1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học

26 874 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 19,14 MB

Nội dung

MỤC LỤC KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG 2 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 4 II. GIỚI THIỆU 7 1. Hiện trạng 7 2. Giải pháp thay thế 7 3. Một số đề tài gần đây 8 4. Vấn đề nghiên cứu 9 5. Giả thuyết nghiên cứu 9 III. PHƯƠNG PHÁP 9 1. Khách thể nghiên cứu 9 2. Thiết kế 10 3. Quy trình nghiên cứu 11 4. Tiến hành thực nghiệm 15 5. Đo lường 15 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 15 1. Phân tích dữ liệu 15 2. Bàn luận kết quả 16 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 19 PHỤ LỤC I: BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG 14 PHỤ LỤC II: KẾ HOẠCH BÀI HỌC 22 PHỤ LỤC III: BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 25 PHỤ LỤC IV: KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG 26 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 1 - SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học. Bước Hoạt động Hiện trạng Chất lượng học tập phân môn thường thức mỹ thuật của học sinh khối 6 trường THCS Biên Giới còn thấp. Nguyên nhân - Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn học chính như : Văn,Toán, Anh…. - Các em chưa chuẩn bị bài khi đến lớp. - Các em tiếp thu kiến thức bài học một cách thụ động, không lưu giữ kiến thức được lâu. - Các em không thích học phân môn thường thức mỹ thuật. - Gia đình các em chưa theo sát việc học của con cái. - Giờ học còn theo lối truyền thống nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức… Giải pháp thay thế Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6. Vấn đề nghiên cứu Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 6 hay không? Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 6. Thiết kế Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động N1(6A) O1 X O3 N2(6B) O2 O4 Đo lường 1. Kiểm tra kiến thức về các câu hỏi bao quát nội dung các bài thường thức mỹ thuật đã học. 2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra. 3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra. Phân tích dữ liệu: Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng. Kết quả Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học của - 2 - phân môn thường thức mỹ thuật góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS Biên Giới, học sinh tích cực, hứng thú học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc sâu kiến thức hơn. Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: - 3 - NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT - BỘ MÔN MỸ THUẬT 6 TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI Ở HỌC KÌ I THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC. Giáo viên nghiên cứu: TRẦN THỊ TRÚC LINH Đơn vị: Trường THCS Biên Giới - Châu Thành - Tây Ninh I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong xã hội hiện đại hiện nay, với sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh thì chúng ta - những người giáo viên không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh theo lối truyền thống mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phải là hoa tiêu hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phải quan tâm dạy cho các em phương pháp, cách thức học ngay từ đầu và càng lên cấp cao hơn càng phải được chú trọng hơn. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương pháp có kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người học sinh, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Xu hướng trên thế giới và ở nước ta hiện nay là giáo dục theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động, tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ, các yêu cầu để tự chiếm lĩnh tri thức mới và cần thiết, đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Nhìn chung giáo viên đã từng bước làm quen dần với nội dung và phương pháp mới. Và trong quá trình giảng dạy đã tìm ra những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy, nhằm tạo ra kết quả tốt cho việc dạy của thầy và học của trò. Cùng với các môn học khác, môn Mỹ thuật ở THCS được biên soạn lại theo chương trình cải cách giáo dục, là môn học độc lập trong chương trình học tập - 4 - của học sinh THCS, nội dung rõ ràng, khoa học, chú trọng nền mỹ thuật dân tộc và thế giới. Cái đẹp trong hội họa là gì? Là sự phản ánh và miêu tả một cách sáng tạo vẻ đẹp của thiên nhiên về cuộc sống xã hội, cho nên vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật. Vẻ đẹp trong nghệ thuật hội họa chính là sự bắt nguồn của cuộc sống được người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ hội họa thể hiện bằng tâm hồn của họ để miêu tả cho nó có tính thẩm mĩ và nghệ thuật. Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu. Như chúng ta biết, dạy mỹ thuật không phải là đào tạo các em trở thành những người họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với cái đẹp cơ bản nhất, tập cho các em biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hôm nay và mai sau. Môn mĩ thuật góp phần nâng cao năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học nhằm hình thành ở các em phẩm chất của người lao động kiểu mới đáp ứng trong cuộc sống ngày nay. Khi đến giờ học mĩ thuật các em như cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, thích thú hơn sau giờ học các môn tự nhiên và các môn xã hội khác bởi sự tự do, sáng tạo, không gò ép, không theo một định lý, nguyên tắc, quy tắc có tính rập khuôn như các tiết học khác với lượng kiến thức tương đối dài, đặc biệt là không phải chú ý tiết học suốt thời gian dài 45 phút. Đó là đối với các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, còn đối với các bài thường thức mỹ thuật có lẽ các em còn xem nhẹ, và còn cảm thấy nhàm chán, cho rằng không quan trọng, hay thấy rất khó nhớ, phải viết bài nhiều hay các em còn đánh đồng tiết thường thức mỹ thuật như các tiết học khô cứng ở các môn tự nhiên, xã hội khác. Thật ra thường thức mĩ thuật là một phân môn nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua một số kiến thức sơ lược về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và trên thế giới, qua đó góp phần hình thành ở học - 5 - sinh sự cảm thụ cái đẹp một cách gián tiếp qua hình mảng, đường nét, hình khối, màu sắc, sự tinh xảo… Qua tiết học thường thức mĩ thuật các em được trở về các triều đại, các nền mĩ thuật Việt Nam, biết sự tinh xảo của kỹ thuật làm gốm, làm tranh, làm quen với các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ và còn lưu giữ cho mai sau qua những hiện vật, công trình kiến trúc, tranh ảnh… giúp cho các em thấy được giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ấy, cũng như sáng tạo và sự lao động cần cù, miệt mài của con người hay những nghệ nhân, tác giả của chính những tác phẩm đó. Từ đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ nơi các em cũng như tình cảm thẩm mĩ, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp các em nâng cao nhận thức, làm cho tâm hồn các em trở nên phong phú và nhân cách phát triển toàn diện sâu sắc hơn. Do vậy, việc tôi sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học ở các tiết thường thức bài học sẽ làm thay đổi suy nghĩ của các em về một tiết học thay vì nhàm chán thì nay sẽ trở nên hứng thú, vui tươi, tự do sáng tạo, làm chủ chính mình, thử sức với nhiều lĩnh vực mới lạ, không căng thẳng, gò ép… Các em sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, dễ nhớ, dễ hiểu và khắc sâu kiến thức hơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS Biên Giới, lớp 6A (12 học sinh) làm nhóm thực nghiệm, lớp 6B (12 học sinh ) làm nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm giáo viên có sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học giúp cho học sinh hứng thú, phấn khởi tham gia trò chơi và điều quan trọng là học sinh thích học thường thức mĩ thuật và các kiến thức học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình ) bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 7.83, của lớp đối chứng là 6.83. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.011 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng thông qua việc sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mĩ thuật - bộ môn mĩ thuật 6 có nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS Biên Giới. - 6 - II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Những năm học vừa qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mỹ thuật 6 tại trường THCS Biên Giới. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng tiết học phân môn thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6, học sinh còn lơ là, xem nhẹ, chưa tích cực, chưa hứng thú, hay nói chung là lượng kiến thức các em tiếp thu còn hạn chế, chưa đọng lại sâu sắc cho lắm, nếu không muốn nói là kết quả học tập còn thấp. Nguyên nhân: - Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn học chính như: Văn, Toán, Anh… - Các em chưa xem bài trước ở nhà. - Các em chán học thường thức mĩ thuật vì nội dung khô cứng. - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bậc phụ huynh chưa sâu sát việc học của các em. - Kiến thức học ở lớp dưới bị hỏng nhiều. - Học sinh tiếp thu kiến thức và nắm lại kiến thức một cách thụ động, khó nhớ, dễ quên. - Giờ học còn theo lối truyền thống, nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức… Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp nâng cao kết quả học tập ở phân môn thường thức mỹ thuật của bộ môn Mỹ thuật 6, tôi chọn nguyên nhân “Do giáo viên còn tổ chức lớp học theo lối truyền thống nên dễ gây nhàm chán không tạo được sự hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập để nắm bắt kiến thức…”. Từ đó để tìm cách khắc phục hiện trạng này. 2. Giải pháp thay thế: Để khắc phục những nguyên nhân trên ,tôi có nhiều giải pháp như: - Tăng cường kiểm tra bài cũ. - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà kỹ hơn. - 7 - - Cô đọng kiến thức bài học lại. - Sử dụng đồ dùng dạy học có chất lượng… - Sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học. Như vậy, có nhiều giải pháp để khắc phục hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp có nhưng ưu, khuyết điểm khác nhau. Trong tất cả các giải pháp trên tôi quyết định chọn giải pháp “Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học” nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Trong đề tài này, tôi sẽ lồng ghép một số trò chơi gây sự hứng thú cho học sinh khối 6 vào phần tổng kết bài học nhằm giúp học sinh yêu thích tiết học và kiến thức bài học được khắc sâu hơn. 3. Một số đề tài gần đây: Vấn đề “sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh ở phân môn thường thức mỹ thuật của bộ môn Mỹ thuật 6” đã có nhiều đề tài hay sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề viết dưới nhiều phương pháp khác nhau được trình bày. Ví dụ: - Đề tài: "Một số phương pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn thường thức mỹ thuật” Bùi Nguyên Hùng - trường THCS Nghi Trung - 2010 - 2011. - Chuyên đề mỹ thuật THCS trường THCS Đông Hưng 2 năm 2010 - 2011 (giáo án điện tử). - Đề tài: “Một số phương pháp phát triển kỹ năng thường thức mĩ thuật cho học sinh” trường THCS Lê Hồng Đức(2009-2010)-Yên Sơn - Tuyên Quang. - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nằm nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật ở trường THCS” của Hà Văn Rung, năm 2011 - Đề tài: “Phương pháp tổ chức một số trò chơi trong dạy học mĩ thuật” Vũ Thanh Thủy - trường THCS Phúc Sơn - Tuyên Quang. - 8 - Các đề tài này đều nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập ở môn mỹ thuật nói chung và ở phân môn thường thức mỹ thuật nói riêng. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu thực tế hơn và quan trọng hơn đó là sản phẩm, là thành quả lao động của chính mình, nghiên cứu cụ thể trên chính học sinh trường THCS Biên Giới. Để qua đó có giải pháp giảng dạy phù hợp hơn cho đối tượng học sinh mà bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: - Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I có hướng tích cực, học sinh hứng thú học tập, tự chiếm lĩnh tri thức nhanh, khắc sâu kiến thức hơn… góp phần nâng cao kết quả học tập. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 1.1. Khách thể nghiên cứu: Hệ thống một số trò chơi được sử dụng nhằn nâng cao sự hứng thú học tập ở học sinh 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Lớp 6A và 6B của trường THCS Biên Giới đều do tôi trực tiếp giảng dạy nên hiểu khá rõ đối tượng học sinh. Tôi đã chọn nhóm học sinh (3 nam, 9 nữ) lớp 6A là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh (3 nam, 9 nữ) lớp 6B là nhóm đối chứng. Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về thành tích học tập, độ tuổi và ý thức học tập chủ động, tích cưc học tập như nhau. 2. Thiết kế: - 9 - Chọn hai nhóm của 2 lớp: nhóm học sinh lớp 6A là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 6B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra đầu năm trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng Thực nghiệm Giá trị trung bình 6.420 6.580 p 0.3176 p = 0.3176 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu: Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm (6A) O1 Sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học O3 Đối chứng (6B) O2 Không O4 3. Quy trình nghiên cứu: Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn, tôi đã sưu tầm được một số trò chơi: 1 - Trò chơi sắm vai. 2 - Trò chơi ai nhanh hơn. 3 - Trò chơi phân biệt nhanh. - 10 - [...]... hưởng của việc sử dụng một số trò ch i ở phần tổng kết b i học cho học sinh của nhóm thực nghiệm là lớn Giả thuyết của đề t i Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Gi i ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò ch i ở phần tổng kết b i học ” đã được kiểm chứng 2 Bàn luận kết qua : Kết quả giá trị trung bình kiểm tra sau tác động của. .. hệ thống trò ch i phù hợp v i đ i tượng học sinh và lượng kiến thức b i học, v i thực tế cơ sở vật chất hiện có VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: Việc sử dụng phương pháp Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Gi i ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò ch i ở phần tổng kết b i học đã nâng cao kết quả học tập của học sinh 2 Khuyến... của hai nhóm để làm sáng tỏ hiệu quả ở n i dung kiến thức ở các b i đã học 5 Đo lường: Kết quả các b i kiểm tra được tính theo thang i m 10: - B i kiểm tra trước tác động là b i kiểm tra 15 phút sau khi học xong b i sơ lược về mỹ thuật th i Lý - B i kiểm tra sau tác động cũng là b i kiểm tra 15 phút do giáo viên chủ động xây dựng, thiết kế.(sau khi học xong b i: một số công trình tiêu biêu của mĩ thuật. .. dạy học của nhà trường và theo th i khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Trước thực nghiệm cả hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ ban đầu Sau 2 tiết học tập chúng t i tiến hành kiểm tra để tìm hiểu mức độ nắm kiến thức b i học ở hai nhóm đ i tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng của việc sử dụng các trò ch i ở phần tổng kết b i học bằng cách so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của. .. đề t i có tính hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Xin chân thành cảm ơn! Biên Gi i, ngày 10 tháng 04 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA BGH Ngươ i viết TRẦN THỊ TRÚC LINH VII TA I LIỆU THAM KHẢO: - 17 - 1 Một số vấn đề về đ i m i phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mỹ thuật – Âm nhạc – Thể dục của Bộ giáo dục đào tạo 2 Một số vấn đề đ i m i. .. thuật của MT th i Lý 2 Kĩ năng: Hs nhận thức được về vẻ đẹp của một số công trình MT th i Lý 3 Th i độ: Hs biết trân trọng, yêu quý nghệ thuật dân tộc II N I DUNG HỌC TẬP: - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật th i Lý III CHUẨN BỊ: 1 Giáo Viên: Tranh ĐDDH 2 Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh liên quan t i b i học IV TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số học sinh... mà t i đã đúc kết rút ra trong quá trình giảng dạy Cụ thể: Tiết 1: Sơ lược về mỹ thuật th i Lý(1010-1225) (Không tác động) Một giờ học thường thức mĩ thuật Tiết 2: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật th i Lý (Có tác động) - Ở phần tổng kết b i học ta sẽ sử dụng trò ch i sắp xếp trật tự từ ngữ cho thành câu hoàn chỉnh có nghĩa đúng Trò ch i giúp cho học sinh củng cố việc sắp xếp từ thành một câu... dạy học môn Mỹ thuật THCS của nhà xuất bản Giáo dục năm 2008 3 Sách GV mĩ thuật, t i liệu hướng dẫn giảng dạy mĩ thuật trong trường THCS 4 T i liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Dự án Việt – Bỉ, Bộ GD và ĐT 5 T i liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật 6 Mạng Internet: http://tulieu.violet.vn/ http://baigiang.violet.vn/ VIII... Trò ch i nhà thông th i 5 - Trò ch i đoán ô chữ 6 - Trò ch i thử t i làm hướng dẫn viên du lịch 7 - Trò ch i rung chuông vàng 8 - Trò ch i tiếp sức 9 - Trò ch i “sắp xếp trật tự từ ngữ cho thành câu” T i lên kế hoạch giảng dạy cho cả 2 lớp từ ngày 08/10/2012 đến 09/01/2013 Trong đó nhóm đ i chứng (6B) học tập bình thường theo PPCT của Bộ giáo dục và Đào tạo Nhóm thực nghiệm t i áp dụng các trò ch i. .. đầu tư cho tiết dạy ,có chuẩn bị đồ dùng dạy học - 16 - Thường xuyên nhắc nhở, động viên, biểu dương, khích lệ tinh thần các em, giúp các em có động cơ, th i độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập Trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật n i chung và phân môn thường thức mỹ thuật n i riêng, muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, trước hết ngư i giáo viên ph i có sự chuẩn . tượng nghiên cứu: Lớp 6A và 6B của trường THCS Biên Giới đều do tôi trực tiếp giảng dạy nên hiểu khá rõ đối tượng học sinh. Tôi đã chọn nhóm học sinh (3 nam, 9 nữ) lớp 6A là nhóm thực nghiệm. chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng Thực nghiệm Giá trị trung bình 6. 420 6. 580 p 0.31 76 p = 0.31 76 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực. mĩ thuật 6 có nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS Biên Giới. - 6 - II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Những năm học vừa qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mỹ thuật 6 tại trường

Ngày đăng: 27/02/2015, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w