kê Năm 1999 tổng số giáo viên là 68. Trong đó, 37 giáo viên có Chứng chỉ NVSP chiếm 54.4%, 27 giáo viên chỉ có chứng chỉ B, C tiếng Hoa chiếm 39.7% và 4 giáo viên có giấy chứng nhận khác về trình độ chuyên môn chiếm 5.9%) Năm học 2011-1012 + Cử nhân Trung văn: 19 + Cử nhân Tin học : 01 Năm học 2012-2013 tăng thêm 16 cử nhân Năm học 2013-2014: + Có 42 cử nhân. + Có 19 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 5. + Có 15 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 6. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận và thực tiển để triển khai đề tài - Hội nhập toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta kể từ những năm 90 của thế ký trước. Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa được thể hiện rõ trong 2 ‘chính sách mở cửa’ của Nhà nước ta. Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã chứng kiến nhiều đoàn xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đến với các nước trên nhiều châu lục. Chính những chính sách và hoạt động nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên nhiều lĩnh vực mà trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo với sự ra đời của việc liên kết đào tạo giữa các đối tác của Việt Nam với các trường đại học của Trung Quốc và Đài loan vân vân đã tạo nên một luồng gió mới thúc đẩy du học và du học tại chổ đồng thời hỗ trợ cho sinh viên và học sinh Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế trong nhiều lĩnh vực. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Nội dung: - Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai và Khoa Trung văn Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Việc hợp tác nói trên nhằm hỗ trợ giáo viên đang giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở Hoa văn trực thuộc Sở Giáo dục quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng ngôn ngữ quốc tế. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1. Về triển khai công tác nâng cao trình độ cho giáo viên đang giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở trực thuộc Sở quản lý trên địa bàn Đồng Nai. - Tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. - Không ký hợp đồng mới với các giáo viên không đạt yêu cầu về trình độ văn hóa tiếng Việt (tốt nghiệp THPT) - Động viên các giáo viên đã tốt nghiệp THPT thi và học cử nhân tiếng Trung. - Hướng dẫn Ban Bảo trợ của các cơ sở Hoa văn hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên đi học cử nhân tiếng Trung. - Liên hệ với Khoa Trung văn Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mở lớp cử nhân tiếng Trung tại Đồng Nai. - Triển khai việc tổ chức lớp cử nhân tiếng Trung. - Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiếng trung. 2.2 : Về việc triển khai khóa thi cấp chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cho giáo viên đang giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở trực thuộc Sở quản lý trên địa bàn Đồng Nai. Hệ thống chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK là do Hội đồng khảo thí trình độ Hán ngữ quốc tế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung quốc tổ chức và cấp chứng chỉ. Khung trình độ Hàn ngữ quốc tế HSK được chia làm 6 cấp độ, từ cấp độ 1 đến cấp độ 6. 3 - Tìm hiểu, gặp gỡ và trao đổi bước đầu với đối tác: làm việc với đại diện trung tâm khảo thí được ủy nhiệm – Khoa Trung văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. + Xin chủ trương lên lãnh đạo Sở hỗ trợ 50% kinh phí cho mỗi giáo viên. + Hướng dẫn Ban Bảo trợ của các cơ sở Hoa văn hỗ trợ phần kinh phí còn lại và tổ chức phương tiện đi lại đưa giáo viên đi thi. - Tổ chức giới thiệu về chương trình, nội dung thi Hán ngữ quốc tế HSK tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. -Triển khai việc tổ chức thi HSK cho giáo viên đang giảng dạy tiếng Trung tại các cơ sở Hoa văn trực thuộc Sở quản lý. III.KẾT QUẢ Việc triển khai học cử nhân tiếng Trung và thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK được các đơn vị giảng dạy Hoa văn và đội ngũ giáo viên đồng tình hưởng ứng tích cực. Trình độ của đội ngũ giáo viên đã được nâng cao đáng kể, năm học 2013-2014 đã có 42 cử nhân, 19 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 5 và 15 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 6. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên người làm công tác quản lý cần phải: - Quan tâm tới việc xây dựng, ổn định đội ngũ giáo viên vì nếu có ổn định thì giáo viên mới phát huy được hết khả năng hiện có và hiệu quả công việc. -Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, việc bồi dưỡng phải được tiến hành đồng đều và liên tục. -Tổ chức tốt các buổi tập huấn để giáo viên có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau đồng thời là dịp để mỗi giáo viên có dịp thể hiện mình. - Biết tạo ra và tận dụng hiệu quả các mối quan hệ hợp tác quốc tế. đặc biệt khi Việt Nam còn cần phải học hỏi nhiều ở các nước trong khu vực và trên thế giới về cách thức điều hành, quản lí hệ thống giáo dục quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Việc cho giáo viên thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK đã đem lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai nói chung và bản thân tôi, nhiều bài học kinh nghiệm quý: - Về quy trình làm việc: Trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay, áp dụng các phần mềm quản lí thi là một trong những nội dung được các Sở quan tâm. Quy trình làm việc online vừa tiện lợi, tiết kiệm thời gian và hỗ trợ rất nhiều cho người quản lí. - Là một cán bộ phụ trách công tác chuyên môn tiếng Trung, tôi đã học hỏi được nhiều từ Hội đồng khảo thí HSK trong lĩnh vực tổ chức thi và cách thức xây dựng đề thi và nội dung của từng cấp độ thi của họ. 4 KẾT LUẬN Trong sự nghiệp giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý là một nhân tố cơ bản quyết định hoàn thành mục tiêu quản lý, đồng thời đó cũng là một nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp làm công tác chăm sóc, giáo dục , truyền tải kiến thức cho người học là người quyết định sự thành công của một nền giáo dục. Nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng. Việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên đang giảng tiếng Trung tại các cơ sở Hoa văn thuộc Sở quản lý là một việc rất cần thiết và liên tục. Năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cải cách hệ thống đánh giá trình độ Tiếng Anh của người Việt Nam theo khung trình độ chung Châu Âu. Tuy tiếng Trung chưa có quyết định chính thức, nhưng đối việc tổ chức cho giáo viên thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK nhằm giúp giáo viên tiếng Trung tiếp cận với chuẩn tiếng Trung quốc tế qua hệ thống chứng chỉ HSK do Hội đồng khảo thí Hán ngữ quốc tế Trung Quốc cấp. Đồng thời nâng cao tay nghề, kỹ năng ngôn ngữ quốc tế, cũng như trong việc giảng dạy tiếng Trung của đội ngũ giáo viên ngày một hoàn thiện và chất lượng dạy và học tiếng Trung ngày một tốt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình làm công tác quản lý. Rất mong được sự góp ý tận tình của lãnh đạo và đồng nghiệp. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO NGƯỜI THỰC HIỆN SÚ CHẾNH PHÍ 5 . KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG TRUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với các. nhân tiếng Trung và thi chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK được các đơn vị giảng dạy Hoa văn và đội ngũ giáo viên đồng tình hưởng ứng tích cực. Trình độ của đội ngũ giáo viên đã được nâng cao đáng. 19 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 5 và 15 giáo viên có chứng chỉ Hán ngữ quốc tế HSK cấp độ 6. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan