b. Các mục tiêu cụ thể
3.2.2. Trong khâu tiêu thụ thực phẩm
- Hỗ trợ cho các cửa hàng tiện dụng, bán sản phẩm sạch bằng hình thức trợ giá.
- Xây dựng các cơ sở sản xuất tập trung. Tránh tình trạng được mùa mà người dân vẫn không vui.
3.2.3. Cơ quan Nhà nước
Cải thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hình thành cơ quan kiểm tra chuyên trách từ Trung ương đến cả cơ sở . Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao). Tại mỗi địa phương điều phối chung mà đứng đầu là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực.
- Tăng cường nguồn lực: Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động liên tục 24/24 (giống như trực cấp cứu trong bệnh viện hoặc trực phòng chống dịch). Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa phương. Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng VSATTP.
đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Tranh thủ hợp tác quốc tế là cực kỳ cần thiết.
- Phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan bộ phận của từng bộ Ngành trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh với từng mặt hàng tiêu dùng mà cụ thể ở đây là mặt hàng thực phẩm tươi, sống.
- Thông qua việc bảo hộ sản phẩm tiêu dùng trong nước, giảm tình trạng thịt nhập lậu, có những chế tài xử phạt với những người buôn bán vi phạm chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng các khu vực, trồng và chăn nuôi lớn với công nghệ cao nhằm cung cấp đủ cầu lượng thịt cho thị trường. Nhà nước sẽ đóng vai trò như một cơ quan góp vốn, đầu tư.
- Xây dựng các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh môi trường.
3.2.4. Đối với người tiêu dùng
Ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất. Vì vậy, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm. Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh. Người tiêu dùng cũng phải nghiên cứu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm VSATTP. Biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Ngoài ra, cần đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
3.2.5. Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liên quan
Các cơ quan truyền thông là phương tiện thông tin hữu ích nhất với người tiêu dùng nhằm cung cấp kịp thời cho người tiêu dùng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay không đạt tiêu chuẩn. Chính vì lẽ đó, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông là rất quan trọng. Với những vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp của các cơ quan là rất lớn. Không những phản ánh đầy đủ, kịp thời mà thông tin cũng cần phải chất lượng để tạo niềm tin cho NTD.
Các cơ quan, tổ chức phi chính phủ là những cơ quan hoạt động vì mục đích xã hội nhiều hơn. Chính vì thế, Nhà nước cần phải có những biện pháp hỗ trợ để cho những tổ chức như thế này có thể hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Hội cũng liên kết với cơ quan truyền thông đại chúng nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng và cho cả người sản xuất, đặc biệt các kiến thức về chất lượng hàng hóa, về VSATTP. Giúp cho người sản xuất luôn cải tiến chất lượng hàng sản xuất, người buôn bán lẻ hiểu những nguyên tắc giữ hàng hóa luôn luôn đảm bảo VSATTP. Giúp người tiêu dùng biết cách chọn lựa hàng hóa. Phát huy vai trò tư vấn phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực chuyên môn của các hội, hiệp hội.
- Ngoài ra, các cơ quan truyền thông cần xây dựng cơ sở sản xuất và phân phối hợp lý phối hợp với các tổ chức xã hội tại địa phương xây dựng các chương trình, kênh chương trình về thị trường. Ở đó, sẽ đăng tải thường xuyên mức giá các loại lương thực, thực phẩm, phản ánh những tổ chức vi phạm đạo đức kinh doanh. Cũng như cách nhận biết sản phẩm nào đảm bảo chất lượng VSATTP, không chưa chất bảo vệ thực vật.
KẾT LUẬN
Đạo đức kinh doanh đang là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người mải chạy đua với chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” mà quên mất những hành vi tưởng chừng là vô hại của mình lại gây nên những hậu quả to lớn cho những người xung quanh. Vấn đề này không phải là việc của ai đó trong xã hội mà còn là vấn đề chung của quốc gia, của từng người dân Việt Nam. Với kinh doanh và sản xuất thực phẩm tươi sống, đạo đức kinh doanh thể hiện trước nhất là vấn đề VSATTP. Việc này không những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống, làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước. Bảo đảm chất lượng VSATTP chỉ có thể thực hiện tốt nếu có những biện pháp phù hợp, đồng bộ và quyết tâm thực hiện từ người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh, đến các Hội KHKT, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cả người tiêu dùng. Vì vậy, tất cả mọi người hãy cùng phối hợp hành động để công tác bảo đảm VSATTP đi vào thực chất, có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn hóa Doanh Nghiệp – TS.Đỗ Thị Phi Hoài, Học viện Tài Chính, NXB Tài Chính, 2009.
Phụ lục 1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU ĐIỀU TRA (dành cho người tiêu dùng)
Xin chào Anh/ Chị! Chúng tôi đang làm đề tài nghiên cứu về Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Anh/ Chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu này.
1. Khi lựa chọn các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng Anh/ Chị sẽ lưu ý tiêu chí nào?
(Xin Anh/ Chị xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết trong đó 1 là quan trọng nhất)
¨ Giá của sản phẩm
¨ Chất lượng của sản phẩm
¨ Thương hiệu của sản phẩm
¨ Dịch vụ hậu mãi
¨ Xu hướng tiêu dùng đám đông
¨ Ý kiến khác ...
2. Anh/Chị thường mua các sản phẩm thực phẩm tươi sống ở đâu?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào những phương án mà Anh/ Chị thấy phù hợp nhất với mình)
¨ Chợ
¨ Người bán hàng rong
¨ Siêu thị
¨ Cửa hàng tiện dụng
3. Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm tươi sống mà bạn đang sử dụng?
(Anh/ Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Đảm bảo
¨ Còn suy nghĩ
¨ Không quan tâm
¨ Ý kiến khác ………
(Xin Anh/ Chị xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết trong đó 1 là quan trọng nhất)
¨ Cảm giác
¨ Kinh nghiệm người xung quanh mách bảo
¨ Tem chứng nhận chất lượng sản phẩm
¨ Sự giới thiệu của người bán hàng
5. Khi phát hiện ra một sản phẩm tươi sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Anh/ Chị sẽ?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào những phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Không tiêu dùng sản phẩm ấy nữa
¨ Phản ánh với các cơ quan chức năng
¨ Khuyến nghị với mọi người xung quanh
¨ Vẫn sử dụng bình thường
6. Anh/Chị đánh giá thế nào về hoạt động của các cơ quan chức năng trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng tươi sống ?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Các cơ quan chức năng đã triệt để giải quyết tốt các vấn đề
¨ Có cố gắng nhưng hiệu quả không cao, chế tài chưa hợp lý
¨ Làm ngơ trước mọi chuyện
7. Anh/ Chị đã từng bị ngộ độc thực phẩm vì tiêu dùng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình)
¨ Chưa bao giờ
¨ 1 lần
¨ >1 lần
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết đôi điều về bản thân Anh/Chị là:
¨ Nam ¨ Nữ
Độ tuổi:
< 7 7- 18 19-23 24- 50 >50
Nghề nghiệp:……….. Thu nhập bình quân mỗi tháng của Anh/ Chị là khoảng bao nhiêu?
¨ 1-3 triệu
¨ 5-7 triệu
¨ 7-9 triệu
¨ > 9 triệụ
Phụ lục 2
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho người bán hàng)
Xin chào Anh/ Chị. Chúng tôi đang làm đề tài nghiên cứu về Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Anh/ Chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu này.
3. Khi lựa chọn 1 sản phẩm thực phẩm tiêu dùng bạn sẽ lưu ý tiêu chí nào?
(Xin Anh/ Chị xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết trong đó 1 là quan trọng nhất)
¨ Giá cả
¨ Chất lượng
¨ Thương hiệu
¨ Dịch vụ hậu mãi
¨ Xu hướng tiêu dùng đám đông
¨ Ý kiến khác ...
4. Anh/ Chị đang kinh doanh mặt hàng gì?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình)
¨ Rau xanh
¨ Hoa quả
¨ Thịt, cá
5. Nguồn hàng chủ yếu của Anh/ Chị là ở đâu?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào những phương án đúng với mình)
¨ Chợ đầu mối
¨ Mua tại nơi sản xuất
¨ Tự sản xuất
6. Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm mà Anh/ Chị
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Tin tưởng
¨ Không quan tâm
¨ Không biết
7. Anh/ Chị có sử dụng sản phẩm mà Anh/ Chị bán không?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Có
¨ Không
8. Anh/Chị đã từng bị ngộ độc thực phẩm vì tiêu dùng các sản phẩm
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình)
¨ Chưa bao giờ
¨ 1 lần
¨ >1 lần
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết đôi điều về bản thân Anh/Chị là:
¨ Nam ¨ Nữ
Thu nhập bình quân mỗi tháng của Anh/ Chị là khoảng bao nhiêu?
¨ 1-3 triệu
¨ 3-5 triệu
¨ 5-7 triệu
¨ 7-9 triệu
¨ > 9 triệu
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị!
Phụ lục 3
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU ĐIỀU TRA (dành cho người bán sản xuất)
Xin chào Anh/ Chị! Chúng tôi đang làm đề tài nghiên cứu về Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tươi sống tại thị trường Hà Nội hiện nay. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Anh/ Chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu này.
8. Khi lựa chọn các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng Anh/ Chị sẽ ưu tiên tiêu chí nào?
(Xin anh chị xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết trong đó 1 là quan trọng nhất)
¨ Giá cả
¨ Chất lượng
¨ Thương hiệu
¨ Dịch vụ hậu mãi
¨ Xu hướng tiêu dùng đám đông
¨ Ý kiến khác ...
9. Anh/ Chị đang sản xuất mặt hàng gì?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình)
¨ Rau xanh
¨ Hoa quả
¨ Thịt, cá
10.Khu sản xuất của Anh/ Chị ở?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng vời mình)
¨ Thanh Trì ¨ Thường Tín ¨ Hoài Đức ¨ Đông Anh ¨ Các tỉnh lân cận ¨ Ý kiến khác………
11.Anh/ Chị đánh giá thế nào về chất lương sản phẩm của mình?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
¨ Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
¨ Không biết rõ
khác………..
12.Trong quá trình sản xuất Anh/Chị có sử dụng phân tươi, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản cho sản phẩm của mình không?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mìnhnếu Anh/ Chị đang sản xuất mặt hàng rau, củ)
¨ Có
¨ Không
13.Trong chăn nuôi Anh/ Chị có sử dụng các sản phẩm thuốc tăng trọng, kích thích tiêu hóa không?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình nếu Anh/ Chị đang cung cấp mặt hàng thịt, cá)
¨ Có
¨ Không
14. Anh/ Chị có sử dụng sản phẩm của mình không?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án đúng với mình)
¨ Thường xuyên sử dụng
¨ Chỉ sử dụng những sản phẩm được sản xuất riêng cho gia đình
15. Nơi tiêu thụ các sản phẩm của Anh/ Chị chủ yếu là?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào những phương án đúng với mình)
¨ Chợ đầu mối
¨ Siêu thị
¨ Cửa hàng tiện dụng
¨ Các lái buôn tự đến mua
¨ Gia đình tự đi bán
16. Nếu được đề nghị, Anh/Chị có sắn sàng tham gia vào dự án rau an toàn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hay không?
( Anh/Chị hãy đánh dấu “x” vào phương án Anh/ Chị đồng ý)
¨ Rất sẵn sàng
¨ Còn suy nghĩ
¨ Không muốn tham gia
17. Thu nhập bình quân mỗi tháng của Anh/Chị từ sản xuất rau là?
¨ 1-3 triệu
¨ 3-5 triệu
¨ 5-7 triệu
¨ 7-9 triệu
¨ > 9 triệu