Người sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thực phẩm tươi sống tại Hà Nội hiện nay (Trang 52)

- Suy cho cùng vi phạm đạo đức kinh doanh của chủ thể đều có một đặc điểm sâu xa là mức độ đạo đức của con người giảm dần. Ở đây, đạo đức được thể hiện là đạo đức trong hành vi, đạo đức trong nhận thức. Nhiều người vì không nhận thức rõ việc làm sai trái của mình nhưng phần lớn đó chỉ là “ngụy biện”. Bởi lẽ, khi phỏng vấn những người kinh doanh, trồng trọt chăn nuôi tại các địa bàn cung cấp rau xanh cho địa bàn Hà Nội về việc họ có sử dụng sản phẩm họ mang đi tiêu thụ không thì đa phần câu trả lời là “Có! Nhưng tại khu vực không phun thuốc bảo quản”. Nếu như người kinh doanh hay người trồng trọt dám tin rằng sản phẩm họ an toàn thì tại sao họ không sử dụng sản phẩm mà họ làm ra mà phải dùng sản phẩm khác hay chính bản thân họ cũng nhận thấy sản phẩm của họ có vấn đề. Nếu như thế không phải là họ đang ngụy biện cho chính mình sao? Việc này thể hiện thái độ thờ ơ với người xung quanh đang nảy sinh càng lớn trong mối quan hệ giữa người với người. Con người càng ngày càng quay lưng lại với lương tâm của chính mình. “Bần cùng sinh tha hóa”, xã hội phát triển đẩy hai cực giàu nghèo càng tăng, xã hội mất cân đối tạo nên hiện tượng “kẻ ăn không hết, kẻ lần chẳng ra” mà người lần chẳng ra phần lớn là nông dân, người công nhân những người sống với tư liệu sản xuất duy nhất đó là mảnh đất. Giá cả tăng thì người dân càng khó thì họ phải tăng giá cái mặt hàng mà họ kinh doanh. Điều này làm cho những người kinh doanh trung gian ăn theo được đà tăng giá lên cao hơn. Thông thường, người nông dân tăng giá một thì con buôn tăng giá 3 lần. Như một vòng luẩn quẩn làm cho con đường càng trở vào bế tắc. Ở đây, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tới yếu tố đạo đức là nguyên nhân gián tiếp buộc người sản xuất và kinh doanh phải “liều” hơn, ích kỷ hơn với chính mình và với người xung quanh.

- Mức chuyên môn hóa các mặt hàng còn thấp. Việc sản xuất kinh doanh không tập trung. Dẫn đến tình trạng, “được mùa mà người dân vẫn không vui” vì bị ép giá ví dụ thường xuyên nhất là vụ việc vải Lục Ngạn, được mùa

thì lại bị dồn ứ tại cửa khẩu vì không tiêu thụ được. Đây là hậu quả của việc quy hoạch sản xuất kinh doanh tại các địa phương chưa thực hiệu quả. Còn nhớ tháng 2 năm 2009, người dân được mùa rau nhưng vẫn đổ đi do giá quá rẻ vì lái buôn mua với giá thấp. Lúc ấy chỉ có 1000đ/5 củ su hào, 500đ một mớ rau cải. Tuy nhiên, tại địa bàn nội đô Hà Nội, mức giá có giảm nhưng vẫn không được coi là rẻ như bèo như theo người trồng rau phản ánh. Điều này cho thấy, bất cập trong quá trình tiêu thụ từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng qua trung gian là lái buôn đã đẩy giá lên cao.

2.4. Nhận thức về thực phẩm tươi sống sạch 2.4.1. Đối với người sản xuất

Khi nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát về vấn đề nhận thức thực phẩm tươi sạch của người sản xuất với câu hỏi đưa ra là: “Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lương sản phẩm của mình?” nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá của người sản xuất về chất lượng sản phẩm mà họ đang sản xuất

Tiêu chí lựa chọn Số người

lựa chọn Tỉ lệ (%)

Xếp hạng

Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 21 7 3

Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 52 14 2

Không biết rõ 228 76 1

Ý kiến khác 12 3 4

Tổng 300 100

Nguồn: nhóm tự điều tra

Biểu đồ 2.3: Quan điểm của người sản xuất về mặt hàng mà học sản xuất Nguồn: Nhóm điều tra

Theo số liệu tổng hợp trên, ta có thể nhận thấy số người sản xuất không biết rõ về chất lượng sản phẩm của mình chiếm tỉ lệ cao nhất với 76% tương ứng với 76 lựa chon (bảng 2.4) tuy nhiên trong số liệu của bảng 2.1 ta lại thấy một thực trạng đó là chính bản thân người sản xuất cũng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của họ dẫn đến tình trạng họ không giám sử dụng các sản phẩm họ cung cấp trên thị trường mà phải trồng riêng. Điều đó chứng tỏ những người sản xuất rõ rang vẫn nhận thức được chất lượng sản phẩm của họ chứ không như kết quả của đa số phiếu điều tra là “không biết rõ”. Bên cạnh đó cũng có 14% số người sản xuất được điếu tra thừa nhận về tình trạng sản phẩm của họ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ý kiến của chính những người trồng rau mà nhóm phỏng vấn, nguyên nhân của tình trạng này là do nước từ các khu công nhiệp, nước thải sinh hoạt trong vùng nội đô không được sử lý chảy thẳng ra sông dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất, nước ở các vùng ngoại thành trong khi đó diện tích trồng rau lại có hạn, chi phí để trồng rau an toàn rất cao và nếu tổ chức nhỏ lẻ thì không thể thực hiện được. Vì vậy, dù không muốn nhưng người

dân vẫn buộc phải làm để duy trì cuộc sống.

2.4.2. Đối với người bán hàng.

Với người bán, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành điều tra về nhận thức của người bán hàng với sản phẩm của họ. Câu hỏi đưa ra là: “Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm Anh/ Chị đang bán?”. Với 300 người được điều tra chủ yếu là người bán các mặt hàng rau xanh(44%), trái cây (22.7%), thịt lợn (18%) còn lại là các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác khác, nhóm nghiên cứu thu được kết quả là 100% người bán hàng đều quan tâm tới chất lượng sản phẩm của họ. Tuy nhiên, có tới 84% số người bán hàng được điều tra cho câu trả lời chắc nịch và đảm bảo về chất lượng sản phẩm của họ. Chỉ có 16% người bán còn lại là không biết rõ về chất lượng sản phẩm họ bán ra. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp đánh giá của người bán hàng về chất lượng

sản phẩm của họ

Đánh giá Số người lựa chọn Tỉ lệ (%)

Tin tưởng 252 84

Không quan tâm 0 0

Không biết rõ 48 16

Tổng 300 100

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Nếu kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được trên bảng 2.5 về chất lượng các mặt hàng tươi sống là đúng sự thật thì có vẻ khá mâu thuẫn với các

nghiên cứu của các cơ quan chức năng như cục VSATTP, Bộ y tế, Cục thú y, … cùng các cơ quan truyền thông. Suy nghĩ vấn đề này, nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả thu được trên đây không phản ánh thực tế chất lượng của các mặt hàng tươi sống mà những lời cam đoan chất lượng ở đây chỉ là một cách để người bán hàng xoa dịu tâm lý sợ hàng kém chất lượng của khách hàng nhằm bán được nhiều hàng hơn. Điều này cho thấy, ý thức với cộng đồng của người

bán thật đáng lên án, đạo đức kinh doanh đối vời họ đều bị lu mờ bởi sức mạnh của đồng tiền.

2.4.3. Đối với người tiêu dùng

Để thấy được nhận thức của người tiêu dùng về các mặt hàng tươi sống mà họ đang sử dụng, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng câu hỏi: “ Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm tươi sống mà Anh/ Chị đang sử dụng?”. Bảng 2.6 tổng hợp ý kiến của người tiêu dùng như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả điều tra về cách nhận biết sản phẩm sạch của người tiêu dùng

Tiêu chí lựa chọn Số người

lựa chọn Tỉ lệ

Xếp hạng

Cảm giác 165 55 1

Kinh nghiệm người xung quanh mách bảo 37 12.3 3

Tem chứng nhận chất lượng sản phẩm 77 25.7 2

Sự giới thiệu của người bán hàng 21 7 4

Nguồn: Nhóm tự điều tra

Với số liệu trên bảng 2.6. Ta có nhận thấy cách thức nhận biết thực phẩm của người dân còn rất cảm tính điều này được minh chứng qua tỉ lệ 55% tương ứng với 165 người được điều tra chủ yếu chọn thực phẩm “sạch” bằng cảm giác, ý kiến người xung quanh mách bảo chiếm 12.3% trong khi đó số người tiêu dùng nhận biết thực phẩm sạch bằng tem chứng nhận của cơ quan chức năng còn rất hạn chế chỉ chiểm 25.7%. Điều này chứng tỏ người dân còn chưa thực sự tin tưởng vào cách làm việc của các cơ quan chức năng, phong cách tiêu dùng truyền thống vẫn ăn sâu trong thói quen người tiêu dùng. Thực trạng này cho thấy để có thể giải quyết được triệt để vấn đề ĐĐKD mà nhóm nghiên cứu đề cập thì Nhà nước cần có biện pháp thay đổi dần thói quen tiêu dùng của người dân bằng cách làm tốt công tác thanh tra; kiểm tra của mình; giúp người dân có các biện pháp dễ thực hiện để lựa chọn được thực phẩm sạch cho bữa ăn hằng ngày.

tiêu dùng mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhóm nghiên cứu đặt ra một câu hỏi liên quan tới mức độ quan tâm của người tiêu dùng khi phát hiện một sản phẩm không đảm bảo an toàn. Kết quả mà nhóm tổng hợp được thể hiện ở bảng 2.7.

2.4.3. Đánh giá về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng

Kết quả điều tra đánh giá về chất lượng sản phẩm từ 300 người tiêu dùng thực phẩm tươi sống cho thấy có 55% số người được hỏi cho rằng sản phẩm mà họ đang tiêu dùng. Trong khi đó, 18% số người còn lại không quan tâm về chất lượng sản phẩm tươi, sống mà họ đang tiêu dùng.

Bảng 2.7. Đánh giá về chất lượng sản phẩm tươi sống của người tiêu dùng

Quan điểm Số người lựa

chọn Tỷ lệ % Thứ bậc

Đảm bảo chất lượng 165 55% 1

Phân vân 81 27% 2

Không quan tâm 54 18% 3

Tổng 300 100%

Nguồn: Nhóm tự điều tra

Nguồn: Nhóm tự điều tra

Dựa vào bảng nghiên cứu cũng như biểu đồ thống kê, nhóm nghiên cứu nhận thấy, người tiêu dùng hiện nay vẫn còn đang rất chủ quan với những sản phẩm

từ tươi sống. Bởi lẽ, các chất độc trong hoa quả tươi, rau và thực phẩm thịt không thể ảnh hưởng ngay tới sức khỏe NTD mà lượng chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây nên bệnh. Vì vậy, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng họ đang tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy với những người tin chắc rằng sản phẩm tươi, sống mà họ đang dùng thì thường có thu nhập cao > 7 triệu đồng/1 tháng và địa chỉ mua rau và thực phẩm gia súc là từ các cửa hàng rau sạch hoặc siêu thị, với mức giá cao hơn thị trường. Những người còn đang đắn đo, phân vân về chất lượng sản phẩm thì thường là đối tượng sinh viên, học sinh và những người có thu nhập thấp và địa điểm họ mua thực phẩm tươi sống là chợ hoặc người bán rong. Còn riêng với sinh viên không sống ngoài, khi ở trong kí túc xá tại các trường Đại học thì thường ăn bên ngoài tại căng tin hay quán ăn bên đường. Do vậy, họ không thể dám chắc về chất lượng sản phẩm mà họ tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thực phẩm tươi sống tại Hà Nội hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w