lý thuyết pháp luật đại cương tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vự...
BÀI 3. LUẬT HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH 1. Khái niệm chung a. Luật hôn nhân - gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những nguyên tắc và những quy phạm về kết hôn, ly hôn, về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, về cấp dưỡng, xác định cha mẹ, nuôi nhận con nuôi, giám hộ và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân gia đình. b. Các nguyên tắc của luật hôn nhân - gia đình - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng - Hôn nhân không bị phân biệt đối xử - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau. - Không phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình - Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ người phụ nữ thực hiện chức năng cao quý của người mẹ. 2. Kết hôn a. Định nghĩa Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn b. Điều kiện kết hôn - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi - Kết hôn do hai bên tự nguyện - Không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn sau: + Giữa những người đang có vợ chồng + Người mất năng lực hành vi dân sự + Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. ững người cùng giới tính + Cấm nh + Những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời. 3. Đăng ký kết hôn 1 BÀI 4. LUẬT LAO ĐỘNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm: Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động và những quan hệ liên quan đến quan hệ lao động. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật lao động Luật lao động điều chỉnh hai nhóm quan hệ: quan hệ lao động và những quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. - Quan hệ lao động: là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động. - Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động + Quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động + Quan hệ về bồi thường thiệt hại + Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động + Quan hệ về bảo hiểm xã hội. 3. Phương pháp điều chỉnh - Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng: các bên tham gia quan hệ lao động đều có quyền thỏa thuận với nhau trong việc ký hợp đồng lao động. Đó là sự tự nguyện của hai bên về các vấn đề liên quan đến lao động. - Phương pháp mệnh lệnh: được áp dụng khi xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động trong quá trình làm việc. - Phương pháp có sự tham gia của tổ chức công đoàn: là phương pháp đặc thù của Luật lao động. Phương pháp này thường được áp dụng trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, như: vấn đề tăng giảm lương; thi hành kỷ luật; giải quyết tranh chấp lao động,… 4. Những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động: - Bảo đảm quyền lựa chọn công việc và nơi làm việc của người lao động phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân họ, đồng thời phù hợp với lợi ích xã hội. - Bảo đảm trả tiền công, tiền lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do nhà nước quy định. - Thực hiện bảo hộ lao động toàn diện. - Bảo đảm quyền nghỉ ngơi và quyền được học tập, nâng cao trình độ của người lao động. - Bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động khi ốm đau, già yếu, mất sức lao động. ười - Bảo đảm quyền được tổ chức, hoạt động của tổ chức đại diện tập thể ng lao động và tham gia quản lý sản xuất, đời sống, bảo vệ lợi ích người lao động của đại diện tập thể người lao động. II. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 1. Thỏa ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa đại diện của tập thể người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. 1 Nội dung của thỏa ước không được trái với các quy định của pháp luật lao động và văn bản pháp luật khác. Bao gồm những cam kết chủ yếu: việc làm và bảo đảm việc làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động tán thành nội dung thỏa ước đã thương lượng. 2. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Về hình thức, nói chung, hợp đồng lao động phải được ký kết bằng văn bản; bằng miệng (đối với một số công việc có tính chất tạm thời, thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết); bằng hành vi. - Về nội dung, hợp đồng lao động phải có đủ những nội chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các bên có thể thỏa thuận những nội dung khác trong quan hệ lao động nhưng không được trái pháp luật và đạo đức. 3. Tiền lương. Tiền lương của người lao động là số tiền mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả cho người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. 4. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi a. Thời gian làm việc Thời gian làm việc là độ dài về thời gian mà người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc để thực hiện công việc được giao trên cơ sở những quy định của pháp luật, phù hợp với nội quy, thỏa ước lao động tập thể của đơn vị và hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết. Thời gian là việc được chia thành hai loại: + Ngày làm việc tiêu chuẩn: là ngày làm việc mà Nhà nước và người sử dụng lao động có thể quy định độ dài của chúng và độ dài đó có tính chất bắt buộc đối với người lao động. Ngày làm việc tiêu chuẩn có hai loại: • Ngày làm việc bình thường: là ngày làm việc có độ dài thời gian làm việc là 8 giờ áp dụng cho mọi người lao động trong điều kiện bình thường. • Ngày làm việc rút ngắn: là ngày làm việc có thời gian làm việc ngắn hơn ngày làm việc bình thường mà người lao động vẫn được hưởng nguyên lương (áp dụng cho những người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại). + Ngày làm việc không tiêu chuẩn: là ngày làm việc không thể quy định được cụ thể độ dài của chúng và thường được áp dụng cho một số công việc đặc biệt như: lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, … b. Thời gian nghỉ ngơi Thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian người lao động không phải thực hiện nhiệm vụ lao động mà vẫn hưởng nguyên lương. 2 Theo quy định của Bộ luật lao động, thời gian nghỉ ngơi bao gồm: + Nghỉ giữa ca: người lao động làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ ít nhất 30 phút (làm việc ban ngày), 45 phút (làm việc ban đêm). + Nghỉ ca: người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ liên tục trước khi chuyển sang ca khác. + Nghỉ hàng tuần: mỗi tuần được nghỉ ít nhất 01 ngày (24 giờ liên tục) vào một ngày trong tuần do người sử dụng lao động sắp xếp. + Nghỉ ngày lễ: hằng năm người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương những ngày lễ sau: Tết Dương lịch 1-1, Tết Nguyên Đán, ngày 30-4, ngày Quốc tế Lao động 1-5, ngày Quốc khánh 2-9, ngày mùng 10-3 âm lịch. Nếu những ngày trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. + Nghỉ hàng năm: áp dụng đối với người đã làm việc liên tục một năm tại đơn vị. Thời gian nghỉ phép hàng năm phụ thuộc vào điều kiện làm việc (bình thường hay nặng nhọc, độc hại) được quy định từ 12 đến 16 ngày. + Nghỉ về việc riêng: người lao động được nghỉ mà vẫn hưởng lương trong những trường hợp: bản thân hoặc con kết hôn; bố, mẹ, vợ chồng, con của người lao động chết. Mức nghỉ từ 1 ngày đến 3 ngày tuỳ theo từng công việc và sự thỏa thuận của hai bên. 5. Bảo hộ lao động Chế độ bảo hộ lao động là những quy định của nhà nước về các biện pháp về sức khỏe, phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn và các yếu tố độc hại khác cho người lao động mà người sử dụng lao động và người lao động phải chấp hành để bảo đảm an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất cũng như môi trường sống nói chung. Nhà nước ban hành các quy định về bảo hộ lao động sau: - Các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Các quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động phù hợp với công việc của họ. - Các quy định để bảo vệ sức khỏe của người lao động, như: khám sức khỏe định kỳ, chế độ khử độc, khử trùng, giảm ồn trong một số công việc, chế độ làm việc đối với lao động nữ và lao động chưa thành niên. 6. Kỷ luật lao động Chế định kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ của người lao động đối với đơn vị và người sử dụng lao động, quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ đó. - Các hình thức kỷ luật: (Điều 84 Bộ luật lao động) + Khiển trách. + Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn ở mức tối đa là 6 tháng hoặc cách chức. + Sa thải. 7. Trách nhiệm vật chất Là loại trách nhiệm pháp lý, trong đó người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra. Trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: - Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động 3 - Người sử dụng lao động gây thiệt hại về tài sản - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại đã xảy ra - Người lao động do vô ý gây thiệt hại về tài sản Nếu người lao động gây thiệt hại với lỗi cố ý không được áp dụng trách nhiệm vật chất mà phải áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Luật dân sự điều chỉnh. 8. Bảo hiểm xã hội Chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các hình thức, điều kiện, mức độ đảm bảo vật chất, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong những trường hợp ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn, chết, bệnh nghề nghiệp. Pháp luật nước ta quy định hai loại hình bảo hiểm xã hội: - Bảo hiểm xã hội bắt buộc: được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn. - Bảo hiểm xã hội tự nguyện: có thể áp dụng cho những đối tượng còn lại có nhu cầu tham gia bảo hiểm, bao gồm những người lao động làm việc trong những đơn vị sử dụng lao động dưới 10 lao động hoặc làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm. 9. Giải quyết tranh chấp lao động Chế định giải quyết tranh chấp lao động là tổng hợp những quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa người lao động hay tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp trong quá trình học nghề. Tranh chấp lao động chia thành hai loại: + Tranh chấp lao động cá nhân: • Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với nơi không có hội đồng hòa giải cơ sở, tòa án nhân dân • Trình tự giải quyết: khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Nếu thương lượng không thành thì các bên có quyền yêu cầu hội đồng hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp, nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. + Tranh chấp lao động tập thể: • Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với nơi không có hội đồng hòa giải cơ sở, tòa án nhân dân • Trình tự giải quyết: khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Nếu thương lượng không thành thì các bên có quyền yêu cầu hội đồng hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể tiếp tục gởi đơn lên hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài các bên có thể gởi đơn yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền đình công. 10. Đình công 4 - Đình công là sự ngừng công việc của tập thể lao động buộc bên sử dụng lao động phải chấp hành các yêu sách mà người lao động đưa ra (chủ yếu là tập trung vào những quyền lợi của người lao động). - Đình công hợp pháp cần có những điều kiện sau: • Phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể và trong phạm vi quan hệ lao động • Được những người lao động làm việc tại một doanh nghiệp tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó • Tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh mà không yếu cầu tòa án giải quyết • Tuân theo các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành đình công • Doanh nghiệp nơi tập thể lao động tiến hành đình công không thuộc danh mục doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng do chính phủ quy định • Không vi phạm quy định của Thủ tướng chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công. - Đình công bất hợp pháp là đình công thiếu 1 trong các điều kiện trên. 5 BÀI 5. LUẬT HÌNH SỰ I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 1. Khái niệm Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm xác định những hành vi vi phạm nào là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những vi phạm đó. 2. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm xảy ra. Trong quan hệ pháp luật hình sự , có hai chủ thể với những ví trí pháp lý khác nhau. - Nhà nước: với tư cách là người bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của xã hội, nhà nước có quyền truy tố, xét xử kẻ phạm tội, buộc kẻ phạm tội phải chịu hình phạt nhất định phù hợp với tính chất, mức độ của tội phạm mà họ gây ra. - Người phạm tội: là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm. Họ có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà nhà nước áp dụng đối với họ. 3. Phương pháp điều chỉnh Các quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh những quan hệ pháp luật hình sự bằng phương pháp “quyền uy”. Đó là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự giữa nhà nước và người phạm tội. II. TỘI PHẠM 1. Khái niệm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và phải chịu hình phạt. 2. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm - Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất. Một hành vi được Luật hình s ự quy định là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu xác định được rằng, hành vi không mang tính nguy hiểm cho xã hội, hoặc “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác” (Điều 8, khoản 4 Bộ luật hình sự năm 1999). -Tính trái pháp luật hình sự của hành vi Hành vi bị coi là tội phạm thì hành vi đó phải trái pháp luật hình sự. Có nghĩa là hành vi đó phải được quy định trong Bộ luật hình sự - Tính có lỗi của hành vi Luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý 1 • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Lỗi vô ý • Lỗi vô ý do cẩu thả: người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. • Lỗi vô ý do quá tự tin: người phạm tội thấy trước hành vi của mình là có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. - Tính phải chịu hình phạt Một hành vi bị coi là tội phạm đã có tính chịu hình phạt, vì đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật hình sự. Vì vậy, tính chịu hình phạt là một dấu hiệu tất yếu được quy định bởi tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. III. HÌNH PHẠT 1. Khái niệm – đặc điểm hình phạt a. Khái niệm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. b. Đặc điểm - Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện thể hiện ở chỗ, nó có thể tước đi những quyền và lợi ích thiết th ực nhất về vật chất hoặc tinh thần, thậm chí cả quyền sống của người bị án. - Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do tòa án quyết định - Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người có hành vi phạm tội 2. Mục đích của hình phạt - Hình phạt có mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội khiến họ không phạm tội mới. - Hình phạt còn có mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 3. Hệ thống hình phạt a. Các hình phạt chính - Cảnh cáo: là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính, không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích về thể chất, tài sản của người bị kết án. Nhưng với tính cách là khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo gây cho họ những tổn thất nhất định về tinh thần. - Phạt tiền: là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung vào công quỹ Nhà nước. - Cải tạo không giam giữ: là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội. 2 - Trục xuất: là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. - Tù có thời hạn: là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. - Tù chung thân: là hình phạt có nội dung nghiêm khắc hơn so với hình phạt tù có thời hạn, có khả năng người bị kết án bị tước quyền tự do đến hết đời. - Tử hình: là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, nó tước đi quyền sống (sinh mạng) của người bị kết án. b. Các hình phạt bổ sung - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. - Cấm cư trú - Quản chế - Tước một số quyền công dân - Tịch thu tài sản 3 BÀI 6. LUẬT DÂN SỰ I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT DÂN SỰ 1. Khái niệm luật dân sự a. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội đời sống giao lưu dân sự là nhóm quan hệ về tài sản và nhóm quan hệ về nhân thân - Quan hệ về tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua tài sản. Tài sản (theo Điều 172 Bộ luật dân sự) bao gồm: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tàisản. - Quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần gắn với một chủ thể (cá nhân hay tổ chức) nhất định. b. Phương pháp điều chỉnh Luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự. Dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh, ta có thể đưa ra khái niệm luật dân sự như sau: Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta, điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. 2. Nguyên tắc của Luật dân sự (trong Bộ luật dân sự) - Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật. - Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền nhân thân. - Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản. - Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. - Nguyên tắc bình đẳng. - Nguyên tắc thiện chí, trung thực. - Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. - Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nguyên tắc hòa giải. - Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật. II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ 1. Quyền sở hữu a. Khái niệm Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cá c quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. b. Nội dung của quyền sở hữu Quyền chiếm hữu Là quyền năng của chủ sở hữu trong việc nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu có quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình mà không bị hạn chế Quyền sử dụng Là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng và khai thác những lợi ích khác của tài sản. Chủ sở hữu có quyền tự mình sử dụng hoặc giao cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng cụ thể. 1 [...]... phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ 2 Trách nhiệm pháp lý a Khái niệm Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được pháp luật. .. bị coi là vi phạm pháp luật - Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể do nhà nước quy định Pháp luật chỉ quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật quy định khác... hội nhất định Tương ứng với bốn kiểu nhà nước thì có bốn kiểu pháp luật - Kiểu pháp luật chủ nô - Kiểu pháp luật phong kiến - Kiểu pháp luật tư sản - Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa 6 Các hình thức của pháp luật Hình thức của pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật - Tập quán pháp: là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán, phù hợp... sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện 5 BÀI 2 VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆP PHÁP LÝ – PHÁP CHẾ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ I VI PHẠM PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1 Vi phạm pháp luật Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: - Thứ nhất, là hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi này có thể là hành động hoặc không hành động Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân... phương pháp và thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước B PHÁP LUẬT I NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT 1 Nguồn gốc của pháp luật Pháp luật ra đời cùng với nhà nước; là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật. .. chế): Pháp luật chỉ do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện - Tính ý chí: ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền - Tính xã hội: để được mọi người thực hiện thì pháp luật đó phải phù hợp với quy chế ứng xử của xã hội thì nó mới được tồn tại 4 Vai trò của pháp luật - Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước - Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý. .. hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác Pháp chế và pháp luật là những khái niệm không đồng nghĩa với nhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau Pháp chế thể hiện những đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật là phải triệt để tuân theo và chấp hành tự giác, thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực dựa trên cơ sở vững chắc pháp. .. để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội - Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới - Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia 5 Các kiểu pháp luật Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã... pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện - Pháp luật mang tính xã hội: pháp luật là do nhà nước, đại diện chính thức cho toàn xã hội ban hành Vì vậy, pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội Hai thuộc tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất 4 Như vậy, pháp luật. .. lại, pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi có một hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân 2 Các biện pháp tăng cường pháp chế - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế - Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật . kiểu pháp luật. - Kiểu pháp luật chủ nô - Kiểu pháp luật phong kiến - Kiểu pháp luật tư sản - Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa 6. Các hình thức của pháp luật Hình thức của pháp luật. VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆP PHÁP LÝ – PHÁP CHẾ VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ I. VI PHẠM PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: . trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Trách nhiệm pháp lý. a. Khái niệm Trách nhiệm pháp lý là