1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu tham khảo tin học 8 thi HKI (Phúc An 8.1)

6 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 61 KB

Nội dung

CÂU HỎI ÔN TẬP TIN HỌC HỌC KÌ I ********** Câu 1: Ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy là gì ? Viết chương trình là gì ? Tại sao cần phải viết chương trình?  Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu, quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh thực hiện được trên máy tính. Ngôn ngữ máy là một dãy bit gồm các chữ số 0 và 1 Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc, hay giải một bài toán cụ thể Cần phải viết chương trình vì một lệnh không đủ để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện. Câu 2: Nêu các từ khóa trong phần mềm Pascal ? Nêu quy tắc đặt tên trong phần mềm Pascal ?  Các từ như: program, uses, begin, end, … được gọi là các từ khóa Khi đặt tên cho chương trình cần phải tuân theo những nguyên tắc sau: + Tên không được chứa dấu cách + Tên không được trùng với từ khóa + Tên không được bắt đầu bằng chữ số Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình gồm những gỉ ? So sánh sự khác nhau của tên và từ khóa ?  Cấu trúc chung của chương trình gồm: + Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện + Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện So sánh sự khác nhau của tên và từ khóa:  Tên là do người lập trình đặt, dùng để đặt tên cho các đại lượng và đối tượng phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kì một mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng. Câu 4: Nêu tên và phạm vị giá trị của các kiểu dữ liệu trong phần mềm Pascal ? Nêu các câu lệnh giao tiếp giữa con người và máy tính ?  Tên kiểu Phạm vi giá trị Integer Số nguyên trong khoảng -2 15 đến 2 15 -1 1 Real Số thực có GTTĐ trong khoảng 2.9x10 -39 đến 1.7x10 38 và số 0 Char Một kí tự trong bảng chữ cái string Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự Câu lệnh thông báo kết quả tính toán  writelnln(‘Dien tich hinh tron’,S); Câu lệnh nhập dữ liệu  writelnln(‘Nhap chieu dai hcn:’); Readln(a) Câu lệnh tạm dừng chương trình  *Tạm dừng có thời gian Delay(x), trong đó x là thời gian được tính bằng giây (1s=1000) *Tạm dừng không có thời gian Lệnh readln hoặc read: tạm dừng đến khi có yêu cầu chạy tiếp Câu 5:Biến và khai báo biến là gì ? Hằng và khai báo hằng là gì ? So sánh sự khác nhau của biến và hằng  Biến là một đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình Cú pháp khai báo biến: var < tên biến >:< kiểu dữ liệu>; Vd: var x, y, z : integer; Hằng là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liểu được hằng lưu trữ không thay đổi trong khi thực hiện chương trình Cú pháp khai báo hằng: const < tên hằng > = <giá trị>; Vd: const Bankinh = 3.14; So sánh sự khác nhau của biến và hằng  Giống: đều là các đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ liệu Khác: Biến Hằng - Giá trị của biến có thể thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình - Giá trị của hằng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình 2 Câu 6: Bài toán là gì ? Xác định bài toán là gì ? Các bước giải bài toán trên máy tính.  Bài toán là một công việc, nhiệm vụ cần phải giải quyết Xác định bài toán là xác định rõ điều liện cho trước (INPUT) và kết quả thu được (OUTPUT) Quá trình giải một bài toán trên máy tính gồm có 3 bước: + Xác định bài toán: là xác định thông tin đã cho (INPUT) và đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT) + Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện + Viết chương trình: dựa vào mô tả thuật toán, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết Câu 7: Thuật toán là gì ? Mô tả thuật toán là gì ?  Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ một điều kiện cho trước Câu 8: Nêu cú pháp và quy tắc của câu lệnh diều kiện ?  Câu lệnh điều kiện dạng thiếu: If <điều kiện> then <câu lệnh>; Khi gặp câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ liểm tra điều kiện. Nếu điều liện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua Câu lệnh điều kiện dạng đủ: If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>; Khi gặp câu lệnh điều kiện dạng đủ này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. <II> Bài tập. Câu 1: Nêu input, output và thuật toán hoán đổi giá trị hai số nguyên x,y. Input: 2 số nguyên x,y Output: 2 số x,y đã hoán đổi giá trị. * Thuật toán: Bước 1: z ← x Bước 2: x ← y Bước 3: y ← z Câu 2: Hãy khai báo: một biến n thuộc kiểu xâu kí tự và một hằng pi có giá trị 3,1416. 3 Var n: String; Const pi=3.1416; Câu 3: Cấu trúc chung của chương trình gồm mấy phần? - Cấu trúc chung của chương trình gồm: * Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện. * Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện. *Chú ý: + Phần khai báo có thể có hoặc không, nếu có phải đặt trước phần thân ctrinh. + Phần thân là phần bắt buộc phải có. Câu 4: Viết các biểu thức toán sau đây dưới đây dưới dạng biểu thức Pascal? a. a xa x + + − 4 )4(1 b. (20+a) 3 chia cho 6 lấy phần nguyên c) 7g - 5 k d) 23 2 ++ xx e) ( )( )( )p p a p b p c− − −  a) 1/x – (a*(x+4))/(4+a) b) ((20+a)* (20+a) *(20+a)) div 6 c) 7*g – 5/k d) abs(x*x-3*x+2) e) sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)) Câu 5: Viết chương trình nhập vào 3 số a,b,c từ bàn phím. In ra màn hình số lớn nhất trong ba số. Program so_lon_nhat; Uses crt; Var a,b,c,max:integer; Begin Writeln(‘nhap a=’); Readln(a); Writeln(‘nhap b=’); Readln(b); Writeln(‘nhap c=’); Readln(c); Max:=a; 4 If b>max then max:=b; If c>max then max:=c; Writeln(‘so lon nhat la:’, max); Readln End. Câu 6: Viết chương trình so sánh hai số nguyên a và b. (a và b là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím). Program so_sanh_a_b; Uses crt; Var a,b : integer; Begin Writeln(‘Nhap do dai canh = ‘); readln(a); Writeln(‘Nhap chieu cao = ‘); readln(b); If a>b then Writeln(‘a la lon hon b’); If a<b then Writeln(‘b la lon hon a’); If a=b then Writeln(‘a va b bang nhau’); Readln End. Câu 7: Viết chương trình nhập vào một số nguyên n. In ra màn hình số n chẵn hay lẻ. Program so_chan_le;; Uses crt; Var n : integer; Begin Writeln ( ‘ Nhap so n =’ ); Readln ( n); If ( n mod 2 = 0) then writeln ( n , ‘ la so chan’) Else writeln ( n, ‘ la so le’ ); Readln End. Câu 8: Viết chương trình tính diện tích S của hình tam giác với độ dài cạnh a và chiều cao tương ứng h. (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím) dưới đây để chương trình chạy được. Proram dien_tich_tam_giac; 5 Uses crt; Var a,h : integer; S : real; Begin Writeln(‘Nhap do dai canh = ‘) readln(a); Writeln(‘Nhap chieu cao = ‘); readln(h); S := a*h/2; Writeln(‘Dien tich tam giac =’ , S); Readln; End. Câu 9: Viết chương trình tính diện tích S của hình chữ nhật với độ dài cạnh a và cạnh b. (a và b là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím) dưới đây để chương trình chạy được. Program Dien_tich_chu_nhat; Uses crt; Var a,b,s : integer; Begin Writeln(‘Nhap chieu dai a = ‘); readln(a); Writeln(‘Nhap chieu rong b = ‘); readln(b); S := a*b; Writeln(‘Dien tich hinh chu nhat = , S’); Readln; End. 6 . CÂU HỎI ÔN TẬP TIN HỌC HỌC KÌ I ********** Câu 1: Ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy là gì ? Viết chương trình là gì. lệnh tạm dừng chương trình  *Tạm dừng có thời gian Delay(x), trong đó x là thời gian được tính bằng giây (1s=1000) *Tạm dừng không có thời gian Lệnh readln hoặc read: tạm dừng đến khi có yêu. lượng dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình Cú pháp khai báo biến: var < tên biến >:< kiểu dữ liệu& gt;; Vd: var x, y,

Ngày đăng: 17/02/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w