Từ phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thực phẩm tươi sống tại Hà Nội hiện nay (Trang 46)

- Bộ máy quản lý còn mỏng. Cơ quan quản lý mới đến tuyến tỉnh. Trong khi đó, chỉ xét tới riêng địa bàn thành phố Hà Nội có tới 29 Quận, Huyện thị xã mà chỉ có chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh tra VSATTP, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khối lượng công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu sâu sát và hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên

-Ngoài vấn đề số lượng nhân viên mỏng, cũng cần nhắc tới một nguyên nhân nữa trong quá trình quản lý của Doanh nghiệp là tình trạng “cha chung không ai khóc”. Đó là sự chồng chéo trong quyền hành của các Bộ ban ngành. Trên thực tế, chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác VSATTP thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành về VSATTP. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung

Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài

nguyên và Môi trường và UBND các cấp. Ví dụ, một sản phẩm có thể thuộc nhiều bộ quản lý. Ví dụ nhiều sản phẩm bánh có thành phần thuộc cả Bộ NN- PTNT, Bộ Công Thương và Bộ Y tế cùng quản lý. Dẫn đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP. Đối với tuyến tỉnh, các tỉnh đã thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, nhưng do văn bản hướng dẫn của Trung ương không quy định thống nhất về biên chế của Chi cục, nên mỗi tỉnh có mô hình tổ chức và số lượng biên chế khác nhau, mặc dù khối lượng công tác giữa các tỉnh không khác nhau bao nhiêu. Cán bộ sang Chi cục ATVSTP làm nhiệm vụ không được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành. Còn tuyến huyện, xã vẫn chưa có quy định về tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách trong khi nội dung và khối lượng công tác trên lĩnh vực VSATTP là rất lớn, lại thực hiện chủ yếu tại cơ sở. Đây là một nghịch lý ai cũng thấy rõ, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào để giải

quyết phù hợp, triệt để. Về cơ sở làm việc và trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ mảng công tác này được xem là khâu yếu nhất thì hiện vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí tuyến tỉnh vẫn chưa có phòng xét nghiệm nào đủ chuẩn để công bố kết quả. Từ đó, đặt ra một yêu cầu phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

- Khả năng kiểm soát không cao do phần lớn các mặt hàng tươi, sống kinh doanh nhỏ lẻ dưới dạng Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh nên không có giấy tờ chứng nhận VSATTP. Nếu có cung cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về VSATTP thì lại không kiểm soát được chất lượng sản phẩm kinh doanh của chủ thể sau đó vì phần lớn người kinh doanh sẽ mua mặt hàng kém chất lượng để vu lợi cho mình.

- Chưa có quy định chất lượng sản phẩm cụ thể. Nếu như tại một số nước trên thế giới có hàng ngàn văn bản quy định về chất lượng cụ thể mặt hàng còn tại Việt Nam chỉ có vài trăm văn bản quy định chất lượng một vài mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Và hơn nửa trong số những văn bản đó đã trở nên “lạc hậu”. Cụ thể, tính đến hết năm 2009, các cơ quan Trung ương đã ban hành 280 văn bản để hướng dẫn thi hành 17 luật, pháp lệnh có liên quan đến VSATTP. Nhưng hầu hết các văn bản qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành đều bị chậm ban hành, không đảm bảo có hiệu lực đồng thời với luật, pháp lệnh. Bên cạnh đó, nhiều qui định trong lĩnh vực này còn chồng chéo, mâu thuẫn. Điển hình như Pháp lệnh VSATTP qui định kinh doanh thực phẩm là loại hình kinh doanh có điều kiện, nhưng Nghị định 56/2006/NĐ-CP lại không có qui định này. Hay Bộ Y tế qui định 10 tiêu chuẩn cơ sở đạt an toàn vệ sinh thức ăn đường phố thì có đến 4 tiêu chuẩn “xa rời thực tế” như: bảo đảm đủ nước sạch, nơi bán cách xa nguồn ô nhiễm, nhân viên phải được tập huấn, khám sức khỏe đầy đủ và phải có trang phục mũ, khẩu trang khi bán hàng.

yếu tố như bệnh dịch, sâu bệnh. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng hành động chưa tức thời để dập dịch cũng như phòng ngừa hiệu quả gây thiệt hại cho người dân.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm Đạo đức kinh doanh từ phía người tiêu dùng

- Nguyên nhân của vấn đề này phần nào cũng xuất phát từ tâm lý tiêu dùng của người Việt: thích tiêu dùng những mặt hàng đẹp mắt, giá rẻ nhưng phải ngon. Và để đáp ứng nhu cầu ấy của “thượng đế” mà vẫn thu được lợi nhuận cao thì người bán không còn cách nào khác hay hơn là phải vi phạm đạo đức kinh doanh.

- Giá thành các mặt hàng đảm bảo vệ sinh rất cao, không có khả năng cạnh tranh. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất thấp, chi phí cho mặt hàng đó tăng vì vậy để có lợi nhuận thì đương nhiên giá các mặt hàng này sẽ rất cao.

Ví dụ phản ánh lợi ích từ việc sản xuất mặt hàng rau muống. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trong thời gian 1 tháng.

Bảng 2.3: Lợi ích từ việc sản xuất rau muống theo các cách khác nhau Tiêu chí phản ánh Phương án 1: Trồng thông thường Phương án 2: Sử dụng thuốc kích thích có theo đúng tiêu chuẩn Phương án 3: Sử dụng thuốc kích thích không nguồn gốc Nguyên liệu đầu

vào 20.000đ 20.000đ 20.000đ

Chi phí 0đ 20.000đ 5.000đ

Thời gian thu

hoạch 15 – 20 ngày 10 – 15 ngày 2 – 3 ngày

Lợi nhuận 200.000 400.000 2.000.000

Nhìn vào bảng so sánh trên, ta có thể nhận thấy được sự khác biệt về lợi ích giữa việc sử dụng thuốc kích thích trong sản xuất và việc không sử dụng để thấy được một điều rằng “Đôi khi lợi nhuận sẽ chi phối hành vi con người”. Theo các cơ quan Thanh tra thì cho rằng thuốc kích thích tăng trưởng không ảnh hưởng tới NTD

- Chưa có chính sách phân biệt chất lượng sản phẩm một cách rõ ràng. Khi thực hiện điều tra, nhóm nghiên cứu nhận thấy phần lớn người tiêu dùng còn quá mơ hồ về nhận biết thế nào là một mặt hàng đảm bảo vệ sinh. Trong 100 người được phỏng vấn thì 56% mua hàng theo cảm tính, 26% mua vì người xung quanh mách bảo, 10% thì kinh nghiệm lâu năm, số còn lại thì mua theo chỗ người quen. Như vây, chưa có một cơ sở rõ ràng nào khiến người tiêu dùng đặt niềm tin vào mặt hàng mình đang tiêu dùng trong xã hội “thật giả lẫn lộn.”

- Ngoài ra, để làm thêm nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra về thái độ của NTD với hiện tượng vi phạm ĐĐKD trong sản xuất, tiêu dung được thể hiện trong biểu đồ sau:

đức kinh doanh về sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thực phẩm tươi, sống

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Mục đích đưa ra biểu đồ 2.2 của nhóm nghiên cứu là nhằm đánh giá mức độ thờ ơ, không quan tâm tới sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu dùng mặt hàng thực phẩm tươi sống nói riêng và các sản phẩm tiêu dùng nói chung ngày càng đáng báo động. Với số liệu tổng hợp trên biểu đồ 2.2. ta có thể thấy khi phát hiện sản phẩm tươi sống không đảm như vậy, 44% người dân lựa chọn phương án không tiêu dùng sản phẩm ấy nữa, 38% người tiêu dùng được điều tra lựa chon khuyến nghị với mọi người xung quanh cảnh giác trong việc sử dụng mặt hàng đó đầu tiên, và chỉ có 18% người tiêu dùng chọn báo với cơ quan chức năng đầu tiên. Tỉ lệ này chiếm thỉ lệ thấp nhất do người dân không biết phải báo tình trạng này với ai; thêm đó là người dân cũng ngại khi phải đi trình báo; một nguyên nhân khác đó là người dân không đặt niềm tin vào các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề này… Tình trạng người dân không muốn báo cho cơ quan chức năng vô hình chung đã giúp cho hiện tượng vi phạm đạo đức kinh doanh được diễn ra thuận lợi. Và hậu quả thì chính người dân sẽ là người gánh chịu.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thực phẩm tươi sống tại Hà Nội hiện nay (Trang 46)