Kế hoạch năm học 2013 - 2014

14 222 0
Kế hoạch năm học 2013 - 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG SƠN TRƯỜNG TH TT TÂY SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 11/KH-TH TS Tây Sơn, ngày 20 tháng 09 năm 2013 KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2013 – 2014 Căn cứ vào Công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2013-2014; Căn cứ công văn số 993/SGDĐT-GDTH ngày 29/08/2013 của Sở giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh về việc hướng dân xây dựng kế hoạch năm học 2013-2014; Căn cứ Công văn số 1036/SGDĐT- GDTH ngày 09/09/2013 của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Tĩnh về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp tiểu học; Công văn số 171/PGDĐT- GDTH ngày 13/09/2013 của Phòng Giáo dục-Đào tạo Hương Sơn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 2014 cấp tiểu học; Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 như sau: PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm của địa phương 1.1. Mặt mạnh - Đội ngũ đủ về số lượng và cơ cấu, đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Thường xuyên được sự lãnh đạo chỉ đạo, chỉ đạo kịp thời của Phòng GD- ĐT Hương Sơn. - Đảng uỷ, chính quyền địa phương ủng hộ các chủ trương của nhà trường. - Đa số phụ huynh đồng tình nhất trí với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đề ra, có ý thức tự nguyện đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học. 1.2. Mặt yếu -Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, không có thời gian để quan tâm tới việc học tập của con em, phó thác tất cả cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. -Địa phương chưa có nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. 2. Thực trạng của nhà trường: a. Tổng số CB-GV-NV: 33 người. Nữ: 32 .Trong đó : -Cán bộ quản lý: 3 người, gồm 1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng. -Giáo viên: 26, trong đó có 20 giáo viên văn hóa và 6 giáo viên đặc thù (2 âm nhạc, 1 mĩ thuật, 1 anh văn, 1tin học, 1 thể dục) -Nhân viên: 4 người (kế toán, văn thư, y tế, thư viện-thiết bị) Đảng viên: 23 người 1 b. Học sinh: Khối lớp Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 - 2014 Tăng Giảm Số lớp Số HS Số lớp Số HS 1 4 95 3 81 14 2 3 98 4 92 6 3 3 90 3 99 9 4 4 96 3 90 6 5 3 66 4 95 29 Cộng 17 445 17 457 38 26 - So với năm học 2012-2013: tăng 12 em - Học sinh khuyết tật: 5 em (1 em khối 1,1 em khối 2, 3 em khối 4) - Học sinh dân tộc: 3 em (1 em lớp 1A-dân tộc Thái, 1 em lớp 3A-dân tộc Mán Thanh, 1 em lớp 4A-dân tộc Thái) - Học sinh nữ: 210 em c. Cơ sở vật chất -Tổng số phòng học 17. Trong đó: cao tầng 14, cấp 4: 3 -Các phòng chức năng: 6 phòng (âm nhạc, mĩ thuật, tin học, thư viện-đọc, thiết bị) - Các phòng làm việc: 6 phòng (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, y tế, đội, bảo vệ). - Hệ thống vệ sinh đầy đủ cho giáo viên và học sinh. - Tổng diện tich 7907m 2 . Trong diện tích sân chơi bãi tập 2160m 2 - Cảnh quan khuôn viên: rộng rãi thoáng mát song chưa đẹp và chưa hiện đại 3. Thành tích của trường năm học qua và những năm gần đây. -Năm học 2010-2011: Trường đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến"; có 2 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 21 lao động tiên tiến. -Năm học 2011-2012: Trường đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc"; có 3 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 22 lao động tiên tiến, 5 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có 50 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp huyện, trong đó 1 em được công nhận đạt giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia về giải toán qua mạng. -Năm học 2012-2013: Tuyển sinh lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ lên lớp đạt: 99,7% (có 1 học sinh lưu ban). -Đạt chuẩn PCGD TH ĐĐT-CMC ở mức 2. -Về học tập HS: Có 99,5 % HS được lên lớp thẳng. Loại giỏi 37,2%; tiên tiến đạt: 38,8%. Trung bình: 23,5 %. Yếu: 0,5%. -Hạnh kiểm: 100% HS hoàn thành nhiệm vụ . -Công nhận HTCTTH: 66 em đạt 100% . -Đạt 35 giải HSG cấp huyện các môn học văn hoá, thể thao, tin học, ngoại ngữ, giải toán, tiếng anh và văn hay chữ đẹp. -Sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện: 6 bản, cấp tỉnh: 1 bản (bảo lưu) -Công đoàn có nhiều hoạt động thiết thực và phong phú, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ; đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc” 2 -Trường đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến"; có 3 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 19 lao động tiên tiến, 35 học sinh giỏi cấp huyện, 2 học sinh giỏi cấp tỉnh. 4. Những cơ hội và thách thức. 4.1. Cơ hội: - Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 đã 6 năm liền giữ vững các tiêu chí; liên tục đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" và "Tập thể lao động xuất sắc" - Chất lượng dạy và học ổn định. - Chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh đồng thuận với các chủ trương biện pháp nhà trường đề ra. -Thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục-Đào tạo Hương Sơn. - Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, trình độ trên chuẩn cao (93,3%). - Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm. 4.2. Thách thức - Môi trường bên ngoài tiềm ẩn nhiều tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường. - Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên chịu tác động lớn của cơ chế thị trường - Một số giáo viên còn hạn chế trong đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại có 1 giáo viên ốm đau phải điều trị dài ngày, 1 giáo viên không tham gia giảng dạy. - Cơ sở vật chất đã bắt đầu xuống cấp cần phải đầu tư nhiều kinh phí tu sửa. PHẦN THỨ HAI: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN A. NHIỆM VỤ CHUNG. 1. Tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 2. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học; tạo cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật được học tập bình đẳng; dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới đối với học sinh lớp 3-4-5; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức 2; xây dựng cơ sở vật chất theo hướng bền vững; tổ chức bán trú và dạy học 2 buổi/ngày. 3. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ. 1. Công tác dạy-học và giáo dục đạo đức học sinh Bám sát chỉ thị của Bộ Giáo dục-Đào tạo, công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp tiểu học của Phòng và Sở: 3 - Dạy học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng cấp học. -Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày theo công văn 1611/SGDĐT- GDTH ngày 21/11/2012: lớp 1-2 học 8 buổi/tuần, lớp 3-4-5 học 9 buổi/tuần, bán trú cho toàn thể học sinh khối 1 và những học sinh khối khác theo nhu cầu. - Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu- kém thông qua các hoạt động chính khóa và buổi 2. - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đa dạng phong phú theo từng chủ điểm. Thành lập và sinh hoạt các câu lạc bộ: toán tuổi thơ, văn hay chữ đẹp, nghệ thuật, thể thao, tiếng Anh -Rèn luyện kỹ năng sống, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và an toàn giao thông 1.1. Các chỉ tiêu a. Chất lượng đại trà -Về hạnh kiểm:100% học sinh hoàn thành 5 nhiệm vụ. -Về học lực: Khối Số HS KT Giỏi Khá(TT) Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 81 1 35 43,7 26 32,5 18 22,5 1 1,3 2 92 1 37 40,6 30 32,9 23 25,2 1 1,3 3 99 36 36,3 38 38,3 25 25,4 0 0 4 90 3 18 20,6 45 51,7 24 27,7 0 0 5 95 19 20,0 45 47,3 31 32,7 0 0 + 457 5 145 32 184 40,7 121 26,7 2 0,4 b. Chất lượng mũi nhọn : + Học sinh giỏi văn hoá cấp huyện (khối 4-5): 15 em. Tỉ lệ 8,2 %. Trong đó: Khối 4: 7 em Tỉ lệ: 8%; Khối 5: 8 em. Tỉ lệ: 8,4% + Học sinh giỏi toán tuổi thơ cấp huyện (khối 4-5): 8-10 em. Trong đó có 2 em đạt cấp tỉnh. + Học sinh giỏi văn hay chữ đẹp cấp huyện (khối 3-4-5): 15 em (mỗi khối 5 em), 1-2 đạt cấp tỉnh. -Về vở sạch chữ đẹp: Loại A: đạt 55%. Loại C: 8,6% còn lại là loại B. Không có loại D. Có 17/17 lớp đạt chuẩn VSCĐ. -Về các hoạt động văn nghệ thể thao +Tham gia tất cả các hoạt động do Ngành và địa phương tổ chức, phấn đấu lọt vào tốp 3 của huyện. +Học sinh giỏi thể thao: cấp huyện 5-6 em, có 1-2 đạt cấp tỉnh. Đội bóng đá: lọt vào vòng 2 1.2. Biện pháp - Bàn giao chất lượng đầu năm, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng khối, lớp, từng giáo viên, hàng tháng có kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện các chỉ tiêu đăng ký. - Dạy học và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và kĩ năng cấp học. Tích hợp nội dung các môn học, lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục môi trường-sử dụng năng lượng tiết kiệm, an toàn giao thông và giáo dục kỹ sống thông qua các môn học. 4 - Thao giảng, thăm lớp dự giờ, đúc rút kinh nghiệm, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo định kì: đầu năm, giữa kì, cuối kì và cuối năm (lịch thao giảng được công bố trước 3 ngày để giáo viên nghiên cứu trước khi dự, dự xong phải có ý kiến nhận xét, đúc rút kinh nghiệm. Thao giảng phải gắn với lý thuyết dạy học, với thực tiễn của quá trình lên lớp). - Khuyến khích giáo viên soạn bài trên máy tính (nhưng vẫn đảm bảo có 25% số tiết được soạn tay) sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học (dạy giáo án điện tử, khai thác các giáo án hay trên mạng đưa vào vận dụng. Mỗi tuần cố gắng có 2-3 đồng chí dạy bằng đèn chiếu). Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị, khai thác nguồn thông tin trên mạng để mở mang sự hiểu biết, để áp dụng vào thực tế. - Mua sắm thiết bị, đảm bảo số lượng, chất lượng, sử dụng tốt thiết bị dạy học sẵn có. - Tăng việc bồi dưỡng phụ đạo cho các đối tượng học sinh vào các buổi 2, đặc biệt quan tâm 2 đối tượng chính là giỏi và yếu, phân loại bồi dưỡng, phụ đạo theo trình độ. Hàng tháng kỳ có báo cáo kết quả với chuyên môn để bổ sung, điều chỉnh biện pháp chỉ đạo. - Tổ chức học 10 buổi/tuần cho tất cả các lớp, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn. Nâng cao hiệu quả dạy buổi 2, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc soạn, giảng, chất lượng lên lớp của giáo viên. Tổ chức tốt việc dạy học các môn tự chọn, môn năng khiếu và hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy học phải phù hợp với các đối tượng. -Phương pháp dạy học phải linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Đánh giá xếp loại học sinh thực chất, chấm chữa bài thường xuyên, công bằng chính xác. -Nâng cao chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ. Tổ chức cho học sinh giải toán tuổi thơ. Yêu cầu học sinh học bồi dưỡng phải tham gia 100%. -Thành lập các câu lạc bộ và sinh hoạt vào chiều thứ 6 hàng tuần 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". -Đối với CBQL tiếp tục tự bồi dưỡng năng lực quản lí trường học, đổi mới công tác quản lí chỉ đạo. Quan tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng kế hoạch công tác rõ ràng, sát đúng. Hàng tuần, tháng, kỳ làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng CB, GV, NV một cách cụ thể, chính xác. Trong quản lý, chỉ đạo thường xuyên đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, đảm bảo khoa học, hiệu quả và cần tạo ra một bước đột phá cho đơn vị . -Đối với đội ngũ giáo viên: tự bồi dưỡng giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học và các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm 5 tiết dạy; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ-khối, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng các hoạt động chuyên môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình; tích cực rèn luyện chữ viết, kỹ năng trình bày bảng của giáo viên. Rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, yêu thương, tôn trọng học sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Nâng cao chất lượng thực chất việc soạn giáo án trên máy tính, sử dụng giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm trong dạy học. Mỗi giáo viên mỗi tuần phải có 25% số tiết soạn giáo án viết bằng tay. Đối với nhân viên phân công cụ thể công việc theo chuyên môn, quản lý chặt quỹ thời gian tránh hiện tượng đến trường nhưng không có việc làm, làm không có hiệu quả. 2.1 Tư tưởng chính trị: a. Chỉ tiêu Cán bộ, giáo viên nhân viên đều có: -Lập trường, tư tưởng vững vàng, kiên định với nghề nghiệp. -Lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng. -Yêu thương, tôn trọng học sinh, nhiệt tình công tác, tận tụy với công việc. -Nêu cao tính đoàn kết trong tập thể sư phạm. -Có tinh thần tự học tập bồi dưỡng, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. b. Biện pháp thực hiện: - Phân công công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, trình độ chuyên môn của từng giáo viên. Phối hợp cùng với Công đoàn nhà trường động viên GV an tâm công tác, chấp hành tốt quy chế chuyên môn cũng như chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. -Yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn trau rồi tư tưởng chính trị, rèn luyện tư cách, phẩn chất nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ. Thực hiện khẩu hiệu: "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức và tự học và sáng tạo". 2.2 Chuyên môn, nghiệp vụ. a. Chỉ tiêu Thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Giảng dạy đúng chương trình, thời khoá biểu và biên chế năm học do Bộ GD&ĐT quy định. Nhiệt tình tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Sử dụng thường xuyên và có hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học (được trang bị và tự làm). Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tham gia đầy đủ các hội thảo chuyên đề về phương pháp dạy học. 6 Mỗi giáo viên có một sáng kiến kinh nghiệm. Toàn trường có 6-7 kinh nghiệm đạt bậc 3 cấp huyên trở lên. Trong đó có 1-2 kinh nghiệm đạt cấp tỉnh. Thường xuyên dự giờ, thăm lớp và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có đầy đủ hồ sơ quy định. Sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng. Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp: xuất sắc 7/26, tỷ lệ 26,9%; khá 10/26, tỷ lệ 38,55; trung bình 9/26, tỷ lệ 34,6%; Giaó viên giỏi cấp huyện: 5-6 người Lao động tiên tiến: 20-22 người. Trong đó chiến sĩ thi đua 3-4 người. b. Biện pháp thực hiện: - Đề ra quy chế chuyên môn, yêu cầu GV phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. Dạy đúng chương trình, thời gian biểu, thời khoá biểu. - Quy định hồ sơ giáo viên ngay từ đầu năm học. Thường xuyên kiểm tra hồ sơ GV, đặc biệt là hồ sơ thường trực. Hàng tháng các tổ kiểm tra hồ sơ và xếp loại GV ở tất cả các mặt. - Tổ chức học tập và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục của các cấp lãnh đạo. - Chỉ đạo GV soạn giảng đúng quy định, xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung từng tiết dạy. Khuyến khích GV soạn bài theo hướng đổi mới. - Khai thác và sử dụng triệt để bộ đồ dùng dạy học tối thiểu, yêu cầu GV làm thêm đồ dùng dạy học đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy. - Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nghiên cứu kỹ SGK, sách GV và các tài liệu tham khảo, căn cứ vào phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất đối với từng đối tượng HS. Tránh việc soạn bài rập khuôn máy móc hình thức, chống việc GV đưa ra yêu cầu quá cao đối với HS dẫn đến tình trạng quá tải. - Quan tâm đến các đối tượng HS yếu, HS khuyết tật, đảm bảo cho tất cả các em đạt được chuẩn kiến thức. Giáo viên phải giúp HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tâp của các em ở trên lớp, tuyệt đối không được giao bài về nhà cho HS ở những hôm học 2 buổi/ ngày. -Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu chọn đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt của khối. Đội ngũ này cùng với tổ trưởng, tổ phó có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên trong khối thực hiện tất cả nhiệm vụ chuyên môn. - Duy trì nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng vào các buổi chiều thứ 2 trong tuần. Nội dung sinh hoạt tập trung chủ yếu vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo yếu kém, soạn bài, xây dựng tiết dạy mẫu, dự giờ, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm, hội thảo chuyên đề, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh - Tạo điều kiện cho GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Phòng, Sở tổ chức. Động viên giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tăng cường mở các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ GV. - Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi trong năm học. Thực hiện việc coi thi nghiêm túc, đúng quy chế thi. Tổ chức cho GV và HS tham gia đầy đủ các cuộc thi do cấp trên tổ chức. 7 - Tổ chức tốt việc day và học theo CV số 5842/BGDDT ra ngày 1/9/2011 và CV/896/BGDĐT, dạy học theo vùng miền cho phù hợp đối tượng HS của trường. - Đổi mới công tác kiểm tra như: Tăng cường việc kiểm tra đột xuất đối với GV, kiểm tra kết qủa học tập của HS để đánh giá GV. Sau kiểm tra phải có nội dung tư vấn thúc đẩy khả thi và thuyết phục. 3. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học Đ ĐT và tuyển sinh a. Chỉ tiêu - Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Phổ cập độ tuổi 11 đạt: 100 % - Hiệu quả đào tạo đạt trên 100% (không có học sinh bỏ học, không có HS lưu ban sau hè) - Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học: 95/95. Đạt 100%. b. Biện pháp thực hiện -Tăng cường tuyên truyền vận động để huy động tất cả trẻ 6 tuổi vào lớp 1 -Phân công giáo viên điều tra số liệu từng khối xóm, cập nhật số liệu để ghi chép vào hồ sơ phổ cập - Thường xuyên bổ sung hồ sơ phổ câp, sử dụng tốt sổ đăng bộ, lập các bảng biểu chính xác, báo cáo kịp thời. -Hàng kỳ, điều tra, cập nhật số trẻ mới sinh, chuyển đi, chuyển đến kịp thời -Tham mưu cho các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân đầu tư mua sắm đồ dùng thiết bị cho con học tập. -Làm tốt công tác chủ nhiệm, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để duy trì sĩ số. -Giáo viên phát huy tốt phong trào dân chủ-kỷ cương-tình thương- trách nhiệm để để giúp học sinh học hết lớp, hết cấp, nhất là đối với học sinh yếu, học sinh khuyết tật. -Tuyên truyền giáo dục cộng đồng tham gia chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bện xã hội, làm tốt công tác nhân đạo từ thiện. -Chuẩn bị tốt và triển khai có hiệu quả ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”. - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác giúp đỡ học sinh nghèo được đến trường, tạo điều kiện quan tâm đến các em HS có hoàn cảnh khó khăn như: cho mượn sách tại thư viện, miễn các khoản đóng góp, tặng quà vào dịp tết nguyên đán, 4. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn - Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy định về giáo dục trẻ hoà nhập theo QĐ 23/2006/QĐ BGD&ĐT, ngày25/5/2006 của Bộ giáo dục và đào tạo. -Lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng HS khuyết tật, thiểu năng. Làm tốt công tác tuyên truyền để GV và HS không phân biệt đối xử đối với HS khuyết tật -Khuyến khích, huy động HS khuyết tật có khả năng tiếp thu kiến thức ra học hoà nhập, không coi học sinh khuyết tật là ngồi nhầm lớp. -Cấp phát miễn phí các loại đồ dùng, sách vở. Miễn tất cả các khoản đóng góp. Tặng quà nhân dịp lễ tết 5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp; giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và hoạt động xã hội. a. Chỉ tiêu 8 - Sinh hoạt 15 phút và thể dục vệ sinh đều đặn -100% đội viên thực hiện đúng điều lệ Đội và hoàn thành 5 nhiệm vụ của người học sinh. - Kết nạp đội viên mới 99 học sinh (lớp 3) - Tất cả học sinh đều tham gia tốt các hoạt động tập thể và hoạt động ngoại khoá. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh: thi giải toán tuổi thơ, thi văn hay chữ đẹp, thi văn nghệ thể thao, rung chuông vàng, thi tìm hiểu vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, chăm sóc di tích lịch sử (đài tưởng niệm), sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập. Lồng ghép các nội dung trên vào các hoạt động tập thể, ngoại khoá. -Không có hiện tượng vi phạm các tệ nạn xã hội. -Học sinh có kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân, giao tiếp ứng xử phù hợp với các tình huống. - Xây dựng tủ sách dùng chung, thư viện lớp học, góc trưng bày sản phẩm. -Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm và các mốc thi đua: 5/9; 15/10; 20/11; 22/12; 3/2; 8/3; 15/5 -Thành lập các câu lạc bộ: toán tuổi thơ, văn hay chữ đẹp, nghệ thuật, thể thao… b. Biện pháp - Xây dựng nề nếp tự quản, quan hệ thầy trò, bạn bè thân thiện. Xây dựng nếp sống ngăn nắp gọn gàng, trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn, ý thức bảo vệ tài sản, cây cối trong nhà trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng (điện, nước ). - Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh thông qua các môn học. Giáo dục những điều sơ đẳng của cuộc sống như: chào hỏi, xưng hô với người lớn, với bạn bè, với thầy cô, với ông bà cha mẹ. -Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, sức khoẻ. Hình thành thói quen, kỹ năng và ý thức lao động, thực hành tiết kiệm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục An toàn giao thông, kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. -Lập kế hoạch cho học sinh đọc sách truyện trong từng tuần. Sinh hoạt câu lạc bộ vào các chiều thứ 6 hàng tuần. - Phối hợp tốt các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là vai trò chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm, sự kiểm tra giám sát của Tổng phụ trách và tổ cờ đỏ. -Hàng tháng tổ chức sơ kết khen thưởng và tôn vinh các tập thể và cá nhân xuất sắc. - Lựa chọn danh mục các trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể và lứa tuổi học sinh để đưa vào nhà trường. - Tổ chức hội khỏe cấp trường và tham gia cấp cụm, cấp huyện. Quan tâm đến khu vực sân chơi, bãi tập cho học sinh rèn luyện thể chất, tập luyện TDTT. Thi các trò chơi dân gian và các loại hình thể thao khác giữa các lớp trong trường vào các ngày lễ lớn như 20/11; 22/12; 26/3 và ngày thành lập Đội… - Cho học sinh lao động vệ sinh, chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ vào các ngày thứ 6 hàng tuần. 9 6. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động : - Kiện toàn BCĐ xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, Đoàn TNCS HCM, các tổ chức đoàn thể, ban đại diện CMHS, hội khuyến học và gia đình học sinh để thực hiện tốt phong trào này. - Chỉ đạo các giáo viên thực hiện nghiêm túc: dạy thật, học thật, đánh giá chính xác kịp thời. Giáo viên làm chủ tiết dạy, sau mỗi tiết dạy cung cấp được cho hoc sinh được kiến thức và kỹ năng cần thiết theo chuẩn quy định. Tiếp tục nâng cao chất lượng 5 tiêu chí (đã được lồng ghép vào các nội dung nêu trên). Đặc biệt chú trọng rèn kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, chia sẻ và phòng tránh các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp. Đảm bảo đủ công trình vệ sinh và nước sạch. Vận động sự đóng góp của cha mẹ học sinh làm các hạng mục sau : - Tu sửa bồn hoa cây cảnh, láng bê tông đường đi lối lại, xây dựng công trình nước sạch, tu sửa nhà bán trú. -Mua sắm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập: máy chiếu, máy tính, đồ dùng thiết bị, trang trí phòng học… 7. Công tác xã hội hóa giáo dục : - Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nắm được tình hình phát triển giáo dục để có kế hoạch: huy động trẻ ra lớp; xây dựng cơ sở vật chất; phối hợp các tổ chức xã hội; tham mưu cho Hội đồng giáo dục để có những nghị quyết đúng; đem hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học vào hoạt động có chiều sâu; Tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, và các cơ quan đóng trên địa bàn. -Phối hợp với Ban chấp hành các chi đoàn và các chi hội khuyến học làm tốt công tác động viên khen thưởng, quản lý đội viên trong dịp hè. - Khẳng định uy tín của nhà trường với phụ huynh và nhân dân bằng chất lượng học tập của học sinh và sự minh bạch trong huy động đóng góp của học sinh. - Tăng cường mối quan hệ giữa tập thể sư phạm nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục nhân cách học sinh. - Huy động phụ huynh đóng góp tu sửa cơ sở vật chất. 8. Công tác thi đua Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ điểm. Sau mỗi đợt thi đua đều có sơ kết đánh giá xếp loại và rút kinh nghiệm. a. Chỉ tiêu - Chi bộ: Trong sạch vững mạnh - Nhà trường: Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiến tiến” 10 [...]... TT -Cấp trường, -Cấp huyện, tỉnh 23 Thi văn hay CĐ -Cấp trường, -Cấp huyện, tỉnh 24 Khảo sát HSG văn hóa 4-5 -Cấp trường -Cấp huyện, tỉnh Tháng 1-2 -3 /2014 -BGH, BCHCĐ -Giáo viên dự thi Tháng 2-3 /2014 Tháng 3-4 /2014 BGH- GVCN- HS BGH- GVCN- HS Tháng 2-3 /2014 Tháng 3-4 /2014 BGH-GVCN-HS BGH- GVCN- HS Tháng 2-3 /2014 Tháng 3-4 /2014 BGH- GVCN- HS lớp 4,5 7 Thực hiện dạy học 09 /201 3- 05 /2014 8 Xây dựng kế hoạch. .. giỏitrường 20 Thi định kỳ 3 05/0 9-1 1/09 /2013 BGH-BCHCĐTPT - GVCN BGH-GVCN-GVĐT -BCH chi ủy -Hiệu trưởng, PHT -BCH công đoàn -Tổng PT đội - inh Diệu Chi 23/0 9-3 1/05 /2014 -Hiệu trưởng, PHT 23/0 9-3 1/05 /2014 -Hiệu trưởng, PHT -Hội đồng TĐG -Ban KTrNB PhanThị Bảo Ngọc Đinh Diệu Chi BGH-BCHCĐ-TPT -Hiệu trưởng, PHT BGH-BCHCĐ-TPT -Hiệu trưởng, PHT -Hiệu trưởng, PHT -BCHCĐ,TPTĐ,GV BGH-GVCN BGH-HĐ thi 21 Thi GVCN giỏi... lớp 5 31 Tổng kết năm học 32 Bàn giao HS về địa phương Tháng 3-4 /2014 TPT- HS 2 3- 30/3 /2014 Hội đồng TĐG 1 1-2 3/05 /2014 2 4-3 1/05 /2014 BGH-HĐ thi BGH-BCHCĐ-TPT 2 4-3 1/05 /2014 2 4-3 1/05 /2014 Hội đồng TĐKT Hiệu trưởng, PHT 2 7-3 1/05 /2014 BGH-CĐ TPTĐ-GVCN BGH-CĐ-TPTĐ BGH-Tổng PT Đội 31/05 /2013 31/05 /2013 PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trên cơ sở kế hoạch của trường, yêu cầu các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên... dựng kế hoạch 05/0 9-2 1/09 /2013 và tổ chức các hội nghị đầu năm 23/0 9-2 6/09 /2013 09/0 9-3 0/09 /2013 20/11 /2013 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20 Tuần 27 13 25 Thi nghi thức ĐộiATGT 26 Đánh giá KĐ chất lượng giáo dục 27 Thi định kỳ 4 28 Đánh giá XL kỳ 2 và cả năm 29 Đánh giá XL TĐ 30 Xây dựng kế hoạch trường lớp năm 201 4-2 015 31 Tổ chức lễ ra trường cho HS lớp 5 31 Tổng kết năm học 32 Bàn giao HS... cứu, cụ thể hóa nội dung để xây dựng kế hoạch của mình theo tháng, kỳ và cả năm học Kế hoạch và các chỉ tiêu đặt ra phải trên cơ sở kế hoạch của trường và có các biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 201 3- 2014, góp phần cùng nhà trường hoàn thành kế hoạch đề ra PHẦN THỨ NĂM: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Kính đề nghị lãnh đạo Phòng: - Bố trí nhân viên hợp đồng phục... NĂM Nội dung các hoạt động chính Thời gian thực hiện (tháng, tuần) 1 Tuyển sinh lớp 1 2 Kiểm tra và tu sửa cơ sở vật chất 3 Tựu trường và tổ chức tuần làm quen 06/08 - 10/8 /2013 Lê Thị Thông 03/0 8- 31/08 /2013 Lê Minh Huấn-HT Phạm Hà Thủy-KT Ngày 26/08 đến BGH –Tổ CM 30/08 năm 2013 TPTĐ và GVCN 12 Người chịu trách nhiệm ĐG kết quả/Điều chỉnh 4 Mua sắm ĐD-TB 26/0 8-0 4/09 /2013 5 Học tập nhiệm vụ 28/0 8-3 1/08 /2013. .. vụ 28/0 8-3 1/08 /2013 năm học, BD chính trị đầu năm 6 Tổ chức khai giảng 05/09 /2013 PhanThị Bảo Ngọc -nhân viên TV- TB Lê Minh Huấn 9 Triển khai các chuyên đề, quy chế chuyên môn 10 Tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày 11 Triển khai công tác KĐCL-KTrNB và công khai theo TT 09 12 Thi TV-TB giỏi 13.Điều tra phổ cập 14 Kỷ niệm 2 0-1 1 15 Thi định kỳ1 16 Sơ kết giữa kỳ 1 17 Thi định kỳ 2 18 Sơ kết kỳ 1, đánh... cuộc thi trong năm học: -Tổ chức tốt các đợt thi khảo sát chất lượng đầu năm, thi định kỳ trong năm học, khảo sát học sinh xếp loại giỏi cấp trường từ khối 1 đến khối 5, chọn đội tuyển và dự thi cấp huyện Khảo sát chất lượng học sinh năng khiếu các môn anh văn, tin học, âm nhạc, mĩ thuật - Giao lưu Toán tuổi thơ lớp cấp trường, cấp huyện cho khối 4-5 , cấp tỉnh cho khối 5 - Thi giữ vở sạch -viết chữ đẹp... kế toán, thư viện-thiết bi,y tế) -Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học- giáo dục, nội quy, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, kết quả lên lớp, HTCTTH, thi định kỳ, khảo sát học sinh giỏi -Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng; chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành, nội quy cơ quan, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học. .. cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh, nhân dân, tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh của giáo viên -Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao -Việc thiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” a Chỉ tiêu - Trong năm học có 100% giáo viên được kiểm tra chuyên đề, trong đó có 30% được . 05/09 /2013 BGH-BCHC - TPT - GVCN 7. Thực hiện dạy học 09 /201 3- 05 /2014 BGH-GVCN-GVĐT 8. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội nghị đầu năm 05/0 9-2 1/09 /2013 -BCH chi ủy -Hiệu trưởng, PHT -BCH công. 2-3 /2014 Tháng 3-4 /2014 BGH-GVCN-HS BGH- GVCN- HS 24. Khảo sát HSG văn hóa 4-5 -Cấp trường -Cấp huyện, tỉnh Tháng 2-3 /2014 Tháng 3-4 /2014 BGH- GVCN- HS lớp 4,5 13 25. Thi nghi thức Đội- ATGT Tháng 3-4 /2014. vụ Giáo dục Tiểu học năm học 201 3- 2014; Căn cứ công văn số 993/SGDĐT-GDTH ngày 29/08 /2013 của Sở giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh về việc hướng dân xây dựng kế hoạch năm học 201 3- 2014; Căn cứ Công

Ngày đăng: 17/02/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan